BÀI THI GIỮA KỲ PDF

Title BÀI THI GIỮA KỲ
Author Cao Hoang Yen QP1072
Course Kinh tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 46
File Size 2.5 MB
File Type PDF
Total Downloads 298
Total Views 796

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA: KINH TẾ QUỐC TẾBỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ฀฀฀ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢNCỦA NỀN KINH TẾ HOA KỲNhóm thực hiện:Giảng viên hướng dẫn:Nhóm 9Nguyễn Minh ThủyHà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9:STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN LỚP CHỨC VỤ1 Nguyễn...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ ฀฀฀

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ HOA KỲ Nhóm thực hiện: Nhóm 9 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Thủy

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9: STT

HỌ VÀ TÊN

MÃ SINH VIÊN LỚP

CHỨC VỤ

1

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2114330004

Anh 02 - PTDT

Trưởng nhóm

2

Kha Thái Đức

2114610009

Anh 02 - LTMQT Thành viên

3

Trần Thị Yến Nhi

2114610022

Anh 02 - LTMQT Thành viên

4

Viên Hoàn Phương

2114320016

Anh 01- NH

5

Cao Hoàng Yến

2114610041

Anh 02 - LTMQT Thành viên

Phó trưởng nhóm

2

MỤC LỤC PHẦN MỘT. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ I.

LÝ DO CHỌN NỀN KINH TẾ HOA KỲ

II. TỔNG QUAN VỀ HOA KỲ

4 4 4

1.

Giới thiệu chung về đất nước

4

2.

Giới thiệu về nền kinh tế

4

PHẦN HAI. NỀN KINH TẾ HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2021 I.

GDP

1.

GDP của Hoa Kỳ

2.

So sánh về GDP của Hoa Kỳ với một số khu vực và quốc gia

5 5

5 10

II. MỨC SỐNG

11

III.

TỶ LỆ LẠM PHÁT

15

IV.

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP

18

1.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ thời kỳ Tổng thống Barack Obama

18

2.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ thời kỳ Tổng thống Donald Trump

21

3.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ thời kỳ Tổng thống Joe Biden

22

V.

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

23

1.

Tình hình xuất - nhập khẩu ở Hoa Kỳ giai đoạn 2010 – 2021

23

2.

Cán cân thương mại của Mỹ giai đoạn 2010 – 2021

26

ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU

30

1.

Điểm mạnh

30

2.

Điểm yếu

39

CHÍNH SÁCH ÁP DỤNG

43

1.

Giai đoạn 1 (từ năm 2010 - 2020) trước khi đại dịch Covid bùng phát

43

2.

Giai đoạn 2 (từ năm 2020-2021) thời kỳ đại dịch

44

3.

Kết luận

46

VI.

VII.

3

PHẦN 1. I.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOA KỲ

LÝ DO CHỌN NỀN KINH TẾ HOA KỲ

Như mọi người đã biết Hoa Kỳ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và hiện đại bậc nhất trên Thế giới. Không chỉ có vậy Hoa Kỳ còn có các chính sách tiên tiến và các hoạch định cho một nền kinh tế phát triển toàn diện trong lâu dài được nhiều quốc gia học tập và lấy làm định hướng phát triển. Cường quốc này luôn là kim chỉ nam vận hành nền kinh tế toàn cầu, chỉ một biến động nhỏ cũng được in ấn trên khắp các mặt báo. Chính vì vậy, nhóm 9 chọn nền kinh tế của Hoa Kỳ làm đề tài cho bài tập giữa kì lần này. Vừa để phân tích về siêu cường quốc số một Thế giới vừa làm sáng tỏ một số vấn đề nổi bật về những chính sách cũng như cách thức vận hành của nền kinh tế này ở một vài khía cạnh nhất định; hơn nữa những số liệu về các thông tin cơ bản của nền kinh tế sẽ được cập nhật trên mạng nên dễ tìm kiếm, tổng hợp.

II. 1.

TỔNG QUAN VỀ HOA KỲ Giới thiệu chung về đất nước Mỹ là quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ, gồm 50 bang và một đặc khu liên bang với thủ đô Washington, D.C. Có diện tích lớn thứ 4 thế giới và số dân đông thứ 3 trên thế giới với New York là thành phố đông dân nhất.

2.

Giới thiệu về nền kinh tế

● Là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và trong lịch sử đã nằm trong số các quốc gia có thứ hạng cao nhất thế giới về GDP bình quân đầu người. Với ít hơn 5 phần trăm dân số thế giới, Hoa Kỳ sản xuất khoảng 1/5 sản lượng kinh tế thế giới. Là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. ● Có nền công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến, có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới. Hoa Kỳ là thành viên của hầu hết các tổ chức toàn cầu lớn (giữ vai trò sáng lập trong một vài tổ chức, trong số đó nổi bật như: Liên Hợp Quốc, APEC, WTO, NATO, OECD,... ● Nền kinh tế Hoa Kỳ được đánh dấu bằng khả năng phục hồi , linh hoạt và đổi mới. Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (Nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). 4

PHẦN 2. I. 1.

NỀN KINH TẾ HOA KỲ TRONG GIAI ĐOẠN 2010 - 2021

GDP GDP của Hoa Kỳ

Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp với kỹ nghệ, mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển cao. Đây không chỉ là một nền kinh tế phát triển mà còn là nền kinh tế lớn nhất trên thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP). Mỹ có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP. a) Giai đoạn 2010 - 2020

Bảng trình bày các chỉ số kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ giai đoạn 2010 - 2020

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush (2001 - 2009) và Obama (2009 - 2017), các chương trình cứu trợ tài chính và gói kích thích tăng trưởng kinh tế mang tên Keynesian đã được áp dụng thông qua các khoản chi lớn từ ngân sách chính phủ đồng thời Cục Dự trữ Liên Bang duy trì chính sách các khoản vay với lãi suất gần như là không đồng. Các biện pháp kể trên đã khôi phục được nền kinh tế khi mà các hộ gia đình đã gần như trả được hết nợ trong giai đoạn 2009 - 2012, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1947 đã tạo ra một rào cản đáng kể cho tiến trình hồi phục. ● GDP thực tế tính đến trước năm 2011, giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình trước quý 2 năm 2012, bảng lương phi nông nghiệp trước tháng 5 năm 2014 và tỷ lệ thất nghiệp trước tháng 9 năm 2015 đều đạt được những con số tích cực nhất trong giai đoạn trước khủng hoảng (cuối năm 2007). Những chỉ tiêu trên tiếp tục đạt được những con số kỷ lục của giai đoạn sau suy thoái ở những ngày sau đó, đánh dấu thời kỳ phục hồi dài thứ 2 trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến tháng 4 năm 2018. 5

● Năm 2017, GDP danh nghĩa của Hoa Kỳ đạt $19,5 nghìn tỷ. ● GDP danh nghĩa trong quý 1 năm 2018 sau khi đã được điều chỉnh để tính theo năm là $20,1 nghìn tỷ và đây là lần đầu tiên trong lịch sử GDP danh nghĩa của Hoa Kỳ vượt mốc $20 nghìn tỷ. ● Trong đó khoảng 70% GDP là đến từ chi tiêu của người dân trong khi các khoản đầu tư kinh doanh chiếm 18% và chi tiêu của chính phủ chiếm 17%, xuất khẩu ròng rớt xuống còn -3% do sự thâm hụt thương mại của Mỹ. ● GDP thực tế, các chỉ số làm thước đo cho sản xuất và thu nhập đều tăng 2,3% trong năm 2017, so với 1,5% năm 2016 và 2,9% năm 2015. ● GDP thực tế tính theo quý được điều chỉnh theo năm tăng 2,2% trong quý 1 năm 2018, 4,2% trong quý 2 năm 2018, 3,4% trong quý 3 năm 2018 và 2,2% trong quý 4 năm 2018; trong đó phần trăm tăng trưởng của quý 2 là cao nhất kể từ quý 3 năm 2014. Đồng thời tốc độ tăng trưởng tổng cộng là 2,9% trong năm 2018 là cao nhất trong suốt 1 thập kỷ. ● Năm 2020 tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu sụt giảm do tác động của đại dịch COVID-19 khiến GDP theo quý sụt giảm mất 5,0% trong quý 1 năm 2020 và giảm 32,9% trong quý 2 năm 2020.

GDP thực bình quân đầu người qua các năm tại Hoa Kỳ

b) Thời kì biến động 2019 - 2021 Trang CNN Business dẫn báo cáo ngày 28/1 của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tính cả năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ giảm 3,5% so với năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ năm 1946 và là lần đầu tiên GDP hàng năm của Mỹ giảm kể từ năm 2009 - năm mà nền kinh tế nước này giảm 2,5% do khủng hoảng tài chính.

6

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Mỹ đã giảm 3,5% trong năm 2020. Đây là kết quả xấu nhất kể từ Thế chiến II và cũng là năm đầu tiên GDP giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2009.

Tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực tiêu dùng vào GDP qua từng năm

Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 30-7: ✔

GDP của Mỹ giảm 9,5% trong quý 2 so với quý 1, tương đương với mức giảm 32,9% trong cả năm.



GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tuột dốc 9,5% trong quý II/2020, giảm 32,9% so với cùng kỳ năm trước.



Cùng với mức giảm gần 5% trong quý I/2020, nền kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2009. ⇨ Đây là mức giảm sâu nhất của một quý, xóa sạch thành quả tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua và ghi dấu mức tăng trưởng tồi tệ nhất tính từ năm 1947. Chi tiêu cá nhân của Mỹ cũng giảm sâu kỷ lục ở mức 34,6% trong cả năm. Chi tiêu cá nhân đóng góp khoảng 2/3 GDP Mỹ. So với cùng kỳ năm trước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 4% trong quý IV/2020, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kỷ lục 33,4% trong quý III. Một phần nguyên nhân là do chính quyền cựu Tổng thống Trump chần chừ không công bố một gói giải cứu COVID-19 khác cũng như không thể xử lý tình trạng gián đoạn trong hoạt động kinh doanh. ฀ Tính chung cả năm 2020, nền kinh tế Mỹ mất 3,5% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1946 và cũng là lần đầu tiên GDP hàng năm của Mỹ giảm kể từ cuộc Đại Suy thoái (2007 - 2009). Năm 2019, Mỹ ghi nhận tăng trưởng kinh tế là 2,2%.

7

Gần như trong mọi lĩnh vực, ngoại trừ chi tiêu chính phủ và thị trường nhà ở, đều giảm vào năm ngoái. Chi tiêu của người tiêu dùng, chiếm 2/3 nền kinh tế, giảm 3,9%. Đây là kết quả u ám nhất kể từ năm 1932. Mỹ chính thức rơi vào suy thoái vào tháng 2 năm ngoái.

Dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi, song tốc độ đã chững lại đáng kể khi năm 2020 khép lại với đại dịch bùng phát dữ dội trên khắp cả nước và gói kích thích tài khóa 3.000 tỷ USD dần cạn kiệt. Tình trạng này có thể kéo dài ít nhất đến quý I/2021 và nền kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ quay lại mức trước đại dịch vào quý II. Reuters nhận định, triển vọng của nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào việc phân phối vắc xin ngừa COVID-19. Tổng thống Joe Biden đã công bố đề xuất giải cứu mới trị giá 1.900 tỷ USD, tuy nhiên một số nhà lập pháp lại phản đối vì cuối năm ngoái, Washington vừa thông qua gói cứu trợ bổ sung 900 tỷ USD. *GDP có dấu hiệu hồi phục trở lại :

8

฀ Mỹ - GDP tăng lên 6,4% trong quý đầu tiên của năm 2021 Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 29/4, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo cho biết nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ 6,4% trong quý I của năm 2021, sau khi tăng trưởng 4,3% trong quý IV/2020. Đây là mức tăng cao nhất trong quý đầu tiên của năm kể từ năm 1984.

Tăng trưởng GDP Mỹ qua các quý. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ.

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh trở lại là nhờ sự gia tăng hoạt động tiêm chủng giúp giảm các ca nhiễm COVID-19 và chính sách hỗ trợ từ chính phủ. Dự luật cứu trợ 900 tỷ USD được ký vào những ngày cuối tháng 12/2020 và những hiệu ứng ban đầu của dự luật cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden đã thúc đẩy mức thu nhập và tiêu dùng cá nhân trong quý đầu tiên. Thu nhập cá nhân, từ mức giảm 351,4 tỷ USD, tương đương 6,9% trong quý trước, đã tăng lên con số 2,4 nghìn tỷ USD trong quý vừa qua, tương đương mức tăng 59%. Tiêu dùng cá nhân tăng với tốc độ 10,7%, với hàng hóa tăng 23,6% ฀ Ngày 29-7, Bộ Thương mại Mỹ thông báo trong quý 2 năm 2021, GDP của nước này tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020 Dù tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn chậm hơn mức dự đoán 8,5% của nhiều nhà kinh tế học, nhưng đây vẫn là mức tăng nhanh nhất kể từ mùa thu năm 2020, theo Đài CNN. Hãng tin AP bình luận mức tăng 6,5% trên là một dấu hiệu khác cho thấy Mỹ đã có được sự phục hồi duy trì liên tục, sau tình trạng suy thoái do đại dịch COVID-19. Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) cho biết kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái bắt đầu từ tháng 2-2020 và kết thúc vào tháng 4-2020. ฀ Tăng trưởng GDP của Mỹ quý 3/2021 chỉ đạt 2%

9

Báo cáo ngày 28/10/2021 của Cục Phân tích Kinh tế cho thấy quý 3/2021 kinh tế Mỹ tăng trưởng tồi tệ nhất kể từ khi kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng trong quý 4/2021 kinh tế Mỹ sẽ khả quan hơn. Trong năm nay, nhu cầu và nguồn cung tăng đột biến đã làm lệch lạc chi tiêu của người tiêu dùng. Thu nhập và chi tiêu tăng mạnh do được viện trợ liên bang trong nửa đầu năm đã cạn kiệt trong quý 3/2021. Ví dụ, doanh số bán ô tô đã tăng vọt gần 40% từ đầu đại dịch cho đến quý 2/2021, thúc đẩy GDP tăng cao, nhưng quý 3/2021 sụt giảm 18%, đã góp phần làm GDP giảm 2,4 điểm phần trăm do tình trạng thiếu chip và các vấn đề khó khăn trong chuỗi cung ứng.

2.

So sánh về GDP của Hoa Kỳ với một số khu vực và quốc gia

a) GDP các bang của Hoa Kỳ Dẫn số liệu thống kê, Giáo sư tài chính và kinh tế Mark Perry thuộc Đại học Michigan cho rằng, năm 2017 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của California là 2,75 nghìn tỷ USD, tương đương với tổng GDP của Anh, trong khi dân số của California là 19,3 triệu người, còn của Anh là 33,8 triệu người. b) Khi so sánh với các nước khác

Danh sách quốc gia theo GDP danh nghĩa

Mặc dù thứ hạng của các nền kinh tế quốc gia đã thay đổi đáng kể theo thời gian, Hoa Kỳ vẫn duy trì vị trí số một kể từ Thời đại Vàng son, đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước này đã có sự phát triển nhanh chóng mặt, vượt qua cả Đế quốc Anh và Nhà Thanh về tổng sản lượng. Kể từ khi Trung Quốc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thông qua tư nhân hóa có kiểm soát và bãi bỏ các quy định nghiêm ngặt, xếp hạng của quốc gia này đã tăng từ vị trí thứ chín vào năm 1978, lên thứ hai vào năm 2016. Tăng trưởng kinh tế nhanh và tỷ trọng GDP danh nghĩa của Trung Quốc so với toàn cầu đã tăng từ 2% vào năm 1980 lên 15% vào năm 2016.Tại

10

những nước khác, Ấn Độ cũng đã trải qua một giai đoạn bùng nổ kinh tế kể từ khi thực hiện tự do hóa kinh tế vào đầu những năm 1990.

Có thể thấy tình hình chung nền kinh tế qua biểu đồ trên, sự chênh lệch rõ nét của các quốc gia trên thế giới. Việc so sánh sự giàu mạnh của quốc gia cũng thường được thực hiện dựa trên cơ sở GDP quốc gia, nó không phản ánh những sự khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau. Ưu thế của việc sử dụng các con số GDP danh nghĩa là nó ít yêu cầu tính toán hơn, và nó phản ánh chính xác hơn sự tham gia của người dân nước đó vào kinh tế toàn cầu. Thông thường các con số về sức mua tương đương trên đầu người ít phổ biến hơn các con số GDP bình quân đầu người.

II.

MỨC SỐNG

Nếu đưa ra tiêu chuẩn so sánh thì mức sống trung bình của một người Mỹ tương đương với mức sống của 2 người Nhật Bản, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh hoặc 370 người Ethiopia. Tức là người Mỹ có mức sống quá cao, một bài báo cho rằng nếu tất cả mọi người đều sống như người Mỹ thì cần đến “4 Trái Đất”. Thật vậy, theo tính toán của các chuyên gia này, người dân Hoa Kỳ tiêu thụ 20% tổng sản lượng năng lượng của nhân loại , tiêu thụ 15% lượng thịt trên toàn cầu và xả ra khoảng 40% lượng rác thải thế giới mỗi ngày. Nếu đưa ra tiêu chuẩn so sánh thì mức sống trung bình của một người Mỹ tương đương với mức sống của 2 người Nhật Bản, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh hoặc 370 người Ethiopia.

11

Thu nhập theo đầu người của top 10 thế giới. (Ảnh: visualcapitalist.com)

➔ Có thể thấy rằng Mỹ luôn nằm trong top những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới và ngày càng có xu hướng tăng lên. Theo số liệu của Cơ quan Tình báo Trung ương giai đoạn 1993-2017 Mỹ đứng thứ 13 với 59,500 $ thì đến 2020 con số đã lên tới 65,281 $ ở thứ 8 và hạ cánh ở top 5 vào năm 2021. *) Mức sống ở Mỹ khác nhau như thế nào ? Alaska • Giá trị một $: 0.95 $ (thấp thứ 10) • Thu nhập cá nhân bình quân đầu người: $ 59,605 (cao thứ 10) • Thu nhập được điều chỉnh theo giá sinh hoạt: $ 52,816 (cao thứ 17) • Giá trị nhà trung bình: $ 276.100 (cao thứ 14)

12

New York • Giá trị của một $: 0.86 $ (thấp thứ 2) • Thu nhập cá nhân bình quân đầu người: 68.710 USD (cao thứ 3) • Thu nhập được điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt: $ 54,819 (cao thứ 9) • Giá trị nhà trung bình: $ 325,500 (cao thứ 8)

New Mexico • Giá trị của một $: 1,10 $ (cao thứ 17) • Thu nhập cá nhân bình quân đầu người: $ 41,663 (thấp thứ 3) • Thu nhập được điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt: $ 42.491 (thấp thứ 2) • Giá trị nhà trung bình: $ 174,700 (thấp thứ 17) New Jersey • Giá trị một $: 0,87 $ (thấp thứ 4) • Thu nhập cá nhân bình quân đầu người: 68.409 USD (cao thứ 4) • Thu nhập được điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt: $ 55.174 (cao thứ 7) • Giá trị nhà trung bình: $ 344,000 (cao thứ 6)

13

*) Vậy vì sao mức sống của người Mỹ cao ? “Mức sống cao của người Mỹ là nhờ vào một thực tế rằng người lao động Mỹ là một trong những lực lượng lao động có năng suất cao nhất trên thế giới, và tỷ lệ người tham gia lao động ở Mỹ cũng cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”, theo báo cáo của Hội đồng Cạnh tranh. Nhóm lớn nhất trong lực lượng lao động của Mỹ là gần 23 triệu người làm công việc văn phòng và các công việc trợ lý hành chính như trả lời điện thoại, thư ký, kế toán khách sạn,… Nhóm có mức lương trung bình cao nhất là hơn 80.000 đô-la/năm, thường làm công việc quản lý hoặc nghề luật. Nhóm có thu nhập thấp nhất – ít hơn 20.000 đô-la mỗi năm – làm việc trong các ngành dịch vụ và sơ chế thực phẩm. *) Dưới đây liệt kê mức thu nhập cần thiết để có thể sống thoải mái ở các thành phố đắt đỏ nhất ở Mỹ trong năm 2014: 1. Manhattan: 169.639 USD/ năm

6. D.C.: 108.092 USD/ năm

2. Brooklyn: 131.365 USD/ năm

7. Boston: 106.082 USD/ năm

3. San Francisco: 124.561 USD/ năm

8. Los Angeles: 102.061 USD/ năm

4. Queens: 116.907 USD/ năm

9. San Diego: 101.984 USD/ năm

5. San Jose: 115.515 USD/ năm

10. Seattle: 93.634 USD/ năm

*) Sự suy giảm mức sống do Covid 19 Thu nhập của hộ gia đình ở Mỹ năm 2020 lần đầu tiên giảm sau gần 1 thập kỷ số liệu mà Chính phủ nước này vừa công bố cho thấy. Sự suy giảm thu nhập này xảy ra khi đại dịch Covid-19 đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

14

Thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ đã điều chỉnh theo lạm phát - Nguồn: Cục thống kê dân số Mỹ/WSJ.

Tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo ngày 14/9/2020 từ Cục thống kê Dân số Mỹ (Census Bureau) cho thấy thu nhập trung bình đã được điều chỉnh theo lạm phát của hộ gia đình ở nước này trong năm 2020 đạt khoảng 67.500 USD, giảm 2,9% so với năm 2019. Lần gần đây nhất thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ giảm là vào năm 2011, sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 2007-2009. “Số người nghèo tăng thêm ở Mỹ sẽ lớn hơn nhiều nếu không có sự hỗ trợ dồi dào của Chính phủ”, nhà kinh tế học Shannon Seery của Wells Fargo nhận định. Nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất ở nước này, với thu nhập từ 141.100 USD trở lên, chiếm 52,2% tổng thu nhập hộ gia đình trên toàn quốc. Nhóm 5% hộ giàu nhất, với thu nhập từ 273.700 USD trở lên, chiếm 23% tổng thu nhập hộ gia đình toàn quốc. Nhóm 20% hộ nghèo nhất, có thu nhập dưới 27.000 USD mỗi năm, chỉ chiếm 3% tổng thu nhập hộ gia đình cả nước, từ mức 3,1% trong năm 2019. Nhóm 20% trong nhóm nghèo nhất, là những hộ có thu nhập từ 27.000-52.000 USD, chiếm 8,1% thu nhập hộ gia đình cả nước, giảm từ mức 8,3% trong năm 2019. ➔ Năm nay, kinh tế Mỹ đã phục hồi mạnh nhưng sự phục hồi lại đang bị đe dọa bởi biến chủng mới bùng phát. Số liệu kinh tế những tuần gần đây cho thấy đà tăng trưởng đang chậm lại khi số ca nhiễm Covid tăng cao. Tình trạng này có thể gây sức ép lên thu nhập của người ...


Similar Free PDFs