2112340044-Trần Khánh Linh-Tiểu luận Kinh tế chính trị PDF

Title 2112340044-Trần Khánh Linh-Tiểu luận Kinh tế chính trị
Author Linh Linh
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 359 KB
File Type PDF
Total Downloads 34
Total Views 362

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGTIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊMÁC – LÊNINĐề tài: Quản lý lao động và xử lý các mối quan hệ trong doanh nghiệpHà Nội, tháng 4 năm 2022Họ và tên: Trần Khánh Linh Lớp: TRIE115(GD1+2/2122)CLC. MSV: 2112340044 SBD: 28 Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế AnhMỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN Đề tài: Quản lý lao động và xử lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp

Họ và tên: Trần Khánh Linh Lớp: TRIE115(GD1+2.2/2122)CLC.5 MSV: 2112340044 SBD: 28 Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 NỘI DUNG ................................................................................................................ 4 Một số khái niệm ......................................................................................... 4

I. 1.

Sức lao động ............................................................................................ 4

2.

Người lao động ........................................................................................ 4

3.

Người thuê lao động ................................................................................ 4

4.

Quản lý lao động ..................................................................................... 5

II. Vai trò của người lao động đối với hoạt động của doanh nghiệp ........... 5 1.

Mối quan hệ giữa người lao động và người thuê lao động ..................... 5

2.

Vai trò của người lao động ...................................................................... 6

3.

Kết luận ................................................................................................... 7

III. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với một số chủ thể................ 8 1. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với vốn kinh doanh cần phải đi vay ................................................................................................................. 8 a. Vốn kinh doanh ........................................................................................ 8 b. Vay vốn kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp với lượng vay vốn ................................................................................................................ 8 2. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với hàng hóa được tiêu thủ bởi trung gian thương mại ....................................................................................... 8 a. Trung gian thương mại............................................................................ 8 b. Vai trò và trách nhiệm của người thuê lao động trong giao dịch trung gian thương mại ............................................................................................ 9 3. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với mặt bằng sản xuất đi thuê ................................................................................................................. 9 4.

Kết luận ................................................................................................. 10

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 12

2

MỞ ĐẦU Trong thời kì hội nhập và phát triển, nền kinh tế nước nhà nói riêng và toàn cầu nói chung đang trên đà tăng trưở ng, những doanh nghiệp công và tư đang ngày một trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Từ đó, những yêu cầu đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu vai trò các mối quan hệ chủ thể, cũng như quản lí lao động trong doanh nghiệp đang ngày một cấp thiết. Tuy vậy, vì tính phức tạp bởi nền kinh tế thị trường vốn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, việc đi sâu vào góc nhìn một chủ thể nhất định đó là người sở hữu doanh nghiệp, và mối quan hệ của chủ thể này với một số bên liên quan tiêu biểu trong thực tiễn sẽ giúp có cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn về vấn đề này. Vì lí do đó, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý lao động và xử lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp” bằng phương pháp đưa ra giả định từ vị trí của người thuê lao động để phân tích vai trò và lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu, trách nhiệm của doanh nghiệp đó đối với vốn kinh doanh đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê. Việc nghiên cứu về vấn đề này không chỉ cung cấp cho em thêm thông tin về chủ nghĩa tư bản và vận dụng vào tình hình thực tế mà còn tạp dựng nên nền tảng lập trường đúng đắn, đồng thời trau dồi kinh nghiệm cũng như kĩ năng phân tích, nghiên cứu, học hỏi của cá nhân. Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của cô để bài nghiên cứu nhỏ của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

3

NỘI DUNG I. Một số khái niệm 1. Sức lao động Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó Sức lao động trở thành một loại hàng hóa để người lao động đem ra trao đổi với người có nhu cầu muốn sử dụng, muốn mua chúng. Nói cách khác, hàng hóa sức lao động cũng mang đầy đủ các thuộc tích giá trị và giá trị sử dụng ủa hàng hóa, mà điều kiện để nó hình thành là: một, người lao động được tự do về thân thể; hai, người lao động bị tước đoạt các tư liệu sản xuất cần thiết để tự hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động. 2. Người lao động Người lao động là các cá nhân trực tiếp tham gia vào quá trình lao động, họ là người bán đi hàng hóa sức lao động cho người thuê lao động, có thể được giao kết thông qua hợp đồng lao động và làm việc dưới sự quản lý của họ. Trong đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp được gọi bằng tên gọi khác nhưng có nội dung 5 thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động. 3. Người thuê lao động Người thuê lao động hay người mua sức lao động, người sử dụng lao động là nhà tư bản với tư cách chủ sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nắm vị trí là bên sản xuất cung cấp sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong đó, người chủ sẽ bỏ tiền ra mua hàng hóa sức lao động từ những người lao động để làm việc cho mình, tạo nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất hàng hóa, dịch vụ để trao đổi trên thị trường và thu về lợi nhuận. 4

Là bên nắm quyền quản lý lao động, cung cấp tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. 4. Quản lý lao động Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. và các mối quan hệ trong doanh nghiệp Đối với Việt Nam, theo Bộ luật lao động 2019, quy định các quyền của người sử dụng về quản lý lao động là: Quyền tuyển chọn, sắp xếp, bố trí lao động; Quyền ban hành nội quy, quy chế, ra mệnh lệnh, quyết định; Quyền tổ chức, điều hành các hoạt động; Quyền kiểm tra, giám sát; Quyền xử lý vi phạm, khen thưởng đối với người lao động II. Vai trò của người lao động đối với hoạt động của doanh nghiệp 1. Mối quan hệ giữa người lao động và người thuê lao động Xét trên phương diện luật pháp, giữa người lao động và người thuê lao động có mối quan hệ lao động, xét quan hệ lao động là quan hệ giữa (tập thể) người lao động với người sử dụng lao động, được xác nhận dựa trên cơ sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế vận hành quan hệ lao động, quy tắc giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các yếu tố bên trong. Mối quan hệ bị ràng buộc bởi quyền lợi và nghĩa vụ đồng thời giữa cả hai bên; khi hai bên thoả thuận với nhau về các nội dung cần được thuận tình, không bị ép buộc. Như vậy, quan hệ lao động là quan hệ xã hội được phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương gữa người lao động và người sử dụng lao động. Tức trong doanh nghiệp, người chủ hay người thuê lao động, có toàn quyền quản lý, điều hành, phân công lao động và xử lý các trường hợp sai quy định đối với nhân công, người đã bán sức lao động của họ cho mình. Người lao động có nghĩa vụ phải tuân theo, làm tròn trách nhiệm công việc mình được giao 5

bằng cách sử dụng thể lực, trí lực và thời gian của mình phục vụ quá trình sản xuất, cũng như chịu mọi hình phạt dưới sự chỉ đạo của người thuê lao động. Vậy đây là một mối quan hệ khách quan và thống nhất, chặt chẽ nhất trong một doanh nghiệp, có chủ thì mới có người làm thuê, có tự bản thì phải có lao động làm thuê và ngược lại, chúng quy định lẫn nhau, cái nọ tạo ra cái kia. Đây là một mối quan hệ “thuận mua vừa bán”, mà hàng hóa trong đó chính là hàng hóa sức lao động của người lao động, giá cả chính là tiền công mà người lao động nhận được, và người thuê lao động thỏa mãn nhu cầu sử dụng lao động để kiếm lợi nhuận trên thị trường. Và để đạt được thỏa thuận, mỗi bên đều có những vai trò và trách nhiệm riêng trong mối quan hệ này. 2. Vai trò của người lao động Nhìn chung, mỗi người lao động tuy có thể có những yêu cầu về mức độ lao động, tiền lương và các điều khoản khác nhau được thỏa thuận riêng với người thuê lao động, tuy nhiên họ vẫn mang vai trò trọng yếu chung nhất, là yếu tố nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp, một tổ chức để kiếm giá trị thặng dư cũng như phát triển và mở rộng doanh nghiệp của mình, vững chắc trên nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt Bản chất nguồn thu nhập mà các nhà tư bản thu được chính là phần giá trị gia tăng thêm trong hao phí lao động sống mà người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C.Mác viết, “Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người bán sức lao động, hay người lao động làm thuê tạo ra thuộc về nhà tư bản, hay người mua hàng hóa sức lao động”. Phần giá trị ấy chính là phần tiền được quy đổi qua thời gian lao động không công trong ngày của người lao động sau khi đã trả đủ số tiền đổi lấy thời gian lao động cần thiết của họ. Vậy, người lao động đóng vai trò quyết định lợi nhuận của công ty. Hơn thế, người lao động còn đóng vai trò then chốt trong phát triển doanh nghiệp. Một người lao động có thể tăng năng suất lao động lên cao, có trình độ 6

chuyên môn và kỹ thuật hiện đại, chất lượng trí tuệ sáng tạo mới đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của chính doanh nghiệp, sẽ có thể giúp doanh nghiệp có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh giữa các bên cùng ngành và đứng vững vị thế trong môi trường đó. Điều đó làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp theo kịp với sự tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế trong nước và quốc tế. Khi doanh nghiệp ứng tuyển được những nhân công giỏi, được đào tạo chuyên nghiệp và tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách hiệu quả thì khi đó, họ sẽ có thể nâng tầm giá trị của thương hiệu, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tiếp tục sinh lời và trường tồn, đúng với mục đích chính, chung nhất của tất cả các nhà tư bản tồn tại. 3. Kết luận Nhìn nhận vai trò của người lao động đối với mình, người thuê lao động cần phải có những biện pháp để thu hút được nguồn lao động tốt cả về mặt chất và lượng để phục vụ quá trình sản xuất cho doanh nghiệp sở hữu. Có thể đề ra một vài biện pháp như môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, có thể phát huy được tính sáng tạo và hiệu quả cho người lao động; đề ra mức giá lương phù hợp với trình độ của người lao động, với nhu cầu đáp ứng đủ tư liệu sinh hoạt về cả vật chất lẫn tinh thần; có các khoản trợ cấp riêng, chính sách đãi ngộ cho những người lao động giỏi nhưng khó khăn về mặt kinh tế;... Tuy vậy trong thực tế, vẫn còn những khó khăn nhất định trong việc quản lý và ứng tuyển những nhân công lao động giỏi về cho doanh nghiệp, doanh nghiệp không “giữ chân” được nhân viên giỏi, nhân sự vẫn còn tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt, người thuê lao động không nhận thức được vai trò và tiềm năng của người lao động và những nhân tố xung quanh để bắt tay hỗ trợ người lao động đem lại lợi ích nhiều nhất cho chính doanh nghiệp mình.

7

III. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với một số chủ thể 1. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với vốn kinh doanh cần phải đi vay a. Vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là phần tiền để đầu tư, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh mang mục đích tích lũy, sinh lời. Vốn kinh doanh cần được hình thành trước quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh được ứng ra trước và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạt động sau. Một doanh nghiệp muốn vận hành được doanh nghiệp của mình thì trước tiên phải có được một số vốn nhất định. b. Vay vốn kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp với lượng vay vốn Doanh nghiệp cần phải vay vốn kinh doanh vì Một, doanh nghiệp có mong muốn được thành lập nhưng chủ sở hữu không có đủ lượng vốn có sẵn ban đầu để chỉ trả cho các chi phí sản xuất đầu vào về cả tư liệu sản xuất lẫn tiền lương nhân công. Hai, doanh nghiệp không có đủ tích lũy tư bản, thu lại số tiền sinh lời không đủ ở chu kỳ hoạt động trước để ứng ra cho kỳ hoạt động tiếp theo. Trách nhiệm của doanh nghiệp: doanh nghiệp, tức người đi vay sẽ thu được lợi nhuận bình quân sau khi sử dụng số tiền vốn đó vào để sản xuất, và sẽ cần phải khấu trừ một phần của lợi nhuận bình quân thu được đó để trả cho người cho vay. Thời gian chi trả, lượ ng tiền trả nợ của doanh nghiệp tùy thuộc vào thỏa thuận trước của người vay và người cho vay. 2. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với hàng hóa được tiêu thủ bởi trung gian thương mại a. Trung gian thương mại Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá 8

(người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định các điều kiện giao dịch phải thông qua một người trung gian. Trong phương thức giao dịch qua trung gian sẽ xuất hiện một chủ thể thứ ba, người này đứng ở vị trí độc lập với hai bên còn lại trong quan hệ và là người thực hiện dịch vụ theo sự ủy quyền và vì lợi ích của người khác để hưởng thù lao. Phương thức giao dịch qua trung gian được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực phân phối thương mại và đối với nhà sản xuất thì thông qua bên trung gian giúp họ tiếp cận với khách hàng, với người tiêu dùng một cách nhanh chóng hơn. Trong hoạt động trung gian thương mại, bên trung gian (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý) có vai trò làm cầu nối giữa bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba không vì lợi ích của bản thân mình mà vì lợi ích của bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền). Tuy nhiên, bên trung gian (bên được ủy quyền) sẽ được hưởng thù lao khi hoàn thành nhiệm vụ bên ủy quyền giao phó. b. Vai trò và trách nhiệm của người thuê lao động trong giao dịch trung gian thương mại Trong hoạt động trung gian thương mại, thì bên chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ là bên đứng ra thuê bên trung gian để đưa hàng hóa của họ đến với bên tiêu dùng. Khi bên trung gian thực hiện việc mua bán hàng hóa đó tức là đã thu lại lợi ích cho bên thuê dịch vụ. Như vậy, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất được lưu thông trên thị trường cần thêm một bước của bên thứ ba để đến với tay người tiêu dùng, để làm được điều đó, doanh nghiệp đã tiếp tục sử dụng một loại hàng hóa dịch vụ để thu lại lợi nhuận cho bản thân mình, tức là họ có trách nhiệm phải chi trả cho hàng hóa đó, hay chính là tiền thù lao mà bên trung gian thương mại nhận được. 3. Trách nhiệm của người thuê lao động đối với mặt bằng sản xuất đi thuê Mặt bằng sản xuất là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định quy mô và mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nhu 9

cầu muốn được quyền sử dụng đất đai, mặt do người khác sở hữu để phục vụ việc sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường làm việc cho công nhân, cần phải có trách nhiệm chi trả tiền thuê mặt bằng cho họ. Giá cả thuê mặt bằng sản xuất có thể được doanh nghiệp trả theo từng khoản thời gian (1 tháng, 6 tháng, 1 năm,..) tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. 4. Kết luận Một doanh nghiệp duy trì theo thời gian sẽ có chu kỳ sản xuất và thu lợi nhất định. Những vấn đề về vay vốn kinh doanh, trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê đều có điểm chung nhất định, thực chất chúng đều là những phần tiền mà nhà tư bản phải trích ra từ lợi nhuận thu được sau quá trình mua bán trao đổi trên thị trường bắt buộc phải chi trả để tiếp tục quá trình sản xuất, những phần tiền ứng ra để phục vụ quá trình sản xuất trước khi hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng để thu lại tư bản từ họ. Và chi phí này có thể mang tính chất lặp đi lặp lại qua từng chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp.

10

KẾT LUẬN Là một chủ sở hữu doanh nghiệp, việc nắm bắt được vai trò, trách nhiệm của mình góp phần không nhỏ giải quyết, xử lí các mối quan hệ trong doanh nghiệp, đồng thời điều hành, quản lí chặt chẽ và hiệu quả nguồn lao động. T ừ đó, nhà tư bản mới mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp của mình. Nghiên cứu đề tài trên cho em có thêm những kiến thức và tầm nhìn mới mẻ về nhà tư bản, hay người thuê lao động, những nguồn tiền họ thu được và phải chi trả để có thể sản xuất ra hàng hóa và đưa đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bài tiểu luận đã giúp bản thân em bổ sung kiến thức, kĩ năng về cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu, từ cách xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu đến xây dựng dàn ý cho bài thu hoạch, cũng như thấu hiểu được ý nghĩa và vai trò của việc thực hiện một bài nghiên cứu. Tuy còn nhiều thiếu sót, bài tiểu luận này là một bài học kinh nghiệm quý báu cho cá nhân em, tạo tiền đề cho những nghiên cứu sau này. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những phản hồi và góp ý từ giáo viên giảng dạy.

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ GD – ĐT, Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, trang 53 – 79. C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, Phần I, trang 47 – 83. Quản lý lao động, https://luatduonggia.vn/quyen-quan-ly-lao-dong-cua-nguoi-sudung-lao-dong/ Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, https://lawkey.vn/quanhe-giua-nguoi-lao-dong-va-nguoi-su-dung-laodong/#:~:text=Quan%20h%E1%BB%87%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%2 0l%C3%A0,m%C3%ACnh%20th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20c%C3 %B4ng%20vi%E1%BB%87c Quan hệ giữa lao động làm thuê và tư bản, https://www.marxists.org/vietnamese/marxengels/1840s/lao_dong_lam_thue_va_tu_ban/phan_7.htm Lý giải vai trò của người lao động làm thuê, https://lazi.vn/edu/exercise/898537/giadinh-tu-vi-tri-cua-nguoi-mua-hang-hoa-suc-lao-dong-hay-ly-giai-ve-vai-tro-cuanguoi-lao-dong-lam-thue-doi-voi-hoat-dong-cua-do-4 Vốn kinh doanh, https://luatduonggia.vn/von-kinh-doanh-la-gi-dac-diem-phan-loaiva-vai-tro-cua-von-kinh-doanh/ Trung gian thương mại, https://luatminhkhue.vn/trung-gian-thuong-mai-la-gi-dacdiem-vai-tro-hoat-dong-trung-gian-thuong-mai.aspx

12...


Similar Free PDFs