B Sơ lược ( ảnh hưởng lên cái j, specific: ngành, time,....) Chính sách liên quan thay đổi so vs trc đó ntn ( so sánh, tác động, howow,...)-> Recommendation short&long term Điểm mạnh, điểm yếu, fact PDF

Title B Sơ lược ( ảnh hưởng lên cái j, specific: ngành, time,....) Chính sách liên quan thay đổi so vs trc đó ntn ( so sánh, tác động, howow,...)-> Recommendation short&long term Điểm mạnh, điểm yếu, fact
Author Nhi Lê Ân
Course Business Communication
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 12
File Size 201.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 506
Total Views 754

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ.............TIỂU LUẬN KINH TẾCHÍNH TRỊMÁC-LÊ NINĐề tài: Thuậnlợi và thách thứctrong tăng lợi nhuận của ngành sắt thép ViệtNamHọ và tên : Lê Ân Nhi Lớp tín chỉ : TRI115E (60CTTTQT/2122). MSV : 2114210088 SBD : 57 Giảng viên giảng dạy : TS. Vũ Thị Quế...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ …….o0o…….

TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ

KINH TẾ

MÁC-LÊ NIN Đề tài: Thuận lợi và thách thức trong tăng lợi nhuận của ngành sắt thép Việt Nam Họ và tên

: Lê Ân Nhi

Lớp tín chỉ

: TRI115E (60CTTTQT.2/2122).1

MSV

: 2114210088

SBD

: 57

Giảng viên giảng dạy : TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội, 04/2021

MỤC LỤC Lời mở đầu

3

Phần nội dung I.

3

Cơ sở lý luận 3 1. Tư bản sản xuất

3

1.1 Khái niệm

3

1.2 Các bộ phận của tư bản sản xuất 2. Lợi nhuận

4

4

2.1 Khái niêm

4

2.2 Nguồn gốc lợi nhuận 5 3. Sơ lược tình hình thị trường thép hiện nay

II.

3.1 Ngoài nước

5

3.2 Trong nước

6

Các giải pháp làm tăng lợi nhuận

5

6

1. Các phương pháp 6 2. Liên hệ ngành thép Việt Nam 2.1 Thuận lợi

8

2.2 Thách thức

10

Tài liệu tham khảo

8

12

LỜI MỞ ĐẦU

2

Dưới diễn biến phức tạp của Covid 19, các ngành kinh tế đều phải chịu tác động nặng nề và có tốc độ tăng trưởng chậm. Tuy vậy, năm 2021 lại là một năm xuất khẩu thép đột biến của nền kinh tế Việt Nam khi có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng kim ngạch xuất khẩu thì sắt thép tăng so với 2020 123,4%. Ứng dụng và liên hệ những kiến thức đã học trong môn Kinh tế chính trị Mác Lênin, tiểu luận này chỉ ra sơ bộ những thuận lợi, thách thức đối với ngành sản xuất thép Việt Nam, từ đó có một cái nhìn thực tế về khái niệm và cách thức tạo ra lợi nhuận của tư bản sản xuất. PHẦN NỘI DUNG I.

Cơ sở lý luận 1. Tư bản sản xuất 1.1 Khái niệm

Tư bản sản xuất là một bộ phận của tư bản công nghiệp, tồn tại trong giai đoạn hai của quá trình tuần hoàn tư bản công nghiệp. Chức năng của TBSX là kết hợp hai yếu tố của sản xuất: sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra giá trị sử dụng và giá trị mới của hàng hoá, trong đó đặc biệt là sản xuất ra giá trị thặng dư. Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình tuần hoàn tư bản. 1.2 Các bộ phận của tư bản sản xuất Tư bản cố định Là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng.... Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần mà chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và hao mòn dần trong sản xuất. Có 2 loại hao mòn: Hao mòn hữu hình : Hao mòn về vật chất ,về cơ học có thể nhìn thấy được. Trong quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần hao mòn đi và phải thay thế

3

Hao mòn vô hình : Đây là sự hao mòn về giá trị . Khi xuất hiện các loại máy móc hiện đại hơn ,rẻ hơn hoặc giá trị tương đương nhưng công suất cao hơn thì hao mòn vô hình xảy ra Tư bản lưu động Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu ,nhiên liệu,vật liệu phụ ,… Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển hết vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. 2. Lợi nhuận 2.1 Khái niệm Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa ( \giả định: giả cả = giá trị ), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức: W = c + v + m = k + m sẽ chuyển thành: W = k + p Như vậy ta nhận thấy giá trị thặng dư và lợi nhuận dường như là một khái niệm: nó đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân. Tuy vậy, giữa chúng cũng mang nhiều điểm khác biệt như sau: Phạm trù giá trị thặng dư phán ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân. Phạm trù lợi nhuận là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. C. Mác đã viết: “ Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần dôi ra ấy của giá trị hàng hóa so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hóa”. Do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó p = m; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó p>m; m; nếu bán giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hóa thì khi đó p < m. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội và trong một thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư 2.2 Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản sản xuất 4

Trong vòng tròn công nghiệp thì tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm được sản xuất trong một năm, được xét trên 2 mặt là: giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi 3 bộ phận gồm có: Bộ phận thứ nhất- giá trị bù đắp cho những tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất, bộ phận này được dùng để bù đắp cho các tư liệu đã hao phí trong chu kì sản xuất; bộ phận thứ hai –khoản tiền công đã giả cho người lao động hay còn gọi là khoản bù đắp cho tư bản khả biến; bộ phận thứ ba chính là giá trị thặng dư. Còn về mặt hiện vật chính là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Vậy nhìn theo cách phân chia như vậy thì lợi nhuận của tư bản sản xuất sinh ra từ bộ phận thứ ba của mặt giá trị của sản phẩm . Trên thực tế, tư bản công nghiệp thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa tư bản tiền tệ và tư bản hàng hóa. Nhưng thật sự điều tạo ra sự chênh lệch đó lại là tư bản sản xuất: Các bước điều chỉnh giữa tư bản cố định và tư bản lưu động, vòng chu chuyển thời gian. 3. Sơ lược tình hình thị trường thép 3.1 Thế giới Giá thép tăng mạnh và ghi nhận mức cao trong nhiều năm trở lại đây. Nhu cầu tiêu thụ thép tăng lên nhanh chóng khi nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID 19 cùng kích thích đầu tư công ty thế giới trong bối cảnh nhiều nhà máy thép chưa hoạt động trở lại đã góp phần đẩy giá thép lên nhanh. Sự thiếu hụt nguồn cung thép tại thị trường Mỹ và châu Âu. Trung Quốc, quốc gia có sản lượng thép cao thế giới, cắt giảm sản lượng thép nhằm vào các doanh nghiệp lạc hậu, giúp cải thiện tỷ lệ huy động vốn, làm nguồn thép cung ứng trên thị trường thế giới giảm. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ra nhiều khó khăn cho thị trường cung ứng toàn cầu, đây là cơ hội cho Việt Nam trong việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; trong đó có ngành thép Việt Nam. Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh cùng chiều với đầu ra do ảnh hưởng chiến tranh Nga Ukrainie. Chiến tranh giữ Ukranie và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung thép trên thế giới, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép. Tại Trung Quốc và Indonesia thì các nhà máy mới đi vào hoạt động cũng không có quá nhiều lợi thế so với nhà máy Việt Nam khi các nguyên liệu chính để sản xuất thép vẫn phải nhập khẩu. 3.2 Trong nước Xuất khẩu thép tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm trở lại đây. Tiêu thụ thép ở nội địa Việt Nam vẫn giữ ở mức ổn định. 5

Ngành thép Viêth Nam hoạt động hiệu quả khi tỷ lệ huy động công suất thép luôn trên 100%. 5 năm gần ngành thép Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh so với thế giới và khu vực. Nếu so với ASEAN thì tốc độ tăng trưởng là rất nhanh. Cứ 1 năm, nhu cầu và năng lực trung bình của ngành thép tăng 15%, trong khi đó các nước Đông Nam Á tăng chỉ 3-4%. Về năng lực sản xuất và thị trường tiêu thụ thì Việt Nam đang là một trong 3 nước đứng đầu trong Đông Nam Á. Tại Việt Nam, có các nhà máy thép Nghi Sơn và Dung Quất đi vào hoạt động. Trong đó Nghi Sơn sử dụng công nghệ IF và Dung Quất dùng công nghệ BOF. Bên cạnh đó, đấu ra của Nghi Sơn là thép thanh với mức độ cạnh tranh cao trong khi, đầu ra chủ lực của HPG là thép cán nóng với nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh chóng. II. Các phương pháp làm tăng lợi nhuận 1. Các phương pháp Hạ thấp chi phí lưu thông Chọn địa bàn hoạt động xây dựng hệ thống kho tàng của hàng hợp lý nhằm đảm bảo thuận tiện vận chuyển, dự trữ và bảo quả hàng hóa đồng thời cũng phải thuận tiện cho khâu đi lại mua bán của khách hàng. Thúc đẩy lưu chuyến hàng hóa bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ bán hàng, chọn đúng mặt hàng kinh doanh phù hợp thì hiểu người tiêu dùng. Tiết kiểm chi phí lao động vật hóa, lao động sống. Tận dụng những gì tự nhiên cho để sản xuất. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến Các nhà tư bản công nghiệp phải nỗ lực cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, đồng thời tiếp thu tinh hoa công nghệ tân tiến hơn để có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, giảm chi phí sản xuất. Thông thường những người sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến lại thu được lợi nhuận siêu ngạch là do công nghệ tiên tiến làm tăng sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị thị trường (giá trị xã hội), nhưng trên thị trường, thông qua cạnh tranh lại bán theo giá trị thị trường, nên thu được lợi nhuận siêu ngạch. Tuy nhiên, khi công nghệ, máy móc đó đã trở nên phổ biến, các đối thủ cạnh tranh đã đuổi kịp trình độ tiên tiến thì giá trị thị trường sẽ hạ xuống, hàng hoá rẻ đi, những người tiêu dùng được hưởng lợi và không có người sản xuất nào thu được lợi nhuận siêu ngạch nữa. Khi đó, nhà tư bản phải tìm một phương pháp khác nhằm theo đuổi mục đích lợi nhuận siêu ngạch của mình. Tổ chức lao động và sử dụng con người 6

Sử dụng lao động đúng công việc, khả năng trình độ của họ để khơi dậy lên tiềm năng trong mỗi con người, làm cho người lao động gắn bó và cống hiến sức lực tài năng cho quá trình. Chủ phải biết bồi dưỡng cho trình độ cho nhân công quan tâm đến đòi sống, điều kiện làm việc của mọi người. Biết khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thỏa đáng và tôn trọng con người để khuyến khích họ làm nhiệt tình và phát huy tính sáng tạo, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất Tổ chức quả lý tốt nguyên vật liệu và tài chính của công ty Đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm. Bố trí các khâu sản xuất hợp lý để hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, chi phí ngừng sản xuất, ... Tổ chức sử dụng vốn hợp lý Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho việc mua sản vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất để thiếu hụt vật tư ,sản phẩm tồn kho từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ở dạng mất mát,hao hụt vật tư Sản xuất ra giá trị thặng dư siêu ngạch Tại thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà phân phối đang làm tốt nhiệm vụ tối đa hoá lợi nhuận, chính vì thế giá cả và các ưu đãi, chính sách chăm sóc khách hàng là các yếu tố cạnh tranh giúp các doanh nghiệp hay các công ty đạt lợi nhuận siêu ngạch. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu. Tìm hiểu thị trường Tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhu cầu ẩn để biết nên đưa vào mặt trường số lượng sản phẩm là bao nhiêu và để phân bố số lượng người sản xuất hợp lý Tăng tốc độ chu chuyển 7

Chính là giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó. Mặt bản chất của thời gian sản xuất chính là thời gian lao động sản xuất ,gián đoạn lao động sản xuấ và dự trữ lao động sản xuất.Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn tư bản càng lớn hơn. Nhà sản xuất cũng phải luôn quan tâm, theo dõi sự phản hồi của khách hàng hay chăm sóc họ, để kịp thời thay đổi sửa chữa những điều không vừa ý, để cải thiện nâng cao hơn cho sản phẩm. Cần thông qua các chương trình đào tạo cụ thể để phù hợp với từng đối tượng, từng ngành nghề. Ngoài ra còn có thể phổ biến cho công nhân các kiến thức liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả thị trường và kiến thức về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm tạo ta một lực lượng lao động có đủ khả năng tiếp thu, thích ứng với môi trường kinh doanh hiện nay. Như vậy, khi trình độ của người lao động tăng cao cũng có nghĩa lao động phức tạp kết tinh trong hàng hoá tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng, lao động và tăng mức độ phức tạp của lao động. Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của háng hóa, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng. 2. Liên hệ ngành thép Việt Nam 2.1 Thuận lợi Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 9/1/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 cùng các giải pháp duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022, gồm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng sẽ là trợ lực cho ngành thép phát triển mạnh hơn trong năm 2022. 8

Thực tế này thấy rõ qua nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn thời gian này. Chính phủ đặt mục tiêu cả nước sẽ sở hữu 3.000 km cao tốc đến cuối năm 2025, từ mức 1.163 km cao tốc hiện nay. Trong kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, số vốn ước tính cũng tăng thêm 43,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Đặc biệt, khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu sản xuất phục hồi mạnh mẽ trở lại khiến nhu cầu tiêu thụ thép trong nước tăng. Trên trị trường, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi khi cung cấp thép xây dựng cho một loạt các dự án đầu tư công trọng điểm. Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, thị phần thép xây dựng Hòa Phát tại Việt Nam đạt 36,3%, tăng gần 6% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong tháng 1/2022, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng gần 382.000 tấn, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, sản lượng xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 1 đạt 116.000 tấn, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2021 và chiếm 50% tổng lượng thép xây dựng xuất khẩu của Việt Nam. Cùng với đầu tư công, sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 10 - 15% so với cùng kỳ vào năm 2022. Tại mặt hàng tôn mạ, Công ty CP Chứng khoán Vndirect kỳ vọng sản lượng tiêu thụ tôn mạ của Việt Nam sẽ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ vào năm 2022 từ mức cao là 38% so với cùng kỳ trong năm 2021. Bên cạnh động lực từ tăng sản lượng tiêu thụ nội địa, Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới khi Trung Quốc – quốc gia sản xuất 45% sản lượng thép thô toàn cầu năm 2021, đang thực hiện hàng loạt chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép nước này. Cùng với đó, xu hướng các nước phát triển như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng thép sản xuất. Như vậy sẽ sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành thép của các nước đang phát triển với giá nhân công thấp như Việt Nam. Điều này dễ thấy khi sản lượng xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ của Việt Nam đạt lần lượt 1,4 triệu và 3,4 triệu tấn trong năm 2021, tăng lần lượt 36% và 10% so với cùng kỳ năm trước đó. Riêng tháng 1/2022, xuất khẩu thép trong đạt gần 232.000 tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Các nhà máy phải luôn hoạt động hết công suất để phục vụ nhu cầu thị trường. Việc khai thác thị trường xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam. Trước đó, các doanh nghiệp thép, tôn mạ như Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu xuất khẩu của chiếm tới 68% tổng doanh thu và tăng cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần đạt 28.173 tỷ 9

đồng tăng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ; trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 19.200 tỷ đồng cao gấp 4 lần năm 2020. Hiện, châu Âu và Bắc Mỹ là thị trường trọng tâm của doanh nghiệp này, chiếm khoảng 70% tổng sản lượng bán ra. Hay như báo cáo kiểm toán niên độ 2020 - 2021 của Tập đoàn Hoa Sen công bố, dù nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, nhiều tỉnh thành trên cả nước phải giãn cách xã hội song doanh thu nội địa của Hoa Sen vẫn tăng trưởng 17%, đạt gần 20.400 tỷ. Trong khi đó, điểm sáng ở mảng xuất khẩu với 28.329 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước và đây cũng là năm đầu tiên xuất khẩu trở thành "cứu cánh" cho việc tiêu thụ sản lượng của Hoa Sen. 2.2 Thách thức Ở góc nhìn khác năm 2022 vẫn hứa hẹn triển vọng với ngành thép khi Chính phủ sử dụng đầu tư công là công cụ, động lực quan trọng giúp các thành phần kinh tế hồi phục và tăng trưởng, đồng thời các dự án bất động sản đang được đẩy tiến độ xây dựng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có tính chu kỳ như thép có thể thấp hơn so với năm ngoái, nói cách khách biên lợi nhuận gộp ngành thép năm 2022 có thể suy giảm từ mức cao của năm 2021. Khi giá hàng hoá tăng cao, các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư và mở rộng công suất, theo đó sẽ dư hàng tồn kho, gây ra hậu quả là cung nhiều cầu và giá lại giảm. Chính vì vậy lợi nhuận các doanh nghiệp mang tính chu kỳ được ví như hình sin và định giá sẽ đi theo chiều ngược lại. Đặc biệt đối với ngành thép, ngoài yếu tố chu kỳ, còn liên quan đến chuỗi giá trị như giá thép cuộn cán nóng. Trước đó, đại điện Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định, nhu cầu về mặt hàng thép có thể khởi động từ trung tuần tháng 2/2022 và thị trường xác lập mặt bằng giá mới ở mức cao. Triển vọng thị trường quý I/2022 có thể bắt đầu với một mặt bằng giá mới khi giá nguyên liệu sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng, nhu cầu trong nước có tín hiệu tốt. Về quản trị kinh doanh, khả năng hội nhập, tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới là điểm yếu của các doanh nghiệp ngành thép trong nước. Khi tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, năng lực hội nhập theo các thông lệ quốc tế đang là hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì thế, doanh nghiệp Việt đang phải vừa làm vừa học, nâng cao trình độ am hiểu luật pháp quốc tế, công nghệ, ngoại ngữ... Về phía các doanh nghiệp cũng cần chủ động nâng cao năng lực quản trị kinh doanh trong hội nhập quốc tế, Nhà nước không thể dắt tay DN được mà các DN cần tự trang bị cho mình. Các biện pháp bảo hộ và phòng vệ thương mại này chỉ mang tính ngắn hạn, về dài hạn phải tự nâng cao tính cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất lớn, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến chính ...


Similar Free PDFs