Bai Ket Thuc Hoc Phan Lich Su Viet Nam 1 Nhom13 VNH.B K47 Ca1 PDF

Title Bai Ket Thuc Hoc Phan Lich Su Viet Nam 1 Nhom13 VNH.B K47 Ca1
Author Khánh Huyền
Course Lịch sử đảng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 524.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 653
Total Views 978

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN---***---TIỂU LUẬNTÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI VÀ NHỮNGĐÓNG GÓP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAMThành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2022.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂN---***...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN ---***---

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2022.

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN ---***---

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VIỆT NAM 1 Lớp học phần: LITR130302 Giảng viên hướng dẫn: Ngô Sỹ Tráng Nhóm SV thực hiện: 13 Họ tên & MSSV: Ngô Bảo Ân – 47.01.607.023 Hồ Thị Khánh Huyền – 47.01.607.057 Đặng nguyễn Tú Quyên – 47.01.607.096

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2022.

2

Mc lc MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………4 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………………………..4 Chương 1. VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI……………………………………………………………………………………..6 1.1, Hoàn cảnh quê hương, gia đình…………………………………………………...6 1.2, Tiểu sử nhân vật Nguyễn Trãi…………………………………………………….7 1.3, Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi……………………………………………8 Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM…………………………………………………………………………11 Vị tướng có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn 2.1, Nhà chính trị, quân sự tài ba……………………………………………………..11 2.2, Nhà văn hóa lớn với nhiều sáng tác có giá trị…………………………………...15 2.3, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới…………………………………17 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………….19 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………21

3

MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam là một quốc gia có vị trí đắc địa lẫn mang trong mình sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, chính vì thế xuyên suốt thời kì lịch sử, rất nhiều lần các nước phương Tây và phương Bắc nhăm nhe, thôn tính đất nước ta, khiến ta rơi vào cảnh “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”. Khi bọn ngoại xâm đô hộ thành công nước ta, chúng đã dùng những thủ đoạn tàn độc nhất để bốc lột, áp bức nhân dân ta. Chính những điều đó đã tạo nên lịch sử của một dân tộc với truyền thống đấu tranh giữ nước lâu đời, phải luôn chống chọi với những cuộc chiến tranh xâm lược ác liệt của những đế chế hùng mạnh tàn bạo. Nền tảng ấy là gốc rễ, cội nguồn kết tinh tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc đậm chất riêng thuộc nền văn hóa Việt Nam. Những đóng góp mang tính quyết định nhân dân, sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc đã đẩy lùi mọi sức mạnh hiếu chiến như mạch nguồn không ngừng chảy trong mỗi người con Đại Việt. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”, các anh hùng nghĩa sĩ căm phẫn trước những hành động không có tình người ấy nên đã đứng lên khởi nghĩa, chống lại bọn ách đô hộ và bọn bán nước cầu vinh. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất. Với trí tuệ, tài năng và phẩm chất của ông chính là ánh sao Khuê không bao giờ li tắt, soi sáng tới tận muôn đời sau. Ông là “khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của ông là bài ca yêu nước, tự hào dân tộc”. Nguyễn Trãi là người đa tài trên nhiều lĩnh vực, ông không những là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã góp công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là một tác giả xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian. Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ thời vua Hùng dựng nước cho đến thời ông cha ta giữ nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm bảo vệ lãnh thổ đã trở thành một niềm tự hào vẻ vang mà “con Rồng cháu Tiên” đời đời khắc ghi trong tâm trí. Trong những năm thế kỉ XIV, nước ta bị xâm lược, nhà Hồ lật đổ nhà Trần, quân Minh xâm lược nước ta và từ đó xuất hiện một nhân vật lịch sử vĩ đại – Nguyễn Trãi. Sau một thời gian, ông đã thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã tìm vào Lam Sơn. Theo Lê Lợi khởi nghĩa và trở thành quân sư số một, giúp Lê Lợi vạch chiến lược tiêu diệt kẻ thù xâm lược, giữ trọng trách

4

chính trị, ngoại giao. Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, ông thừa lệnh viết Bình Ngô Đại Cáo, hăm hở vào công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Nhân vật Nguyễn Trãi và những đóng góp trong lịch sử Việt Nam” là để tìm hiểu và nắm rõ được những tri thức về nhân vật Nguyễn Trãi cũng như những công lao, đóng góp to lớn của ông trong lịch sử nước nhà. Giúp ta hiểu thêm về hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân tộc, tinh thần không chịu khuất phc của Nguyễn Trãi nói riêng và toàn thể anh hùng dân tộc Việt Nam nói chung. Mặt khác, tìm hiểu và nắm rõ các chiến lược, kế sách đánh giặc của Nguyễn Trãi đã mang lại thắng lợi vẻ vang cho nước nhà. Giờ đây, hòa bình đã lập lại nhưng những cuộc chiến tranh tàn khốc đã gây ra sự hy sinh mất mát mà đất nước ta phải gánh chịu không thể nào xóa mờ. Thế hệ đi trước đã nằm xuống vì độc lập, con cháu ta sau này luôn tự hào, biết ơn và ra sức xây dựng đất nước, khắc ghi truyền thống yêu nước của dân tộc. Điều này đã thể hiện rõ chân lý “đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng con người, dân tộc Việt Nam luôn kiên cường và kiêu hãnh”, không một đất nướ c, một cuộc chiến tranh nào có thể đánh bại sự lãnh đạo, tài trí hơn người của anh hùng dân tộc ta và tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn thể người con Đại Việt. Bên cạnh đó, là một sinh viên của trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh nói chung và ngành Việt Nam Học nói riêng, khi lựa chọn đề tài này đã bổ sung thêm kiến thức giúp chúng tôi nắm rõ về nhân vật anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và những đóng góp vô cùng lớn của ông trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, học hỏi được thêm nhiều điều bổ ích, kinh nghiệm quý giá cho quá trình nghiên cứu, định hướng tương lai và con đường sự nghiệp bản thân đang theo đuổi.

5

Chương 1. VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI 1.1, Hoàn cảnh quê hương, gia đình Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên giữa lúc đất nước rối ren về chính trị và xã hội. Chính quyền nhà Trần ở trong thời kỳ suy thoái, ngày một mc nát, nhân dân rơi vào cảnh lầm than, khổ cực. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nô tỳ và nông dân nghèo nổ ra liên tiếp. Nhân hoàn cảnh đó, năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lật đổ nhà Trần và thành lập nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Tuy nhiên, nhà Hồ cầm quyền chưa được bao lâu đã phải đương đầu với họa xâm lăng của bọn phong kiến phương Bắc. Tháng 11 năm 1406, đội quân xâm lược của nhà Minh ồ ạt kéo vào, dù đã có sự chuẩn bị đối phó và ý chí quyết tâm chống giặc nhưng nhà Hồ lại không chiếm được lòng dân, không huy động được sức mạnh toàn dân chống giặc nên chỉ sau nửa năm, cuộc kháng chiến nhà Hồ đã rơi vào thất bại. Cha con Hồ Quý Ly cùng nhiều quan chức trong triều bị rơi vào tay địch, Nguyễn Phi Khanh cũng bị giặc bắt và lưu đày sang Trung Quốc. Nguồn gốc gia đình của Nguyễn Trãi có một ảnh hưởng sâu xa tới cuộc đời và sự nghiệp của ông sau này. Thành phần gia đình ông cũng khá phức tạp. Cha ông xuất thân là một hàn sĩ phải đi dạy học để trang trải cuộc sống, còn mẹ ông là dòng dõi đại quý tộc, con nhà hoàng phái. Sử sách đều ghi tổ tiên của Nguyễn Trãi vốn quê ở xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn (tức Phượng Nhãn, trấn Bắc Kinh) nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vào thời Trần, họ Nguyễn chuyển đến sinh sống ở làng Nhị Khê, thuộc tổng Cổ Hiền, huyện Thưởng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượ ng (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội). Cha của ông là Nguyễn Ứng Long (1345 – 1418) nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, hiểu biết rộng, là một người có đức độ, đã được quan tư đồ Trần Nguyên Đán (ông ngoại của Nguyễn Trãi) tin tưởng gả con gái là Trần Thị Thái. Sau khi hai người kết duyên vợ chồng có tất cả 5 người con trai, trong đó Nguyễn Trãi là con trai đầu (1380). Năm 1374, Nguyễn Ứng Long đỗ bảng nhãn nhưng ông lại không được nhà Trần mời ra làm quan. Ông đành hồi hương mở trường dạy học. Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về hưu tại động Thanh Hưu trên núi Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh H ải Dương), Nguyễn Trãi lúc này lên 5 tuổi cũng theo ông ngoại và mẹ về đó. Sau khi ông ngoại và mẹ mất, Nguyễn Trãi trở về sống với cha ở làng 6

Nhị Khê. Vào thời điểm này, tuy ông phải sống một cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn nhưng luôn được sự rèn luyện, giáo dc của cha nên ông ra sức học hành. Nguyễn Trãi đã thừa hưởng những truyền thống, tư tưởng hết sức tốt đẹp của hai bên gia đình nội ngoại. Dòng họ ngoại của Nguyễn Trãi được sử sách ghi chép lại, là một dòng họ có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán – hiệu là Băng Hồ tử, là một vị tôn thất nhà Trần, vốn là cháu bốn đời của Trần Quang Khải – người anh hùng đã cùng Trần Quốc Tuấn đánh bại quân Nguyên, Trần Nguyên Đán cũng có công giúp Trần Nghệ Tông khôi phc an ninh tổ quốc, bên trong chống bọn gian thần lạm quyền Dương Nhật Lệ, bên ngoài chống bọn phong kiến Chiêm Thành xâm lược. Trần Nguyên Đán vốn tính tình thâm trầm và giàu lòng ưu ái. Tuy ở ngôi Tể tướng, sống trong dinh thự nguy nga tráng lệ nhưng ông vẫn luôn nghĩ tới cuộc sống lầm than, cơ cực của dân đen, con đỏ. Đến đời Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán thấy triều đình đổ nát không có cách nào có thể cứu vãn nên sinh ra tư tưởng chán nản và dưng sớ xin cáo quan về hưu nhưng không được nhà vua chuẩn y. Ông đành ở lại tiếp tc làm việc nhưng không còn lòng tin đối với triều đình. Gia đình Nguyễn Trãi là một gia đình hiếu học, cả cha và ông ngoại đều là những nhà tri thức uyên bác. Cả hai người đều nhìn thấy được ở Nguyễn Trãi có tài năng tiềm ẩn, nên đã dày công dạy dỗ Nguyễn Trãi từ khi còn rất nhỏ. Chính sự xuất phát từ hoàn cảnh gia đình hiếu học, có công với đất nước nên từ thuở nhỏ Nguyễn Trãi sớm tiếp thu truyền thống yêu nước thương dân của cha và ông ngoại. Truyền thống oanh liệt của nhà Trần và của cả dân tộc đã sớm nuôi dưỡng ở ông niềm tự hào vô biên đối với Tổ Quốc. 1.2, Tiểu sử nhân vật Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi – tên hiệu là Ức Trai – ra đời năm Canh Thân (1380), niên hiệu Xương Phù thứ 4 đời Đế Nghiễn nhà Trần, giữa kinh đô Thăng Long trong dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là gia đình nhà mẹ ông. Ngay từ nhỏ, ông đã được ông ngoại là Trần Nguyên Đán và cha là Nguyễn Ứng Long dạy dỗ, chỉ bảo, truyền ngọn lửa tình yêu quê hương, đất nước, yêu nhân dân lao động, gieo vào tuổi thơ ông vào truyền thống dân tộc và đạo lý làm người, dạy cho ông những tri thức về nhân nghĩa trong Nho giáo. Khi trở về sinh sống cùng cha ở làng Nhị Khê, ông đã cùng với cha và ba người em của mình lao động để giúp cha bảo đảm cuộc sống của gia đình. Chính cuộc sống nghèo khổ như bao gia đình lao động bình 7

thường khác đã giúp Nguyễn Trãi có dịp được hiểu sâu sắc hơn về nỗi cơ cực, nghèo khổ của những người dân hằng ngày đem lại cơm áo cho xã hội. Ông càng cảm thấy yêu quý và mang ơn họ “ Ăn lộc nhờ ơn kẻ cấy cày”. Đồng thời, những điều này còn giúp ông hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng và thấy rõ được sức mạnh của những người dân đen, con đỏ. Lòng yêu nước thương dân của ông từ đó đã dần dần trở thành động cơ chi phối toàn bộ tư tưởng và hành động của ông sau này. 1.3, Sự nghiệp làm quan của Nguyễn Trãi Lúc bấy giờ triều đại nhà Trần suy yếu, vua Chiêm là Chế Bồng Nga nhiều lần đem quân đánh chiếm, có lần đánh đến tận kinh thành Thăng Long. Năm 1400 ph chính Thái sư Hồ Quý Ly đã phế bỏ vua Trần Thiếu Đế, tự phong làm vua, lập ra triều Hồ. Trước đó, năm 1397 Hồ Quý Ly đã cho lập trường học và đặt chức giáo th ở các địa phương nhằm đề cao công việc đào tạo nhân tài. Do đó, ngay khi lập nước, nhà Hồ đã tổ chức ngay khoa thi Thái học sinh. Nguyễn Trãi, lúc này vừa tròn hai mươi tuổi, ông đã ứng thí và đỗ cùng nhiều tài danh khác như Lưu Thúc Kiệm, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Mộng Tuân… Mặc dù còn rất trẻ nhưng Nguyễn Trãi đã được nhà Hồ tin cậy giao chức Ngự sử đài chánh chưởng, chức quan như Đô ngự sử đài, một trong những chức quan đại thần đầu triều. Lúc này thân ph ông đổi tên là Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, được cử giữ chức Học sĩ Viện hàn lâm kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, một chức quan chuyên về giáo dc nhưng cũng là đại thần, thường do Thượng thư bộ Lễ đảm nhận. Thời gian làm quan dưới triều Hồ không lâu, vì năm 1407 quân Minh sang xâm lược đã bắt được toàn bộ triều Hồ giải về nước, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Theo yêu cầu của cha, Nguyễn Trãi ra hàng và chịu làm môn khách của thượng thư Hoàng Phúc nhà Minh, một hình thức giam lỏng. Trong thời gian này, Nguyễn Trãi đọc nhiều sách và tìm hiểu kỹ điểm mạnh, điểm yếu của nhà Minh để đề ra sách lược cứu nước Bình Ngô sách. Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của quân Minh, Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn, nơi quy t sức mạnh dân tộc chủ yếu lúc bấy giờ. Sau khi dâng Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được chủ soái Lê Lợi giao cho chức Tuyên phng đại phu, Học sĩ Hàn lâm viện thừa chỉ. Tuy không gọi là quân sư nhưng chức quan này lại bao hàm công việc của quân sư. Nguyễn Trãi là người thay mặt Lê Lợi viết các loại văn kiện chỉ đạo quân đội và giao thiệp 8

với bên ngoài, đồng thời lại là người tuyên đọc các văn kiện đó. Kế sách bình Ngô từng bước được thực hiện trong thực tế chỉ đạo kháng chiến. Theo văn bản còn lại thì năm Nguyễn Trãi đến Lam Sơn là năm 1423 khi nghĩa quân tạm hòa hoãn với quân Minh do Lê Lợi chịu nhận chức quan và được phép trở về Lam Sơn chứ không đóng ở vùng núi Chí Linh nữa. Khi nghĩa quân đóng ở vùng núi tây Thanh Hóa hiểm trở này để tránh sự truy diệt của quân Minh thì Nguyễn Trãi khó có thể tìm thấy. Việc Lê Lợi chịu nhận chức quan của nhà Minh là điều kiện thuận lợi để Nguyễn Trãi tìm đến hợp pháp. Mặt khác, có thể chính Nguyễn Trãi tìm đến còn để khuyến khích chủ soái và nghĩa quân không từ bỏ mc tiêu cứu nước bằng kế sách bình Ngô của mình. Thư tố oan Nguyễn Trãi viết gửi cho các tướng giặc chủ chốt là Sơn Thọ, Mã Kỳ, chính là lời thanh minh khéo léo để giữ thế hòa hoãn tạm thời, cho nghĩa quân bàn tính kế hoạch tác chiến giai đoạn mới. Đó là kế sách tiến quân vào nam. Bí mật di chuyển thoát khỏi sự bao vây của các cánh quân Sơn Thọ, Mã Kỳ, tiến vào đánh chiếm Nghệ An và các vùng đất phía nam quân Minh không mạnh. Chiến dịch này đã thắng lợi rực rỡ. Nghĩa quân làm chủ Nghệ An đến Thuận Hóa, cô lập quân Minh trong một số thành trì. Từ đây nghĩa quân đủ mạnh tiến ra Bắc giải phóng đất nước. Tháng 11.1426 nghĩa quân Lam Sơn làm chủ hầu hết đất nước, quân Minh bị cô lập ở Đông Quan và một số thành trì khác. Để thu hút được ý chí toàn dân tộc, nhất là tầng lớp quý tộc cũ, nghĩa quân Lam Sơn thực hiện sách lược lập Trần Cảo, một tôn thất nhà Trần làm vua, lấy niên hiệu là Thiên Khánh. Nguyễn Trãi được phong chức Thượng thư bộ Lại, triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển kiêm Xu mật viện sự. Đây là chức quan như tể tướng đầu triều, một chức quan hư hàm của triều đình Thiên Khánh cũng hư hàm. Công việc chính của Nguyễn Trãi vẫn như trước kia. Tại dinh Bồ Đề, ông ngồi ở lầu thứ hai nhận, xử lý và soạn thảo các văn kiện đối nội, đối ngoại, nhất là việc viết thư d hàng các thành nhỏ, thúc gic Vương Thông giảng hòa để tập trung cho việc diệt viện binh đang kéo sang. Tháng 9.1427 nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt toàn bộ hai đạo viện binh của giặc do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy thì Vương Thông đã phải chấp nhận giảng hòa. Nguyễn Trãi là người soạn Văn hội thề buộc Vương Thông rút hết quân về nước. Tháng giêng 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, luận công ban thưởng Nguyễn Trãi được phong Quan Phc hầu, dự hàng quốc tính (được đổi theo họ của vua). Nhưng sau đó xảy ra v án Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi bị liên can chịu cảnh ngc tù xét tội. Sau khi Trần Nguyên Hãn tự tử, Nguyễn Trãi được 9

tha, tuy vẫn làm công việc soạn thảo văn kiện quan trọng thay vua nhưng Nguyễn Trãi không còn mang chức v chính thức như cũ. Năm 1434, vua Lê Thái Tông kế vị mới phc chức Hành khiển và Thừa chỉ cho Nguyễn Trãi. Được phc chức nhưng Nguyễn Trãi lại không được làm công việc cũ mà nhận mệnh vua viết sách Dư địa chí. Năm 1435 thì được nhận thêm chức Nhập thị kinh diên để hàng ngày giảng kinh nghĩa cho vua. Tuy vẫn là đại thần dự thiết triều nhưng vai trò của Nguyễn Trãi bị lu mờ bởi sự lộng quyền của các đại thần Lê Sát, Lê Vấn, Lê Ngân. Năm 1439 Nguyễn Trãi cáo quan về nghỉ ở Côn Sơn. Vua Lê Thái Tông không muốn cho ông nghỉ nên vẫn giao chức cũ và gia thêm chức Đông đài Môn hạ sảnh tả ti Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự Đề cử Tư Phúc tự. Nguyễn Trãi dâng Biểu tạ ơn. Chức quan thì to nhưng thực tế Nguyễn Trãi chỉ làm việc quan rất nhỏ là trông coi chùa Tư Phúc, ngôi chùa ở Côn Sơn nơi ông đang ở. Năm 1442 vua Lê Thái Tông đã trưởng thành và chủ trương mở rộng nền văn trị, đặt nhà học rộng rãi ở các phủ huyện, đặt lệ thi cử với nhiều ân điển hậu đãi kẻ sĩ. Tháng tư năm này mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên, lấy đỗ 23 người đủ tam khôi tam giáp. Nền văn trị mới mở rất cần Nguyễn Trãi giúp. Lúc này các lộng thần Lê Sát, Lê Ngân đã bị nhà vua trừ bỏ. Ngày 27/7 vua thân đi xem duyệt thủy trận ở Hải Đông, xong rẽ vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Ông bằng lòng trở về kinh làm việc nên cho vợ là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ theo vua về trước. Trong bài thơ Quan duyệt thủy trận Nguyễn Trãi viết: “Thánh tâm dục dữ dân hưu túc/ Văn tự chung tu trí thái bình” thể hiện rõ nguyện vọng tiếp tc gánh vác việc nước giúp vua của ông. Ngày 3/8 thuyền vua rời bến nhưng mới về đến Lệ Chi Viên thì vua mắc bạo bệnh phải dừng lại nghỉ và qua đời tại đây. Triều đình kết tội Nguyễn Trãi ngầm sai vợ giết vua nên bị tru di tam tộc. Thảm án Lệ Chi Viên làm hỏng kế sách văn trị của triều vua Lê Thái Tông. Phải hai chc năm sau vị vua sáng Lê Thánh Tông mới lại tiếp tc đường lối văn trị này. Dưới thời vua Lê Thánh Tông phần lớn các bậc công thần khai quốc đều được gia phong tước vị quốc công. Riêng Nguyễn Trãi lại chỉ được phong tước Tán Trù bá, kém các công thần khai quốc khác hai bậc. Năm 1512 vua Lê Tương Dực mới gia phong đến tước hầu là Tế Văn hầu.

10

Cho đến thời đại ngày nay, vị công thần đa tài Nguyễn Trãi mới được tôn vinh xứng đáng cả ở trong nước lẫn nước ngoài. Năm 2002 ông được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.

Chương 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN VẬT NGUYỄN TRÃI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM Nguyễn Trãi là vị tướng có công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn 2.1, Nhà chính trị, quân sự tài ba Nguyễn Trãi là một trong số ít những vị quân sư kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt, vai trò của ông không khác gì Khổng Minh Gia Cát Lượng ở Trung Quốc, Đào Duy Từ của Chúa Nguyễn. Mặc dù không trực tiếp cầm quân ra trận, nhưng những tư tưởng về mặt quân sự của ông có tác động rất lớn đến kết cc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy. Khi tới Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã làm lễ ra mắt lãnh t nghĩa quân Lam Sơn bằng bản Bình Ngô sách - đó là những kế sách rất quan trọng, những đường lối sáng suốt và tài giỏi để đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng nhanh tới thắng lợi hoàn toàn. Chính vì thế, tuy chỉ vừa gặp gỡ nhưng Nguyễn Trãi đã được Lê Lợi và nghĩa quân rất tôn quý, trọng dng. Nguyễn Trãi được xem là công thần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng vào sự hoạt động của phong trào để hoàn thành tốt đẹp sự nghiệp đánh giặc cứu nước của dân tộc ta thời đó. Tuy ông không làm tướng trực tiếp cầm quân ra trận nhưng ông đã có những đóng góp vô cùng quý báu về đường lối đấu tranh, phương thức tiến hành chiến tranh, về phương châm chiến lược, chiến thuật cơ bản cho từng giai đoạn của chiến tranh và trên mỗi mặt trận, trên mỗi chiến trường c thể. Trong năm năm chiến đấu ở miền Tây Thanh Hóa, đường lối đấu tranh của phong trào Lam Sơn là đường lối đấu tranh bước đầu, tuy nhiên còn hạn chế trên mặt trận quân sự. Vì vậy mới dẫn đến sự hạn chế phát triển của phong trào, các mặt lực lượng vũ trang, trình độ tổ chức, địa bàn hoạt động…nên không thể hoàn toàn tiến tới đánh thắng giặc Minh. Tới đầu năm 1423, phong trào Lam Sơn vẫn mang tính chất phong trào khởi nghĩa địa phương, hoạt động trên một địa bàn nhỏ hẹp ở miền Tây Thanh Hóa. Trong năm năm chiến đấu đã qua, nghĩa quân chưa kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, chưa chú trọng việc thu đất giành dân, phá vỡ chính quyền địch và chưa xây dựng được chính quyền mới làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào. Không có chính quyền thì không tổ chức được dân cùng 11

đánh giặc. Tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc giành chủ quyền đất nước mà không xây dựng chính quyền của mình thay chính quy...


Similar Free PDFs