Bài tập lớn Cơ khí đại cương PDF

Title Bài tập lớn Cơ khí đại cương
Author Hoàng Duy
Course Cơ khí đại cương
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 21
File Size 732.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 63
Total Views 506

Summary

BÀI TẬP LỚN CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNGĐỀ 13: TÌM HIỂU SẢN PHẨM MẶT BÍCHGiảng viên hướng dẫn: PGS Vũ Huy Lân - Mã HP: ME MSSV: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Hoàng Mã Lớp: ĐỀ 13: TÌM HIỂU SẢN PHẨM MẶT BÍCH.............................................................................. Mục Lục CHƯƠNG I: GIỚI THI...


Description

BÀI TẬP LỚN CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG Mã HP: ME2030 ĐỀ 13: TÌM HIỂU SẢN PHẨM MẶT BÍCH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Hoàng MSSV: 20205949 Mã Lớp: 129357 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Huy Lân

Mục Lục ĐỀ 13: TÌM HIỂU SẢN PHẨM MẶT BÍCH..............................................................................1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN PHẨM..............................................................2 1. MẶT BÍCH LÀ GÌ?...................................................................................................................2 2.PHÂN LOẠI...............................................................................................................................2 2.1. Tiêu chuẩn lắp ráp..........................................................................................................3 2.2. Phân loại theo vật liệu cấu tạo.......................................................................................3 2.3. Phân loại theo chức năng, vị trí sử dụng......................................................................3 2.4. Phân loại dựa vào áp lực đường ống.............................................................................4 2.5. Một số loại mặt bích thông dụng....................................................................................4 3. SẢN PHẨM MẶT BÍCH HÀN CỔ DÀI: .......................................................................................5 3.1. Khái niệm:.......................................................................................................................5 3.2. Đặc điểm:........................................................................................................................6 3.3. Ứng dụng:.......................................................................................................................6 3.4. Lựa chọn sản phẩm thiết kế: mặt bích cổ hàn dài dùng cho ống dẫn khí trong công nghiệp dầu- khí......................................................................................................................6 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM....................................................................................7 1.TÌM HIỂU CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA SẢN PHẨM.................................................................7 2.VẬT LIỆU CHẾ TẠO CHI TIẾT GIA CÔNG.................................................................................7 2.1. Cơ tính của vật liệu.........................................................................................................9

2.2. Thành phần hóa học của vật liệu cơ bản......................................................................9 CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO.........................................................10 1.CÁC CÔNG NGHỆ ĐÚC............................................................................................................10 1.1. Công nghệ đúc trong khuôn cát...................................................................................10 1.2. Các công nghệ đúc đặc biệt..........................................................................................10 2.CHI TIẾT MẶT BÍCH...............................................................................................................12 2.1. Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi...........................................................................12 2.2. Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết............................................................................12 3. CHI TIẾT PHẦN ỐNG.............................................................................................................15 3.1. Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi...........................................................................15 3.2. Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết............................................................................15 4. HOÀN THÀNH SẢN PHẨM MẶT BÍCH....................................................................................18 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NHIỆT.....................................................................19 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN...........................................................................................................20

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SẢN PHẨM 1. Mặt Bích là gì? Mặt bích là một sản phẩm cơ khí, là khối hình tròn hoặc vuông được chế tạo phổ biến từ phôi thép carbon hoặc phôi thép không rỉ (ngày nay mặt bích còn được chế tạo từ vật liệu đồng hoặc nhựa). Mặt bích là phụ kiện kết nối ống, máy bơm, van, và các phụ kiện đường ống khác với nhau thông qua mối liên kết bu lông trên thân để tạo thành một hệ thống đường ống dẫn công nghiệp. Hiện tại mặt bích đã trở thành một thiết bị, chi tiết không thể thay thế trong quá trình thi công các công trình, nhà máy có sử dụng đường ống. 2.Phân loại Mặt bích có nhiều loại với cấu tạo khác nhau từ kiểu lắp đặt, nguyên vật liệu cấu tạo nên, chuẩn lắp rát, áp lực chịu được hay chức năng sử dụng của nó. Dưới đây là các kiểu phân loại mặt bích phổ biến nhất hiện nay:

2.1. Tiêu chuẩn lắp ráp Để thuận tiện trong quá trình lắp đặt, người ta đã sử dụng một số tiêu chuẩn lắp đặt nhất định để việc lắp đặt mặt bích trở nên đơn giản hơn mà không phải mất công trong quá trình đo đạc, tính toán. Dưới đây là các tiêu chuẩn đã được công nhận và sử dụng rộng rãi –Tiêu chuẩn Anh (BS) –Mặt bích BS –Tiêu chuẩn Mỹ (ANSI) –Mặt bích ANSI –Tiêu chuẩn (JIS) –Mặt bích JIS –Tiêu chuẩn Đức (DIN) Các tiêu chuẩn này đã được các viện hàn lâm công nhận và được sử dụng thông hành trên toàn thế giới. 2.2. Phân loại theo vật liệu cấu tạo Tùy theo môi trường sử dụng cũng như áp lực đường ống mà ta sử dụng các loại bích có cấu tạo từ các vật liệu khác nhau mà cụ thể là các vật liệu dưới đây: –Bích Inox: Loại bích này thường được sử dụng cho môi trường có độ ăn mòn cao, môi trường hóa chất hay làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao... –Bích thép: Đây là loại bích được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay do có tính đa dụng và giá thành khá rẻ. –Bích nhựa: Loại bích này được sử dụng trong môi trường nước sạch, cấp nước tuy nhiên có một số lại được sử dụng trong cả môi trường hóa chất chất. –Bích đồng: Bích này được chế tạo từ vật liêu đồng và được sử dụng chủ yếu trong môi trường axit, có độ ăn mòn cao... 2.3. Phân loại theo chức năng, vị trí sử dụng

Tùy theo chức năng sử dụng, vị trí sử dụng của mặt bích chúng ta có một số loại mặt bích như sau: - Mặt bích rỗng: Dùng để lắp trên đường ống, kết nối đường ống với các chi tiết. - Mặt bích đặc: Dùng để hàn bịt kín đường ống, ngăn lưu chất đi qua vị trí của mặt bích. - Mặt bích hàn cổ: Welding Neck flange là loại mặt bích có cổ và cổ được hàn với đầu ống hoặc phụ kiện fitting bằng phương pháp hàn vát mép (butt weld – hàn chữ V). Được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dầu khí và hóa chất. - Mặt bích bọc đúc: là loại mặt bích gắn kết với đường ống bằng duy nhất một mối ghép hàn ở một phía, thường được sử dụng cho đường ống có kích thước nhỏ áp lực cao. -Mặt bích hàn trượt: Slip-on flange là loại mặt bích gắn kết với đường ống bằng cách hàn cả mặt ngoài và mặt trong mặt bích. -Mặt bích ren: Threaded flange là loại mặt bích gắn kết với đường ống bằng mối ghép ren (mặt bích là ren trong còn ống là ren ngoài). 2.4. Phân loại dựa vào áp lực đường ống Tùy thuộc vào các công trình hay các hệ thống đường ống khác nhau mà ta có các hệ thống áp lực khác nhau. Chính vì thế, cũng có các loại mặt bích khác nhau dựa trên áp lực của hệ thống đ ƣờng ống chẳng hạn như một số loại bích chịu áp lực dưới đây: –Bích 5k –Bích 10k –Bích 16k –Bích 20k 2.5. Một số loại mặt bích thông dụng

3. Sản phẩm mặt bích hàn cổ dài:

3.1. Khái niệm: Là dạng mặt bích có cấu tạo một phần trung tâm ống thon dài có thể được hàn bằng một đường ống, phần đường ống có kích thước dài ra ngoài giúp mở rộng và

độ hoạt động cho từng loại đường ống. Mặt bích thường được đúc dạng nguyên khối với phần cổ dài để hàn trực tiếp vào đường ống hoặc liên kết ống với mặt bích tiêu chuẩn bằng mối hàn. 3.2. Đặc điểm: + Tất cả các mặt bích tiêu chuẩn bao gồm BS, ANSI, DIN, JIS10K các lỗ bulong luôn là bội số của 4, tùy theo tiêu chuẩn mặt bích và kích thước mặt bích sẽ có các giá trị tương đương là: 4,8,12,16,20,… + Đây là dòng phụ kiện được sử dụng rộng rãi nhất trong các loại mặt bích vì có thể kết nối dễ dàng, phù hợp với hầu hết các đường ống. + Loại bích này được sử dụng trong các ứng dụng áp suất cao và nhiệt độ cao. Việc hàn chết với đường ống sẽ giúp cho việc vận chuyển lưu thông các dòng chất không xảy ra ma sát hay giảm áp suất dòng chảy khi đi qua phần kết nối. Tính năng nổi bật nhưng giá thành của dòng mặt bích cổ hàn có phần cao hơn so với các loại mặt bích khác. 3.3. Ứng dụng: Trong thực tế, mặt bích cổ hàn dài thường được sử dụng trên tàu, cột hoặc thùng. Những loại mặt bích này cũng có sẵn trong các loại thùng nặng (HB) và loại thùng bằng nhau (E). Vì những đặc điểm dễdàng lắp đặt, vận hành, điều chỉnh và bảo dưỡng nên mặt bích được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp: đường ống cấp thoát nước, xí nghiệp, nhà máy, công trình xây dựng tòa nhà cao tầng, lĩnh vực dầu khí, hóa chất, khí nén, ... -Mặt bích là phụ kiện kết nối ống, máy bơm, van, và các phụ kiện đường ống khác với nhau thông qua mối liên kết bu lông trên thân đểtạo thành một hệ thống đường ống dẫn công nghiệp. 3.4. Lựa chọn sản phẩm thiết kế: mặt bích cổ hàn dài dùng cho ống dẫn khí trong công nghiệp dầu- khí.

+ Đường kính bên ngoài mặt bích: 200mm + Đường kính vòng tròn bulong:165mm + Đường kính ngoài ống: 112mm + Đường kính trong ống: 100mm + Đường kính lỗ bulong: 19mm + Độ dày mặt bích: 16mm + Chiều cao mặt bích: 150mm + Số lỗ bulong: 8

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM 1.Tìm hiểu chức năng làm việc của sản phẩm Mặt bích hàn cổ dài được sử dụng trong các đường ống của ngành hóa dầu, dầu khí, đây là bộ phận không thể thay thế của các ngành công nghiệp hóa chất. Mặt bích là bộ phận kết nối các đường ống, liên kết các đường ống cho sự di chuyển của dầu, khí bên trong. Giúp tiết kiệm chi phí và đơn giản cho hệ thống ống dẫn. 2.Vật liệu chế tạo chi tiết gia công Ngành công nghiệp dầu- khí có những tiêu chí nhất định trong việc sử dụng nguyên vật liệu bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, khả năng chế biến

dầu- khí của cả một bộ máy vận hành. Vì vậy thép không gỉ được lựa chọn làm vật liệu của các máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất trong chế biến dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và nhiên liệu khí đốt. Vượt trội hơn các loại thép khác, thép không gỉ có những ưu thế giúp nó trở thành vật liệu “vàng” cho ngành này. -Thép không gỉ là một loại thép hợp kim đặc biệt, có các nguyên tố Cr và Ni, trong đó phầm trăm Cr ,có khả năng chống lại môi trường ăn mòn. Thép không gỉ có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước, không khí và trong môi trường có nhiệt độ cao. Thép không gỉ có thể duy trì những đặc tính vốn có của nó ở tất cả các nhiệt độ khác nhau. Thông thường, các giàn khoan nằm giữa biển, chịu nhiệt độ và môi trường muối biển khắc nghiệt, các nhà máy chế biến luôn trong tình trạng vận hành công suất lớn, chỉ có thép không gỉ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu khó khăn đó nhằm đảm bảo cho tiến trình công việc được thuận lợi, sản phẩm đạt chất lượng. -Trong ngành công nghiệp dầu- khí, chắc chắn có sử dụng những hóa chất đặc biệt như axit, các chất độc hại hoặc dễ cháy nổ. Thép không gỉ giúp đảm bảo cho các ống dẫn truyền tách khỏi các tác nhân nguy hiểm này. -Dù ở điểm đóng băng hay bị nóng chảy, thép không gỉ là loại vật liệu duy nhất giữ được cấu trúc vốn có của nó. -Nhờ khả năng tạo hình và tính linh hoạt của mình, độ bền và dẻo…thép không gỉ giúp bảo vệ sản phẩm khỏi những va chạm. Nó cũng giúp cho việc tạo ra nhiều công cụ, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho chế biến dầu khí trong sự phát triển ngày càng đa dạng của công nghệ dầu khí. -Các ống dẫn bằng thép không gỉ sẽ có bề mặt láng mịn, dễ vệ sinh và bảo trì nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm và lây lan vi khuẩn. Việc dễ dàng vệ sinh và bảo trì còn giúp sản phẩm tránh hư hỏng, sử dụng được lâu hơn. -Tuổi thọ của thép không gỉ là một trong những ưu điểm giúp cho chúng chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp dầu- khí bởi nó vừa góp phần tạo ra kinh tế, vừa tiết kiệm đáng kể chi phí phát sinh. => Lựa chọn thép không gỉ 15Cr25Ti.

2.1. Cơ tính của vật liệu Cơ tính của thép không gỉ 15Cr25Ti theo tiêu chuẩn TCVN 2735-78 được cho trong bảng 1.1 Bảng 1.1: Cơ tính của thép không gỉ 15Cr25Ti Mác thép

Chỉ tiêu cơ tính

Độ bền kéo Kg lực/

Giới hạn chảy Kg lực/

Nhiệt độ làm việc

Độ dãn dài Độ thắt Độ dai va tương đối % tương đối% đập Kg lực/

Không nhỏ hơn 15Cr25Ti

45

30

20

45

-

20300

2.2. Thành phần hóa học của vật liệu cơ bản Thành phần hóa học của thép không gỉ 15Cr25Ti theo tiêu chuẩn TCVN 2735-78 được cho trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Thành phần hóa học thép không gỉ 15Cr25Ti Mác thép

Thành phần hóa học % C

Si

Mn

Cr

Ti

S Không lớn hơn

P Chống ăn mòn

15Cr25Ti

0,15

1,00

0,80

2427

5.C*0,80

0,025

0,035

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO Trong sản xuất có rất nhiều phương pháp chế tạo phôi khác nhau, tuỳ từng điều kiện cụ thể của từng dạng sản xuất và điều kiện sản xuất của từng nhà máy mà ta có phương pháp tạo phôi khác nhau. Điều cần chú ý khi chọn phôi là phôi phải có hình dáng gần giống như chi tiết cần gia công, như vậy sẽ giảm được các bước công nghệ, nguyên công cần thiết và lượng dư gia công không cần thiết. Từ đó sẽ giảm được chi phí ban đầu giảm giá thành sản phẩm sau này. Có rất nhiều cách chế tạo phôi khác nhau như phôi thép thanh, phôi đúc, phôi thép cán, phôi dập, phôi rèn. Do chúng ta chế tạo sản phẩm mặt bích hàn cổ dài, có hình dạng đơn giản và thuộc dạng sản phẩm chế tạo hàng loạt nên phương pháp phù hợp nhất là phương pháp đúc. 1.Các công nghệ đúc 1.1. Công nghệ đúc trong khuôn cát Đúc trong khuôn cát là dạng đúc phổ biến. Khuôn cát là loại khuôn đúc một lần (chỉ rót một lần rồi phá khuôn). Vật đúc tạo hình trong khuôn cát có độ chính xác thấp, độ bóng bề mặt kém, lượng dư gia công lớn, nhưng khuôn cát có ưu điểm là tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn và giá thành khuôn thấp. 1.2. Các công nghệ đúc đặc biệt a, Đúc trong khuôn kim loại Phương pháp này cơ bản giống đúc trong khuôn cát, nhưng có những đặc điểm riêng. Tốc độ kết tinh lớn nên cơ tính của vật đúc tốt. Độ nhẵn bề mặt và độ chính xác của lòng khuôn cao, nên chất lượng vật đúc tốt. Tuổi thọ của khuôn kim loại cao. Ngoài ra còn tiết kiệm được thời gian làm khuôn nên nâng cao năng suất và

giảm được giá thành. Tuy nhiên phương pháp này không đúc được vật đúc quá phức tạp, thành mòng và lớn. Vật đúc dễ bị nứt, không có tính lún và thoát khí. b, Đúc áp lực Phương pháp này có thể đúc được vật phức tạp, thành mỏng (15mm), đúc được các loại lỗ có kích thước nhỏ. Độ bóng và độ chính xác gia công cao. Cơ tính vật đúc cao nhờ mật độ vật đúc lớn. Ngoài ra năng suất đạt được cao. Phương pháp này thường dùng để đúc các kim loại màu, pít tông ô tô, xe máy hay cánh tỏa nhiệt. Tuy nhiên đúc áp lực không dùng được lõi cát và khuôn chóng bị mài mòn do dòng chảy áp lực của hợp kim ở nhiệt độ cao. c, Đúc li tâm Đúc được các vật tròn rỗng mà không cần lõi nên tiết kiệm đươc vật liệu và công làm lõi đúc. Vật đúc có tổ chức kim loại nhỏ mịn chặt không tồn tại rỗ sỉ khi có độ ngót nhưng khuôn đúc cần có độ bền cao do phải làm việc ở nhiêt độ cao và lực ép của kim loại lớn, độ chính xác của lỗ thấp chất lượng bề mặt lỗ kém. Phương pháp đúc li tâm đứng có thể đúc được các vật có chiều cao nhỏ và đường kính lớn. Phương pháp đúc li tâm nằm có thể đúc được các vật có đường kính nhỏ và chiều dày mỏng. d, Đúc trong khuôn mẫu chảy Phương pháp này đúc được các vật đúc có độ chính xác cao, không cần chế tạo lõi riêng. Độ nhẵn đảm bảo do bề mặt lòng khuôn nhẵn. Nhưng năng suất không cóa do quy trình đúc dài. Được dùng để đúc các kim loại quý như vàng, bạc,.. e, Đúc trong khuôn vỏ mỏng Đây là quá trình đúc trong khuôn cát đặc biệt, có thể đúc được những vật có độ chính xác cao. Đúc được các kim loại đen như gang, thép C, thép hợp kim. Nhưng quy trình đúc dài và giá thành cao. f, Đúc liên tục Thích hợp với các vật đúc dài, đúc các tấm kim loại cho cán, vật đúc không có độ co, rỗ sỉ, ít bị thiên tích.

2.Chi tiết mặt bích 2.1. Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi Lựa chọn phương pháp đúc bằng khuôn kim loại -Sản phẩm mặt bích cần chế tạo có các đặc điểm như có hình dạng đơn giản, làm việc trong môi trường đường ống dẫn khí nên độ chính xác không cần quá cao, là dạng sản phẩm chế tạo hàng loạt, chịu được nhiệt độ cao, chịu được va đập. -Đúc bằng khuôn kim loại cho ta sản phẩm đúc có độ chính xác và độ bóng cao hơn so với khuôn cát. -Có khối lượng riêng cao nên tổ chức vật đúc tốt chất lượng bề mặt cao, tính lún hầu như không có. -Không hút nước và bền nên vật đúc ít rỗ khí, ít nứt và các khuyết tật khác. -Dễ cơ khí hoá, tự động hoá, linh động trong sản xuất cho năng xuất tương đối cao. -Giảm hao phí kim loại cho hệthống rót vì không cần hệ thống rót lớn. -Đơn giản hoá quá trình đổkhuôn và làm sạch vật đúc. Chính vì vậy, lựa chọn phương pháp đúc bằng khuôn kim loại là phương pháp hợp lý. 2.2. Quá trình công nghệ chế tạo Sơ đồ QTCN thứ tự các nguyên công như sau Nguyên công 1

Nguyên công 2

Nguyễn công 3

Nguyên công 4

Chuẩn bị phôi

Khoan lỗ

Mài, lãm nhẵn

Kiểm tra

*Nguyên công 1: Chuẩn bị phôi - Chọn phôi: phôi đúc dày 16 mm Kích thước phôi theo tiêu chuẩn: +đường kính ngoài 200 mm

+đường kính trong 115 mm +cao 16 mm -Thông số kỹ thuật của chi tiết:

*Nguyên công 2: Khoan lỗ Chọn máy khoan với các thông số kỹ thuật dưới đây:

Khoan 8 lỗ như hình vẽ trên *Nguyên công 3: Mài Sau khi khoan lỗ xong ta tiến hành mài chi tiết để đam bảo làm nhẵn và phẳng ở bề mặt các lỗ đã khoan. Đảm bảo độ chính xác khi sử dụng bulong và đai ốc. Bề mặt chi tiết có mối hàn với phần ống cần làm nhẵn bề mặt. Để mài lại ta chọn máy mài góc 170 – 2500 watt do hãng Karess sản xuất.

Máy mài 2500 WSB-230

*Nguyên công 4: Kiểm tra Ta kiểm tra lại vị trí các chi tiết như trên bản vẽ, sau đó dùng giấy ráp đánh bóng chi tiết. Chi tiết sau khi gia công cần đạt được Ra=0,63 ở bề mặt phần đã được mài. Các lỗ khoan cần đạt Rz=20 và các bề mặt khác đạt được Rz=80. 3. Chi tiết phần ống 3.1. Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi Sử dụng phương pháp đúc li tâm với trục quay nằm ngang -Phôi đúc có đặc điểm thành mỏng, có chiều dài tương đối, đường kính ống nhỏ. -Tiết liệu được vật liệu và công làm lõi. -Bề mặt sản phẩm có độ chính xác không cao, chất lượng bề mặt lỗ kém. 3.2. Quy trình công nghệ chế tạo chi tiết

Sơ đồ thứ tự các nguyên công như sau:

Nguyên công 1

Nguyên công 2

Nguyên công 3

Mài

Kiểm tra

Chuẩn bị phôi, cắt phôi

*Nguyên công 1: Chuẩn bị phôi và cắt phôi - Chuẩn bị: phôi ống đúc dài từ 2m-3m. Đường kính ngoài đường ống cần thiết kế nhỏ hơn đường kính trong mặt bích khoảng 1-2mm. Kích thước theo tiêu chuẩn: +đường kính trong 100 mm +đường kính ngoài 112 mm -Kích thước phôi như trong hình vẽ:

-Kích thước chi tiết:

Ta sử dụng máy cắt ống xoay tròn nhập khẩu từ Nhật bản. Các thông số đã có ở trên. Sử dụng lưỡi dao cắt inox. Vết cắt cần đảm bảo độ chính xác.

*Nguyên công 3: Mài Sau khi cắt ống xong ta tiến hành mài chi tiết để đam bảo làm nhẵn và phẳng ở bề mặt vết cắt. Để mài lại ta chọn máy mài góc 170 – 2500 watt do hãng Karess sản xuất

Máy mài 2500 WSB-230 *Nguyên công 4: Kiểm tra Sau khi thực hiện các công đoạn trên, ta tiến hành kiểm tra lại thông số chi tiết theo bản thiết kế để đảm bảo tính chính xác. Chi tiết sau khi gia công cần đảm bảo đạt được Ra= 0,63 tại các bề mặt được mài. Các bề mặt còn lại đạt được

Ra= 80. 4. Hoàn thành sản phẩm mặt bích Quy trình hoàn thành sản phẩm

Nguyên công 1

Nguyên cô...


Similar Free PDFs