Bài thảo luận 4 Nhóm 2 - Lecture notes 2 PDF

Title Bài thảo luận 4 Nhóm 2 - Lecture notes 2
Author [QTKD44A1] Trương Đì
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 30
File Size 429.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 166
Total Views 479

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊLớp Quản trị kinh doanh 44ABUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯBẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤBộ môn: Hợp đồng dân sự và Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Nhóm: 02Thành viên:STT Họ và Tên MSSV 1 Đào Ngọc Hải Anh 1953401010004 2 Tr...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ Lớp Quản trị kinh doanh 44A1

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ Bộ môn: Hợp đồng dân sự và Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhóm: 02 Thành viên:

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Họ và Tên Đào Ngọc Hải Anh Trần Hà Anh Nguyễn Tấn Bảo Trương Đình Bảo Nguyễn Hồng Diệp Nhữ Hải Dương Nguyễn Lê Cẩm Giang Lê Thị Hà Lê Thu Hà Lý Thế Hồng

1

MSSV 1953401010004 1953401010010 1953401010011 1953401010012 1953401010023 1953401010027 1953401010032 1953401010033 1953401010034 1953401010046

MỤC LỤC Vấn đề 01: Đối tượng dùng để bảo đảm và tính chất phụ của biện pháp bảo đảm….5 Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP.HCM......5 Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang…………………………………………………………………………...……5 Tóm tắt quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh. …………………………………………………………………………6 1.1. Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ……………………………………………………...7 1.2. Đoạn nào của Bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?...........................................................................................7 1.3. Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?.......................................................7 1.4. Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?.............................................................8 1.5. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ…………………………………….........8 1.6. Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố?........................................................................................................................................9 1.7. Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?..........................................................................................................9 1.8. Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?..................................................9 1.9. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong Quyết định số 02……...9 1.10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?....................................................................................................................................10 1.11. Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp đã chấm dứt?...........................................................................................................................11 1.12. Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?..........................11 1.13. Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục không? Vì sao?...................................................................................................................11 Vấn đề 02: Đăng ký giao giao dịch bảo đảm………………………………………….13 2

Tóm tắt Bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội 2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm…….13 2.2. Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp phải đăng ký không? Vì sao?.....................................................................................................15 2.3. Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời?................................................................................15 2.4. Theo Tòa án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô hiệu không? Vì sao?...................................................................................................................15 2.5. Hướng của Tòa án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?................16 Vấn đề 03: Đặt cọc……………………………………………………………………...17 Tóm tắt Án lệ số 25/2018/AL; Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh………………………………….……….17 Tóm tắt bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh 3.1. Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp…………………...…18 3.2. Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc………………………………19 3.3. Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?.......................19 3.4. Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không? Vì sao?....................19 * Đối với Quyết định số 49 3.5. Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên nhận cọc như thế nào?................................................................................................................20 3.6. Theo Tòa giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?.............................................................................20 3.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc………………………………………………………...…...20 * Đối với Bản án số 26 3.8. Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?...................................21 3.9. Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có thuyết phục không? Vì sao?..........................................................................................................21

3

3.10. Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số 25/2018/AL không? Vì sao?...............................................................................................................................22 Vấn đề 04: Bảo lãnh…………………………………………………………………….23 Tóm tắt Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…………………………………………………………………23 Tóm tắt Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao……………………………………………………………………………......23 4.1. Những đặc trưng của bảo lãnh………………………………………………………24 4.2. Những thay đổi của BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh……………………....24 * Đối với Quyết định số 02 4.3. Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín dụng là quan hệ bảo lãnh?...........................................................................................................26 4.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán……………....26 4.5. Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?........................................................................................................26 * Đối với Quyết định số 968 4.6 Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?...............................................26 4.7. Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?.........................27 4.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên quan đến vấn đề liên đới nêu trên………………………………………………………………......27 4.9. Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh…………………………………………………………………………………….…28 4.10. Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?.................28 4.11. Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?.........28 4.12. Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết……………………….….29 4.13. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm…………...30

4

VẤN ĐỀ 1 ĐỐI TƯỢNG DÙNG ĐỂ BẢO ĐẢM VÀ TÍNH CHẤT PHỤ CỦA BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

-

Tóm tắt Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP.HCM. Nguyên đơn là ông Phạm Bá Minh và bị đơn bà Bùi Thị Khen và ông Bùi Khắc Thảo về vụ kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ vay tiền. Lí do tranh chấp: Vào ngày 14/09/2007 bà Khen và ông Thảo có thế chấp cho ông Minh một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng lãi xuất thỏa thuận là 3%/ tháng. Khi hết hạn hợp đồng, do bà Khen và ông Thảo không có khả năng thanh toán nên kéo dài số nợ trên cho đến nay. Ông Minh yêu cầu bà Khen và ông Thảo trả tiền lãi và tiền nợ là 70.000.000 đồng. Quyết định của Tòa án: Bác bỏ yêu cầu kháng cáo của ông Minh, buộc bà Khen và ông Thảo thanh toán 38.914.800 đồng cho ông Minh. Ông Minh có trách nhiệm trả lại cho bị đơn giấy chứng nhận sạp D29.

-

Tóm tắt Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang. Chủ thể: - Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Ôn, bà Lê Thị Xanh. - Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Rành, bà Hồ Thị Hết. Tranh chấp về vấn đề: Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất. Lý do tranh chấp: Vào năm 1995, ông Ôn và bà Xanh có cầm cố cho ông Rành 3000m2 đất với giá 30 chỉ vàng 24k. Vợ chồng ông Rành đã giao đủ vàng, hai bên thỏa thuận 3 năm sẽ chuộc lại, nếu không chuộc lại thì ông sẽ canh tác vĩnh viễn. Hiện tại, phần đất tranh chấp vợ chồng ông Rành đang canh tác và còn 2,5 tháng sẽ thu hoạch.

5

Quyết định của Tòa án: + Quyết định dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành: Hủy hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất đối với phần đất 3.072,7m2, buộc ông Rành phải giao trả lại phần đất 3.072,7m2 cho ông Ôn, bà Xanh và yêu cầu ông Ôn, bà Xanh liên đới trả cho ông Rành hết 30 chỉ vàng 24k (loại vàng nhẫn). + Tại Quyết định Giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang và cho rằng: giao dịch giữa ông Ôn, bà Xanh và ông Rành là giao dịch tương tự như là giao dịch cầm cố tài sản phải áp dụng nguyên tắc tương tự là các quy định về cầm cố tài sản để giải quyết, cũng như hủy bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành về việc “Tranh chấp hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất”.

-

Tóm tắt quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao tại Tp. Hồ Chí Minh. Nguyên đơn: Ngân hàng Liên doanh V. Bị đơn: Công ty PT. Tranh chấp về: Hợp đồng thế chấp. Lý do tranh chấp: Ngân hàng V và Công ty PT đã ký kết các hợp đồng tín dụng, Để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, các bên bảo lãnh đã ký kết các hợp đồng thế chấp, trong đó có Hợp đồng thế chấp bất động sản được ký kết với ông Trần T, bà Trần Thị H là bên bảo lãnh. Hợp đồng này đã được tất toán tương ứng với khoản vay tuy nhiên ngân hàng muốn xử lý tài sản thế chấp cho khoản vay khác. Hướng giải quyết của Tòa án: - Hủy Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm: tuyên hợp đồng thế chấp có hiệu lực pháp luật. Ngân hàng V có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp - Giữ nguyên Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm: tuyên hợp đồng thế chấp chấm dứt hiệu lực. Ngân hàng phải trả lại cho ông T, bà H bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

6

1.1.

Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

- Tài sản bảo đảm: + Theo Khoản 1, Điều 295: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm”, quy định này thể hiện hai điểm mới: -

Thứ nhất là không yêu cầu điều kiện tài sản phải “được phép giao dịch” như quy định tại khoản 1 Điều 320 BLDS năm 2005. Thứ hai, tài sản bảo đảm có thể là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ được bảo đảm (bên bảo đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm) hoặc của người thứ ba (bên bảo đảm và bên có nghĩa vụ được bảo đảm là 02 chủ thể khác nhau).

+ Tại Khoản 2, Điều 295: “Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được”. Pháp luật quy định, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng yêu cầu về tài sản bảo đảm phải xác định được nhằm hạn chế việc dùng tài sản hình thành trong tương lai mà chưa được xác định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự vì các bên đứng trước nguy cơ hiệu lực của hợp đồng bị tác động bởi việc mô tả tài sản bảo đảm chung chung và không xác định được. 1.2.

Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?

Đoạn trích dẫn của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay: “Ông Phạm Bá Minh trình bày: Ông là chủ doanh nghiệp cầm đồ Bá Minh. Vào ngày 14-09-2007 bà Bùi Thị Khen và ông Bùi Khắc Thảo có thể chấp cho ông một giấy sử dụng sạp D2- 9 tại chợ Tân Hương để vay là 6 tháng, lãi suất thỏa thuận là 3 % tháng. [...] Bị đơn bà Bùi thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo xác nhận: Có thế chấp một tờ giấy sạp D2-9 tại chợ tân Hưng để vay 60.000.000 đồng Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh. Lãi suất 3 % tháng”. 1.3.

Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao? Giấy chứng nhận sạp không phải là tài sản. Cơ sở pháp lý: + Khoản 1, Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” + Khoản 9, Điều 3 Nghị định số 163 / 2006 / NĐ CP. 7

• Tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành, Giấy chứng nhận sạp không phải do Ngân hàng Nhà nước phát hành nên đây không phải là tiền. • Giấy tờ có giá theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng thì Giấy chứng nhận sạp không phải là giấy tờ có giá Quyền tài sản theo Điều 115 BLDS 2015 thì Giấy chứng nhận sạp không phải là quyền tài sản. • Vật (phụ thuộc vào ý chí của các bên hướng đến để xét khi nào là vật, khi nào không phải là vật). Giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận quyền được sử dụng sạp để bà Khen buôn bán tại chợ Tân Hưng, không thuộc quyền sở hữu của bà Khen, bà chỉ được sử dụng chứ không có đặc quyền nào khác đối với cái sạp, cái sạp đó không phải là tài sản của bà nên giấy chứng nhận sử dụng sạp không nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá trị tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP và cũng không là vật , tiền và quyền tài sản, do vậy giấy chứng nhận sạp không là tài sản. 1.4.

Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ dân sự không được chấp nhận. Đoạn của bản án cho thấy câu trả lời: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cấm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hưng là giấy đăng ký sử dụng sạp, không phải quyền sở hữu, nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”. 1.5.

Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa với việc dung giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.

Tòa án xét thấy, sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố, nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ tân Hưng chỉ là giấy đăng kí sử dụng sạp chứ không phải quyền sở hữu nên giấy chứng nhận trên không dủ cơ sở pháp lý mà để bà Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh. Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 295 BLDS 2015. Vậy, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Theo đó tài sản cầm cố nếu không thuộc quyền sở hữu của bà Khen thì bà Khen chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền định đoạt trong giao dịch cầm cố sạp để trả nợ.

8

1.6.

Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố?

Trong Quyết định số 02 đoạn cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để cầm cố là: “Ngày 30/8/1995 vợ chồng ông Võ Văn Ôn và bà Lê Thị Sang cùng ông Nguyễn Văn Rành thỏa thuận việc thục đất. Hai bên có lập “Giấy thục đất làm ruộng” với nội dung giống như việc cầm cố tài sản”. 1.7.

Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?

Văn bản hiện hành có cho phép quyền sử dụng đất để cầm cố. Với quy định hiện nay của BLDS 2015 và Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn là không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Bởi lẽ, BLDS 2015 cho phép cầm cố bất động sản, Luật Đất đai 2013 không cấm cầm cố quyền sử dụng đất. Căn cứ Khoản 1, Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà không có quy định hạn chế quyền của người sử dụng. Do đó, người sử dụng đất hoàn toàn có quyền cầm cố quyền sử dụng đất theo quy định của BLDS 2015. 1.8.

Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Trong quyết định trên, Tòa án đã chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố. Đoạn trong quyết định cho thấy điều này: “Xét việc giao dịch thục đất nêu trên là tương tự với giao dịch cầm cố tài sản, do đó phải áp dụng nguyên tắc tương tự để giải quyết. Về nội dung thì giao dịch thục đất nêu trên phù hợp với quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự (tại Điều 326, 327), do đó cần áp dụng các quy định về cầm cố tài sản của Bộ luật dân sự để giải quyết mới đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên giao dịch.” 1.9.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 02.

- Hướng giải quyết trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý và thuyết phục. - Căn cứ vào Điều 309 BLDS 2015 có quy định: “ Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ” và Khoản 2, Điều 310 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký”, điều này đã cho thấy khả năng cầm cố bất động sản nếu luật cho phép. 9

- Như vậy, theo quy định của BLDS 2015 chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng quyền sử dụng đất để cầm cố: ■ Thứ nhất: Theo Khoản 1, Điều 107 BLDS 2015 quy định: “1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật”; và theo quy định tại Khoản 1, Điều 105 BLDS 2015; Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Mặc dù BLDS 2015 không quy định quyền sử dụng đất là bất động sản nhưng trong Luật Kinh doanh bất động sản đã có nhiều điều khoản quy định cho thấy quyền sử dụng đất là bất động sản. ■ Thứ hai, BLDS 2015 cho phép cầm cố bất động sản, Luật Đất đai 2013 không cấm cầm cố quyền sử dụng đất. Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất “được” thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (Khoản 1, Điều 167) mà không có quy định hạn chế quyền của người sử dụng. ■ Thứ ba, theo Khoản 2, Điều 3 BLDS 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Điều này cho thấy chỉ cần giao dịch cầm cố quyền sử dụng đất được xác lập trên nguyên tắc này thì sẽ được pháp luật chấp nhận. → Do đó, hoàn toàn có thể cầm cố quyền sử dụng đất miễn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 1.10. Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao? Trong quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để đảm bảo cho nghĩa trụ trả nợ khoản vay của công ty PT ngân hàng theo Khoản 1, Điều 317 BLDS 2015: “1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sả...


Similar Free PDFs