Bài Thảo Luận Thứ 3 - Bài Thảo luận PDF

Title Bài Thảo Luận Thứ 3 - Bài Thảo luận
Author Như Quỳnh
Course Luật, Hành chính nha nước
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 353.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 212
Total Views 496

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚCMÔN HỌC: LUẬT DẤN SỰBUỔI THẢO LUẬN THỨ BA(TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN)GIẢNG VIÊN: LÊ ĐẶNG PHƯƠNG UYÊNHỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ NHƯ QUỲNHMSSV: 2053801014228MỤC LỤCPHẦN 1 TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN.........................................


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

MÔN HỌC: LUẬT DẤN SỰ BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA (TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN) GIẢNG VIÊN: LÊ ĐẶNG PHƯƠNG UYÊN HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ NHƯ QUỲNH MSSV: 2053801014228

MỤC LỤC PHẦN 1 TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN..................................................1 Câu 1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá...................................................................................................3 Câu 2 Trong thực tiễn xét xử, “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?.................................................................................................3 Câu 3 Trong thực tiễn xét xử, “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không?..........................................................................................................................4 Câu 4 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài);............4 Câu 5 Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?..................................................5 Câu 6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”..........................5 Câu 7 Bitcoin là gì?..................................................................................................5 Câu 8 Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?..............6 Câu 9 Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết...........................................................................................7 Câu 10 Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam...................................................................7 Câu 11 Quyền tài sản là gì?........................................................................................8 Câu 12 Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không?...................................................................................................8 Câu 13 Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?..............................................................................9 Câu 14 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dấn tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)?............................................................................................................................9 PHẦN 2 CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU........................................................9 Câu 15 Tóm tắt bản án số 111/2013/DS-GĐT ngày 09 tháng 9 năm 2013 tại Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án Nhân dân tối cao.................................................................9

Câu 16 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?......................................................................................10 Câu 17 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.....................................................................11 Câu 18 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.....................................................................11 Câu 19 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?....................................................................12 Câu 20 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.................................................................................................12 Câu 21 Theo anh/chị, gia đình chị Vân có dược xác lập quyền sở hữu với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao?...............13 PHẦN 3 CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN......................................................13 Câu 22 Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời…...........................................................................................................13 Câu 23 Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời……………..........................................................................................................13 Câu 24 Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý……………………………………………………………………………………14

1

PHẦN 1 TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN Tóm tắt bản án số 06/2017/QĐ-PT ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà. Nguyên đơn là ông Phan Hai sinh năm 1939 có quyền khởi kiện ông Phan Quốc Thái, yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DS-DK cấp ngày 23/7/1999 của Uỷ ban nhân dân huyện Diên Khánh mang tên Lương Thị Xàm. Ngày 15/5/2017, nguyên đơn ông Phan Hai kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nêu trên lý do: Toà án cho răng ông Phan Hai không cung cấp được Giấy uỷ quyền của ông Phan Trọng Nguyên và ông không cung cấp giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DS-DK cấp ngày 23/7/1999 của Uỷ ban nhân dân huyện Diên Khánh là không thoả đáng. Do kháng cáo không được chấp nhận nên ông Phan Hai phải chịu án phí dấn sự phúc thẩm, được trừ vào 300.000 đồng tiền tạm ứng á phí dân sự phúc thẩm. Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Toà án nhân dân huyện Long Hồ- tỉnh Vĩnh Long. Nguyên đơn là ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H sinh khởi kiện bà Nguyễn Thị Thuỷ T yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1m2 cấp cho hộ ông Võ Văn B. Ngày 18/10/2012 đã làm đơn mất cớ được UBND xã Thanh Đức xác nhận. UBND huyện Long Hồ đã ban hành quyết định số 3643/QĐ-UBND huỷ bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B bị mất, ngày 14/11/2012 UBND huyện Long Hồ đã cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho hộ ông B mang số hiệu BM 904331. UBND huyện Long Hồ đã ra quyết định số 681/QĐUBND ngày 18/02/2016 huỷ bỏ quyết định số 3643/QĐ-UBND và thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 904331 do bà T tranh chấp và đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AM 090902 cho thấy giấy này không bị mất. Bà T có giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1m2 của ông Võ Văn B. Bà T không đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông B và bà H, bà T chỉ đồng ý trả lại khi ông B và bà H trả đủ số tiền 120.000.000 đồng. Tóm tắt bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21 tháng 9 năm 2017 của Toà án nhân dân tỉnh Bến Tre. Người khởi kiện là ông Nguyễn Việt Cường có đơn khởi kiện Chi cục trưởng Chi cục thuế Thành phố Bến Tre và Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre yêu câu Toà án huỷ Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố tỉnh Bến Tre và Quyết định 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre. Trước đó ông Cường có tham gia mua bán tiền kỹ thuật số và kiếm được một số tiền lời. Trong giai đoạn ông tham gia mua bán tiền ảo trên mạng Internet, hình thức kinh 1

doanh này không vi phạm pháp luật, nhưng do đây là loại hình kinh doanh mới nên pháp luật về thuế vẫn còn chưa kịp điều chỉnh. Ông đã đi đăng ký kinh doanh ngành nghề này tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre nhưng các loại tiền ảo không được coi là hàng hóa để đăng ký kinh doanh ngành Thương mại điện tử theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP , nộp thuế với lý do chủ yếu: thời điểm đó, hình thức kinh doanh này chưa có tên và mã số ngành nghề trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, Bộ Công thương và Chính phủ khẳng định tiền ảo không phải là hàng hóa. Ông đã gửi các tài liệu có liên quan của Bộ Công thương và Chính phủ quy định rõ tiền ảo không phải là hàng hóa cho người đại diện Chi cục thuế và Cục thuế để xem xét. Tuy nhiên, Chi cục thuế và Cục thuế đã không xém xét mà còn tính thuế đối với ông một cách bất hợp lý. Tóm tắt Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10 tháng 4 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị H khởi kiện bà Nguyễn Thị Kim L về vụ án dân sự tranh chấp chia tài sản chung việc mua hoá giá nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cha mẹ của bà H là cụ Nguyễn Thanh T và cụ Lâm Thị C có 3 đứa con chung là bà H, ông Nguyễn Văn T1 và ông Nguyễn Văn T2(có vợ là bà Hồ Thị H4 và có 4 người con chung là Nguyễn Hồ Thanh C1, Nguyễn Hồ Hoàng Đ, Nguyễn Thị An t2 và Nguyễn Thị Mỹ D). Từ năm 1976, cụ T chung sống với cụ Lê Thị T4( không đăng ký kết hôn), khoảng đầu năm 1976, cụ T được Quân đội cấp căn nhà số 63(tầng 2) đường V, phường X. 27/8/1995, cụ T chết không để lại di chúc, Nguyễn Thị L là con riêng của cụ T4 đã đứng tên làm hợp đồng thuê căn nhà trên và xin mua hoá giá căn nhà. Khi biết được việc làm này của bà L thì bà đã có đơn khiếu nại, bà H yêu cầu Tòa án chia nhà số 63 đường B theo pháp luật cho các thừa kế của cụ T bao gồm cụ T4, bà, ông T1, ông T2, bà L (nếu chứng minh được là con nuôi hợp pháp) và yêu cầu bà L hoàn trả tiền cho thuê nhà từ năm 1998 đến nay là khoảng 2.000.000.000 đồng. Năm 1993, cụ T lập giấy ủy quyền cho bà L được trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với căn nhà số 63 đường B; cụ T viết rõ trong giấy ủy quyền là giấy ủy quyền có giá trị trong khi cụ còn sống và kể cả khi cụ chết. Theo nhận định của Tòa án, đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ông T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T. Tại Biên bản giải quyết khiếu nại ngày 05-7-2001 của Thanh tra Bộ Quốc phòng, hai bên đã thỏa thuận thống nhất “…đồng ý để bà L đứng tên mua căn nhà 63 đường B. Việc phân chia sau khi đã trừ đi những khoản chi phí nghĩa vụ đối với Nhà nước, giá trị còn lại do chị em bàn bạc thỏa thuận, nếu không được thì giải quyết theo pháp luật”. Ngày 09-10-2002, bà L và chồng (ông Nguyễn Phi H3 đã chết năm 2006) được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nêu trên. Như vậy, việc bà L mua được căn nhà số 63 đường B nêu trên là do có sự thống nhất, thỏa thuận giữa bà H, ông T1 với bà L ngày 05-72001 thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua hóa giá nhà. Do đó, có căn cứ xác định nhà số 63 đường B là tài sản chung của bà H, ông T1 và bà L. 2

Câu 1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá. Trả lời: Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Giấy tờ có giá được xác định là một loại tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng trong Bộ luật Dân sự cũng không có quy định cụ thể về khái niệm “giấy tờ có giá”. Tuy nhiên, hiện nay trong quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 8 Điều 6 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN, Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN có quy định cụ thể về khái niệm giấy tờ có giá như sau: “Giấy tờ có giá được xác định là một loại giấy tờ có giá trị như chứng cứ, bằng chứng để xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá (thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng…) với người sở hữu giấy tờ có giá (ví dụ người mua trái phiếu, tín phiếu…) trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác trong giao dịch ghi nợ này”. Ví dụ: Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005; Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005; Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Điểm 16, Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009. Câu 2 Trong thực tiễn xét xử, “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Trả lời: Trong thực tiễn xét xử phần lớn các bản án đều không công nhận “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận uyền sở hữu nhà” là tài sản. Ở Quyết định số 06 thì Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dựng đất và các quyền tài sản khác”. Theo Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá. Ở Quyết định số 39 thì câu trả lời không thực sự rõ ràng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng theo nhận định của Tòa án thì trong đoạn “ UBND huyện Long Hồ đã ban hành quyết định số 3643/QĐ-UBND hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B bị mất và ngày 14/11/2012 Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ đã 3

cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ ông B mang số hiệu BM 904331. Sau đó bà T tranh chấp và đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất AM 090902 cho thấy giấy này không bị mất nên UBND huyện Long Hồ đã ra quyết định số 681/QĐ.UBND ngày 18/2/2016 hủy bỏ quyết định số 3643/QĐ.UBND và thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 904331” thì có thể nói rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B là tài sản và là loại giấy tờ có giá vì khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ của ông B do bà T nắm giữ và không bị mất cũng như quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới của UBND huyện Long Hồ. Câu 3 Trong thực tiễn xét xử, “ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? Trả lời: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản theo quy định tại Điều 105, Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 và Khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013. Ở quyết định số 6 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản theo quyết định của Tòa án vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất gắn liền với đất. Còn ở Bản án số 39 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản vì cũng giống như quyết định số 6 là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất của người có quyền sử dụng đất. Câu 4 Suy nghĩ của anh/ chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài); Trả lời: Trong quyết định số 06 của Tòa án thì ở đoạn “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là loại văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá” thì có thể thấy rằng Tòa án đã căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 để ra khẳng định trên. Nếu nhìn từ khái niệm tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” thì cách giải quyết trên của Tòa án là đúng bởi vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khẳng định của Tòa án chỉ là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất gắn liền với đất cho nên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản theo quy định tại Điều 105 và Điều 115 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và trong hai quy định này đều coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là quyền tài sản của người sử dụng đất vì Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 4

lần đầu đối với thửa đất xác định. Cho nên hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” phù hợp với quy định tại Điều 105, Điều 115 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013. Câu 5 Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? Trả lời: Nếu áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Vì theo Khoản 1 điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, căn cứ vào Điều 115 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, quyền tài sản. Còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không phải là tài sản. Câu 6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”. Trả lời: Hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của ông B và bà H liên quan đến quyền về tài sản gắn liền với đất. Có thể thấy Hội đồng xét xử đã căn cứ Khoản 2 Điều 4 “ Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định” ; Khoản 14 Điều 26 “Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật” Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015 để xác định yêu cầu đòi trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc căn cứ này là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thẩm quyền của Tòa án bởi việc từ chối vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng cũng như việc giải quyết vụ việc dân sự liên quan đến giấy chứng nhận đã góp phần bảo vệ quyền lợi của ông B và bà H. Đồng thời về quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử là chấp nhận yêu cầu của ông B và bà H buộc bà T có nghĩa vụ giao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...


Similar Free PDFs