BÀI Thuyết trình MÔN Cnxhkh cô Vân - ueh PDF

Title BÀI Thuyết trình MÔN Cnxhkh cô Vân - ueh
Author Hồ Trung
Course Chủ Nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 21
File Size 479.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 237
Total Views 625

Summary

Download BÀI Thuyết trình MÔN Cnxhkh cô Vân - ueh PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài 2: NGUYÊN LÝ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN DỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Khánh Vân Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài 2: NGUYÊN LÝ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN DỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Khánh Vân Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2022

1

DANH SÁCH NHÓM 2 St t

Họ & Tên

Lớp

Công Việc Thực Hiện

Mức Độ Ký Tên Hoàn Thành 100%

1

Nguyễn Đỗ Trọng (Nhóm trưởng)

FB014 Làm powerpoint thuyết

2

Lý Gia Hân

FB014 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

3

IN001 Thuyết trình.

100%

4

Nguyễn Cao Tường Minh Nguyễn Hoàng Bảo

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

5

Trần Hoàng Anh

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

6

Kpă Phạm Ngọc Bảo Anh

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

7

Đỗ Nguyễn Đăng Khoa

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

8

Nguyễn Vân Khánh

IN001 Chỉnh sửa câu từ, nội

100%

9

Hồ Nguyên Trung

FB015 Soạn lời mở đầu và kết

100%

10 Lê Văn Tuyên

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

11 Mã Huỳnh Vĩnh Nghi

IN001 Làm các trang bìa, chỉnh

100%

12 Huỳnh Thị Phương

IN001 Thuyết trình.

100%

trình.

nội dung phần 1.

nội dung phần 1.

nội dung phần 3.

nội dung phần 3.

nội dung phần 1.

dung bài tiểu luận.

luận.

nội dung phần 3.

sửa hình thức bài tiểu luận.

2

Thảo 13 Nguyễn Như Quỳnh

AC00 8

Tìm tài liệu, hoàn thành nội dung phần 2.

100%

14 Phạm Minh Hiếu

FB015 Tìm tài liệu, hoàn thành

100%

15 Trần Nguyễn Anh Tú

FB005 Thuyết trình.

100%

nội dung phần 3.

3

Nhận xét của giáo viên

Điểm

4

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................6 1

Lý do nghiên cứu đề tài....................................................................................6

2

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................6 2.1

Mục đích nghiên cứu....................................................................................6

2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6

3

Đối tượng nghiên cứu........................................................................................7

4

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài..................................................................7

NỘI DUNG...............................................................................................................8 1

DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA........................................8 1.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ................................................8 1.1.1 Quan niệm về dân chủ...............................................................................8 1.1.2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ...............................................................9 1.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa............................................................................10 1.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.................................10 1.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.............................................10

2 MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.............................................................................13 3

DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ Ở VIÊT NAM................................15 3.1 Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........................................................15 3.1.1 Sự ra đời, phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........15 3.1.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.........................15 3.2

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay...........................16

KẾT LUẬN............................................................................................................18 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................19

5

LỜI MỞ ĐẦU 1

Lý do nghiên cứu đề tài

Về vấn đề dân chủ, đặc biệt nền dân chủ nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn là một vấn đề đáng quan tâm. Bởi bên cạnh việc là tiếng nói thể hiện quyền con người, “dân chủ” còn thể hiện khả năng quản lý và sự tận tâm dành cho người dân của bộ máy chính trị trong một nhà nước xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước vốn gắn liền, đại diện cho ý chí và lợi ích của nhân dân lao động. Hơn nữa, dân chủ trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam vẫn đang trong quá trình cải thiện, xây dựng và phát triển mỗi ngày. Có thể nhận định rằng nó vẫn chưa hoàn thiện. Và ở một số cơ quan, một số vùng vẫn còn chưa phát huy tốt nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Hay thậm chí bị xem nhẹ và làm trái với quyền dân chủ chính đáng của người dân. Chính vì lý do đó, nhóm chúng em chọn đề tài “DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” để thực hiện nghiên cứu.

2

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

o Hiểu rõ và nắm vững bản chất cơ bản của nền dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng. o Khẳng định sự tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đứng lên phê phán những quan điểm sai trái phủ nhận sự tiến bộ của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Và biết nhìn nhận những điều chưa đúng, sai trái với tư tưởng về vấn đề dân chủ đang diễn ra để đưa ra những giải pháp tốt nhất. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu o Hiểu rõ lịch sử, bản chất của nền dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa. o Xác định những vấn đề thực tiễn của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay. o Liên hệ với nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp để xây dựng, nâng cao nên dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay. 6

3

Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về: o Bản chất của dân chủ. o Liên hệ thực tiễn đến nền dân chủ của Nhà Nước XHCN Việt Nam.

4

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài với mong muốn được tìm hiểu, học hỏi và nâng cao nhận thức của bản thân về các mối quan hệ, cách vận hành và thực trạng hiện nay của nền dân chủ XHCN trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Chúng em muốn được là công dân của một đất nước có nền dân chủ văn minh, tiến bộ. Để từ đó có những hành động dù là nhỏ cũng thể hiện được tinh thần ủng hộ và nâng cao nhận thức cho mọi người xung quanh về nền dân chủ và quyền con người. Bên cạnh đó, lên án những hành động, suy nghĩ sai lệch, không đúng đắn về việc tôn trọng quyền dân chủ.

7

NỘI DUNG 1 DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 4.1 Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ 4.1.1 Quan niệm về dân chủ Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VII – VI trước công nguyên. Thuật ngữ dân chủ (demokratos) được ghép từ chữ nhân dân (Demos) và quyền lực haycai trị (Kratos). Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân. Nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm, là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức nhà nước, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức nhà nước chính trị - xã hội. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ bao gồm các nội dung: o Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước. o Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ. o Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc – nguyên tắc dân chủ. Với những nội dung nêu trên, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định, dân chủ phải được coi là mục tiêu, tiền đề, là phương tiện để giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Dân chủ là phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong. Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội (giá trị nhân loại chung), nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin với điều kiện cụ thể Việt Nam, theo chủ tịch Hồ Chí Minh dân chủ là khát vọng muôn đời của con người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn: “dân là chủ” và “dân làm chủ”.

8

Người đã từng nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Bác nói: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân là chủ” và “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”. Người còn cho rằng, dân chủ còn được thể hiện ở các lĩnh vực như: chính trị kinh tế, văn hóa, xã hội,… Trong đó dân chủ trong kinh tế và chính trị là quan trọng nhất. Dựa trên các cơ sở quan niệm và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã chủ trương xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quán triệt tư tưởng: “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân” và những điều được trích ra từ trang 327 Đang Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới từ “toàn bộ tổ chức” đến”pháp luật bảo đảm” thì chúng ta có thể thấy cách mà Đảng ta tiếp cận để xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa như thế nào và ta có thể hiểu Dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử xã hội nhân loại. 4.1.2 Sự ra đời, phát triển của dân chủ Từ thời nguyên thủy, cách đây hàng ngàn năm, con người đã hợp tác để sản xuất, để chống thiên tai, thú dữ, đã có những hoạt động chung mang tính cộng đồng và cử ra những người đứng đầu, đồng thời sẵn sàng phế truất họ nếu không thực thi được những qui định do cộng đồng đưa ra. Đến thời chiếm hữu nô lệ, giai cấp chủ nô đã lập ra nhà nước là nhà nước dân chủ. Khi đó khái niệm dân chủ đã được sử dụng, nhưng từ “dân” được giới chủ nô quy định là: giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và người tự do, còn lại đa số nhân dân thành nô lệ thì không là dân. Về thực chất thì giai cấp chủ nô đã lấy đi quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất do giai cấp tư hữu thống trị xã hội, nhà nước vẫn là nhà nước áp bức bóc lột nhân dân. Trong chế độ dân chủ tư sản thì đó cũng là nhà nước bóc lột nhân dân. Khi Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thành công, nhân dân lao động đã giành được quyền làm chủ tư liệu sản xuất , chính quyền, làm chủ xã hội, thiết lập nhà nước XHCN, thiết lập nền dân chủ XHCN, do đó quyền dân chủ đã được chuyển qua cho đa số nhân dân. 9

Từ xưa đến nay đã có 3 nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. 4.2 Dân chủ xã hội chủ nghĩa 4.2.1 Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời nhằm tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ trong lịch sử. Đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài, sau dân chủ tư sản, tất yếu xuất hiên một nền dân chủ mới, đó là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa), được hình thành từ cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Paris từ những năm 1871, mãi đến năm 1917, sau cuộc Cách mạng tháng Mười mới chính thức được xác lập. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời phát triển từ thấp đến cao, dần được hoàn thiện và kế thừa giá trị của các nền dân chủ trong lịch sử. Khi xã hội đạt đến trình độ phát triển rất cao, không còn sự phân chia giai cấp thì dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng sẽ tiêu vong, lúc này xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức độ hoàn thiện. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, đây là một quá trình lâu dài. Theo đó, “dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dần chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”. Tuy nhiên, để chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự quyền lực thuộc về nhân dân, ngoài yếu tố giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua Đảng Cộng sản, đòi hỏi cần nhiều yếu tố như trình độ dân trí, xã hội công dân, việc tạo dựng cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền làm chủ nhà nước và quyền tham gia vào các quyết sách nhà nước, điều kiện vật chất để thực thi dân chủ. 4.2.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Như mọi loại hình dân chủ khác, dân chủ vô sản, theo V.I.Lênin, không phải là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người; nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số… Rằng, dân chủ trong chủ nghĩa xã hội bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ đó càng hoàn thiện bao nhiêu, càng nhanh tới ngày tiêu vong bấy nhiêu. Dân chủ vô sản loại bỏ quyền dân chủ

10

của tất cả các giai cấp là đối tượng của nhà nước vô sản, nó đưa quảng đại quần chúng nhân dân lên địa vị của người chủ chân chính của xã hội. Với tư cách là đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hóa của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất cơ bản sau: bản chất chính trị, bản chất kinh tế và bản chất tư tưởng – văn hóa – xã hội. 4.2.2.1 Bản chất chính trị Dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng của giai cấp công nhân (đảng Mác Lênin) mà trên mọi lĩnh vực xã hội đều thực hiện quyền lực của nhân dân, thể hiện qua các quyền dân chủ, làm chủ, quyền con người, thỏa mãn ngày càng cao hơn các nhu cầu và các lợi ích của nhân dân. Theo chủ nghĩa Mac – Lenin bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là: sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng của giai cấp công nhân, mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, bởi vì, đảng Cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Với nghĩa này, dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là những người làm chủ những quan hệ chính trị trong xã hội. Họ có quyền giới thiệu các đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ, nhân viên nhà nước. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước của nhân dân chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị. Bàn về vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì bao nhiêu quyền lực đều là của dân, bao nhiêu sức mạnh đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều là vì dân... Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, khác với các cuộc cách mạng xã hội trước đây là ở chỗ nó là cuộc cách mạng của số đông, vì lợi ích của số đông nhân dân. Quyền được tham gia rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước chính là nội dung dân chủ trên lĩnh vực chính trị.

11

Xét về bản chất chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc. Do vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khác về chất so với nền dân chủ tư sản ở bản chất giai cấp (giai cấp côngnhân và giai cấp tư sản); ở cơ chế nhất nguyên và cơ chế đa nguyên; một đảng hay nhiều đảng; ở bản chất nhà nước (nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền tư sản). 4.2.2.2 Bản chất kinh tế Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ hiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao động. Bản chất kinh tế đó chỉ được bộc lộ đầy đủ qua một quá trình ổn định chính trị, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin và quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trước hết đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về các tư liệu sản xuất chủ yếu; quyền làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm... của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công... đối với đa số nhân dân. Khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu. 4.2.2.3 Bản chất tư tưởng - văn hóa - xã hội Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, làm chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới. Được kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng - văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc... Trong đó, nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển cá nhân. Dưới góc độ này dân chủ là một thành tựu văn hoá, một quá trình sáng tạo văn hoá, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.

12

Có sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ra sức động viên, thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Tóm lại, với những bản chất nêu trên, dân chủ xã hội chủ nghĩa trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản. 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau, là điều kiện, nền tảng để thực hành cho cả hai. Đảng Dân Chủ là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nhà nước ...


Similar Free PDFs