BÁO CÁO ĐỀ LUẬN MÔN Traditional Instrument PDF

Title BÁO CÁO ĐỀ LUẬN MÔN Traditional Instrument
Course Intermediate Business English
Institution FPT University
Pages 14
File Size 493.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 321
Total Views 507

Summary

Cần Thơ, tháng 2 năm 2022BÁO CÁO ĐỀ LUẬN MÔNTRADITIONAL INSTRUMENTLeture: Nguyễn Văn Quyết Studen’s name: Đinh Nhung Ngọc Class: SP22. Roll number: CSContents1. Đàn Tỳ Bà................................................................1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà........................................1 C...


Description

BÁO CÁO ĐỀ LUẬN MÔN TRADITIONAL INSTRUMENT

Leture: Nguyễn Văn Quyết Studen’s name: Đinh Nhung Ngọc Class: SP22.5 Roll number: CS160719

Cần Thơ, tháng 2 năm 2022

Contents 1. Đàn Tỳ Bà................................................................2 1.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà........................................2 1.2 Cách chơi Đàn Tỳ Bà..........................................2 2. Đàn Đáy...................................................................4 2.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà........................................4 2.2 Cách chơi Đàn Đáy.............................................5 3. Đàn Nhị...................................................................6 3.1 Cấu tạo Đàn Nhị..................................................6 3.2 Cách chơi Đàn Nhị..............................................7 4. Đàn Tranh...............................................................9 4.1 Cấu tạo Đàn Tranh...............................................9 4.2 Cách chơi Đàn Tranh...........................................9 5. Sáo trúc..................................................................11 5.1 Cấu tạo của sáo..................................................11 5.2 Cách chơi Sáo....................................................11

1. Đàn Tỳ Bà 1.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà Đàn tỳ bà có thể được làm từ tre hoặc gỗ được khắc những họa tiết để tang tính thẩm mỹ cho người nhìn. Đàn tỳ bà được cấu tạo bởi thùng đàn, mặt đàn, thân đàn, dây đàn, phím gảy đàn và cuối cùng là bộ phận lên dây. Mặt đàn tỳ bà được làm bằng gỗ ngô đồng, phần thùng đàn và cần đàn gắn với nhau có hình dáng nhỏ, mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ. Phần cuối thân đàn mắc dây còn gọi là ngựa đàn. Bầu đàn tỳ bà được chạm khắc cầu kỳ. Có thể là hình chữ thọ hoặc hình con dơi. Phần đầu đàn được gắn 4 trục gỗ để lên dây. Đàn tỳ bà có kích thước dài từ 95 – 100cm, cần đàn có gắn 4 miếng ngà cong vòm được gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím đàn được làm bằng gỗ hoặc tre, trải dài ở phần cần đàn, giúp tạo ra những cao độ khác nhau. Cổ đàn tỳ bà dùng dây đàn được làm bằng tơ tằm, ngày nay các dây đàn tỳ bà được làm bằng dây nilon.

1.2 Cách chơi Đàn Tỳ Bà  Kỹ thuật diễn tấu: - Kỹ thuật diễn tấu của đàn Tỳ Bà có nhiều ngón giống như đàn Nguyệt. - Tư thế đàn: + Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu. + Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt gần như thẳng đứng.  Kỹ thuật tay phải: - Tay phải gảy đàn, cách sử dụng móng tay để đàn có nhiều kỹ thuật phức tạp nhưng sinh động.  Kỹ thuật tay trái: - Kỹ thuật tay trái của đàn Tỳ Bà có các ngón nhấn, ngón vuốt, ngón mổ, bấm hợp âm, đặc biệt đàn Tỳ Bà có lối đánh song thinh (song thanh): 2 đồng âm ở hai dây khác nhau.  Ngón phi:

Ngón phi của đàn Tỳ Bà có thể đánh trên cả 4 dây hoặc phi trên từng cặp dây (dây1+2; dây 2+3 và 3+4) hoặc phi trên từng dây 1 hoặc 4 dễ dàng hơn.  Ngón nhấn: Các phím đàn gắn cách nhau không xa lắm, mỗi phím lại không cao như đàn Nguyệt nên các loại ngón nhấn (nhấn, nhấn luyến lên, nhấn láy…) đều có những hạn chế, thường chỉ nhấn từ nửa cung đến một cung liền bậc, hiệu quả ngón nhấn tốt nhất là khoảng âm trầm và một phần khoảng âm giữa.  Ngón vuốt: Được sử dụng nhiều ở đàn Tỳ Bà, trong các tác phẩm cổ truyền ngón vuốt được sử dụng nhiều như ngón nhấn của đàn Nguyệt. Ký hiệu ngón vuốt không vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch hai gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.  Vuốt xuống: Là cách vuốt dây của tay trái trong khi tay phải không gảy, không vê, không phi, âm thanh các ngón vuốt xuống phát ra nhỏ, yếu nhưng không thể dùng trong hòa tấu. Do vậy các âm vuốt thường xen kẽ với các âm gảy, vê hay phi để có thể thừa hưởng dư âm của các âm ấy.  Vuốt nhiều dây: Có thể vuốt hai, ba dây một lúc trong khi tay phải gảy, vê hay phi, kỹ thuật nầy ít sử dụng trong diễn tấu nhạc cổ truyền.  Ngón chụp: Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím nầy vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. (Ký hiệu ngón chụp: dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc).  Ngón mổ: Gần giống như ngón luyến, nhưng tay phải không gảy dây mà ngón tay trái cứ mổ vào các cung phím để phát ra âm thanh, âm thanh ngón mổ nghe nhỏ, yếu và có màu âm riêng biệt. Không nên sử dụng ngón mổ trong bản nhạc có tốc độ nhanh và trong hòa tấu vì hiệu quả ngón mổ nghe rất nhỏ. Ký hiệu ngón mổ ghi như dấu hỏi đặt trên nốt nhạc.

 Ngón vỗ: Một ngón tay đang bấm trong khi ngón khác vỗ lên dây đàn.

Nguồồn ảnh: Vietnam-Tourism

2. Đàn Đáy 2.1 Cấu tạo của Đàn Tỳ Bà - Đàn đáy là cây đàn có kích thước dài nhất do người Việt sáng tạo ra. Tên gọi cũ được gọi là Vô để cầm nghĩa là đàn không đáy. - Đàn đáy có 4 bộ phận chính là bầu đàn, đáy đàn, thành đàn, và cần đàn. Bầu đàn, còn gọi là thùng đàn được làm bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía trên, rộng khoảng 23–30 cm, đáy nhỏ nằm phía dưới rộng khoảng 18–20 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn vang bằng gỗ cứng, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ ngô đồng, có một bộ phận để móc dây đàn (cái thú). Có khi mặt đàn khoét một lỗ hình chữ nhật. Đáy đàn thủng hình chữ

nhật. Cần đàn: dài 1,10-1,30 m gắn phía trên từ 10 đến 12 phím đàn bằng tre nhưng đàn đáy cổ có 16 phím[2]. Các phím này dày và cao, phần đỉnh dài hơn phần chân phím. Tính từ đầu đàn trở xuống, phím đầu tiên không gắn sát vào sơn khâu như nhiều nhạc cụ khác mà lại nằm ở quãng giữa cần đàn. Đầu đàn: hình lá đề, hốc luồn dây có 3 trục chỉnh dây. Dây đàn: 3 dây bằng tơ se, dài, mềm và dễ nhấn mang tên dây Hàng, dây Trung và dây Liễu, bên cạnh đó dây đàn còn được chia làm năm cung: cung Nam, cung Bắc, cung Nao, cung Huỳnh và cung Pha.

2.2 Cách chơi Đàn Đáy  Kỹ thuật tay phải gồm có:  Ngón gảy, hất, lia (vê) giống như cách diễn đàn nguyệt và đàn tam.  Kỹ thuật tay trái gồm có:  Ngón nhấn: Nhấn bằng gân tay: nhấn và miết dây đàn cho chùng lại, ngón nhấn tạo cho hai âm nối liền nhau, nghe mềm mại.  Ngón chùng: Dùng đầu ngón tay (thường là 2 ngón) trong khi bấm lên dây, miết về phía bầu vang làm cho đoạn dây từ cung phím ấy đến bộ phận mắc dây (cái thú) chùng lại, âm thanh trở nên thấp hơn âm thanh thường đánh, đây là ngón độc đáo chỉ riêng đàn Đáy mới có.  Ngón rung: Là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây. Ngón mổ: Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao hoặc thấp) âm thanh từ cung phím này vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím thêm chấn động.

3. Đàn Nhị 3.1 Cấu tạo Đàn Nhị  Đàn nhị gồm các thành phần: Ống nhị (bát nhị), cần nhị, trục dây, dây nhị, cử nhị, cung vĩ.  Ống nhị (bát nhị) Đây là một bầu cộng hưởng có tác dụng khuếch đại âm thanh của đàn, dài 13,8cm. Ống nhị có hình giống bông hoa rau muống. Một đầu được bịt kín bằng da rắn hoặc da kỳ đà. Đầu còn lại không bịt và xòe ra như rau muống đang nở. Chất liệu làm ống nhị thường là gỗ cứng.  Cần nhị (cán nhị) Có dáng thẳng, gần đầu cán uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ cò lã. Chính vì thế mà đàn nhị còn được gọi là đàn Cò. Cần nhị được cắm xuyên qua ống nhị và dài 75,5cm.  Trục dây Đàn nhị Có 2 trục nhị, được gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị. Để dây căng hoặc chùn tạo âm cao, trầm bằng cách vặn trục dây.  Dây đàn Nhị Có 2 dây có thể được làm bằng tơ, nilon, kim loại. Dây đàn bằng dây tơ và nilon cho âm mềm mại, dịu dàng, còn dây đàn bằng dây kim loại có

âm thanh rõ ràng. Trong 2 dây đàn thì có 1 dây lớn nằm trong và 1 dây nhỏ nằm ngoài.  Cử nhị (Khuyết nhị, cái suốt) Cử nhị chính là một vòng bằng đồng hoặc tơ, được dùng để đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn được xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bá nhị. Hai dây đàn không chạy thẳng, song song từ trục nhị tới ngựa đàn mà bị cử nhị bóp lại gần nhau. Điều này sẽ giúp thay đổi độ cao của dây đàn. Cửa đàn càng kéo về phía bát nhị thì âm càng cao, nếu kéo lên phía đầu cần nhị thì sẽ cho âm thanh trầm. Như vậy để thay đổi cao đội của tiếng đàn nhị thì cần tác động vào trục dây và cử nhị.  Cung vĩ Cung vĩ của đàn nhị nhìn như một cái cung. Phần cứng được làm từ tre, gỗ, có hình dáng uốn cong. Phần dây tạo âm thanh được làm bằng tơ hoặc lông đuôi ngựa. Cần phải luồn cung vĩ vào giữa 2 dây đàn do 2 dây đàn khá sát nhau. Có nghĩa không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ trường hợp tháo ráp các bộ phận).

3.2 Cách chơi Đàn Nhị  Tay phải Là tay được sử dụng để cầm cung vĩ. Người chơi càng điêu luyện thì càng điều khiển được lựa chạm và kéo tạo ra âm thanh bay bổng, mềm mại hoặc mạnh mẽ, dứt khoát. - Có 4 kỹ thuật chơi đàn nhị, đó là cung vĩ liền, cung vĩ ngắt, cung vĩ rời và cung vĩ rung.  Cung vĩ liền: Cầm cung vĩ kéo những nốt nhạc quyện từ nốt này sang nốt khác như khi luyến láy giọng hát.  Cung vĩ rời: Cầm cung vi kéo những nốt nhạc, nốt nhạc này rời nốt nhạc kia. Điều này có nghĩa là không luyến.  Cung vĩ ngắn:

Sử dụng cung vĩ kéo các nốt nhạc gãy gọn và dứt khoát.  Cung vĩ rung: Sử dụng cung vĩ kéo đi kéo lại liên tục một nốt thường để diễn tấu những đoạn cao trào, khẩn cấp và vui vẻ  Tay trái Dùng tay trái bấm ngón tay vào dây đàn để tạo tạo ra các nốt nhạc. Cách bấm đàn Nhị để tạo ra các âm sắc khác nhau là sử dụng các kỹ thuật ngón rung, ngón vuốt, ngón nhấn, ngón lay và bật dây.  Ngón rung: Bấm nhẹ liên tục vào dây đàn để tạo độ ngân rung mềm mại.  Ngón vuốt: Vuốt từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên dây đàn. Âm vuốt có tác dụng làm tiếng đàn trở nên mềm mại, uyển chuyển gần giống như giọng hát.  Ngón nhấn: Giúp âm thanh cao lên 1 cung.  Ngón láy hay ngón vỗ: Sử dụng ngón cái bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏ thì ấn thả liên tục vào nốt cao hơn kề nốt ngón cái. Sử dụng kỹ thuật ngón láy để diễn tả sự quyến luyến, bịn rịn, ngậm ngùi không nỡ chia xa.  Bật dây: Người dây không dùng cung vĩ, thay vào đó là dùng ngón tay khều khều dây đàn để tạo ra âm thanh.

Nguồồn ảnh: Kênh iTV

4. Đàn Tranh 4.1 Cấu tạo Đàn Tranh  Đàn tranh có dạng hình hộp dài và được cấu tạo từ 5 bộ phận chính: Cầu đàn, ngựa đàn, dây đàn, trục đàn và móng ngựa đàn Đàn Tranh hình hộp dài. Khung đàn hình thang có chiều dài 110-120 cm. Đầu lớn rộng khoảng 25-30 cm là đầu có lỗ và con chắn để mắc dây. Đầu nhỏ rộmg khoảng 15-20 cm gắn 16 khoá lên dây chéo qua mặt đàn. Mặt đàn làm bằng ván gỗ ngô đồng dày khoảng 0,05 cm uốn hình vòm. Ngựa đàn còn gọi là (con Nhạn) nằm ở khoảng giữa để gác dây và có thể di chuyển để điều chỉnh âm thanh. Dây đàn làm bằng kim loại với các cỡ dây khác nhau. Khi biểu diễn nghệ nhân thường đeo 3 móng vào ngón cái, trỏ, giữa để gẩy. Móng gẩy làm bằng các chất liệu khác nhau như kim loại, sừng hoặc đồi mồi.

4.2 Cách chơi Đàn Tranh  Tư thế  Đầu 3 ngón tay giữa đặt lên trên dây nhẹ nhàng, bàn tay mở tự nhiên, còn ngón tay hơi khum. Hai hoặc 3 ngón tay gồm trỏ, giữa và đeo nhẫn chụm lại. Ngón tay cái và ngón út tách rời, dáng của bàn tay vươn về phía trước.  Mỗi khi rung, nhấn, bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại và ba ngón chụm lại sẽ cùng di chuyển từ dây này sang dây khác.

 Kỹ thuật tay trái  Ngón rung: Sử dụng 1, 2 hoặc 3 ngón tay trái rung nhẹ lên sợi dây đàn mà tay phải mới gảy.  Ngón nhấn: Dùng để đánh thêm được các âm khác. Chẳng hạn như 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống của dây đàn tranh không có. Sử dụng 3 đầu ngón tay trái nhấn xuống nhẹ 1/2 cung, nặng hơn nếu là 1 cung. Cách nhấn nặng hay nhẹ phụ thuộc vào yêu cầu của bài.

Người nghệ nhân phải dùng tai nghe để cảm âm rồi điều chỉnh tay nhấn.  Ngón nhấn luyến: Dùng những ngón nhấn để luyến 2 – 3 âm có độ cao khác nhau. Âm thanh khi sử dụng kỹ thuật này nghe mềm mại, mượt mà và uyển chuyển gần với thanh điệu của tiếng nói. Ngón nhấn luyến có hai loại, gồm: o Nhấn luyến lên: Gảy vào 1 dây để vang lên. Tay trái nhấn dần lên dây đó để âm thanh được cao hơn hoặc tiếp tục nhấn để cao hơn nữa. o Nhấn luyến xuống: Kỹ thuật này cần phải mượn nốt. Chẳng hạn như nếu bạn muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê thì cần phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy. Âm Fa ngân lên, ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng cùng với âm Fa.

Nguồồn ảnh: kênh iTV

5. Sáo trúc 5.1 Cấu tạo của sáo  Được làm bằng ống trúc, ống nứa, trên thân sáo được khoét lỗ để khi thổi tạo ra âm thanh, bấm nốt.  1 lỗ thổi hơi tạo âm thanh nằm ở trên đầu sáo. 6 lỗ phát ra âm thanh nằm gần nhau, dùng tay để bấm. Các lỗ này tạo thành một hàng thẳng.  Ở cuối ống, bên dưới có 2 lỗ định âm. Hai lỗ này giúp sáo Đô phát ra được thanh chuẩn.

5.2 Cách chơi Sáo  Tư thế cầm sáo

 Cách cầm sáo đúng:  Dùng ngón cái và ngón út giữ vững sáo.  Các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo. Nếu ngón tay cong thì sẽ không bịt được kín lỗ sáo.

 Cách lấy hơi và cách thổi sáo đúng:  Làm ướt môi: Dùng lưỡi thấm nước bọt cho ướt môi.  Đặt lỗ sáo ngay đầu vào khe giữa môi trên và môi dưới. Điểm tựa là môi dưới, rồi xoay ra ngoài một góc khoảng 90 độ.  Mím môi và thổi. o Thổi ra những âm trầm thì môi cần mím lại tạo một tia hơi gọn. o Môi ép chặt hơn để thổi những nốt cao. Nốt càng cao thì càng cần ép thật chặt để đạt được tia hơi thật nhỏ gọn.  Thường sử dụng 5 làn hơi nhẹ, rất nhẹ, mạnh, rất mạnh và hơi nén. Lực hơi thổi âm trầm nhất thì nhẹ vừa có xu hướng lực hơi mạnh dần khi thổi âm cao. Âm càng cao thì môi lại càng phải ép chặt hơn và lực hơi mạnh hơn và ngược lại. Người mới học thổi sáo chỉ nên thổi rất nhẹ, nhẹ và mạnh.

Nguồồn ảnh: camamviet

Với sự phát triển của âm nhặc thời nay, có lẽ nhạc cụ dân tộc đã dần trở nên xa lạ đối với các giới trẻ. Nhưng thật may mắn khi các nhà sản xuất đã nhận ra điều đó và nhanh chóng đưa các nhạc cụ dân tộc quay trở lại, không những thế các nhà sản xuất cũng như các nghệ sĩ nhạc cụ dân tộc cũng đồng thời sáng tạo các giai điệu và kết hợp với âm nhạc hiện đại, khiến cho các bài nhạc trở nên sinh động và vui tươi. Vì thế đối với em nhạc cụ dân tộc là một trong những bản sắc thể hiện sự văn hóa nghệ thuật của đất nước ta, và chưa bao giờ lỗi thời. Nhưng với sự sáng tạo đã khiến cho nền âm nhạc dân tộc có một sự đột phá mạnh trong âm nhạc, càng khiến cho em thêm tự hào về đất nước mình. Và em hy vọng rằng nhạc cụ dân tộc không dừng lại ở đó mà còn phát triển rộng ra khắp thế giới, khi mọi người nghe tới giai điệu của một nhạc cụ thì liền nhận ra đó là nhạc cụ dân tộc của đất nước ta, đất nước Việt Nam....


Similar Free PDFs