BÁO CÁO NHÓM 2 NCYK - hi hello nihao konichiwa bonjour xin chào hola PDF

Title BÁO CÁO NHÓM 2 NCYK - hi hello nihao konichiwa bonjour xin chào hola
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 33
File Size 605.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 303
Total Views 430

Summary

Download BÁO CÁO NHÓM 2 NCYK - hi hello nihao konichiwa bonjour xin chào hola PDF


Description

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ --- oOo ---

Khảo sát khả năng tiếp cận Mô hình Bác Sĩ Gia đình ở nhóm tuổi từ 19 đến 25 đang sinh sống và làm việc tại Tp. HCM vào năm 2020 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Trường Viên Lớp sinh viên: DH45QB001

Sinh viên thực hiện

MSSV

Đoàn Kiến Tâm

31191023899

Mai Thị Hồng Anh

31191023042

Tôn Nữ Nhật Hạc

31191023245

Nguyễn Thị Hồng Nhung

31191027390

Phạm Thị Quỳnh Giao

31191023233

Hồ Như Cát Mẫn

31181022515

Đặng Nguyễn Phương Uyên

31191024210

Nguyễn Thị Kiều Anh

31191023060

Phạm Võ Hà Tiên

31191027430

Trần Thị Uyển Nhi

31191023723

Nguyễn Hoàng Nam Khang

31191023388

Nguyễn Phù Vinh

31191026915 Năm học: 2020 – 2021

2

MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 4 DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... 5 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................................. 7 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 8 1.1.

Các khái niệm về Y học Gia đình ....................................................................... 8

1.2.

Nguyên tắc hoạt động của Y học Gia đình ........................................................ 8

1.3.

Mô hình tổ chức BSGĐ ........................................................................................ 8

1.4.

Vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu và Y học Gia đình ............................. 9

1.5.

Chức năng, nhiệm vụ của Bác sĩ Gia đình tại Việt Nam ................................ 11

1.6.

Hình thức làm việc của BSGĐ .......................................................................... 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 12 2.1.

Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 12

2.2.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 12

2.2.1.

Dân số mục tiêu ........................................................................................... 12

2.2.2.

Dân số chọn mẫu ......................................................................................... 12

2.2.3.

Cỡ mẫu ......................................................................................................... 13

2.2.4.

Kỹ thuật chọn mẫu ...................................................................................... 13

2.2.5.

Tiêu chí chọn mẫu ....................................................................................... 14

2.2.6.

Kiểm soát sai lệch ........................................................................................ 14

2.3.

Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 14

2.3.1

Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 14

2.3.2

Công cụ thu thập dữ kiện ........................................................................... 14

2.3.3

Kiểm soát sai lệch thông tin ........................................................................ 15

2.4.

Xử lý dữ liệu ....................................................................................................... 15

2.4.1

Liệt kê và định nghĩa biến số ...................................................................... 15

2.4.2

Phương pháp xử lý dữ kiện ........................................................................ 17

2.5.

Phân tích dữ liệu ................................................................................................ 18

3

2.5.1

Thống kê mô tả ............................................................................................ 18

2.5.2

Phần mềm phân tích dữ liệu ...................................................................... 18

2.6.

Vấn đề y đức ....................................................................................................... 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ................................................................................................. 19 3.1.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................. 19

3.2

Khả năng tiếp cận mô hình BSGĐ ................................................................... 19

3.3

Nhu cầu sức khỏe ............................................................................................... 21

3.4

Sức lan tỏa của đối tượng .................................................................................. 24

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 24 4.1

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 24

4.2

Mức độ hiểu biết của đối tượng được khảo sát về MHBSGĐ ....................... 25

4.3

Các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận .................................................... 26

4.3.1

Mối quan tâm về sức khỏe .......................................................................... 26

4.3.2

Khả năng chi trả cho việc khám sức khỏe định kỳ .................................. 28

4.3.3

Vị trí của phòng khám Bác sĩ Gia đình ..................................................... 28

4.4

Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ........................................................... 29

4.4.1

Điểm mạnh ................................................................................................... 29

4.4.2

Hạn chế ......................................................................................................... 30

4.5

Điểm mới và tính ứng dụng của nghiên cứu .................................................... 30

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 31 ĐỀ XUẤT ......................................................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 32

4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt

Tên đầy đủ

YHGĐ

Y học Gia đình

BSGĐ

Bác sĩ Gia đình

MHBSGĐ

Mô hình Bác sĩ Gia đình

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

PKBSGĐ

Phòng khám Bác sĩ Gia đình

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

5

DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=201) ................................................... 19 Bảng 3.2: Mức độ phổ biến của mô hình BSGĐ (n=201) (B1) ........................................ 19 Bảng 3.3: Đặc điểm nguồn thông tin về mô hình BSGĐ (n=201) (B2) ............................ 20 Bảng 3.4: Khả năng tiếp cận mô hình BSGĐ (n=201) ...................................................... 20 Bảng 3.5: Nhu cầu của đối tượng về việc chăm sóc sức khỏe (n=201) ............................ 21 Bảng 3.6: Nhu cầu của đối tượng đối với việc sử dụng mô hình BSGĐ (n=201) ............ 23 Bảng 3.7: Mức độ sẵn sàng lan tỏa mô hình BSGĐ đến người xung quanh (C9) ............ 24

6

ĐẶT VẤN ĐỀ Y học gia đình được xem là sự kết hợp giữa y tế công cộng và chăm sóc sức khoẻ cá nhân. Từ giữa thế kỉ XX, Bác sĩ Gia đình đã được thúc đẩy nhằm giải quyết nhiều thách thức gắn liền với xu thế phát triển toàn cầu. Hệ thống Bác sĩ Gia đình đã bộc lộ được vai trò quan trọng của mình trong y tế của nhiều quốc gia. Đây còn là lực lượng chủ yếu trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khoẻ người dân. Số liệu của nhiều quốc gia cho thấy mô hình Bác sĩ Gia đình khá phổ biến ở nhiều quốc gia, nhiều đất nước. Nhưng mãi đến năm 2013 mô hình này mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và bắt đầu nhân rộng từ năm 2016 với hi vọng sẽ giúp Việt Nam giải quyết được các vấn đề như quá tải bệnh viện tuyến trên, thiếu công bằng trong chăm sóc y tế, xung đột giữa khách hàng với nhân viên y tế, bác sĩ. Mô hình Bác sĩ Gia đình còn giúp hỗ trợ nâng cao năng lực chăm sóc y tế tại cộng đồng, tăng khả năng bao phủ của y tế và xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết của khách hàng đối với nhân viên y tế. Đến nay, mô hình phòng khám Bác sĩ Gia đình ngày càng được biết đến với người dân tại Việt Nam. Phần lớn người dân đều có mong muốn được nắm bắt tình trạng bệnh, đưa ra chỉ định hướng dẫn phù hợp và cùng Bác sĩ tham gia tích cực vào quá trình điều trị toàn diện của mình tại các bệnh viện, cơ sở y tế mà vẫn còn hạn chế, rất ít người dân biết đến mô hình phòng khám Bác sĩ Gia đình vì để góp phần hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như những mặt khiếm khuyết làm cho mô hình Bác sĩ Gia đình này còn hạn chế thì bài nghiên cứu của chúng tôi còn khảo sát được thói quen chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân. Qua đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng tiến hành phân tích các đặc điểm phổ biến, nổi bật gây ra nguyên nhân hạn chế sự tiếp cận của người dân đối với mô hình Bác sĩ Gia đình. Từ đó đưa ra hướng hành động cụ thể nhằm giúp mô hình Bác sĩ Gia đình lan rộng, phổ biến, cải thiện cách thức tiếp cận, hình thức và mức độ sử dụng mô hình Bác sĩ Gia đình, góp phần xây dựng mô hình nâng cao sức khoẻ cho mọi người, tăng cường độ bao phủ của hệ thống đến mỗi nhà.

7

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có nền y tế phát triển bậc nhất việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đi đầu trong công tác triển khai mô hình Bác sĩ Gia đình tại một số bệnh viện. Có thể tăng khả năng tiếp cận của các đối tượng nghiên cứu đối với mô hình Bác sĩ Gia đình. Độ tuổi khảo sát của đề tài nghiên cứu từ 19-25 tuổi, thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung của các trường đại học hàng đầu cả nước, hằng năm có hàng ngàn sinh viên đến đây để học tập, số lượng sinh viên ra trường ở lại làm việc và sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số, đối tượng sinh viên có đặc thù trình độ cao, dễ tiếp thu cái mới và có thể kết nối, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người thân. Hiểu biết của nhóm này có thể lan tỏa tích cực đến các nhóm khác

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Xác định mức độ hiểu biết Y học gia đình ở nhóm tuổi từ 19 đến 25 đang sinh sống và làm việc tại Tp. HCM vào năm 2020.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định khả năng tiếp cận của mô hình Bác sĩ Gia đình trong nhóm tuổi từ 19 đến 25 đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020. Mục tiêu cụ thể: Xác định mức độ hiểu biết về mô hình Bác sĩ Gia đình trong nhóm tuổi từ 19 đến 25 tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020. Xác định nhu cầu sử dụng mô hình Bác sĩ Gia đình trong nhóm tuổi từ 19 đến 25 tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020. Xác định mối liên hệ giữa khoản chi phí sẵn sàng chi cho dịch vụ của mô hình Bác sĩ Gia đình với nhu cầu sử dụng mô hình này trong nhóm tuổi từ 19 đến 25 tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020.

8

Xác định mối liên hệ giữa mức độ quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe định kì với nhu cầu sử dụng mô hình Bác sĩ Gia đình trong nhóm tuổi từ 19 đến 25 tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2020.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.

Các khái niệm về Y học Gia đình YHGĐ là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện,

liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên ngành rộng, lồng ghép giữa y học lâm sàng với sinh học và khoa học hành vi BSGĐ là bác sĩ chuyên khoa YHGĐ, được đào tạo để hành nghề tại tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, có nhiệm vụ chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo những nguyên tắc đặc thù. Các thuật ngữ tương ứng trên thế giới gồm Family Physician hay Family Doctor thường sử dụng tại Mỹ, General Practice (GPs) thường sử dụng tại Anh, Úc, Newzealand. 1.2.

Nguyên tắc hoạt động của Y học Gia đình BSGĐ hoạt động trên nguyên tắc chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, lồng

ghép, phối hợp, dự phòng, hướng tới gia đình và cộng đồng. BSGĐ xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. 1.3.

Mô hình tổ chức BSGĐ - Trạm y tế tuyến, xã hoạt động theo nguyên lý Y học Gia đình - Phòng khám Bác sĩ Gia đình: • Phòng khám Bác sĩ Gia đình tư nhân (bao gồm phòng khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính có nhu cầu hoạt động theo mô hình Bác sĩ Gia đình). • Phòng khám gia đình thuộc bệnh viện đa khoa tuyến huyện (bệnh viện nhà nước).

9

1.4.

Vai trò của chăm sóc sức khỏe ban đầu và Y học Gia đình CSSKBĐ là chiến lược y tế hướng đến mục tiêu “sức khỏe cho mọi người”. Tuyên

ngôn Alma-Ata năm 1978 đã định nghĩa: “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với một phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đáp ứng được ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa của hệ thống y tế nhà nước – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm chính – vừa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp xúc đầu tiên của người dân với hệ thống y tế, đưa sự chăm sóc sức khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá trình săn sóc sức khỏe lâu dài”. CSSKBĐ được nhiều quốc gia hướng đến nhằm hình thành một hệ thống y tế phù hợp, đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của mô hình bệnh tật, dân số, văn hóa, xã hội. Các kết quả quan sát đã cho thấy vai trò của CSBĐ ở nhiều quốc gia khác nhau. Tại Mỹ, 32% bác sĩ là bác sĩ CSSKBĐ và những vùng có số bác sĩ CSSKBĐ cao hơn có kết cuộc sức khỏe tốt hơn những vùng ít bác sĩ CSSKBĐ. Tại Anh, ước tính nếu tăng 1 bác sĩ CSSKBĐ trên 10000 dân sẽ có thể giảm 6% tử vong do mọi nguyên nhân. Phân tích tại Bồ Đào Nha cho thấy đóng góp quan trọng của CSSKBĐ trong thành quả tuổi thọ năm 2006 cao hơn so với 30 năm trước 9,2 năm tuổi. Ngoài những kết quả tính cực liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ, CSSKBĐ còn giúp giảm tải cho hệ thống y tế nhờ chức năng phân loại và chuyển tuyến của mình. Sự gia tăng 1 bác sĩ CSSKBĐ trên 10000 dân có thể giúp giảm 5% lượt khám ngoại trú; 5,5% lượng nhập viện nội trú; 10,9% trong truy cập phòng cấp cứu, giảm 7,2% trong phẫu thuật. Một ước tính ấn tượng ở quy mô toàn cầu cho thấy hơn 100 quốc gia đã phát triển CSSKBĐ từ đó giảm mạnh chi phí và tăng khả năng tiếp cận y tế. Trong trường hợp không có chính sách trên, khoảng 30000 trẻ tử vong mỗi ngày do không tiếp cận được với chăm sóc y tế thiết yếu. Với những kết quả to lớn

10

đạt được từ CSSKBĐ, tổ chức Y tế Thế giới đã khẳng định mạnh mẽ trong báo cáo y tế thế giới: CSSKBĐ “bây giờ hơn bao giờ hết”. YHGĐ là một trong những thành phần quan trọng trọng của CSSKBĐ. Ở nhiều nước trên thế giới, BSGĐ là rất phổ biến và chiếm tỉ lệ lớn trong đội ngũ CSSKBĐ. Khảo sát ở người trưởng thành tại Mỹ cho thấy 78% đối tượng có BSGĐ, 90% người trên 55 tuổi có BSGĐ. Trong đội ngũ CSSKBĐ tại Mỹ, 32% là bác sĩ và trong đó 13% là BSGĐ. Phạm vi chuyên môn của BSGĐ rất rộng với 25% chuyên môn của trợ lý bác sĩ, 17% chuyên môn nội khoa và chuyên khoa nội, 10% công việc cấp cứu, 10% công việc chỉnh hình, 3% chuyên môn nhi khoa, 3% chuyên môn phẫu thuật tổng quát, 13% các chuyên môn khác. Một đánh giá ấn tượng về vai trò của YHGĐ, BSGĐ khi xét giả định YHGĐ biến mất được nêu ra. Theo đó, trong 2298 quận không nằm trong diện thiếu thốn chăm sóc sức khỏe cá nhân sẽ có đến 58% rơi vào diện này khi không có YHGĐ.Tại Úc, có đến 26000 BSGĐ, 10000 điều dưỡng, cùng hàng ngàn người cung cấp sức khỏe chuyên nghiệp khác là điểm tiếp cận đầu tiên của khách hàng trong hệ thống y tế. Có đến 80% người Úc gặp BSGĐ ít nhất 1 lần trong vòng 12 tháng. Năm 2014 tại Anh, BSGĐ được 97% dân số đăng ký để chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, BSGĐ tại Anh tư vấn 300 triệu ca trên 63 triệu dân. Những dữ liệu trên cho thấy vai trò quan trọng của BSGĐ trong CSSKBĐ. Tại Việt Nam, hệ thống Y tế được phát triển hướng tới bao phủ CSSK toàn dân dựa trên nền tảng CSSKBĐ. YHGĐ là một thành phần đang được bổ sung vào hệ thống CSSK và được xem như là nhân tố quan trọng trong nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế. Từ năm 2000, Bộ y tế đã chính thức công nhận chuyên ngành YHGĐ và cấp phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I-YHGĐ. Các hoạt động đào tạo và hoạt động của BSGĐ được tổ chức ở các trung tâm đào tạo tại thành phố lớn những năm sau đó. Đến năm 2013, Bộ y tế đã đưa ra đề án “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám Bác sĩ Gia đình giai đoạn 2013-2020”. Giai đoạn đầu thực hiện đề án, các PKBSGĐ đã đóng góp một số kết quả mặc dù còn khiêm tốn. Tại Tp. Hồ Chí Minh, kết thúc giai đoạn 20132015, các PKBSGĐ đã quản lý sức khỏe 81765 bệnh nhân, sàng lọc gần 200000 lượt,

11

khám bệnh gần 500000 lượt, phát hiện gần 250000 ca bệnh. Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2016, hơn 67000 người được đưa vào quản lý sức khỏe, khám bệnh hơn 300000 lượt. Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020 tiếp tục được phê duyệt với mục tiêu “Nhân rộng và phát triển mô hình PKBSGĐ trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần tăng cường chất lượng CSSKBĐ và giảm quá tải bệnh viện”. 1.5.

Chức năng, nhiệm vụ của Bác sĩ Gia đình tại Việt Nam ■ Nhiệm vụ của trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý Y học Gia đình: • Thực hiện nhiệm vụ của trạm y tế xã theo quy định tai Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên lý toàn diện liên tục. • Thực hiện quản lý sức khoẻ cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng theo nguyên lý Y học Gia đình. • Thực hiện chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chuyển tuyến Y học Gia đình. Tuỳ theo tình hình bệnh tật của người bệnh, Bác sĩ Gia đình có thể chuyển tuyến đến bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện trung ương mà vẫn được coi là đúng tuyến. • Thực hiện tư vấn sức khoẻ, sàng lọc, tầm soát phát hiện bệnh sớm. • Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời. • Được thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại gia đình người bệnh (khám bệnh, kê đơn thuốc, thay băng, lấy mẫu máu…) • Tham gia nghiên cứu khoa học ...


Similar Free PDFs