Báo cáo phân tích ngành viễn thông Việt Nam theo mô hình SCP PDF

Title Báo cáo phân tích ngành viễn thông Việt Nam theo mô hình SCP
Author Lei May
Course kinh tế lượng
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 18
File Size 633.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 82
Total Views 138

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ---------***--------BỘ MÔN TỔ CHỨC NGÀNHBÁO CÁO PHÂN TÍCH NGHÀNH VIỄN THÔNGVIỆT NAM THEO MÔ HÌNH SCPGiảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Bình Lớp tín chỉ: KTE408(20192). Sinh viên thực hiện: Nhóm 15 STT Họ và tên Mã sinh viên 96 Nguyễn Thị Thu Phươn...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---------***--------

BỘ MÔN TỔ CHỨC NGÀNH

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGHÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH SCP

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Bình Lớp tín chỉ: KTE408(20192).1 Sinh viên thực hiện: Nhóm 15

STT 96 3 19 41 44 68 69

Họ và tên Nguyễn Thị Thu Phương Đào Duy Anh Nguyễn Thị Linh Chi Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Ngọc Hải Hoàng Thị Mai Linh Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Mã sinh viên 1814410178 1814410409 1814410031 1814410229 1814410075 1814410123 1814410126

Hà Nội, tháng 05 năm 2020

MỤC LỤC Nội dung

Trang

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SCP TRONG PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ ............................................................................................................................. 4 1.1 Khái niệm .............................................................................................................. 4 1.2 Nội dung chính mô hình SCP .............................................................................. 4

1.2.1 1.2.2

Mô hình SCP với trường phái Harvard ......................................... 5 Mô hình SCP với trường phái Chicago ......................................... 5

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGÀNH VIỄN THÔNG VỚI MÔ HÌNH SCP ............ 7 2.1 Khái quát về ngành Viễn thông Việt Nam ......................................................... 7

2.1.1 2.1.2 2.2

Cấu trúc thị trường của ngành Viễn thông. ....................................................... 9

2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.3

Sơ lược về ngành Viễn thông và vai trò trong nền kinh tế - xã hội 7 Cơ hội và thách thức ..................................................................... 7 Quy mô thị trường và hạ tầng ngành viễn thông ........................... 9 Mức độ tập trung của thị trường ................................................... 9 Rào cản gia nhập ........................................................................ 11

Đánh giá hiệu quả của ngành ............................................................................ 12

2.3.1 2.3.2

Chất lượng sản phẩm dịch vụ: .................................................... 12 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành viễn thông .......... 13

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................ 15 3.1 Kết luận ............................................................................................................... 15

3.1.1 3.1.2 3.2

Về cấu trúc thị trường ................................................................. 15 Về rào cản gia nhập .................................................................... 15

Giải pháp phát triển ngành Viễn thông và một số khuyến nghị .................... 16

3.2.1 3.2.2 3.2.3

Định hướng phát triển ngành ...................................................... 16 Giải pháp đề xuất........................................................................ 16 Một số khuyến nghị ..................................................................... 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 18

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung lý thuyết mô hình SCP (Nguồn: Lipczynski et al. 2005) ....................... 4 Hình 2: Thị phần thuê bao dịch vụ viễn thông cố định ................................................ 10 Hình 3: Thị phần doanh thu dịch vụ viễn thông cố định .............................................. 10 Hình 4: Thị phần thuê bao dịch vụ viễn thông di động ................................................ 10 Hình 5: Thị phần doanh thu dịch vụ viễn thông di động .............................................. 10 Hình 6: Thị phần thuê bao dịch vụ viễn thông internet ................................................ 11 Hình 7: Thị phần doanh thu dịch vụ viễn thông internet ............................................. 11

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để phát triển nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Bước sang thế kỉ XXI, thế kỷ của khoa học k ỹ thuật, nhất là từ khi Việt Nam gia nh ập tổ chức thương mại thế giới WTO đã và đang tạo ra cho các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng th ị trường xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh cửa mới được mở ra luôn đi kèm với những khó khăn. Những ngành sản xuất, dịch vụ trong nước sẽ phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh rất lớn. Các tập đoàn tư bản nước ngoài với khả năng to lớn về vốn, công nghệ hiện đại và quản lý kinh doanh sẽ là những đối thủ quá tầm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với ngành viễn thông Việt Nam, ngành dịch vụ được coi là huyết mạch của nền kinh tế, do vai trò quan trọng của ngành, yêu cầu sớm có một kế hoạch phát triển cho phù hợp với tình hình mới lại càng cấp thiết hơn. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng. Chính sự phát triển đó đã làm cho nhu cầu dịch vụ viễn thông là rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Phát triển dịch vụ viễn thông sã tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Từ những thiết bị thô sơ lạc hậu trong nhưng ngày đầu, đến nay ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, còn một số điểm ngành viễn thông cần phải cố gắng hoàn thiện hơn như: Tạo môi trường cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông, đa dạng hoá dịch vụ giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực và đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ. Để khắc phục những hạn chế đang tồn tại và chuẩn bị tốt cho quá trình hội nh ập hóa, ngay từ bây giờ, ngành viễn thông Việt Nam cần có những biện pháp phát triển mới. Nhận thấy được sự cấp thiết và đúng đắn của đề tài này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài cho báo cáo: “Phân tích ngành viễn thông Việt Nam theo mô hình SCP”.  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích cấu trúc và đánh giá hiệu quả của ngành viễn thông Việt Nam. Đề xuất các biện pháp phát triển cho ngành viễn thông Việt Nam các giai đoạn sau. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn sự góp ý của giảng viên TS. Đinh Thị Thanh Bình để chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Tuy nhiên, bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậ y chúng em rất mong nhận được sự nhận xét thêm của cô để khắc phục những mặt hạn chế và hoàn thiện bài.

Trang 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SCP TRONG PHÂN TÍCH NGÀNH KINH TẾ 1.1

Khái niệm

Mô hình SCP (tiếng Anh: Structure-conduct-performance paradigm) là một trong những mô hình nghiên cứu về luật cạnh tranh, được phát triển bởi nhà kinh tế học người Mỹ Joe Bain vào những năm 1950. Mô hình SCP là việc cấu trúc của thị trường quyết định hành vi của công ty và rằng hành vi sẽ quyết định kết quả trên thị trường (lợi nhuận, tiến bộ kỹ thuật, tăng trưởng). Theo mô hình SCP, các doanh nghiệp trên thị trường có những hành vi khác nhau tùy thuộc vào vị trí của họ. Nếu họ càng thống lĩnh thị trường thì hành vi của họ càng độc lập với hành vi của các doanh nghiệp khác trên thị trường. Nếu muốn các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau tốt thì Nhà nước phải điều chỉnh cấu trúc của thị trường sao cho không doanh nghiệp nào được nắm giữ một tỷ lệ thị phần quá cao để khuynh đảo thị trường. 1.2

Nội dung chính mô hình SCP

Hình 1: Khung lý thuyết mô hình SCP (Nguồn: Lipczynski et al. 2005) Mô hình SCP đã tìm cách lập luận rằng cấu trúc ngành nhất định dẫn tới những dạng hành vi nhất định, mà sau đó lại dẫn tới những kiểu kết quả nhất định. Khung lý thuyết cũng xem xét tới tác động của chính sách công của chính phủ tới cấu trúc và hành vi của

Trang 4

các hãng, đồng thời coi các điều kiện cơ bản của cung và cầu hàng hóa cũng ảnh hưởng tới cấu trúc ngành. Ý tưởng của khung nghiên cứu này như sau: 1.2.1 Mô hình SCP với trường phái Harvard Cấu trúc thị trường được định hình trước hết bởi số lượng các chủ thể kinh tế tham gia mua, bán trên thị trường. Nếu thị trường có ít người bán, thị trường sẽ dấu hiệu độc quyền bán, và ngược lại. Thị trường chỉ thực sự cạnh tranh khi khi có nhiều người mua và người bán. Theo Bain, nhiều ngành bị tập trung cao tạo ra những hành vi dẫn đến kết quả kinh tế nghèo nàn, làm giảm sản lượng và hình thành giá cả độc quyền. Bain cũng cho rằng cấu trúc của thị trường còn phụ thuộc vào rào cản thị trường. Việc các doanh nghiệp khó tham gia khiến cho các doanh nghiệp hiện ở trong thị trường càng lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình. Ngoài ra khả năng đa dạng hóa sản phẩm, mức độ liên kết dọc, và loại thị trường cũng ảnh hưởng đến cấu trúc thị trường. Bằng việc tập trung nghiên cứu các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ (1950), Bain đã cho rằng hầu hết các ngành công nghiệp bị tập trung hơn mức cần thiết, rào cản gia nhập nhiều, và cao, dẫn tới việc đặt giá độc quyền gắn với các ngành độc quyền nhóm bắt đầu xảy ra. Những kết luận có tầm ảnh hưởng này trùng với một xu hướng chung của chính sách của Quốc hội Hoa Kỳ trong việc tìm cách bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và e ngại việc bành trướng kinh doanh. Điều này đã dẫn đến việc ra đời các chính sách thực thi Luật chống độc quyền theo hướng can thiệp mạnh mẽ trong những năm 1960. 1.2.2 Mô hình SCP với trường phái Chicago Đối nghịch với cách suy nghĩ của Bain, các nhà kinh tế học thuộc trường phái Chicago, các nhà kinh tế đoạt giải Nobel như George Stigler (1968) và Milton Friedman (1970), các thẩm phán như Robert Bork (1978) và Richard Posner (1989) có cách nhìn khác về cạnh tranh trên thị trường. Theo Stigler và Bork, một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cũng phải cần có một số vốn nhất định và đương nhiên sẽ làm cơ hội của doanh nghiệp khác nhỏ đi. Vậy những yếu tố như khó khăn tài chính hay cấu trúc thị trường bản thân nó không thể là rào cản thị trường như Bain suy nghĩ. Chỉ có những yếu tố mà một doanh nghiệp có song doanh nghiệp khác không có mới có thể trở thành rào cản thị trường (VD: như giấy phép đầu tư hay văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế).

Trang 5

Ngoài ra, việc một doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh do doanh nghiệp đó là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất, như Microsoft, hay Kinh Đô của Việt Nam, thì không thể coi họ là mối đe dọa như Bain suy nghĩ. Chính sự khác biệt trong quan điểm của 2 trường phái, các nhà kinh tế theo trường phái Chicago đã làm ra một cuộc cách mạng trong tư duy về Luật chống độc quyền. Theo họ, việc theo đuổi hiệu quả, tức là hiệu quả về mặt phân bổ bởi thị trường, nên là mục tiêu duy nhất của Luật chống độc quyền, họ không ủng hộ tính cảm tính đối với các công ty nhỏ, các cửa hàng nhỏ mà đặt trọn niềm tin vào thị trường. Tóm lại, luật cạnh tranh chỉ trừng phạt những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, chứ không nên đi quá xa tới mức điều chỉnh cả cấu trúc cạnh tranh.

Trang 6

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGÀNH VIỄN THÔNG VỚI MÔ HÌNH SCP 2.1

Khái quát về ngành Viễn thông Việt Nam

2.1.1 Sơ lược về ngành Viễn thông và vai trò trong nền kinh tế - xã hội Ngành viễn thông Việt Nam được mã hóa số hiệu 61, bao gồm các ngành: Hoạt động viễn thông có dây; Hoạt động viễn thông không dây; Hoạt động viễn thông vệ tinh; Hoạt động truy cập internet; Hoạt động viễn thông khác. Một số doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành viễn thông Việt Nam: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty viễn thông MobiFone (MF), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), CTCP Viễn thông FPT, … Viễn thông là động lực quan trọng góp phần tạo nên sự chuyển biến đáng kể về kinh tế-xã hội Việt nam trong 15 năm qua. Theo quan điểm của Bộ Bưu chính Viễn thông trong dự thảo chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngành viễn thông Việt Nam có 5 vai trò chính: 

Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.



Viễn thông là ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế.



Viễn thông là công cụ hỗ trợ công tác quản lý đất nước.



Viễn thông góp phần mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy nhanh quá trình hiện đại

hoá - công nghiệp hoá đất nước. 

Viễn thông góp phần phát triển văn hoá xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. 2.1.2 Cơ hội và thách thức

a) Cơ hội: Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm thiết bị công nghệ viễn thông do họ tự sản xuất tới nhiều quốc gia với mức thuế tương đối thấp. Bởi Việt Nam để lại cho thế giới ấn tượng tốt về một quốc gia hòa bình, có trách nhiệm với cộng đồng và tích cực tham gia đóng góp vào các vấn đề toàn cầu. Tiếp đó, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới cùng với hàng ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do đã giúp mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới. Thứ hai, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như thị trường rộng lớn, nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nhân công ngày càng được nâng cao tay nghề, hệ thống chính trị ổn định. Vì thế trong tương lai, Việt Nam sẽ còn thu các doanh nghiệp, tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trên Thế giới mạnh mẽ hơn nữa.

Trang 7

Thứ ba, giảm giá các sản phẩm viễn thông. Mức giá các sản phẩm được giảm do gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Đồng thời đây cũng là động lực để phát triển nền công nghiệp điện tử và sản xuất các thiết bị phục vụ ngành viễn thông. Thứ tư, Việt Nam có tiềm năng trở thành “công xưởng thứ hai thế giới”. Các tập đoàn điện tử, viễn thông lớn trên Thế giới đã tuyên bố rút lui khỏi đất nước tỷ dân Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ hội khả quan đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường điện tử - viễn thông sôi động nhất. Sự đầu tư của các ông lớn về điện tử - viễn thông là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tạo sự chú ý cho hàng loạt các nhà đầu tư lớn khác vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thứ năm, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ ngành viễn thông. Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt và giao nhiệm vụ chủ trì hàng loạt nhiệm vụ thuộc các chương trình khoa học công nghệ quốc gia nhằm đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành này. Tiêu biểu có thể kể đến dự án “Nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị truy nhập wifi (Access Point) dùng cho mạng VNPT wifi dựa trên nền điện toán đám mây” (năm 2013) và “Nghiên cứu phát triển và sản xuất thiết bị trạm gốc cỡ nhỏ đa công nghệ Wifi/3G/4G” (năm 2018) trong Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020,… b) Thách thức: Thứ nhất, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường viễn thông sẽ tiếp tục trạng thái bão hòa. Việc cạnh tranh giữa các nhà mạng để phát triển thuê bao và tăng thị phần sẽ ngày càng khốc liệt. Ðể giữ chân khách hàng cũ và phát triển được thuê bao mới, nhà mạng phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chủ động đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông. Thứ hai, thách thức lớn khác chính là việc thực hiện kế hoạch triển khai dịch vụ chuyển mạng nhưng giữ nguyên số thuê bao của Bộ Thông tin và Truyền thông. Chính sách chuyển mạng giữ số được cho là sẽ tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp. Thứ ba, những thách thức đến từ cuộc Cách mạng Công nghệ (CMCN) 4.0. Thực tế, bản chất của CMCN 4.0 là những đột phá chưa từng có trong nền tảng công nghệ liên quan kết nối internet như điện toán đám mây, internet vạn vật (IoT), trí thông minh nhân tạo (AI), dữ liệu lớn,…Sự phát triển của công nghệ sẽ ngày càng nhanh và mạnh mẽ, các doanh nghiệp viễn thông cần phải luôn chủ động, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và phát triển

Trang 8

công nghệ thì mới có thể bắt kịp và khai thác hiệu quả các cơ hội to lớn mà cuộc cách mạng này mang lại. 2.2

Cấu trúc thị trường của ngành Viễn thông.

2.2.1 Quy mô thị trường và hạ tầng ngành viễn thông Số lượng doanh nghiệp trong ngành viễn thông:

a.

Hiện có 49 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động về thiết lập mạng (mạng VSAT, mạng cố định mặt đất toàn quốc hoặc một/một số tỉnh) Và 135 doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu ở mảng cung cấp dịch vụ viễn thông (Bao gồm: Dịch vụ cố định mặt đất toàn quốc hoặc một/một số tỉnh, dịch vụ viễn thông di động mặt đất, viễn thông di động hàng hải, dịch vụ Internet) Số lượng nhân lực trong ngành viễn thông:

b.

Ngành viễn thông phát triển nhanh với số lượng nguồn nhân lực lớn, tuy nhiên có sự biến động qua các năm. Chỉ tiêu Số nhân lực làm việc trong lĩnh vực Viễn thông c.

2015

2016

72.609

71.298

( Đơn vị : Người) 2017 2018

68.094

77.205

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông)

Hệ thống cơ sở hạ tầng:

Viễn thông vẫn luôn là lĩnh vực đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khoản đầu tư này là cần thiết để các quốc gia/ công ty viễn thông mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cung cấp. Ba nhóm cơ sở hạ tầng viễn thông chính: hệ thống kết nối quốc tế, hệ thống đường trục quốc gia và hệ thống kết nối đến người dùng cuối. 2.2.2 Mức độ tập trung của thị trường a) Cơ sở lý thuyết: Chỉ số Herfindahl - Hirschman (HHI) HHI (Herfindahl - Hirschman Index) là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường và được sử dụng để xác định khả năng cạnh tranh thị trường (thường là trước và sau các giao dịch M&A). Công thức xác định chỉ số: +



à thị phần doanh nghiệp thứ i.

+ 0 < H ≤ 1, H càng gần đến 1 thì mức độ tập trung của ngành càng cao, H càng gần đến 0 thì mức độ tập trung càng thấp.

Trang 9

 Ưu điểm: 

Chỉ số H đơn giản, dễ tính toán, mang tính trực giác cao



Tính toán bằng việc lấy tổng bình phương các thị phần của các hãng sẽ khuếch đại các hãng có thị phần lớn trong ngành.

b) Mức độ tập trung của th ị trường cung cấp dịch vụ viễn thông cố định  Thị phần thuê bao và doanh thu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mặt đất

Hình 2: Thị phần thuê bao

Hình 3: Thị phần doanh thu

 Chỉ số tập trung thị trường HHI Năm

2010

2011

2012

2013

HHI

0,57

0,52

0,62

0,63

2014 -

2015 -

2016

2017

2018

0,60

0,55

0,56

Số liệu bảng trên cho thấy chỉ số HHI lên xuống thất thường và dao động trong khoảng 0,5-0,6 với chỉ số cao nhất vào năm 2013. Nhìn chung chỉ số HHI của Việt Nam trong thị trường này ở mức cao. Điều này chứng tỏ mức độ tập trung thị trường với 1 doanh nghiệp có thị phần 50% vẫn còn rất lớn. c) Mức độ tập trung của thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động  Thị phần thuê bao và doanh thu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động mặt đất

Hình 4: Thị phần thuê bao

Hình 5: Thị phần doanh thu

 Chỉ số tập trung thị trường HHI

Trang 10

Năm

2010

2011

2012

2013

HHI

0,30

0,29

0,29

0,32

2014

2015

-

-

2016

2017

2018

0,34

0,37

0,36

Chỉ số HHI tăng dần đều với chỉ số cao nhất vào năm 2017. Từ số liệu bảng trên cho thấy mức độ tập trung vừa phải của các doanh nghiệp ở thị trường. d) Mức độ tập trung của th ị trường cung cấp dịch vụ viễn thông Internet  Thị phần thuê bao và doanh thu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định mặt đất

Hình 6: Thị phần thuê bao

Hình 7: Thị phần doanh thu

 Chỉ số tập trung HHI Năm

2010

2011


Similar Free PDFs