BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PDF

Title BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
Author Anime Artworks
Course Business Economics
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 31
File Size 688.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 340
Total Views 764

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ---------***--------BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓATẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂNVIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNHLớp: Anh 14 Khóa: 50 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh TrâmHà Nội, tháng 7 năm 2014MỤC LỤCI. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNH

Lớp: Anh 14 Khóa: 50 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Minh Trâm Hà Nội, tháng 7 năm 2014

MỤC LỤC

1

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................5 NỘI DUNG.......................................................................................................6 I. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNH...............................6 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình.................................................................................6 1.1.1. Thông tin cơ bản về ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình..............................................................................................6 1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển...................................6 1.1.3. Những thành tựu đã đạt được......................................................8 1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình.................................................................................9 1.2.1. Ban giám đốc:..............................................................................9 1.2.2. Khối quản lý khách hàng:............................................................9 1.2.3. Khối quản lý nội bộ:..................................................................11 1.2.4. Khối quản lý rủi ro:...................................................................13 1.2.5. Khối tác nghiệp.........................................................................14 1.2.6. Khối trực thuộc..........................................................................16 1.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của chi nhánh......................................16 1.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh.....................................................16 II. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1........................................................20 2.1. Giới thiệu về bộ phận kiến tập.........................................................20 2.2. Giới thiệu về vị trí công việc kiến tập..............................................22 2.3. Quản lý thời gian kiến tập của sinh viên..........................................23 2.3.1. Nhật ký kiến tập tuần 1 (01/7 – 04/7)........................................24 2.3.2. Nhật ký kiến tập tuần 2 (07/7 – 11/7)........................................25 2.3.3. Nhật ký kiến tập tuần 3 (14/7 – 18/7)........................................25 2

2.3.4. Nhật ký kiến tập tuần 4 (21/7 – 25/7)........................................26 2.3.5. Nhật ký kiến tập tuần 5 (28/7 – 01/8)........................................27 III. CHƯƠNG III: TỔNG KẾT CÁ NHÂN................................................28 3.1. Đánh giá kiến tập..............................................................................28 3.2. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình kiến tập và đề xuất khắc phục.........................................................................................................28 KẾT LUẬN.....................................................................................................30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................31

3

LỜI CẢM ƠN Để thực hiện thành công quá trình kiến tập từ ngày 01/7/2014 đến hết ngày 01/8/2014, ngoài những nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự trợ giúp lớn lao và vô cùng có ý nghĩa. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên, Thạc sĩ Lê Minh Trâm vì đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và giải đáp những thắc mắc của em trong suốt quãng thời gian kiến tập, cũng như dành thời gian để đưa ra những lời nhận xét, góp ý quý báu giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo kiến tập. Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình, anh Mai Khánh Toàn, chị Nguyễn Thị Dung cùng các anh chị trong phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 cũng như các anh chị cán bộ nhân viên chi nhánh BIDV Ninh Bình vì đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ trong thời gian kiến tập, cũng như đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.

4

LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn nhất Việt Nam với hơn 50 năm hình thành và phát triển cùng thị phần lớn và mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước. Ngay từ khi đất nước bắt đầu bước vào lộ trình hội nhập với kinh tế thế giới, toàn hệ thống BIDV Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách và phát triển ngành Ngân hàng – Tài chính, luôn là lực lượng tiên phong trong các lĩnh vực tín dụng, huy động vốn, dịch vụ ngân hàng hiện đại,… và nhất là thanh toán quốc tế. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình được thành lập từ năm 1992, là một trong những đơn vị đi đầu trong toàn hệ thống BIDV Việt Nam. Mặc dù được thành lập chưa lâu nhưng những nỗ lực đáng ghi nhận của chi nhánh đã được BIDV Việt Nam cũng như khách hàng đánh giá cao. Được sự giới thiệu của khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế trường Đại học Ngoại thương, em đã có cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệm tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình. Sau hơn một tháng thực tập, dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị, cán bộ nhân viên tại chi nhánh, cùng sự hướng dẫn chi tiết của ThS Lê Minh Trâm, em đã có cái nhìn hoàn thiện hơn về quá trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt động của chi nhánh nói chung, phòng khách hàng doanh nghiệp 1 nói riêng cũng như thực tế của hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh BIDV Ninh Bình. Nhờ có những kiến thức, thông tin và kinh nghiệm học hỏi, tích lũy được, em đã hoàn thành bản báo cáo về quá trình thực tập tại Chi nhánh. Bài báo cáo thực tập giữa khóa của em được trình bày theo bố cục sau: -

Phần 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình

-

Phần 2: Quá trình thực tập của sinh viên tại phòng khách hàng doanh nghiệp 1

-

Phần 3: Tổng kết cá nhân Do thời gian thực tập chưa nhiều, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân

chưa thực sự chuyên sâu nên bài báo cáo không tránh khỏi những hạn chế về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được sự đánh giá và ý kiến phản hồi của cô giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

5

NỘI DUNG I. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NINH BÌNH 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình 1.1.1. Thông tin cơ bản về ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam – Ninh Binh branch Tên viết tắt: BIDV Ninh Bình Địa chỉ: Lê Hồng Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình Ngày thành lập: 01/4/1992 Số lượng cán bộ công nhân viên: 149 người Số phòng giao dịch: 02 phòng (phòng giao dịch Gián Khẩu và phòng giao dịch Đông Ninh Bình) 1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Thời kì 1976 - 1981

Quá trình phát triển Năm 1976 khi sáp nhập tỉnh, chi nhánh ngân hàng kiến thiết Hà Nam Ninh được thành lập. Ngân hàng Kiến thiết Hà Nam Ninh đã cùng nhân dân toàn tỉnh khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế trong tỉnh, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Ngân hàng Kiến thiết Hà Nam Ninh đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then

1981 - 1990

chốt của tỉnh. Năm 1981 thành lập chi nhánh ngân hàng đầu tư và xây dựng Hà Nam Ninh. Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng

6

Hà Nam Ninh đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế của tỉnh cũng như trên toàn quốc. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam nói chung và ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà Nam Ninh nói riêng thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định 1990 - 1992

đã hình thành trong nền kinh tế . Ngày 26/11/1990, chuyển thành chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam Ninh. Sau khi chuyển từ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nam Ninh thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nam Ninh, Ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện sứ mạng hỗ trợ phát triển kinh tế, hỗ trợ về vốn cho các dự án đầu tư cũng như các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp. Thời kì này, ngân hàng liên tục phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng mới, kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng Ngân hàng thương mại; tự lo vốn để phục vụ phát triển bằng các hình thức huy động vốn đa dạng; phục vụ phát triển theo định hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại

1992 - nay

hóa đất nước;…. Ngày 01/4/1992, thành lập ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Ninh Bình (BIDV Ninh Bình) tách ra từ chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nam Ninh theo quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với sự kiện tái lập tỉnh Ninh Bình năm 1992, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình cũng bắt đầu tách ra hoạt động độc lập, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của toàn tỉnh. Ngân hàng tiếp tục hoạt

7

động và kinh doanh theo mô hình Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nam Ninh, với một số đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trong thời kì này, ngân hàng chú trọng đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng; đầu tư phát triển nhân lực, chiêu mộ nhân tài để có được đội ngũ nhân viên, tư vấn viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm; thực hiện lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính đã tăng lên rõ rệt. Không dừng lại ở đó, ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình cũng thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng một toàn diện, tạo mối quan hệ tốt với cách doanh nghiệp, tổ chức; mở rộng quan hệ đối ngoại; thực hiện mục tiêu xây dựng Doanh nghiệp vì cộng đồng;… 1.1.3. Những thành tựu đã đạt được Qua các năm, chi nhánh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, liên tục nhận được bằng khen, giấy khen của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như của tỉnh Ninh Bình. -

Năm 1994: Được ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng bằng khen.

-

Năm 1995: Được cấp bằng ghi công của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh

Bình. -

Năm 1996: Được Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích từ

năm 1992 – 1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -

Năm 1997: Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

tặng giấy khen. -

Năm 1999: Được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng bằng khen

về thành tích 10 năm đổi mới hoạt động Ngân hàng. -

Năm 2011: Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

tặng giấy khen cùng với nhiều bằng khen, giấy khen cho các tập thể phòng và cá nhân có thành tích lao động tiên tiến và xuất sắc. -

Năm 2012: Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

tặng giấy khen.

8

-

Năm 2013: Được Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

tặng bằng khen “Tập thể lao động tiên tiến” 2013 và riêng tập thể phòng “Khách hàng doanh nghiệp 1” được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng bằng khen. 1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình

BAN GIÁM ĐỐC - CHI NHÁNH NINH BÌNH Khối quản lý khách hàng

Khối quản lý nội bộ

Phòng khách hàng doanh nghiệp 1

Phòng khách hàng doanh nghiệp 2

Phòng khách hàng cá nhân

Khối quản lý rủi ro

Tổ điện toán

Phòng quản lý rủi ro

Khối tác nghiệp

Khối trực thuộc

Phòng quản trị tín dụng

Phòng tài chính - kế toán

Phòng giao dịch khách hàng cá nhân

Phòng kế hoạch tổng hợp

Phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp

Phòng hành chính - nhân sự

Phòng giao dịch Gián Khẩu

Phòng giao dịch Đông Ninh Bình

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ

1.2.1. Ban giám đốc: - Gồm 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc - Điều hành hàng ngày các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng thương mại theo nhiệm vụ và quyền hạn, phù hợp với pháp luật và điều lệ ngân hàng. 1.2.2. Khối quản lý khách hàng: - Phòng khách hàng doanh nghiệp 1: + Gồm 10 cán bộ nhân viên: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 07 nhân viên. + Thúc đẩy và phát triển quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp: nhận định và phát triển mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng (các công ty, tổ chức, các cơ quan,…) thông qua các hoạt động PR, truyền thông và các chiến dịch

9

marketing; thực hiện việc bán các sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh đến tay người tiêu dùng, ví dụ như dịch vụ ngân hàng bán buôn, bảo lãnh ngân hàng, chuyển tiền, các dịch vụ về thanh toán quốc tế,…. + Hoạt động tín dụng: đề xuất hạn mức tín dụng; thực hiện cho vay tín dụng dựa trên tình hình thực tế của mỗi dự án và phù hợp với chính sách hạn mức tín dụng của chi nhánh; giám sát khách hàng trong việc thế chấp, sử dụng khoản vay, và thanh toán khoản gốc vay cũng như tiền lãi; thông báo cho khách hàng biết về những rủi ro có thể xảy ra và đề xuất một số giải pháp phù hợp;…. + Ngoài ra, Tổ tài trợ thương mại quốc tế trực thuộc phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp 1 thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế; đầu mối quản lý nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh, phối hợp với các phòng liên quan để tiếp cận phát triển khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại của BIDV; đầu mối tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về dịch vụ tài trợ thương mại, kiểm tra tư vấn hồ sơ và phối hợp với các đơn vị tại chi nhánh và Trụ sở chính thực hiện các giao dịch tài trợ thương mại; chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh. - Phòng khách hàng doanh nghiệp 2: + Gồm 10 cán bộ nhân viên: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 07 nhân viên + Nhiệm vụ tương tự như phòng khách hàng doanh nghiệp 1, tuy nhiên, không có Tổ tài trợ thương mại quốc tế. - Phòng khách hàng cá nhân: + Gồm 09 cán bộ nhân viên: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 06 nhân viên. + Xúc tiến và phát triển mối quan hệ với khách hàng: Nhận định và phát triển mối quan hệ với những khách hàng cá nhân tiềm năng; thực hiện các sản phẩm và dịch vụ (tín dụng, tiền gửi và bảo hiểm) phù hợp với định hướng phát triển của BIDV; phát triển những chiến dịch marketing lấy khách hàng làm trọng tâm thông qua việc nghiên cứu nhu cầu cũng như các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm của chi nhánh để có những thay đổi cho phù hợp. + Thực hiện bán các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Đề ra những kế hoạch bán dịch vụ cho khách hàng cá nhân; đưa ra tư vấn giúp khách hàng chọn lựa được dịch vụ tốt nhất đối với họ.

10

+ Hoạt động tín dụng: tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn; thu thập thông tin, lập báo cáo khách hàng, khoản vay, lập hồ sơ thẩm định; lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV; hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký; soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo ký; theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất toán hợp đồng; xử lý khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng; phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý;....... 1.2.3. Khối quản lý nội bộ: - Tổ điện toán + Gồm 08 cán bộ nhân viên: 01 tổ trưởng, 02 tổ phó, 05 nhân viên. + Trực tiếp thực hiện các công việc theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin tại Chi nhánh; thực hiện công tác trực kỹ thuật, tổ chức thực hiện bảo trì, xử lý sự cố hệ thống các máy móc thiết bị Công nghệ thông tin và các chương trình phần mềm ứng dụng tại Chi nhánh; hỗ trợ cho các cán bộ nghiệp vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ có tiện ích/ứng dụng Công nghệ thông tin; hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra giám sát việc thực hiện, tuân thủ các quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Chi nhánh. - Phòng tài chính – kế toán: + Gồm 08 cán bộ nhân viên: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 05 nhân viên. + Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; đề xuất phân cấp ủy quyền đối với các phòng giao dịch.

11

- Phòng kế hoạch tổng hợp: + Gồm 07 cán bộ nhân viên: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 05 nhân viên. + Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh: Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh; tham mưu, đề xuất, xác định định hướng hoạt động của chi nhánh trong từng thời kỳ; nghiên cứu xây dựng đề án phát triển mạng lưới các kênh phân phối sản phẩm; phối hợp với các phòng, đơn vị trực thuộc trong Chi nhánh để tổng hợp xây dựng một hệ thống kế hoạch các mặt hoạt động và kế hoạch biện pháp làm công cụ điều hành; tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh + Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. + Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi nhánh; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV. + Phối hợp với các Phòng liên quan giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh. + Các nhiệm vụ khác: làm nhiệm vụ thư ký cho Ban Giám đốc; đầu mối phối hợp giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi có quyết định chấm dứt hoạt động của Phòng Giao dịch/Quỹ tiết kiệm;…. - Phòng hành chính – nhân sự: + Gồm 09 cán bộ nhân viên: Gồm 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 06 nhân viên. + Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới,

...


Similar Free PDFs