Bìa - bìa PDF

Title Bìa - bìa
Author BẢO ĐINH THÀNH
Course PHÂN TÍCH DỮ LIỆU spss
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 346.1 KB
File Type PDF
Total Downloads 229
Total Views 727

Summary

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA KINH TOÁN – THỐNG KÊDỰ ÁN MÔN PHÂN TÍCH DỮ LIỆUĐỀ TÀICÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU MUALAPTOP CỦA SINH VIÊNGiảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Nguyên Mã lớp học phần: 21C1MAT Danh sách sinh viên nhóm: 1. Đinh Thành Bảo - 31201023941 2. Mai Kiều Trang 3. Võ Khắc Huyề...


Description

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH TOÁN – THỐNG KÊ

DỰ ÁN MÔN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỀ TÀI

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU MUA LAPTOP CỦA SINH VIÊN Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thảo Nguyên Mã lớp học phần: 21C1MAT50801007 Danh sách sinh viên nhóm: 1. 2. 3. 4. 5.

Đinh Thành Bảo - 31201023941 Mai Kiều Trang Võ Khắc Huyền Vy Trịnh Đình Thanh Tú Nguyễn Thị Phương Thảo TP Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…. năm….

MỤC LỤC MỤC LỤC................................................................................................ DANH MỤC BẢNG, BIỂU......................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU......................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................2 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................................2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................2 1.5 Nguồn số liệu sử dụng và phương pháp thu thập số liệu................2 1.6 Ý nghĩa của đề tài...........................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................3 2.1 Định nghĩa.......................................................................................3 2.1.1 Định nghĩa hành vi tiêu dùng.......................................................3 2.1.2 Định nghĩa ý định tiêu dùng.........................................................3 2.1.3 Khái niệm về laptop.....................................................................4 2.2 Các mô hình lý thuyết liên quan.....................................................4 2.2.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)....... 4 2.2.2 Thuyết hành vi dự định (TPB - Ajzen, 1991)................................ 5 2.3 Lược khảo nghiên cứu trước đây.....................................................6

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài..........................................................6 2.3.2 Các nghiên cứu trong nước..........................................................8 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết...............................8 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.............................................12 3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................12 3.2 Nghiên cứu định tính.....................................................................12 3.3 Nghiên cứu định lượng..................................................................16 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................17 4.1 Thống kê mô tả.............................................................................17 4.1.1 Sở hữu laptop.............................................................................17 4.1.2 Sinh viên năm mấy....................................................................17 4.1.3 Giới tính.....................................................................................18 4.1.4 Trường học.................................................................................19 4.1.5 Mức thu nhập của gia đình sinh viên.........................................19 4.1.6 Ngành học thuộc lĩnh vực..........................................................19 4.1.7 Sẵn sàng chi cho laptop.............................................................19 4.1.8 Laptop thuộc hãng.....................................................................19 4.1.9 Mục đích học tập........................................................................19 4.1.10 Mục đích làm thêm..................................................................19 4.1.11 Mục đích giải trí.......................................................................19 4.1.12 Tìm hiểu về laptop...................................................................19 4.1.13 Mức độ am hiểu cách sử dụng laptop......................................19 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.........................21

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Giá cả........................................21 4.2.2 . Đánh giá độ tin cậy thang đo Thiết kế...................................22 4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cấu hình....................................23 4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo Tính năng khác..........................23 4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo Điều kiện thanh toán và khuyến mãi ..........................................................................................................24 4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo Thương hiệu..............................25 4.2.7 Đánh giá độ tin cậy thang đo Tác động con người...................26 4.2.8 Đánh giá độ tin cậy thang đo Ý định tiêu dùng........................27 4.3 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA).... 27 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập.........................27 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc.....................30 4.3.3 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) 30 4.4 Phân tích hồi quy.........................................................................31 4.4.1 Kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến.................................31 4.4.2 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính...............................32 4.4.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình..........................................36 4.4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................39 4.4.5 Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình.............42 4.5 Một số kiểm định mối liên hệ......................................................42 4.5.1 Sự khác biệt mua laptop giữa 2 giới tính..................................42 4.5.2 Sự khác biệt nhu cầu mua laptop giữa các ngành học.............42 4.5.3 Sự khác biệt về nhu cầu mua laptop giữa mức thu nhập của gia đình sinh viên....................................................................................42

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu......................................................50 5.1.1 Kết quả thống kê mô tả và ý nghĩa..........................................50 5.1.2 Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa.................................................50 5.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................50 5.2.1 Giá cả.......................................................................................50 5.2.2 Thiết kế....................................................................................50 5.2.3 Cấu hình...................................................................................50 5.2.4 Thương hiệu.............................................................................50 5.2.5 Tác động của con người............................................................50 5.3 Hàm ý quản trị............................................................................50 5.3.1 Hàm ý quản trị.........................................................................50 5.3.2 Kiến nghị dành cho các doanh nghiệp.....................................50 CHƯƠNG 6: HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC ...............................................50 6.1 Hạn chế........................................................................................... 6.2 Khắc phục........................................................................................ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................51 PHỤ LỤC Bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến.....................................................53

CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong thời đại kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống con người đang ngày được nâng cao, nhu cầu về việc sử dụng các sản phẩm công nghệ cao càng tăng mạnh. Trong đó, máy tính xách tay - laptop đã trở thành một món đồ vô cùng gần gũi và đóng vai trò vô cùng đối với mọi người bởi sự đa dạng về tính năng và tiện ích như: gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo bên mình, có thể phục vụ đa dạng nhu cầu của con người từ học tập, làm việc, vui chơi và giải trí. Laptop có đầy đủ các tính năng để thay thế hầu hết các công cụ học tập như sách vở, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bút viết, máy tính,… trong việc học của sinh viên. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các trình chiếu để phục vụ việc thuyết trình, công cụ tìm kiếm thông tin, liên kết trong nhóm học tập, giáo viên, cộng đồng xã hội và giải trí. Chính tầm quan trọng trong học tập và giải trí đã khiến nhu cầu sử dụng laptop của các sinh viên tăng cao. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay, mọi hoạt động học tập, thi cử, nghiên cứu, giải trí,... đều chuyển sang hình thức online thì việc sở hữu một chiếc laptop cho riêng mình là điều vô cùng cần thiết. Bởi sự phát triển mạnh của kỹ thuật và công nghệ cũng như để đáp ứng điều kiện khác nhau của khách hàng, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều hãng laptop với nhiều phân khúc và chức năng khác nhau. Do đó, người tiêu dùng - đặc biệt là sinh viên càng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với bản thân. Để hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến nhu cầu khi mua laptop của sinh viên đồng thời cung cấp các kết quả dữ liệu nghiên cứu giúp các doanh nghiệp cải thiện chiến lược kinh doanh của mình phù hợp nhất với khách hàng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua laptop của sinh viên”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Từ những lý do và các cơ sở lý thuyết tích lũy, bài nghiên cứu nhằm xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến việc mua cũng như lựa chọn laptop (máy tính xách tay) của những bạn sinh viên. - Dựa trên kiểm định những giả thuyết đặt ra trong mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nhằm xác định rõ ràng những ảnh hưởng chính đến quyết định lựa chọn và sử dụng laptop của sinh viên, từ đó, đề xuất hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu lựa chọn tạo form khảo sát thế nên có rất nhiều câu hỏi được đưa ra cho đối tượng khảo sát. Nhưng trong đó tập trung phát triển các câu hỏi sau:

(1) Sự tác động của các yếu tố nào đến quyết định lựa chọn mua và sử dụng laptop của các bạn sinh viên. (2) Mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng thế nào đến mức độ ra quyết định mua laptop của sinh viên. 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua và sử dụng máy tính xách tay (laptop) của các bạn sinh viên. 1.4.2 Đối tượng khảo sát Các bạn sinh viên từ nhiều trường đại học trên cả nước từ năm 1 đến năm 4. 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Các trường đại học trên cả nước Thời gian nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu thực hiện đề bài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2021. 1.5 Nguồn số liệu sử dụng và phương pháp thu thập số liệu -Nguồn thứ cấp: Thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua laptop, các nghiên cứu trước đây liên quan đến nội dung nghiên cứu trên mạng internet. -Nguồn sơ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập thông tin thông qua khảo sát từ sinh viên của các trường đại học trên cả nước, đã mua hoặc có ý định mua laptop trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021. -Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập qua bảng khảo sát online (Google Form) và đáp viên thực hiện trực tuyến. 1.6 Ý nghĩa đề tài -Ý nghĩa nghiên cứu: Tìm ra chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua laptop của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thông qua mô hình hồi quy trong bài nghiên cứu. Bài nghiên cứu là một mẫu về mô hình hồi quy cho những ai muốn phân tích dữ liệu theo mô hình này. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho những người muốn nghiên cứu tiếp theo. -Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp thông tin và những luận cứ khoa học về mức tác động của các nhân tố đến nhu cầu mua laptop của sinh viên. Là cơ sở để các doanh nghiệp phân phối, kinh doanh laptop xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hành vi

của người tiêu dùng. Đề ra mô hình kinh doanh tối ưu nhất để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng đối với thương hiệu của đơn vị kinh doanh mình.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Định nghĩa 2.1.1 Định nghĩa hành vi tiêu dùng Thuật ngữ hành vi người tiêu dùng (Tiếng Anh: Consumer Behavior) là hành vi của người tiêu dùng có thể được định nghĩa là những hành vi của các cá nhân (người tiêu dùng) liên quan trực tiếp đến việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn, sử dụng và loại bỏ hàng hóa và dịch vụ. Hay nói cách khác, hành vi người tiêu dùng là quá trình và hành động ra quyết định của những người liên quan đến việc mua và sử dụng sản phẩm. Một số quan điểm về khái niệm hành vi người tiêu dùng nổi tiếng trên Thế giới: Theo Philip Kotler, “Hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa, dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”. Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta, “Hành vi người tiêu dùng được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch vụ”. Tương tự, theo quan điểm của Leon G. Schiffman & Leslie Lazar Kanuk, “Hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm, bao gồm: điều tra, mua sắm, sử dụng, đánh giá và xử lý thải bỏ sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ”. ●

Mô hình đơn giản hành vi của người tiêu dùng

Trong mô hình đơn giản, ta thấy rằng các nhân tố kích thích và nhân tố Marketing xâm nhập vào “hộp đen” ý thức của người mua từ đó xảy ra những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng. Để nghiên cứu chi tiết hơn những gì đã xảy ra trong “hộp đen” của người tiêu dùng giữa lúc những tác nhân kích thích và lúc xảy ra những phản ứng đáp lại, chúng ta sẽ xét đến mô hình hành vi người tiêu dùng tiếp theo - mô hình chi tiết.

Hình 2.1.1a Mô hình đơn giản hành vi của người tiêu dùng ●

Mô hình chi tiết hành vi người tiêu dùng

Mô hình chi tiết mô tả rõ hơn những yếu tố kích thích, “hộp đen” phản ứng của người mua và những phản ứng đáp lại của người mua. Trong phần sau của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Hình 2.1.1b Mô hình chi tiết hành vi người tiêu dùng Các nhân tố tác động đến hành vi người tiêu dùng Các nhân tố cá nhân ●

Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình: Tuổi tác là một yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua hàng. Lựa chọn mua hàng của thanh niên sẽ khác với người trung niên và người cao tuổi. Chẳng hạn thanh thiếu niên sẽ quan tâm hơn đến việc mua quần áo màu sắc và các sản phẩm làm đẹp. Trung niên tập trung vào nhà cửa, tài sản và xe cộ cho gia đình.







Nghề nghiệp: Một người có xu hướng mua những thứ phù hợp với nghề nghiệp của mình. Thu nhập: Thu nhập cao hơn mang lại sức mua cao hơn cho người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng có thu nhập khả dụng cao hơn, người tiêu dùng đó có nhiều cơ hội hơn để chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ. Trong khi người tiêu dùng thuộc nhóm thu nhập thấp hoặc trung bình sẽ dành phần lớn thu nhập của mình cho các nhu cầu cơ bản. Phong cách sống: Phong cách sống là một thái độ và cách thức mà một cá nhân tồn tại trong xã hội. Hành vi mua hàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lối sống của người tiêu dùng. Ví dụ: khi một người tiêu dùng có lối sống lành mạnh, thì các sản phẩm anh ta mua sẽ liên quan đến các lựa chọn thay thế lành mạnh cho đồ ăn vặt.

Các nhân tố tâm lý ●





Nhận thức: Cảm nhận của người tiêu dùng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Cảm nhận của khách hàng là một quá trình mà khách hàng thu thập thông tin về một sản phẩm và diễn giải thông tin đó để tạo ra một hình ảnh có ý nghĩa về một sản phẩm cụ thể. Khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo, khuyến mãi, đánh giá của khách hàng, phản hồi trên mạng xã hội, v.v. liên quan đến một sản phẩm, họ có ấn tượng về sản phẩm đó. Do đó cảm nhận của người tiêu dùng trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của người tiêu dùng. Động cơ: Khi nhu cầu của một người đủ mạnh nó sẽ tạo ra sức ép để hướng người đó thực hiện hành động thỏa mãn nhu cầu đó và đó được gọi là động cơ. Khi một người có đủ động cơ, nó sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của người đó. Một người có nhiều nhu cầu như nhu cầu xã hội, nhu cầu cơ bản, nhu cầu an ninh, nhu cầu về lòng tự trọng và nhu cầu tự hiện thực hóa. Trong số tất cả các nhu cầu này, các nhu cầu cơ bản và nhu cầu bảo mật chiếm vị trí trên tất cả các nhu cầu khác. Do đó, nhu cầu cơ bản và nhu cầu an ninh có sức mạnh thúc đẩy người tiêu dùng mua sản phẩm và dịch vụ. Thái độ và niềm tin: Người tiêu dùng có thái độ và niềm tin nhất định ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Dựa trên thái độ này, người tiêu dùng hành xử theo một cách cụ thể đối với một sản phẩm. Thái độ này đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hình ảnh thương hiệu của sản phẩm. Do đó, các nhà tiếp thị cố gắng hết sức để hiểu thái độ của người tiêu dùng để thiết kế các chiến dịch tiếp thị của họ.

Các nhân tố văn hoá





Văn hóa: Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Yếu tố văn hóa bao gồm các giá trị cơ bản, nhu cầu, mong muốn, sở thích, nhận thức và hành vi được người tiêu dùng quan sát và học hỏi từ các thành viên gần nhà của họ và những người quan trọng khác xung quanh họ. Tầng lớp xã hội: Mỗi và mọi xã hội trên toàn cầu đều có hình thức giai cấp xã hội. Tầng lớp xã hội không chỉ được xác định bởi thu nhập, mà còn các yếu tố khác như nghề nghiệp, nền tảng gia đình, trình độ học vấn và vị trí cư trú. Tầng lớp xã hội là yếu tố quan trọng để dự đoán hành vi của người tiêu dùng.

Các nhân tố xã hội ●





Gia đình: Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi mua hàng của một người. Một người phát triển sở thích từ thời thơ ấu của mình bằng cách xem gia đình mua sản phẩm và tiếp tục mua các sản phẩm tương tự ngay cả khi họ lớn lên. Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo bao gồm các cá nhân hoặc nhóm người có ảnh hưởng đến ý kiến, niềm tin, thái độ và hành vi của một người nào đó. Các nhà tiếp thị xem các nhóm tham khảo là yếu tố quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng tiếp nhận thông tin và đưa ra quyết định mua hàng. Nhìn chung, tất cả những người trong nhóm tham khảo đều có hành vi mua chung và ảnh hưởng lẫn nhau. Vai trò và địa vị xã hội: Vai trò và địa vị xã hội mà một cá nhân nắm giữ trong một nhóm hoặc một cộng đồng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người đó.

2.1.2 Định nghĩa ý định tiêu dùng: Theo Young và cộng sự (1998); Chandol và cộng sự (2005) và Newberry và cộng sự 4 (2003) (dẫn theo Torres, Gutierrez (2007)) cho thấy rằng: “Ý định mua được coi là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi mua”. Khi khách hàng có ý định mua hàng cao, họ sẽ sẵn sàng mua sản phẩm đó hơn bởi lẽ ý định mua có khả năng đo lường việc liệu người mua có thể mua được sản phẩm hay không. (Schiffman và Kanuk, 2000). Ajzen và Fishbein (1980) suy nghĩ rằng ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng. Theo Ajzen (1985), nó được mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch/quyết định của người tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể. Đến năm 2002, Ajzen cho rằng ý định hành vi được giả định là

tiền đề trung gian của định mua hàng có thể đo lường khả năng mua sản phẩm của khách hàng. Elbeck (2008) cho rằng ý định mua hàng là sự sẵn lòng mu...


Similar Free PDFs