BT nhóm 1 - môn Cnxhkh - Lecture notes 10 PDF

Title BT nhóm 1 - môn Cnxhkh - Lecture notes 10
Author Minh Bùi Công
Course Chủ Nghĩa xã hội khoa học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 10
File Size 211 KB
File Type PDF
Total Downloads 57
Total Views 444

Summary

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ====000====Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (POL510025)Sinh viên thực hiện MSSV 1ùi Công Minh 2ễn Thanh Trà 3. Ngô Lê Tú Anh 4ạ Thị Thuỳ Linh 5ễn Thuỳ Dung 6ạm T. Giang 7. Nguyễn H Linh 8à Bảo Ngọc Trân 9ễn...


Description

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ====000====

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (POL510025)

Sinh viên thực hiện 1.Bùi Công Minh 2.Nguyễn Thanh Trà 3. Ngô Lê Tú Anh 4.Tạ Thị Thuỳ Linh 5.Nguyễn Thuỳ Dung 6.Phạm T.H. Giang 7. Nguyễn H.T Linh 8.Hà Bảo Ngọc Trân 9.Nguyễn H.T Tùng 10.Ngô Hồng Yến 11.Nguyễn Thị Như Ý 12.Marry P.M Miên 13.Hoàng Gia Nghi Lớp Giảng viên

MSSV 88214020055 88214020177 88214020155 88214020188 88214020060 88214020056 88214020057 88214020054 88214020034 88214020027 88214020156 88214020157 88214020174 : 22DPOL51002502 : TS. GVC. Nguyễễn Khánh Vân

Tp Hồ Chí Minh năm 2022

BÀI TẬP NHÓM MÔN CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI NHÓM 1 Đề bài: Tình huống Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế tri thức đã thay đổi. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi, nhất là cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức phát triển…có quan điểm cho rằng, giai cấp công nhân không đủ trình độ để thực hiện sứ mệnh lịch sử này mà người đủ điều kiện để đảm bảo vai trò này chỉ có thể là tri thức. Nêu đồng ý hay không đồng ý và cho biết ý kiến về quan điểm đó. BÀI LÀM A. MỞ ĐẦU Cách đây 173 năm, tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đánh dấu bước phát triển trong lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác. Một trong những quan điểm nổi bật của tác phẩm là C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải một cách thuyết phục sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là “vũ khí lý luận” sắc bén để giai cấp công nhân có thể bước lên vũ đài chính trị và khẳng định vai trò to lớn của mình trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Cho đến nay, quan điểm này

vẫn có ý nghĩa to lớn, nhất là cung cấp cơ sở lý luận vững chắc để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng, trưởng thành về trình độ, ý thức, kỹ năng... Giai cấp công nhân nước ta lãnh đạo xã hội qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Tuy nhiên, nhìn chung, trình độ, tay nghề của công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi thích ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Do đó, để giai cấp công nhân nước ta tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đúng như Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng khẳng định, cần phải “phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Cho đến nay, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Nó không chỉ là vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng giai cấp mình và toàn xã hội, mà hiện nay, nó còn là cơ sở lý luận quan trọng để chúng ta đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận giá trị chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn lại những quan điểm của các nhà kinh điển để chúng ta càng thêm vững tin vào con đường đã chọn, vững tin vào giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

B. NỘI DUNG

Cách mạng khoa học - công nghệ là một trong những đặc điểm căn bản của thế giới từ những năm 1950 đến nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư), được đề cập với tần suất khá cao trong hơn một năm gần đây. CMKHCN đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau.[1] Tri thức khoa học trở thành cơ sở lý luận cho sản xuất, quản lý và phát triển xã hội ở các cấp độ vi mô lẫn vĩ mô và cả ở quy mô toàn cầu. Chính nhờ đó tốc độ phát triển của công nghiệp, của sản xuất và xã hội ngày càng phát triển với quy mô và nhịp độ nhanh hơn. Trong khi đó, bối cảnh của cách mạng mạng khoa học - công nghệ tạo tiền đề cho nền sản xuất xã hội ở giai đoạn cách mạng công nghiệp 3.0 vượt qua trình độ sản xuất đại trà, đặc trưng của nền sản xuất cũ trước đây, theo nghĩa là sản xuất đại trà không còn có thể thống trị, phổ quát.[1] Theo đó nền kinh tế tri thức cũng phát triển theo, các vai trò mới liên quan đến tri thức xuất hiện nhiều, một loạt các vị trí cho tầng lớp tri thức xuất hiện để thực hiện các hoạt động theo bối cảnh nền kinh tế khoa học.

Mặt khác, giai cấp công nhân sinh ra và phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghệ và chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghệ đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công. Sự phát triển của thời đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm giai cấp công nhân. Chính vì vậy, giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó. Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển nền công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ

bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.[2] Theo đó, sứ mệnh của giai cấp công nhân Trong lĩnh vực kinh tế : GCCN tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân dân. Trong lĩnh vực chính trị: GCCN phải trở thành giai cấp thống trị trong xã hội, xây dựng nền chuyên chính vô sản để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Trong lĩnh vực xã hội: GCCN phải tiến hành xóa bỏ giai cấp bóc lột, tạo sự bình đẳng trong mọi quan hệ. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Trong suốt những năm qua, giai cấp công nhân Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình xứng đáng là bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, tiếp tục lấy chủ nghĩa MÁC- LÊNIN và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng GCCN là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng , bảo vệ chế độ XHCN, không chấp nhận chế độ đang Đảng. GCCN tham gia đông đảo vào các thành phần kinh tế, lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ văn minh để phấn đấu. GCCN Việt Nam có sứ mệnh xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ bóc lột, tự giải phóng, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân dân khỏi sự áp bức, xây dựng thành công XHCN. Phát triển về số lượng và chất lượng , nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện tri thức hóa công nhân, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng xuất. xứng đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Nhóm không đồng ý với quan điểm cho rằng giai cấp công nhân không đủ trình độ để thực hiện sứ mệnh lịch sử này mà người đủ điều kiện để đảm bảo vai trò này chỉ có thể là tri thức. Như các bối cảnh đã nêu trên, cách mạng khoa học công nghiệp

đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới và thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Dẫu biết rằng, các tầng lớp tri thức sẽ phát triển nhiều hơn, nhưng vai trò của giai cấp công nhân là quan trọng. Để củng cố quan điểm cho rằng giai cấp công nhân không đủ trình độ để thực hiện sứ mệnh lịch sử này mà người đủ điều kiện để đảm bảo vai trò này chỉ có thể là tri thức là chưa phù hợp. Sau đây là các giải thích. Thứ nhất, Sứ mệnh của giai cấp công nhân là tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ CNTB; giải phóng giai cấp, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột; xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Khi ta so sánh phong trào đấu tranh của GCCN với trí thức về cơ bản có sự khác biệt. Trong lịch sử sự vận động cơ cấu xã hội loài người nói chung và lịch sử sự vận động cơ cấu xã hội Việt Nam nói riêng, trí thức chưa bao giờ là một giai cấp mà chỉ tập hợp thành một tầng lớp xã hội. Và như các cơ sở trên khi bối cảnh khoa học công nghệ và tầng lớp tri thức phát triển nhưng giai cấp công nhân sinh ra và cũng phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghệ và trở thành một giai cấp ổn định luôn có mặt. Sự phát triển của thời đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người công nhân mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại.Do đặc điểm lao động của mình, tầng lớp trí thức luôn phải gắn với những giai cấp nhất định và thường là giai cấp thống trị. Họ được tạo điều kiện phát triển để đem lại lợi ích cho giai cấp này. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh của họ đa phần là đòi quyền lợi về kinh tế, trong khi của GCCN còn có thêm yếu tố chính trị. Thứ hai, về tư tưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng chính. Với đội ngũ và tinh thần của Đảng giai cấp công nhân vẫn phù hợp để thực hiện sứ mệnh của họ cho đến thời hiện tại. Điển hình, khi nền

công nghiệp hóa phát triển sẽ có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp một là giai cấp công nhân sẽ bị bóc lột bởi thời đại công nghiệp hóa theo phương thức mới, trường hợp hai, giai cấp công nhân sẽ bị loại bỏ dẫn đến tình trạng thất nghiệp và quay về công nhân làm nghề thủ công. Qua đó ta thấy được khi các tầng lớp tri thức hoặc thời đại khoa học công nghệ phát triển thì vấn đề của giai cấp công nhân không hề bị xóa bỏ và giai cấp này vẫn mang vai trò quan trọng. Các sứ mệnh của họ vẫn tồn tại mà chỉ có bản thân giai cấp công nhân mới giải quyết được chính vấn đề của họ theo đường lối của Đảng. C. KẾT LUẬN Dù trong bối cảnh nào thì những tư tưởng và quan điểm của Đảng vẫn đúng dựa trên quan điểm của Mác. Do đó để thực hiện tốt sứ mệnh của giai cấp công nhân, chúng ta không nên cho rằng họ không thể thực hiện được mà hãy bồi dưỡng và càng dẫn lối họ để giai cấp này giải quyết và thực hiện sứ mệnh của họ. Tuy nhiên vẫn không thể phủ nhận rằng chúng ta cũng cần những tầng lớp khác hỗ trợ nhau trên con đường thực hiện sứ mệnh. D. NGUỒN THAM KHẢO: [1] Tạp chí Nghiên cứu con người số 5(92), năm 2017. n.d. “Cách mạng khoa học – công nghệ và tác động của nó đến con người và xã hội Việt Nam*.” vass.gov.vn. [2] Luathoangphi.vn. n.d. “Giai cấp công nhân là gì?” Luật Hoàng Phi.

Nhóm e có 2 bài làm khác nhau : đây là bài số 2 1.Nội dung Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều thay đổi, nhất là cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh mẽ, kinh tế tri thức phát triển…có quan điểm cho rằng, giai cấp

công nhân không đủ trình độ để thực hiện sứ mệnh lịch sử này mà người đủ điều kiện đảm bảo vai trò này chỉ có thể là trí thức. 2. Yêu cầu giải đáp a. Anh (chị ) có đồng ý với quan điểm trên không? b. Hãy cho biết ý kiến của anh (chị ) về quan điểm đó? 3. Gợi ý giải đáp SV vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân để trả lời câu hỏi. BÀI LÀM a. Không đồng ý. b. Theo ý kiến của em, quan điểm cho rằng “giai cấp công nhân không đủ trình độ để thực hiện sứ mệnh lịch sử của họ mà người đủ điều kiện đảm bảo vai trò này chỉ có thể là trí thức” chưa phù hợp. Cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng công nghiệp lần thứ tư) được đề cập với tần suất khá cao trong nhiều năm gần đây, về thực chất là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, diễn ra từ giữa thế kỷ XX cho đến nay. CMKHCN đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ đến công nghiệp. Về thực chất, cách mạng khoa học là một giai đoạn phát sinh nhiều ý tưởng mới về vật lý, thiên văn học, sinh học, giải phẫu học con người, hóa học, và các ngành khoa học khác dẫn tới sự loại bỏ các chủ nghĩa học thuyết đã được đưa ra từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, và đặt nền móng cho khoa học hiện đại. Cách mạng khoa học làm biến đổi triệt để về chất của LLSX, biến khoa học trở thành nhân tố chủ đạo trong nền sản xuất xã hội. CMKH tác động đến mọi mặt của đời sống, đòi hỏi xã hội cần phải có một đội ngũ lao động có trình độ học vấn, chuyên môn cao mới có thể tiếp nhận những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này mang lại, đội ngũ này chỉ có thể là trí thức. Trí thức là những người lao động trí óc và có tính sáng tạo, họ có trình độ chuyên môn cao, đồng thời còn là những người quan tâm và có chính kiến trước những vấn đề chính trị - xã hội của thời cuộc. Trong mọi thời đại, trí thức luôn là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, giúp nâng cao dân trí. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển.

Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, tầng lớp trí thức cũng buộc phải phát triển theo để phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, nói về vai trò của GCCN đối với quá trình xây dựng đất nước là không thể thay thế. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen đã nhấn mạnh: “… các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin: GCCN là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử, họ đại diện cho PTSX tiên tiến và LLSX hiện đại; là người sản xuất ra của cải vật chất cho XH, làm giàu cho XH, quyết định sự phát triển của XH hiện đại. Sứ mệnh của họ là tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ CNTB; giải phóng giai cấp, nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột; xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. So sánh phong trào đấu tranh của GCCN với trí thức về cơ bản có sự khác biệt. Trong lịch sử sự vận động cơ cấu xã hội loài người nói chung và lịch sử sự vận động cơ cấu xã hội Việt Nam nói riêng, trí thức chưa bao giờ là một giai cấp mà chỉ tập hợp thành một tầng lớp xã hội. Do đặc điểm lao động của mình, tầng lớp trí thức luôn phải gắn với những giai cấp nhất định và thường là giai cấp thống trị. Họ được tạo điều kiện phát triển để đem lại lợi ích cho giai cấp này. Vì vậy, mục tiêu đấu tranh của họ đa phần là đòi quyền lợi về kinh tế, trong khi của GCCN còn có thêm yếu tố chính trị. Trong cuộc cách mạng vô sản, tầng lớp trí thức có vai trò rất quan trọng trong các phong trào cách mạng quần chúng. Vai trò của lý luận cách mạng là hết sức quan trọng. Nếu không có lý luận cách mạng đúng đắn thì phong trào công nhân rất khó giành thắng lợi trong đấu tranh. Trí thức là những người có tư duy lý luận rõ ràng, có thể dự báo cho phong trào cách mạng nhiều vấn đề về tương lai, giúp cho phong trào có thể tránh những sai lầm... Như vậy, tầng lớp trí thức cũng có một vai trò hết sức to lớn đối với xã hội. Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ rõ lợi ích cơ bản của GCCN thống nhất với các giai tầng lao động khác, vậy nên để cuộc cách mạng thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đi tới thắng lợi cần phải kết hợp giữa GCCN với các giai tầng khác mà trước hết là với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và lãnh đạo họ tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/cach-mang-khoahoc-cong-nghe-va-tac-dong-cua-no-den-con-nguoi-va-xa-hoi-viet-nam-73 3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cách_mạng_khoa_học 4. http://truongchinhtritq.edu.vn/ctNS62_vai-tro-cua-doi-ngu-tri-thuc-trong-sunghiep-cach-mang-viet-nam...


Similar Free PDFs