NHÓM-2- Cnxhkh - Lecture notes 1 PDF

Title NHÓM-2- Cnxhkh - Lecture notes 1
Author A.Thư Đỗ Ngọc
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 40
File Size 713.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 188
Total Views 424

Summary

Download NHÓM-2- Cnxhkh - Lecture notes 1 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BỘ MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC PHÂN TÍCH NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. Giảng viên: TS. Nguyễn Thanh Hải Nhóm 2

DANH SÁCH SINH VIÊN STT

MSSV

Họ và tên

1

2053801013002

Đặng Tấn Quốc An

2

2053801013003

Đặng Thanh An

3

2053801013005

Nguyễn Thị Mỹ An

4

2053801013006

Thái Vương An

5

2053801013007

Trương Thị Phương An

6

2053801013008

Đinh Thị Trâm Anh

7

2053801013009

Đỗ Thị Lan Anh

8

2053801013010

Nguyễn Thị Bảo Anh

9

2053801013011

Nguyễn Thị Lan Anh

10

2053801013012

Nguyễn Trần Tuấn Anh

11

2053801013013

Phạm Lê Quế Anh

12

2053801013015

Lê Quốc Bảo

13

2053801013016

Nguyễn Thanh Bình

14

2053801013017

Võ Thanh Bình

15

2053801013020

Nguyễn Thành Công

16

2053801013021

Lê Mạnh Cường

17

2053801013023

Hồ Thị Cẩm Dân

18

2053801013024

Ngô Hải Đăng

19

2053801013025

Nguyễn Xuân Đào

20

2053801013026

Nguyễn Quang Đức

21

2053801013027

Trần Đình Đức

22

2053801013028

Dương Thị Thủy Dung

23

2053801013029

Nguyễn Khánh Dung

24

2053801013030

Nguyễn Văn Duy

25

2053801013031

Trần Minh Duy

26

2053801013032

Đặng Ngọc Thanh Giang

27

2053801013035

Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao

28

2053801013036

Nguyễn Lê Ngọc Hà

29

2053801013037

Lê Thị Ngọc Hân

30

2053801013038

Trịnh Lê Kim Hân

31

2053801013039

Võ Gia Hân

32

2053801013040

Nguyễn Minh Hằng

33

2053801013041

Phùng Thị Thanh Hằng

34

2053801013042

Lê Thị Như Hảo

35

2053801013044

Hồ Thị Mỹ Hiền

36

2053801013045

Trần Mai Phúc Hiền

37

2053801013046

Thân Quang Hiếu

38

2053801013047

Bùi Quỳnh Hoa

39

2053801013048

Nguyễn Tuấn Hoa

40

2053801013049

Nguyễn Văn Huy Hoàng

41

2053801013050

Nông Huy Hoàng

42

2053801013051

Phạm Quốc Hùng

43

2053801013052

Châu Ngọc Thanh Hương

44

2053801013053

Đặng Huỳnh Quỳnh Hương

45

2053801013054

Nguyễn Thị Thu Hương

46

2053801013055

Phạm Thị Lan Hương

47

2053801013056

Cao Lương Gia Huy

48

1753801015129

Nguyễn Thị Ánh Minh

MỤC LỤC PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU PHẦN HAI: NỘI DUNG I.

Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội..............1 1.1. Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội........1 1.1.1.Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội – giai cấp...................................1 1.1.2.Vị trí của cơ cấu xã hội-giai cấp trong cơ cấu xã hội...................................2 1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.......................................................................................3 1.2.1.Cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội................................................................3 1.2.2. Cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới.......................................................................................................4

1.2.3.Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dần xích lại gần nhau.............5 II. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội...9 2.1.Góc độ chính trị.............................................................................................9 2.2.Góc độ kinh tế..............................................................................................12 III. Cơ cấu xã hội- giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam......................................................................15 3.1. Cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...................................................................................................................... 15 3.1.1. Sự biến đổi cơ cấu xã hội- giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang tính đặc thù của xã hội Việt Nam........................................................15 3.1.2. Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội- giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp xã hội ngày càng được khẳng định................................................16 3.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam............................................................................................................22 3.2.1. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam....................................................................................22 3.2.2. Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội – giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...........................................................................................................28

LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tập thể nhóm tác giả xin trình bày chủ đề Nội dung của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Đây là một nội dung rất hay nhưng khá khó trong việc tiếp cận nên nhóm tác giả làm bài tiểu luận này nhằm cung cấp nội dung một cách dễ hiểu nhất cho mọi người. Lý do nhóm chọn chủ đề này phù hợp với bối cảnh trong nước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bối cảnh nước ngoài đang diễn biến phức tạp: “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp” ( trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội). Với bối cảnh như thế đã đặt ra cho đất nước ta nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức về những sự biến đổi trong cơ cấu xã hội, giai cấp, tầng lớp. Vì thế việc tìm hiểu chủ đề này giúp chúng ta nắm được những kiến thức nền tảng về cơ cấu xã hội-giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giúp chúng ta nhận diện sự biến đổi trong cơ cấu xã hội-giai cấp và nội dung liên minh giai cấp, tầng lớp để từ đó giúp ta nhận thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết góp sức tăng cường xây dựng khối liên minh giai cấp, tầng lớp vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Nhóm tập trung chủ yếu vào nghiên cứu liên minh giai cấp tầng lớp ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích số liệu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của bài tiểu luận là làm rõ nội dung của liên minh giai cấp tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Nhiệm vụ của bài tiểu luận là nghiên cứu cơ cấu xã hội-giai cấp, nội dung liên minh giai cấp tầng lớp và đề ra phương hướng cơ bản nhằm tăng cường liên minh giai cấp.

PHẦN HAI: NỘI DUNG I. 1.1.

Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội

1.1.1.Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội – giai cấp

-

Cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.1 Cơ cấu xã hội có nhiều loại, như: cơ cấu xã hội – dân cư, cơ cấu xã hội – nghề nghiệp, cơ cấu xã hội – giai cấp, cơ cấu xã hội – dân tộc, cơ cấu xã hội – tôn giáo, v.v... Dưới góc độ chính trị - xã hội, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu cơ cấu xã hội – giai cấp vì đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong một chế độ xã hội nhất định. Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ xã hội nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội...giữa các giai cấp và tầng lớp đó. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội có mối quan hệ hợp tác và gắn bó chặt chẽ với nhau. Yếu tố quyết định mối quan hệ đó là họ cùng chung sức cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các giai cấp, tầng lớp xã hội và các nhóm xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội – giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ v.v... Mỗi giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội này có những vị trí và vai trò xác định song dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân cùng hợp lực, tạo sức mạnh tổng hợp để thực hiện những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến tới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ đã lỗi thời. Đặc điểm của cơ cấu xã hội-giai cấp: Cơ cấu xã hội-giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một hệ thống xã hội nhất định mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. Việc xác định cơ cấu xã hội-giai cấp thông qua những mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lí quá trình sản xuất, về địa vị chính trị-xã hội,… giữa các giai cấp tầng lớp đó. Đặc biệt là mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản suất. Cụ thể đối với xã hội Tư sản thì giai cấp tư sản là người nắm giữa tư liệu còn những người không nắm giữ tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản, đối với xã hội Xã hội chủ nghĩa kế thừa từ xã hội Tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản đấu tranh giành thắng lợi thay thế tư sản nắm giữ tư liệu sản xuất trở thành lực lượng lãnh đạo xã hội mới.

1 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Hà Nội, 2019, tr.88.

1

1.1.2. Vị trí của cơ cấu xã hội-giai cấp trong cơ cấu xã hội

-

Trong hệ thống xã hội, mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí, vai trò xác định và giữa chúng có mỗi quan hệ, phụ thuộc lẫn nhau. Song vị trí, vai trò của các loại cơ cấu xã hội không ngang nhau, cơ cấu xã hội-giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: Cơ cấu xã hội-giai cấp liên quan đến các đảng phái chính trị và nhà nước, quyền sở hữu tư liệu sản xuất , quản lý tổ chức lao động, vấn đề phân phối thu nhập… Sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội, ví dụ như: nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cơ cấu xã hội-giai cấp có sự biến đổi, Giai cấp công nhân lên nắm chính quyền, làm chủ tư liệu sản xuất từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội-nghề nghiệp có sự thay đổi khi số lượng công nhân đang có xu hướng tăng mạnh, số lượng nông dân đang có xu hướng giảm và các nhà tư bản từ một giai cấp nắm quyền tư liệu sản xuất dần trở thành các tư nhân, doanh nghiệp,…(những tầng lớp xã hội mới). Sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội. Lê-nin đã từng viết rằng: “Kết cấu xã hội và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không hiểu những biến đổi này thì không thể tiến được một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào.”, ví dụ như nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cơ cấu xã hội-giai cấp có sự biến đổi, giai cấp công nhân lên nắm chính quyền, làm chủ tư liệu sản xuất từ đó ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội-nghề nghiệp có sự thay đổi khi số lượng công nhân đang có xu hướng tăng mạnh, số lượng nông dân đang có xu hướng giảm và các nhà tư bản từ một giai cấp nắm quyền tư liệu sản xuất dần trở thành các tư nhân, doanh nghiệp,…(những tầng lớp xã hội mới). Mặc dù cơ cấu xã hội-giai cấp giữ vị trí quan trọng song cũng không vì thế mà tuyệt đối hóa nó, xem nhẹ các loại hình cơ cấu xã hội khác, từ đó có thể dẫn đến sự tùy tiện, muốn xóa bỏ nhanh chóng các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách đơn giản theo ý muốn chủ quan.

1.2. Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội- giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cơ cấu xã hội-giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thường xuyên có những biến đổi mang tính quy luật sau đây: 1.2.1. Cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi gắn liền và bị quy định bởi cơ cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo lý luận chủ nghĩa Mác, vật chất quyết định ý thức, thì trong xã hội kinh tế quyết định chính trị, tức là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Như vậy, cơ cấu xã hội giai cấp nó sẽ phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế của xã hội. Nói cách khác, cơ cấu kinh tế xã hội sẽ quyết định cơ cấu xã hội giai cấp. 2

Trong cơ cấu kinh tế của thời kỳ phong kiến, nó quyết định đến cơ cấu xã hội giai cấp của thời kỳ phong kiến, đó là giai cấp địa chủ phong kiến là thống trị của giai cấp nông dân và các tầng lớp bị trị khác. Trong cơ cấu kinh tế của thời kỳ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản sẽ là giai cấp thống trị bởi vì giai cấp tư sản là giai cấp nắm tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân và những thành phần khác là giai cấp bị trị. Ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội giai cấp cũng tuân theo quy luật trên. Tức là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì cơ cấu hướng đến là sở hữu công cộng, công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, phục vụ thiết thực lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng cộng sản lãnh đạo. Điều đó dẫn đến cơ cấu xã hội giai cấp lúc này là giai cấp công nhân, lực lượng đông đảo và to lớn trong xã hội sẽ là giai cấp lãnh đạo, giai cấp thống trị. Giai cấp công nhân, do có lợi ích phù hợp với dân tộc, đất nước, cho nên sự lãnh đạo, thống trị của giai cấp công nhân sẽ phù hợp với lợi ích chung, mục đích chung của toàn xã hội và do đó là thống nhất, tập hợp liên minh đông đảo những cái giai cấp, tầng lớp khác vào công việc chung đó là tổ chức và xây dựng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ở nước ta, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi về kinh tế, xã hội”.2 Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội giai cấp, từ đó dẫn đến sự thay đổi các vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội. Cụ thể là ở những nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế sẽ có những biến đổi đa dạng: từ một cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp còn ở trình độ sơ khai chuyển sang cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp; chuyển từ cơ cấu vùng lãnh thổ còn chưa định hình sang hình thành các vùng, các trung tâm kinh tế lớn; chuyển từ cơ cấu lực lượng sản xuất hiện đại nhưng không cân đối, trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu hoặc trung bình chuyển sang phát triển lực lượng sản xuất với trình độ công nghệ cao, tiên tiến theo xu hướng ứng dụng những thành quả của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của kinh tế tri thức, kinh tế số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư…, từ đó hình thành những cơ cấu kinh tế mới hiện đại hơn, với trình độ xã hội hóa cao và đồng bộ hài hòa hơn giữa các vùng, các khu vực, giữa nông thôn và thành thị, đô thị...Quá trình biến đổi trong cơ cấu kinh tế đó tất yếu dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu xã hội- giai cấp, cả trong cơ cấu tổng thể cũng như những biến đổi trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp xã hội, nhóm xã hội. Từ đó, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội cũng thay đổi theo. Mặt khác, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh với tính cạnh tranh cao, cộng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng khiến cho giai cấp, tầng lớp xã hội cơ bản trong thời kỳ này trở nên năng động, có khả năng thích ứng nhanh, chủ động sáng tạo trong lao động sản xuất để tạo ra những sản phẩm có giá trị, hiệu quả cao và chất lượng tốt đáp ứng của nhu cầu thị trường trong bối cảnh mới.3 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001, tr.85. 3 Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Hà Nội, 2019, tr.90.

3

1.2.2. Cơ cấu xã hội-giai cấp biến đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra rằng, hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa đã được “thai nghén” từ trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩam do vậy ở giai đoạn đầu của nó vẫn còn những “dấu vết của xã hội cũ” được phản ánh “về mọi phương diệnkinh tế,đạo đức, tinh thần”4. Song bên cạnh đó, cũng xuất hiện những yếu tố mới do giai cấp công nhân và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội bắt tay vào tổ chức xây dựng, làm xuất hiện sự đan xen giữa yếu tố cũ và yếu tố mới. Đây là vấn đề mang tính quy luật thể hiện rõ nét nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về mặt kinh tế, còn tồn tại kết cấu kinh tế nhiều thành phần. Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đưa đến sự biến đổi cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu hành chính, kinh tế, xã hội. Điều đó đưa tới cơ cấu xã hội- giai cấp đa dạng phức tạp với những giai cấp tầng lớp khác nhau. Sự biến đổi đó đưa tới một cơ cấu xã hội mới, tác động trực tiếp đến cơ cấu kinh tế tạo cho nó định hướng xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện của sự biến đổi đó là: -

-

-

Trong giai cấp nông dân đã hình thành những nông dân làm dịch vụ, mở xưởng cơ khí, làm nghề phụ, buôn bán nhỏ...; có nông dân làm chủ trang trại, có nông dân làm thuê, có nông dân sống và làm việc ở nông thôn nhưng cũng đã ly nông. Sự chuyển dịch đó dẫn đến tính chất thuần nông trong giai cấp nông dân ngày một thuyên giảm. Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao độ...


Similar Free PDFs