BTL2 Nhóm 01 QT43 - Nothing to say PDF

Title BTL2 Nhóm 01 QT43 - Nothing to say
Author Thư Phạm
Course luật hình sự
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 44
File Size 617.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 119
Total Views 709

Summary

Download BTL2 Nhóm 01 QT43 - Nothing to say PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Khoa: QUỐC TẾ Lớp: QT43.3 Môn: Luật Tố tụng Hình sự

Họ và tên:

MSSV:

Cao Thanh Nhân

1853801015150

Lê Hoàng Nhân

1853801015151

Nguyễn Thị Lâm Oanh

1853801015162

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 & 3 Đặng Ngọc Hoàng Phúc Võ Hoàng Phúc

1853801015163

Nhóm: 01 1853801015164

Nguyễn Dạ Hương Quỳnh

1853801015174

Phùng Tấn Tài

1853801015178

Hồ Thu Thảo

1853801015196

Phạm Minh Thư

1853801015210

Phạm Thị Minh Thư

1853801015211

CHƯƠNG 2 CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG ---------I. CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Phân tích và đánh giá quy định của BLTTHS 2015 về các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền THTT? Cơ sở pháp lí: Điều 49 BLTTHS 2015 Có 3 trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền THTT: - “Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;” Những người tham gia tố tụng nêu trên là những người có quyền và lợi ích pháp lí liên quan đến vụ án. Vì vậy, nếu để người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết trong các trường hợp này sẽ không vô tư, khách quan đến quyền lợi của họ, người thân thích hoặc người mà họ đại diện hợp pháp; - “Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;” Để đảm bảo tính khách quan, đúng đắn và toàn diện trong việc giải quyết vụ án hình sự và cho cả các bên tham gia trong quá trình tố tụng; - “Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.” Đây là trường hợp dự phòng của nhà làm luật, khi quy định của pháp luật chưa dự liệu cụ thể các trường hợp có thể xảy ra.

2. Nêu ý kiến cá nhân về việc trực tiếp ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội trong BLTTHS 2015? Nhóm em ủng hộ quan điểm về việc trực tiếp ghi nhận quyền im lặng cho người bị buộc tội trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quyền im lặng được xây dựng trên cơ sở đặc quyền chống lại sự tự buộc tội – một trong những quyền cơ bản của con người nhằm bảo vệ cá nhân bị nghi ngờ trước quyền lực của nhà nước. Công ước Liên hợp quốc về các Quyền dân sự và chính trị quy định mọi người có quyền không bị bắt buộc phải khai báo để chống lại mình hoặc phải nhận tội. Tương tự như quyền được suy đoán vô tội, quyền bào chữa, quyền được xét xử công bằng… quyền im lặng là một trong những đảm bảo tố tụng rất cần thiết được pháp luật ghi nhận nhằm bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trước sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, tránh oan sai trong xét xử. Ngoài ra, khi người bị tạm giữ, bị can có quyền im lặng thì cơ quan điều tra bắt buộc phải tạo điều kiện thuận lợi để người bào chữa tham gia vào các buổi lấy lời khai, hỏi cung trong thời gian sớm nhất nếu muốn nhanh chóng thu thập được những thông tin về tội phạm. Có thể hạn chế và loại trừ việc dùng nhục hình, bức cung, mớm cung. Sự hiện diện của người bào chữa vừa là chỗ dựa về tâm lý, tinh thần cho thân chủ vừa có tác dụng giám sát những hoạt động của người tiến hành tố tụng, qua đó đảm bảo được tính hợp pháp của các chứng cứ trong vụ án. 3. So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự?

Giống nhau: + Về đối tượng: Đối tượng của Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức. + Về quyền của Bị hại và Nguyên đơn dân sự: Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều có các quyền sau đây: - Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án; - Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; - Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa; - Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Khác nhau: Tiêu chí Cơ sở pháp lý

Bị hại

Nguyên đơn dân sự

Điều 62 BLTTHS 2015

Điều 63 BLTTHS 2015

Bị hại là cá nhân trực tiếp Nguyên đơn dân sự là cá bị thiệt hại về thể chất, tinh nhân, cơ quan, tổ chức bị thần, tài sản hoặc là cơ thiệt hại do tội phạm gây ra Định nghĩa

quan, tổ chức bị thiệt hại và có đơn yêu cầu bồi về tài sản, uy tín do tội thường thiệt hại phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Thiệt hại về thể chất, tinh Thiệt hại về tài sản

Các loại thiệt hại

thần, tài sản, uy tín (với cơ quan, tổ chức bị thiệt hại)

Tính chất của thiệt hại

Bị thiệt hại trực tiếp bởi Nguyên đơn dân sự bị thiệt hành vi phạm tội. Ngoài ra hại gián tiếp và phải có Có thể có trường hợp thiệt thiệt hại xảy ra. hại chưa xảy ra mà chỉ đe

dọa xảy ra. Được tham gia tố tụng Chỉ được tham gia tố tụng ngay cả khi không có yêu khi có đơn yêu cầu bồi Tham gia tố tụng

cầu.

thường thiệt hại.

Đề nghị hình phạt, mức bồi Chỉ được quyền đề nghị thường thiêtt hại, biện pháp mức bồi thường thiệt hại, bảo đảm bồi thường. Yêu biện pháp bảo đảm bồi cầu cơ quan có thẩm quyền thường. Không có quyền tiến hành tố tụng bảo vệ yêu cầu cơ quan có thẩm tính mạng, sức khỏe, danh quyền tiến hành tố tụng dự, nhân phẩm, tài sản, bảo vệ tính mạng, sức Quyền

quyền và lợi ích hợp pháp khỏe, danh dự, nhân phẩm, khác của mình, người thân tài sản, quyền và lợi ích thích của mình khi bị đe hợp pháp khác của mình, dọa. Được quyền: Kháng người thân thích của mình cáo bản án, quyết định của khi bị đe dọa. Chỉ được Tòa án.

quyền: Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ

Có mặt theo giấy triệu tập Bên nguyên đơn dân sự của người có thẩm quyền phải có thêm nghĩa vụ: tiến hành tố tụng; trường Trình

bày

trung

thực

hợp cố ý vắng mặt không những tình tiết liên quan vì lý do bất khả kháng đến việc bồi thường thiệt hoặc không do trở ngại hại khách quan thì có thể bị

dẫn giải. Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

4. So sánh người đại diện của bị hại và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại? - Giống nhau: Cùng bảo vệ cho các chủ thể là bị hại, đương sự. - Khác nhau: Tiêu chí

Người đại diện của bị hại

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Khái niệm

Là người tham gia tố tụng thay mặt cho bị hại thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự .

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Điều kiện

Do pháp luật quy định, hoặc do bị Được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ hại, đường sự ủy quyền. quyền và lợi ích hợp pháp.

Tư cách người đại diện

Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo pháp luật hoặc là cũng có thể là người đại diện theo người đại diện theo ủy quyền. ủy quyền của bị hại, đương sự.

Số lượng

Một bị hại có một người đại diện.

Quyền và Khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 nghĩa vụ

Một bị hại có thể có nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Khoản 3 Điều 84 BLTTHS 2015

5. Phân tích và đánh giá quy định về nghĩa vụ của bị hại trong BLTTHS 2015? Phân tích và đánh giá nghĩa vụ của bị hại như sau: - Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải: Bị hại phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vụ án. Việc bị hại vang mặt có thể cản trở hoạt động tố tụng, vì vậy nếu họ cố ý vắng mặt không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải; - Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng: Bị hại có nghĩa vụ phải khai báo, cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án và chấp hành quyết định, yêu cầu khác của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Việc giải quyết đúng đắn vụ án không chỉ bảo vệ lợi ích Nhà nước mà còn bảo vệ lợi ích của bị hại nên bị hại thường chủ động tích cực trong việc khai báo. Việc họ từ chối khai báo hoặc không chấp hành những quyết định, yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không có lí do chính đáng là việc không bình thường, không phù hợp tâm lí của nạn nhân. Hành vi không chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đó gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, có thể bị coi là tội phạm và phải chịu ữách nhiệm hình sự theo Điều 383 BLHS. 6. Phân tích và đánh giá những điểm mới trong quy định của BLTTHS 2015 về địa vị pháp lý của người bào chữa? - Một là, về đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa: CSPL: Điều 72 BLTTHS 2015, Điều 4 BLTTHS 2015.

BLTTHS 2015 mở rộng thêm đối tượng được bảo đảm quyền bào chữa là người bị bắt. Quy định mới này đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. - Hai là, về người bào chữa: Điều 72 của BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; người đại diện của người bị buộc tội; bào chữa viên nhân dân; trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Như vậy, so với BLTTHS năm 2003 thì số lượng người bào chữa của BLTTHS năm 2015 nhiều hơn 01 người là trợ giúp viên pháp lý. Trường hợp này được áp dụng đối với người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015 có quy định 11 người không được bào chữa, tăng thêm 05 trường hợp so với quy định của BLTTHS năm 2003 gồm: Người dịch thuật, người định giá tài sản, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đã bị kết án chưa được xóa án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. - Ba là, về quyền của người bào chữa: Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có một số quy định mới về quyền của người bào chữa mà BLTTHS năm 2003 không có quy định, cụ thể: – Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, khi người bị bắt bị người tiến hành tố tụng lấy lời khai thì người bào chữa cho người bị bắt có quyền có mặt để nghe việc lấy lời khai. – Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

– Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này. – Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. – Thu thập chứng cứ, kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Đây là một quy định hoàn toàn mới về quyền của người bào chữa. Như vậy, BLTTHS năm 2015 quy định mới là ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án thì người bào chữa cũng là chủ thể được quyền thu thập chứng cứ là. - Bốn là, về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng: Điều 74 BLTTHS năm 2015 là quy định mới cho phép người bào chữa được tham gia tố tụng sớm hơn, đồng thời cụ thể hóa Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. (BLTTHS năm 2003 quy định trong trường hợp bắt người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ). - Năm là, về lựa chọn người bào chữa: Khoản 1 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định cụ thể 03 đối tượng được quyền lựa chọn người bào chữa là: Người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), người đại diện và người thân thích của người bị buộc tội. (So với BLTTHS năm 2003 thì quyền lựa chọn người bào chữa tăng thêm 02 đối tượng là người bị bắt và người thân thích của họ). Khoản 2 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định mới về trách nhiệm của cơ quan đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn yêu cầu người bào chữa cho người bào chữa, người

đại diện hoặc người thân thích của họ. Nếu yêu cầu bào chữa của người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị tạm giam phải có trách nhiệm chuyển đơn yêu cầu bào chữa cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Khoản 3 Điều 75 BLTTHS 2015 quy định mới về trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát hoặc Tòa án đang có trách nhiệm giải quyết phải thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam biết về việc người đại diện hoặc người thân thích của họ nhờ người bào chữa để có ý kiến đồng ý hay không đồng ý về việc nhờ người bào chữa. - Sáu là, về trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa: Điều 76 BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải bắt buộc chỉ định người bào chữa cho họ là: – Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình. – Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa được; người có nhược điểm về tâm thần hoặc người dưới 18 tuổi. Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi bắt buộc phải có người bào chữa là người bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội phạm theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân. (BLTTHS năm 2003 quy định bắt buộc chỉ định người bào chữa trong trường hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình).

- Bảy là, về cấp đăng ký bào chữa: Điều 78 BLTTHS năm 2015 quy định mới về thủ tục đăng ký bào chữa. Như vậy, BLTTHS năm 2015 rút ngắn 1/3 thời gian khi làm thủ tục đăng ký bào chữa, thay vì trong thời hạn 03 ngày như trước đây thì quy định hiện nay chỉ còn thời hạn 24 giờ, chỉ phải đăng ký 01 lần. Thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng từ khi khởi tố đến khi truy tố, xét xử vụ án. 7. Phân tích và đánh giá quy định của BLTTHS 2015 về vấn đề từ chối người bào chữa chỉ định của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi? - CSPL: điểm b khoản 1 Điều 76 và khoản 3 Điều 77 BLTTHS 2015. - Nội dung: Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi mà không mời người người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Trong trường hợp họ muốn từ chối người bào chữa chỉ định thì có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hoặc người thân thích của mình để từ chối. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa và chấm dứt chỉ định người bào chữa. Từ đó cho thấy pháp luật tố tụng hình sự luôn có các quy định theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong vấn đề được bào chữa. 8. So sánh người bào chữa với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự?

Tiêu chí

Người bào chữa

CSPL

Điều 72, 73 BLTTHS 2015

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Điều 84 BLTTHS 2015

Khái niệm

Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Chủ thể bảo vệ

Người bị buộc tội

Bị hại, đương sự

- Được nhờ/chỉ định; Điều kiện

Tư cách người đại diện

Được bị hại, đương sự nhờ - Được cơ quan THTT tiếp bảo vệ quyền và lợi ích nhận việc đăng ký bào hợp pháp chữa

Người đại diện theo pháp luật của người bị buộc tội.

Người đại diện theo pháp luật và cũng có thể là người đại diện theo ủy quyền của bị hại, đương sự

9. Vì sao người làm chứng không thể trở thành người bào chữa và ngược lại? Vì người bào chữa tham gia tố tụng để đưa ra những tình tiết xác định người bị tam giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị tam giữ, bi can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Còn người làm chứng phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, không chỉ theo hướng gỡ tội chi bị can, bị cáo. Vì vậy, họ không thể đồng thời là người bào chữa trong cùng một vụ án và ngược lại.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 1. Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT. Nhận định SAI. CSPL: khoản 2 Điều 34 BLTTHS 2015. Vì những người quy định tại khoản 2 Điều 35 người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên chỉ những người được quy định tại khoản 2 Điều 34 mới là người THTT. Vì vậy người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự không phải lúc nào cũng là người THTT. 2. Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nhận định ĐÚNG. Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 35 BLTTHS 2015 quy định thì Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân. 3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của kiểm sát viên trong cùng VAHS. Nhận định ĐÚNG. CSPL: khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015, điểm c khoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQHĐTP. Vì căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 49 BLTTHS 2015 và trên tinh thần hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Mục I Nghị quyết 03/2004/NQ-HĐTP nếu thẩm phán là người thân thích của kiểm sát viên thì có căn cứ cho rằng họ không vô tư khách quan khi làm nhiệm vụ nếu xét xử trong cùng một vụ án hình sự như vậy thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải từ chối hoặc bị thay đổi nếu là người thân thích của kiểm sát viên trong cùng VAHS.

4. Chỉ có kiểm sát viên thực hành quyền công tố mới có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Nhận định SAI. CSPL: điểm i khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015. Theo điểm i khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa là chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định về Bị hại thì trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Do đó, không chỉ có Kiểm sát viên mới có quyền trình bày lời buộc tội. 5. Một người có thể đồng thời tham gia tố tụng với hai tư cách. Nhận định ĐÚNG. Vì có trường hợp người tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là người làm chứng, vừa là nguyên đơn dân sự. Ví dụ trong tường hợp, A trong quá trình chứng kiến một hành vi cố ý gây thương tích, đồng thời A cũng bị thiệt hại về tài sản do người phạm tội gây ra, và A có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. 6. Những người TGTT có quyền và lợi ích pháp lý trong VAHS có quyền đề nghị thay đổi người THTT. Nhận định SAI. CSPL: khoản 2, 3 Điều 50, Điều 55 BLTTHS 2015. Theo đó, không phải mọi chủ thể là người tham gia tố tụng đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, chỉ có một số chủ thể được quy định khoản 2, 3 Điều 50 BLTTHS 2015 thì mới có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng.

7. Đư...


Similar Free PDFs