Buổi thảo luận thứ hai - 1222 PDF

Title Buổi thảo luận thứ hai - 1222
Author Anh Thư Phan ngọc
Course Luật Quốc tế
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 18
File Size 383.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 85
Total Views 238

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT QUỐC TẾLỚP LUẬT QUỐC TẾ 45.Buổi thảo luận thứ hai: Vấn đề chung của hợp đồngBộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngGiảng viên: Nguyễn Thị Hồng VânNhóm: 3ST TThành viên MSSV1 Phạm Nguyễn Phương Thảo (NT) 2053801015119 2 Đào Võ ...


Description

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ LỚP LUẬT QUỐC TẾ 45.2 Buổi thảo luận thứ hai: Vấn đề chung của hợp đồng

Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Giảng viên: Nguyễn Thị Hồng Vân Nhóm: 3 ST

Thành viên

MSSV

T 1 2 3 4 5

Phạm Nguyễn Phương Thảo (NT) Đào Võ Như Ngọc Đoàn Quỳnh Yến Nhi Lê Thị Bích Ngọc Nguyễn Lâm Gia Nhi

2053801015119 2053801015070 2053801015078 2053801015071 2053801015084

2

6 7 8 9 10 11

Nguyễn Thị Mai Quỳnh Nguyễn Trúc Quỳnh Lê Thị Từ Tâm Nguyễn Duy Tân Trần Thị Phương Thảo Đỗ Lê Anh Thư

2053801015105 2053801015106 2053801015111 2053801015112 2053801015120 2053801015126

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 09 năm2021

Nội dung Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng...........................................................6

3

Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và có chữ ký của cả 3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D). Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh chấp) và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới..............................6 1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên......6

Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng.........................................7 Tình huống: Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL............................................................................................................7 2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?................................................................................................................7 2.2 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?.................................9

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được...................................10

4

Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng. Hợp đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được................................................................................10 3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;..........................................................10 3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?...............................................13 3.3 Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao?.................................................................13

Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản.................................14 Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương:........................................................................................14 Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao:.........................................................................................................14 * Đối với vụ việc thứ nhất...........................................................................................14 4.1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?.........................................................14 4.2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?.............................................14 4.3 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu ...................................................................................................................................... 15 4.4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu..........................................................................................................15 * Đối với vụ việc thứ hai.............................................................................................15

5

4.5 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?.......................15 4.6 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)?.................................................................................................................... 16 4.7 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ.....................................................................................................16

Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi cho D một đề nghị giao kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, bằng văn bản và có chữ ký của cả 3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm 2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D). Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết tranh chấp) và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới. 1.1 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên. Hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên, theo em, là đúng.

6

(1) Bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015 -> Đúng. Vì theo khoản 1 Điều 400 BLDS 2015 1, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị gồm có: A, B, C mà D không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D) nên kết luận của Tòa đối với vấn đề này là đúng vì tất cả các chủ thể bên đề nghị đã không hoàn toàn nhận được chapas nhận đề nghị giao kết hợp đồng (chỉ A và B nhận trừ C) (2) Chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 -> Đúng. Vì trong khoản 1 Điều 394 BLDS 2015 có quy định: Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.” Trong tình hướng trên, đã không nêu rõ thời hạn trả lời nhưng xét thấy, ngày gửi là tháng 1 năm 2018 và ngày D trả lời là tháng 1 và tháng 2 năm 2020, như vậy việc trả lời của D đã không diễn ra trong “thời gian hợp lý”, cụ thể là quá khoảng thời gian quá dài để thể hiện thiện chí muốn hợp tác. (3) Chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới -> Theo khoản 1 Điều 934 BLDS 2015 quy định: “…nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.” và theo khoản 1, 2 Điều 2.1.9 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chậm trễ vẫn có hiệu lực như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nếu ngay sau đó bên đề nghị thông báo hoặc gửi thông báo cho bên được đề nghị thông báo về việc này”. Như vậy, dù cho đã trễ thời hiệu trả lời thì sau khi trả lời chấp thuận và nhận được sự thông báo chấp thuận của bên đề nghị ban đầu thì chấp nhận trên của D vẫn có thể xem là đề nghị giao kết mới.

1 Khoản 1 Điều 400 BLDS 2015 quy định: “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết”.

7

Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng Tình huống: Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL 2.1 Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? Nội dung Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự2015 Sự im lặng trong giao kết Khoản 2, Điều 404 Khoản 2, Điều 393 BLDS hợp đồng

BLDS20052: coi im lặng 20154 quy định về Chấp trong giao kết là một sự trả nhận đề nghị giao kết hợp lời chấp nhận giao kết. đồng: im lặng không được “BLDS 2005 đã ghi nhận coi là chấp nhận đề nghị vai trò của sự im lặng giao kết hợp đồng. Tuy nhưng không nêu trong nhiên, trên cơ sở tôn trọng phần chấp nhận giao kết sự thỏa thuận của các bên hợp đồng mà trong phần và trên cơ sở tôn trọng thực xác định thời điểm hợp tế về thói quen của các bên đồng được giao kết”.3

trong giao kết hợp đồng, Bộ luật đã bổ sung ngoại lệ về sự im lặng của bên theo hướng: trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc giữa các bên có thói quen về việc im

2 Kho ản 2, Điềều 404 BLDS 2005: 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3 PGS.TS Đỗ Văn Đại: Bình luận Khoa học Những điểm mới của Bộ Luật Dân Sự 2015. 4 Khoản 2, Điều 393 BLDS 2015: 2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

8

lặng là chấp nhận giao kết hợp đồng thì sự im lặng của bên được đề nghị được coi là đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Như vậy, BLDS 2015 đã khắc phục được điểm hạn chế về phần chấp nhận giao kết hợp đồng của BLDS 2005 bằng ghi nhận “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.5 Ý nghĩa: Thực tế, trong thời gian qua, nhiều tranh chấp phát sinh từ việc im lặng trong khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, BLDS 2015 quy định cụ thể vấn đề này nhằm hạn chế những trường hợp phát sinh tranh chấp không đáng có từ việc im lặng này. Hơn nữa, việc điều chỉnh này giúp mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen, tập quán giao kết hợp đồng, mua bán hàng hóa. 2.2 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao? Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên là chưa thuyết phục. 5 PGS.TS Đỗ Văn Đại:Bình luận Khoa học Những điểm mới của Bộ Luật Dân Sự 2015.

9

Vì khi áp dụng Án lệ để giải quyết, thì cần xét đến điều kiện là “áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được giải quyết như nhau” (Khoản 2 Điều 8, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Như vậy, nếu so sánh giữa vụ việc trong Án lệ số 04/2016/AL với vụ việc trong tình huống này, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt: Thư nhất, tình tiết trong Án lệ liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, còn ở tình huống trên đề cho liên quan đến tài sản của hộ (tài sản chung của vợ chồng và 5 người con). Thứ hai, Án lệ chỉ dừng lại ở việc giải quyết khi người còn lại là (vợ hoặc chồng) không ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhưng lại có đủ căn cứ được nêu ra ở Án lệ rằng người đó đồng ý với hợp đồng chuyển nhượng. Nếu áp dụng Án lệ số 04/2016/AL đối với tình huống này thì:  Khẳng định được ông Bùi đồng ý với việc chuyển nhượng đất vì tình huống có nêu rõ: bà Chu và ông Bùi đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Văn (có nghĩa là ông Bùi đã biết và tham gia chuyển nhượng đất). Năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục để ông Văn được cấp giấy và không ai có ý kiến gì.-> ông Bùi biết và không phản đối.  Tuy nhiên, không giải quyết được cho trường hợp các con bà Chu ông Bùi yêu cầu Toàn án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì lý do chưa có sự đồng ý của họ.  Ví dụ rằng nếu trong 5 người con, (vào năm 2001 lúc chuyển nhượng và năm 2004 lúc ông Văn xây dựng chuồng trại) mà có người con chưa đủ tuổi nhận thức về việc chuyển nhượng đất giữa cha mẹ họ và ông Văn. Cụm từ “gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì” sẽ không đủ căn cứ để khẳng định người con này có đồng ý hay không. “Nay” vì tình huống không nêu rõ thời gian, giả sử là năm

10

2020 người con này đã có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng này là vô hiệu thì cũng chưa thể giải quyết được thoả đáng. -> Do đó, Án lệ số 04/2016/AL chưa giải quyết được triệt để vụ việc trong tình huống đề cho nên nếu chỉ áp dụng Án lệ này để công nhận hợp đồng trên là không hoàn toàn thuyết phục.

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng. Hợp đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được. 3.1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu; Sự thay đổi của BLDS 2015 so với BLDS 2005:

BLDS 2005 Khoản 1 điều 411:

BLDS 2015 Khoản 1 điều 408:

“ Trong trường hợp ngay từ “Trường hợp ngay từ khi khi ký kết, hợp đồng có đối giao kết, hợp đồng có đối

Nhận xét Tại BLDS 2005 nêu ra hợp đồng vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện

11

tượng không thể thực hiện tượng không thể thực hiện được từ thời điểm “kí kết”, được vì lý do khách quan được thì hợp đồng này bị BLDS 2015 đã đổi thành thì hợp đồng này bị vô vô hiệu.”

“giao kết”. Bên cạnh đó,

hiệu.”

BLDS 2005 còn nêu thêm điều kiện đối với hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được với lý do khách quan thì mới vô hiệu và BLDS 2015 đã bỏ đi phần quy định này. Việc thay đổi từ thuật ngữ “kí” sang “giao kết” đảm bảo tính bao quát đối với việc phát sinh hiệu lực của hợp đồng vì xét về mặt bản chất “kí kết” chỉ phù hợp với loại hợp đồng sử dụng chữ kí để hình thành và phát sinh hiệu lực pháp lí ràng buộc với các bên mà thôi. Với lí do khách quan hay chủ quan của các bên (xác định đối tượng,..) thì hợp đồng đó đều không thể hình thành trên thực tế. Vậy nên, BLDS 2015 đã

12

tiến bộ hơn trong việc dự liệu các nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu Khoản 3 điều 411:

Khoản 3 điều 408:

“ Quy định tại khoản 2 “Quy định tại khoản 1 và Điều này cũng được áp khoản 2 Điều này cũng dụng đối với trường hợp được áp dụng đối với hợp đồng có một hoặc trường hợp hợp đồng có nhiều

phần

đối

tượng một hoặc nhiều phần đối

không thể thực hiện được, tượng không thể thực hiện nhưng phần còn lại của hợp được nhưng phần còn lại đồng vẫn có giá trị pháp của hợp đồng vẫn có hiệu lý.”

lực.”

BLDS 2005 quy định chỉ trường hợp tại khoản 2 điều 411: “Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.” thì những phần mà có đối tượng thực hiện vẫn có giá trị pháp lý. BLDS 2015 đã mở rộng hơn về quy định này, cụ thể đã bổ sung thêm 1 trường hợp nữa (khoản 1 điều 408), đối với hợp đồng mà ngay từ khi giao kết đã có 1 hoặc nhiều

13

phần vô hiệu thì phần còn lại vẫn có giá trị pháp lý. Như vậy, sự thay đổi trên là phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. *Khi áp dụng quy định tại điều 411 BLDS 2005 thì phát sinh ra nhiều nhược điểm: -Tại khoản 1 điều 411 BLDS 2005 chỉ khoanh vùng ở trường hợp “vì lý do khách quan”. Việc khoanh vùng như vậy không thuyết phục vì nếu áp dụng đúng luật thì việc không thể thực hiện vì lý do chủ quan không làm cho hợp đồng vô hiệu. -Cũng tại khoản 1 điều 411 BLDS 2005 nói về “kí” kết hợp đồng và thuật ngữ này không có tính bao quát vì có những loại hợp đồng được hình thành không thông qua chữ ký ( hợp đồng miệng, hợp đồng giao kết thông qua im lặng...). Do đó, sự thay đổi của BLDS 2015 thay từ “kí” kết thành “giao kết” là phù hợp và có tính bao quát hơn.

3.2 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 408 BLDS 2015, “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.” Đối tượng của hợp đồng là một bộ phận quan trọng của nội dung hợp đồng. Nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được (trong trường hợp này là không thể thế chấp đất vì trên đất có căn nhà không thuộc quyền sở hữu của ông A), dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được và có thể sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

14

3.3 Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao? Quyết định của tòa tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là không thuyết phục vì giao dịch của ông A và ngân hàng không vi phạm điều 408 của BLDS 2015 và còn phù hợp với luật theo điều 317 BLDS 2015 và điều 325 BLDS 2015 Ông A dùng tài sản là quyền sử dụng đất của mình để thế, còn chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không liên quan đến hợp đồng dân sự này vì tài sản nhà không thuộc về ông A không thuộc phạm vi thế chấp, chủ sở hữu đất có quyền được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình cho nên không được tính là một đối tượng thực hiện hợp động. Hợp đồng trên vẫn có thể diễn ra với việc quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp ông A trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận được quyền sử dụng đất là ngân hàng.

Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương: Bà Trần Thị Diệp Thúy và bà Nguyễn Thị Thanh Trang có giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất để che giấu việc cho vay tiền. Nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng và yêu cầu bị đơn hòa trả số tiền đã nhận, bị đơn không đồng ý. Hợp đồng chuyển nhượng chưa được cơ quan làm thủ tục và nguyên đơn và Bà Trang đều biết hợp đồng này do giả tạo nên hợp đồng vô hiệu. Các...


Similar Free PDFs