CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TÊ PDF

Title CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TÊ
Author Linh Trúc
Course Kinh tế chính trị
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 6
File Size 101.7 KB
File Type PDF
Total Downloads 355
Total Views 704

Summary

CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TÊ1ước đo giá trịTrong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ, cho nên để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị các hàng hóa với nhau người ta quy giá trị của các hàng hóa ra tiền tệ, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa đổi được bao nhiêu...


Description

CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TÊ 1.Thước đo giá trị Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, mọi hàng hóa đều được đổi ra tiền tệ, cho nên để thuận tiện cho việc tính toán hay so sánh giá trị các hàng hóa với nhau người ta quy giá trị của các hàng hóa ra tiền tệ, tức là tính xem một đơn vị hàng hóa đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ. Khi đó tiền tệ đã trở thành phương tiện để biểu hiện, đo lường giá trị của các hàng hóa đem ra trao đổi. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa. Thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ trở thành một "tiêu chuẩn" để đo lường hao phí lao động xã hội kết tinh trong các hàng hóa, vì vậy tiền tệ phải có những đặc điểm (hay điều kiện) sau đây: - Tiền phải có giá trị : đây là điều kiện quan trọng hàng đầu, bởi vì nếu tiền không có giá trị thì không thể trở thanh "tiêu chuẩn" để so sánh với giá trị hàng hóa được. “Giá trị" của tiền tệ có thể được hiểu là giá trị tự thân ( giá trị của chính nó) - như tiền đúc bằng Bạc bằng Vàng. Cũng có thể hiểu là giá trị quy ước, giá trị pháp định, được mọi người trong xã hội thừa nhận. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền tệ dưới dạng dấu hiệu giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng,…) thì giá trị của tiền tệ không còn được đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra nó (vì giá trị đó quá thấp so với giá trị mà nó đại diện) mà nó phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trường,mức độ lạm phát, vào tình trạng hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế và cả niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó - Tiền cần có tiêu chuẩn giá cả: bao gồm các nội dung như đơn vị tiền tệ, tên gọi đồng tiền, tính có thể chia nhỏ được ( tất là tiền tệ phải các loại mệnh giá khá nhau) , Đơn vị tiền tệ lúc đầu do dân chúng lựa chọn một cách tự phát, sau đó do chính quyền lựa chọn và quy định trong pháp luật từng nước. Ví dụ : Đơn vị tiền tệ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) là đô la (dollar), ký hiệu quốc tế là USD. Nhờ có tiêu chuẩn này, mọi hình thức giá trị dù tốn tại dưới dạng nào đi nữa cũng có thể dùng tiền tệ để định lượng một cách cụ thể. Để giúp bạn hiểu rõ hơn hãy đến với một vd sau đây :Chẳng hạn bạn muốn bán nhà, để tính tổng giá trị tài sản của một cá nhân, ta phải cộng giá trị của cái nhà mà bạn đang ở, giá trị các thiết bị trong nhà,… Sẽ không thể có được kết quả nếu không có sự tham gia của tiền tệ vì không có cách nào để cộng giá trị của các tài

sản đó với nhau được (bởi vì mỗi tài sản có bản chất tự nhiên khác nhau). Nhưng một khi quy tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì công việc thật đơn giản. Chính vì vậy mà ngày nay việc định lượng và đánh giá, từ GDP, thu nhập, thuế khóa,….. đều có thể thực hiện được dễ dàng

.2. Phương tiện lưu thông Đây là chức năng cơ bản thứ hai của tiền tệ. Chúng ta thấy rằng tiền tệ được xã hội sử dụng với tư cách là vật trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa, các hàng hóa trước tiên sẽ được đổi ra tiền tệ rồi sau đó người ta dùng tiền đó để đổi lấy hàng hóa khác. Do vậy tiền tệ được xem là phương tiện để trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế. Là phương tiện để tạo sự chuyển hóa của côngthức H (hàng) - T (tiền) - H (hàng), C. Mác nói: “Với tư cách là kẻ trung gian trong quá trình lưu thông hàng hóa, tiền giữ chức năng là phương tiện lưu thông”. Với sự tham gia của tiền đã cho phép thay thế phương thứctrao đổi hàng hóa trực tiếp (H-H) bằng phương thức trao đổihàng hóa gián tiếp thông qua tiền (H-T-H), quá trình đó được phân chia thành 2 giai đoạn – giai đoạn bán hàng (H-T) đây là giai đoạn quan trọng đối với người sản xuất kinh doanh, vì sự chuyển hóa từ hính thái sản phầm hàng hóa sang hình thái tiền tệ sẽ cho thấy giá trị lao động của người sản xuất có được chấp nhận hay không, không bán được đồng nghĩa với thua lỗ và phá sản. Trong khi đó giai đoạn mua (T-H) lại được thực hiện một cách thuận lợi nhưng cũng khiến cho tiền (T) có khả năng gây áp lực lớn đối với lực lượng hàng hóa của xã hội. Chức năng phương tiện lưu thông có tác dụng to lớn và rõ rệt đối với quá trình trao đổi hàng hóa nhưng nó cũng có thể tạo nên mầm mống của những cuộc khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền tệ có một số đặc điểm sau đây : Trong lưu thông tiền chỉ đóng vai trò trung gian môi giới, nó không phải là mục đích của trao đổi Như mọi người đã biết, trong lúc lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới dạng vàng thỏi, bạc nén, dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc và theo thời gian tiền giấy chính là thứ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Khi thực hiện chức năng này, tiền tệ chỉ đóng vai trò môi giới, hay nói cách khác, tiền làm phương tiện lưu thông chỉ trong chốc lát, người ta bán hàng hóa của mình để lấy tiền, rồi dùng số tiền đó để mua những hàng hóa mà họ cần, người ta đổi lấy tiền không phải vì bản thân nó , mà họ quan tâm những gì mà tiền sẽ đổi được. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện trao đổi không nhất thiết là tiền tệ có đầy đủ giá trị(vàng), mà chỉ cần sử dụng các loại tiền ký hiệu, và chính tình trạng này đã làm giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa. Khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, và chính tình trạng đó sẽ tạo nên sự lạm phát. Rõ ràng, đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao đổi, nhưng xét trên phương diện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả. Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuấtra chứ không phải là số tiền mà nó nắm giữ. Tiền tệ chỉ giúp cho trao đổi dễ dàng hơn, Nó đóng vai trò bôi trơn cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó Nhưng bên cạnh đó, bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hóa, nhờ đó, việc lưu thông hàng hóa có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng. 3. Bảo tồn và tích lũy giá trị Có nghĩa là tiền tệ đóng vai trò làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Khi cất trữ, tiền tệ vẫn phải giữ nguyên giá trị qua thời gian, có thể được thực hiện bằng Vàng, hoặc bằng tiền mang ký hiệu. Không ai dự trữ tiền khi biết rằng đồng tiền mà mình cầm hôm nay sẽ bị giảm giá hoặc mất giá

trị trong tương lai. Chính vì vậy mà trước đây để làm phương tiện dự trữ giá trị, tiền phải là vàng hay tiền giấy tự do đổi ra vàng. Tuy nhiên, tiền không phải là nơi cất trữ giá trị duy nhất. Một tài sản bất kỳ như cổ phiều, trái phiếu, đất đai, nhà cửa, kim loại quý cũng đều là phương tiện cất trữ giá trị, nhiều thứ trong số tài sản đó có lợi thế hơn so với tiền về mặt chưa giá trị. Chúng có thể đem lại cho người chủ sở hữu một khoản lãi suất hoặc thu nhập (cố phiều, trái phiếu) hoặc một giá trị sử dụng khác (nhà cửa). Song một câu hỏi đặt ra là tại sao người ta vẫn giữ tiền nếu nó không phải là nơi cất trữ giá trị tốt nhất. Điều này liên quan đến một khái niệm gọi là tính lỏng, tính lỏng phản ánh khả năng chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng của một loại tài sản thành tiền mặt, và lúc này thì tiền sẽ là một tài sản có tính lỏng nhất, chẳng may nếu bạn vỡ nợ và cần tiền gấp ,và các tài sàn khác (không phải là tiền tệ) sẽ đòi hỏi chi phí để chuyển thành phương tiện trao đổi, chưa kể còn những thủ tục rườm rà gây mất thời gian. Chính vì vậy, với mục đích cất trữ giá trị cho những nhu cầu trong tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền. 4. Phương tiện thanh toán Trong các hoạt động kinh tế, mua bán giao thương, thì tất yếu sẽ phát sinh việc thanh toán qua lại, và giá trị hàng hóa được tính bằng tiền cho nên tiền thực hiện chức năng làm phương tiện thanh toán. Trong các hoạt động này cũng thường phát sinh việc vay mượn lẫn nhau nhất là đối với các hoạt động đầu tư dự án, xuất nhập khẩu, nếu không có tiền thì khó có thể thực hiện việc vay mượn và thanh toán các khoản vay mượn (Vd: các nhà đầu tư vay tiền ngân hàng thực hiện các dự án, vay để nhập khẩu….) Tuy nhiên muốn được chấp nhận là phương tiện thanh toán thì tiền tệ phải có sức mua ổn định tương đối bền vững theo thời gian, điều đó đảm bảo cho người được thanh toán tiền hoặc người chủ nợ nhận được các khoản tiền không bị suy giảm về mặt giá trị. Cụ thể, Chức năng phương tiện thanh toán càng được mở rộng và phát triển, càng làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ nợ và con nợ, giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau. Nếu một người sản xuất kinh doanh nào đó mất khả năng thanh toán , một khâu thanh toán bị vỡ, thì sẽ gây ảnh hưởng hàng loạt đến các khâu thanh toán khác, nghĩa là ản hưởng dây chuyền đến hàng loạt những người sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên chức năng phương tiện thanh toán cũng

cótác dụng tích cực của nó trong việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa làm cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. 5. Tiền tệ thế giới Tiền tệ thế giới là phương tiện thanh toán và chi trả chung giữa các quốc gia.Thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ làm thước đo giá trị chung, làm phương tiện chỉ trả chung và làm phương tiện di chuyển tài sản giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Khác với tiền quốc gia, vì tiền tệ quốc gia chỉ được sử dụng có giới hạn trong phạm vi của một nước còn tiền tệ thế giới không những là phương tiện thanh toán chung, là phương tiện chi trả chung, mà còn làphương tiện di chuyển của cải giữa các quốc gia trong phạm vi toàn thế giới. Vì vậy mà tất cả các đồng tiền quốc gia (dấu hiệu giá trị) ngày nay đều không thực hiện được chức năng tiền tệ thế giới, vì thực hiện chức năng tiền tệ thế giới tiền tệ phải là vàng hoặc tiền tính dụng được thừa nhận thanh toán quốc tế. Như vậy tất cả các loại dấu hiệu giá trị như: giấy bạc ngân hàng, tiền đúc bằng kim loại kém giá, séc, các loại thương phiếu đều không thể thực hiện đượ chức năng tiền tệ thế giới. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là giá cả đồng tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác. *Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ Như vậy, 5 chức năng của tiền tệ là các hình thức biểu hiện và nói lên bản chất của tiền tệ. Các chức năng đó là một khối thống nhất, không đứng riêng lẻ mà liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Trước hết đó thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Đó là 2 chức năng cơ bản bổ sung cho nhau và không thể chia cắt bởi vì khi hàng hóa biểu hiện giá trị của mình thành giá cả thì giá trị của hàng hóa đã được bán, có nghĩa là một mặt lao động của người sản xuất hàng hóa đã được xã hội thừa nhận, qua đó tiền tệ đã hoàn thành chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Mặc khác khi hàng hóa biên thành tiền, nghĩa là nó đã trở thành một hình thái ngang giá được xã hội thừa nhân, vậy thì đương nhiên nó là một vật có giá trị cất trữ , và với tư cách là phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, thì tiền tệ

hoàn toàn chấp hành được chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán thì một mặt nó không những chứng minh mối quan hệ chặt giữa các chức năng của tiền tệ và mặt khác nó còn chứng minh rằng, sự xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ là một kết quả tất yếu. Cuối cùng, tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng đã nêu trên , mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới...


Similar Free PDFs