Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam PDF

Title Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam
Author Hanh Pham
Course luận cuối kì k46
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 277.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 205
Total Views 463

Summary

Download Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ ---    ---

BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam (doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam)

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Dương Lâm Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Mỹ Hạnh Lớp HP: 21C1MAN50200115 MSSV: 31201022771 Khóa: K46-ĐHCQ

Page | 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế TP. HCM đã đưa môn học Quản trị học vào chương trình học tập và giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên đã hướng dẫn em trong bộ môn này là thầy Bùi Dương Lâm. Với vốn tri thức và tất cả tâm huyết của mình, thầy đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ, định hướng tư duy và cách làm việc khoa học, giúp em có được những kiến thức cơ bản và cần thiết trong suốt khoảng thời gian học tập vừa qua, làm nền tảng để em có thể hoàn thành được bài tiểu luận này. Không chỉ vậy, nguồn kiến thức quan trọng mà thầy đã truyền đạt còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và phát triển sau này. Kiến thức là vô hạn mà sự tiếp cận của bản thân mỗi người chúng em điều sẽ có những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét góp ý. Những góp ý quý báu của thầy chính là chìa khóa giúp bài tiểu luận của em ngày càng được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy sức khỏe, luôn hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Page | 2

Phụ lục 1. Lời nói đầu........................................................................4 2. Chương 1: Cơ sở lý luận....................................................5 1.1 Khái niệm về sự thay đổi.............................................5 1.2 Nguyên nhân của sự thay đổi.....................................5 1.3 Những thay đổi chủ yếu trong doanh nghiệp..............6 1.4 Những nguyên nhân cản trở sự thay đổi trong tổ chức7 3. Chương 2: Thực trạng sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam ..........................................................................................8 4. Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh.............................................................................11 nghiệp Việt Nam................................................................. 3.1 Giải pháp thúc đẩy đổi mới từ bên trong doanh nghiệp11 3.2 Giải pháp thúc đẩy đổi mới từ bên ngoài doanh nghiệp

14

5. Tài liệu tham khảo...........................................................14

Page | 3

Vào khoảng 500 trước Công nguyên, Heraclitus – một nhà triết học nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại đã từng nói: “Mọi sự vật đều tồn tại mâu thuẫn và không ngừng thay đổi và bất cứ sự vật nào tồn tại, cũng đều tồn tại bằng cách phá bỏ một cái gì đó”. Hay nói cách khác, “Không có gì tồn tại vĩnh viễn, trừ sự thay đổi”. Trong thời đại ngày nay, khi mà nhịp độ của sự thay đổi ngày càng gia tăng nhanh chóng thì chân lý đó càng minh chứng được tính đúng đắn của mình, đặc biệt là trong môi trường của tổ chức, doanh nghiệp. Sự thay đổi và đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản trị, quy trình sản xuất, giá trị công ty, và các khía cạnh khác trong tổ chức là những điều sẽ giữ cho giá trị của tổ chức đó luôn tăng trưởng và phát triển ổn định, bền vững. Không có sự thay đổi và đổi mới, không một công ty hay tổ chức, doanh nghiệp nào có thể tồn tại mãi theo thời gian. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cùng nền cách mạng công nghiệp 4.0, nó vừa là cơ hội, vừa là thời cơ nhưng cũng vừa là khó khăn thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn. Nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững, lâu dài, đòi hỏi phải luôn có sự thay đổi linh hoạt, bắt kịp với xu hướng chung của thị trường luôn luôn biến đổi. Hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò chiến lược của việc thay đổi và đổi mới, nhưng sự thay đổi – đặc biệt là những thay đổi cơ bản là không hề dễ dàng vì rất nhiều lý do, và rất nhiều tổ chức nói riêng hay doanh nghiệp nói chung đang phải chật vật để có thể thay đổi một cách thành công. Vậy có những giải pháp nào nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay? Page | 4

Chương 1. Cơ sở lý luận 1.1

Khái niệm về sự thay đổi.

“Sự thay đổi là quá trình điều chỉnh sửa đổi tổ chức để thích ứng với những áp lực của môi trường hoạt động và gia tăng năng lực hoạt động (năng lực cạnh tranh) của tổ chức.” Khi nói đến sự thay đổi trong doanh nghiệp, ta cần phải hình dung đó là sự thay đổi của tất cả mọi quá trình, thay đổi một cách chủ động nhằm tạo ra những lợi thế về cạnh tranh trên thị trường, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, nâng cao sự hài lòng của người lao động,.. Thay đổi là một xu hướng tất yếu cũng như là điều kiện tiên quyết để tổ chức có thể tồn tại và phát triển. Nếu các doanh nghiệp không chủ động thay đổi, không kịp thời nắm bắt những xu hướng cũng như đổi mới trong tổ chức mà vẫn giữ quan điểm truyền thống xưa cũ thì sẽ phải đối mặt với sự già cỗi suy tàn theo thời gian, có nguy cơ bị tụt hậu lại phía sau hoặc thậm chí là khó có thể tồn tại được. Chính vì vậy, thay đổi là để tái tạo và duy trì sức sống mới cho tổ chức.

1.2

Nguyên nhân của sự thay đổi.

Những tác lực từ bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong tổ chức buộc các nhà quản trị phải có những thay đổi hoặc điều chỉnh đạt được

Page | 5

hiệu suất cao hơn trong hoạt động, giữ cho tổ chức có khả năng sinh lợi cao. Các yếu tố đó bao gồm: 

Do các yếu tố bên ngoài thay đổi

Đầu tiên là sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa chi phí và tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất trong các quy trình làm việc. Nếu không thay đổi thì sẽ không thể bắt kịp với những tiến bộ hiện tại và sẽ bị suy tàn theo thời gian. Những điều chỉnh về chế độ chính trị, pháp luật, chính sách kinh tế, sự xâm nhập của văn hóa cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong các doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh, yêu cầu của thị trường,… cũng là các yếu tố tác động đến sự thay đổi. Bối cảnh toàn cầu hóa cũng như hội nhập hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội cho nhiều công ty, doanh nghiệp vươn mình mở rộng thị trường ra nước ngoài nhưng đồng thời cũng đem đến những khó khăn áp lực vì phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó, để có thể tồn dại được trong điều kiện khắc nghiệt này, buộc các công ty và doanh nghiệp phải biết thay đổi sao cho phù hợp. 

Do các yếu tố bên trong

Ngoài ra, các yếu tố bên trong như công nghệ thay đổi, nguồn nhân lực thay đổi, công việc thay đổi, văn hóa thay đổi, lãnh đạo thay đổi, cấu trúc thay đổi,… cũng làm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp phải tiến hành việc thay đổi.

1.3

Những hình thức thay đổi chủ yếu trong

doanh nghiệp Như chúng ta đã biết, sụ thay đổi là chiếc chìa khóa vàng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Những thay đổi đó phải được hiểu và nắm bắt kịp thời thì nhà quản trị mới có thể có những điều chỉnh phù hợp với tình hình. Vậy thì sẽ có những thay đổi nào trong doanh nghiệp? Page | 6

Thứ nhất là sự thay đổi, đổi mới về sản phẩm. “Thay đổi sản phẩm chính là sự thay đổi trong đầu ra về sản phẩm và dịch vụ của công ty, là cách thức chủ yếu mà một doanh nghiệp điều chỉnh bản thân mình để thích ứng với những thay đổi trong thị trường”, để có thể đáp ứng được nhu cầu và thói quen đa dạng phong phú và không ngừng tăng cao của khách hàng. Nếu so với các sản phẩm cùng chủng loại nhưng rõ ràng, loại có bao bì sản phẩm nhìn bắt mắt, chỉnh chu, hợp với xu hướng sẽ thu hút và hấp dẫn khách hàng hơn các sản phẩm khác. Chính vì vậy, đây là một việc làm cấp thiết, quyết định đến sự sống còn của tổ chức hay doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong sản phẩm và dịch vụ lại song hành và gắn liền với sự thay đổi về công nghệ của tổ chức. Thay đổi công nghệ được hiểu là sự thay đổi trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, là sự thay đổi cách thức tổ chức thực hiện công việc. Nếu một công ty hay doanh nghiệp không tiến hành thay đổi thì công nghệ của họ sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu, không bắt kịp những quy trình công nghệ tiên tiến, dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu nhưng chất lượng sản phẩm không cao, chi phí về du dưỡng và bảo trì cao, lại có thể gây ảnh hưởng đến môi trường,… Do vậy sự thay đổi công nghệ của tổ chức được thiết kế để làm cho quy trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ trở nên có hiệu quả và hiệu suất hơn. Thực tiễn đã chứng minh, đổi mới công nghệ vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, vì nó cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí… Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, sức sản xuất và mở rộng thị trường. Thay đổi về sản phẩm phầm và công nghệ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thay đổi con người và văn hóa tổ chức. Thay đổi con người và văn hóa tổ chức là sự thay đổi liên quan đến cách thức mà nhân viên suy nghĩ, hay nói một cách khác, đó là sự thay đổi về tư duy. Thay đổi về con người liên quan đến một nhóm số ít người, ví dụ về việc một nhóm các nhà quản trị cấp trung của công ty sẽ được đưa đi đào tạo theo một chương trình tập huấn nào đó để nâng cao kỹ năng đàm phán và thương thuyết của họ. Còn sự thay đổi văn hóa gắn liền với toàn Page | 7

thể tổ chức, là một loạt những tiêu chuẩn bao gồm niềm tin, cách nhìn nhận sự việc, các giá trị cốt yếu và lối ứng xử giữa mọi người trong công ty đó. Đây là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và quyết định tương lai của tổ chức. Nếu như nhân viên có tinh thần làm việc thấp, hời hợt, năng suất làm việc không cao, không tận tâm với khách hàng khiến các hợp đồng hay giao dịch bị bỏ lỡ rất nhiều … v.v thì đã đến lúc các nhà quản trị cần phải xem xét lại và tiến hành thay đổi nền văn hóa tổ chức đó.

1.4

Nguyên nhân cản trở sự thay đổi trong tổ

chức 1) Do sự tư lợi thiển cận Con người thường chống đối và không chấp nhận sự thay đổi vì họ tin nghĩ rằng nó mâu thuẫn với lợi ích cá nhân của họ. Mỗi một đề xuất thay đổi có thể làm quá tải lượng công việc hay đe dọa (thực sự hay cảm nhận) tới quyền lực, thu nhập, đặc quyền hay lợi ích của người nhân viên như sợ mất đi chức vụ hay mất vị trí, lo lắng triển vọng nghề nghiệp bị ảnh hưởng, sợ rủi ro, sợ mất mát những mối quan hệ được gây dựng từ trước hoặc sợ phải thay đổi thói quen làm việc ,…Và việc sợ hãi mất đi quyền lợi cá nhân là vật cản lớn nhất khiến các tổ chức hay doanh nghiệp khó có thể thay đổi thành công. 2) Do có sự hiểu lầm Nhân viên họ thường không để tâm vào sự thay đổi của môi trường xung quanh diễn ra như thế nào và thay vào đó là sẽ tập trung vào các công việc hiện tại để phát triển năng lực cá nhân. Chính vì vậy, họ sẽ bị thiếu thông tin nên không hiểu được lý do và nội dung của sự thay đổi từ đó dẫn đến sự cản trở thay đổi 3) Thiếu tin tưởng đối với người khởi xướng sự thay đổi Họ thường không tin vào những ý định thực sự ẩn chứa đằng sau sự đổi mới hoặc không thông hiểu mục đích thật sự của đổi mới cũng như không nhận thấy nhu cầu cần thiết để tiến hành việc đổi mới. Page | 8

4) Do có sự nhận thức và đánh giá khác nhau giữa người khởi xướng sự thay đổi và những người chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi. 5) Do khả năng chịu sự thay đổi kém Khi con người thiếu thông tin về các sự kiện trong tương lai sự không chắc chắn sẽ xuất hiện. Nó biểu hiện cho nỗi sợ hãi về những điều chưa biết. Sự tái cấu trúc trong tổ chức sẽ xóa bỏ sự phân chia cũ và hình thành nên những cơ cấu mới. Chính vì vậy, nó sẽ đặc biệt đe dọa tới những người ít thông cảm với sự thay đổi hay khả năng chịu sự thay đổi kém và sợ bất cứ những gì đi lệch khỏi trật tự thông thường lâu nay. Tâm lý e ngại không biết sự thay đổi sẽ tác động đến họ như thế nào và lo lắng rằng không biết mình có khả năng đáp ứng yêu cầu của quy trình hay công nghệ mới hay không. Ngoài ra họ còn sợ mình bị mất thể diện trước những thành viên khác. Những điều đó khiến họ không dễ dàng chấp nhận và chủ động thay đổi. 6) Do tương quan giữa sự thúc đẩy và lực cản trở sự thay đổi

Chương 2: Thực trạng sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt nam Với sự chuyển đổi cơ chế thị trường, các doanh nghiệp bắt đầu có sự phân cực, dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Thị trường thì sôi động, luôn luôn biến đổi khiến cho nhu cầu, thói quen cũng như sở thích của người sử dụng và tiêu dùng ngày phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, nếu không muốn bị suy thoái và đào thải ra khỏi thị trường thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi và bắt kịp với xu thế ngày nay. Chính vì vậy nhiều công ty, doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam đã tiến hành việc đổi mới công nghệ cũng như đổi mới sản phẩm một cách thành công, đặc biệt là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Page | 9

Ví dụ như công ty Vinamilk, là công ty cổ phần sữa Việt Nam lớn nhất hiện nay. Với vị thế thành công hiện tại của mình, nhưng công ty vẫn không hề tự mãn mà luôn luôn nghiên cứu, cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ, tìm kiếm cơ hội và ý tưởng để thay đổi và phát triển các dòng sản phẩm, không ngừng cải tiến các sản phẩm cũ, đồng thời ngày càng tạo ra các loại sản phẩm mới, có chất lượng hơn. Gần gây, với mong muốn mang đến giải pháp dinh dưỡng tới ưu cho trẻ em, góp phần vào mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt nam, Vinamilk đã cho ra mắt một sản phẩm hoàn toàn mới mang tính đột phá là sữa bột “Dielac Grow Plus có Tổ Yến” . Hay như tập đoàn Vina Acecook, nếu như trước đây, nguyên liệu phục vụ sản xuất gần như phải nhập khẩu 100% thì những năm gần đây, công ty đã nguyên cứu và thay thế 95% bằng nguyên vật liệu trong nước. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ ( chiếm gần 97% tổng số doanh nghiệp trên cả nước). Mà năng lực sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam thì còn hạn chế do gặp nhiều khó khăn do vì ít cập nhật sự thay đổi của thị trường và công nghệ cũng như về tiềm lực nguồn vốn có hạn. Thực trạng chung của các doanh này này là sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao động quá thấp so với các nước trong khu vực, thiếu kinh nghiệm quản trị điều hành, nhân lực còn non trẻ,…. Cho nên hoạt động đổi mới công nghệ vẫn chưa thật sự diễn ra mạnh mẽ. Và việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới thường rất khó khăn, nó đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để tạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất, đồng thời phải có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, kỹ thuật cao, linh hoạt để thích ứng nhanh với những thay đổi mới đó. Chính vì vậy, ở thị trường Việt Nam hiện nay, đa phần các hoạt động đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở đưa ra các sản phẩm mới mà trước đây công ty chưa sản xuất, bổ sung sản phẩm mới vào loại sản phẩm hiện tại và nâng cao chất lượng sản phẩm chứ chưa tạo ra được sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường trong nước cũng như so với thế giới.

Page | 10

Theo như khảo sát mới đây của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết:“ Chỉ có 23% số các doanh nghiệp được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ. Trong khi đó, “theo khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, thì:“ Tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam hiện chỉ ở mức 10% (thấp hơn nhiều so với con số trung bình 40% của các nước đang phát triển)”. Kết quả này cũng đã phần nào phản ánh tình trạng chậm đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính yếu. Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và thiết lập hành lang pháp lý, thực hiện các chương trình hỗ trợ hoạt động đổi mới khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Cụ thể, là đã kết nối nhiều nguồn cung và cầu công nghệ, hỗ trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng sáng tạo, nhạy bén và linh hoạt, năng động trong việc mang ý tưởng đến với thị trường. Trong những năm gần đây, có doanh nghiệp đang có xu hướng thực hiện “chuyển đổi số”, tức là thay đổi từ mô hình doanh nghiệp, quản lý truyền thống sang sử dụng các công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhằm thay đổi phương thức vận hành, bộ máy quản lý, mô hình kinh doanh, quy trình làm việc, văn hóa doanh nghiệp và cách thức tiếp cận, giao tiếp, chăm sóc khách hàng…. Đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang bùng phát nhanh chóng, “Chuyển đổi số” chính là giải pháp tối ưu, là một nước đi khôn ngoan để có thể sống sót, tồn tại và ổn định trong hoàn cảnh đầy thách thức và biến động này. Và cũng trong thời gian này, làn sóng chuyển đổi số đã diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực, chủ động tìm hướng đi mới, áp dụng chuyển đổi số trong quy trình vận hành doanh nghiệp để có thể duy trì và nâng cao tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh. Một ví dụ điển hình nhất hiện nay chính là việc chuyển giao từ loại hình kinh doanh, bán hàng truyền thống sang các nền tảng thương mại điện tử online như website, trang Page | 11

mạng điện tử hay trang mạng xã hội để thúc đẩy tăng trưởng doanh số hay thực hiện việc điều hành, quản lý từ xa. Ví dụ như trong những năm gần đây, Traphaco đã từng bước thành công trong chuyển đổi “tư duy 4.0”, chuyển đổi số, đầu tư về mặt nhân sự, cơ sở hạ tầng, xây dựng quy trình phù hợp, bắt nhịp xu hướng của khách hàng hiện nay là mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Traphaco còn chủ động đầu tư công nghệ dược phẩm hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng rô bốt trong sản xuất để tạo lợi thế dẫn đầu về Pharma 4.0 tại Việt Nam; áp dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp; phân tích và khai thác dữ liệu khách hàng thông qua hệ thống BI (Business intelligence), ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bán hàng (DMS) đồng thời đánh giá năng lực từng đại lý, nhà thuốc để tối ưu hóa các chính sách phân phối bán hàng. Chính vì vậy mà khi đại dịch xảy ra thì Traphaco đã rất nhanh chóng thích ứng và thay đổi, nhờ đó mà cho đến nay vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) còn mơ hồ khi định hướng và triển khai hoạt động sản xuấtkinh doanh theo mô hình kinh tế số này.

Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam Như ta đã biết, khi doanh nghiệp muốn thay đổi và đổi mới, về sản phẩm, quy trình công nghệ hay tổ chức,... thì cốt lõi nhất của các quá trình này vẫn chính là từ sự thay đổi trong cách làm việc của đội ngũ nhân viên, hay nói cách khác chính là sự thay đổi con người và tổ chức. Hãy tưởng tượng xem nếu như nhân viên của bạn không thể thay đổi, nắm bắt và Page | 12

thực hành những phương pháp, cách thức làm việc mới thì tất các kế hoạch đổi mới được đưa ra ban đầu sẽ thất bại hết sao? Đúng vậy, thay đổi tổ chức sẽ xảy ra ở từng cá nhân vì cơ bản “Doanh nghiệp không thay đổi, chỉ có con người mới thay đồi”, “Con người được coi là mạch máu của các doanh nghiệp đổi mới”. Vậy thì những giải pháp thúc đẩy sự thay đổi trong các doanh nghiệp Việt Nam trước hết là những giải pháp tập trung thay đổi con người.

3.1

Giải pháp thúc đẩy đổi mới từ bên trong doanh

nghiệp Đầu tiên, trên cương vị lãnh đạo của một nhà quản trị, phải biết đào tạo và phát triển. Đây là giải pháp phổ biến để làm thay đổi tư duy con người. Một tổ chức, công ty hay doanh nghiệp có thể tiến hành các các chương trình đào tạo cho nhiều nhân viên để nâng cao kỹ năng về các chủ đề như làm việc theo đội nhóm, các kỹ năng khác cần thiết cho công việc hay tổ chức các hội nghị, thảo luận theo từng chủ đề ,…. Nhằm cải thiện năng lực hoạt động của từng cá nhân nói riêng và năng lực của tổ chức nói chung Ví dụ như trong thời gian gần đây, Vinamilk đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo nhân tài với số lượng nhân sự tham gia là...


Similar Free PDFs