Chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ PDF

Title Chiến lược Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ
Author Khánh Linh
Course tiểu luận
Institution Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Pages 16
File Size 274.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 52
Total Views 334

Summary

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ TIỂU LUẬN MÔN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ Đề tài: Chiến lược Độ Dương Thái Bình Dương tự do và rộng của Hoa Kỳ và QHQT ở khu vực: thách thức và triển vọng Giảng viên bộ môn: Th Lương Ánh Linh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thanh Hoàng Khánh Linh Hoàng Thị Yế...


Description

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

----------

TIỂU LUẬN MÔN NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ Đề tài: Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ và QHQT ở khu vực: thách thức và triển vọng Giảng viên bộ môn: Th.S Lương Ánh Linh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Thanh Hoàng Khánh Linh Hoàng Thị Yến Nhi Đỗ Thị Kiều Oanh Lớp: 19CNQTHCLC01

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................2 NỘI DUNG..................................................................................................................................3 1. Quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế về Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ.......................................................................3 2. Bối cảnh ra đời của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ............................................................................................................................5 2.1. Bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương...................................................5 2.2. Bối cảnh trên thế giới....................................................................................................6 3. Nội dung và thực tiễn triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.......................................................................................................................7 3.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”....................................................................................................................7 3.2. Thực tiễn triển khai chính sách Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ............................................................................................................8 4. Thách thức và triển vọng của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”..........................................................................................................................10 4.1. Thách thức..................................................................................................................10 4.2. Triển vọng...................................................................................................................11 KẾT LUẬN................................................................................................................................12 TÀI LIỆU KHAM KHẢO.........................................................................................................13

1

MỞ ĐẦU Khu vực Ấn Độ Dương– Thái Bình Dương liên tục làm tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, dần trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với các khu vực, các nước nhất là các siêu cường như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương còn có một vị trí địa – chính trị - kinh tế hết sức quan trọng với Mỹ. Mỹ cũng khẳng định rằng khu vực này có ý nghĩa then chốt đối với sự ổn định, an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Dựa theo tình hình thực tế cho thấy những bước đi của Mỹ trong việc thúc đẩy hợp tác chiến lược, tăng cường can dự trên khắp các mặt trận kinh tế - an ninh – chính trị, xây dựng quan hệ đối tác và liên minh với các nước trong khu đều thông qua chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Để biết thêm sâu xa, rõ ràng hơn về xu thế quan hệ quốc tế trong trong khu vực về chiến lược này, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ và quan hệ quốc tế ở khu vực: Thách thức và triển vọng” để làm tiểu luận giữa kì môn Nhập môn quan hệ quốc tế.

2

NỘI DUNG 1. Quan điểm của các lý thuyết quan hệ quốc tế về Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Hoa Kỳ Quan điểm lý thuyết của quan hệ quốc tế về chiến lược này chủ yếu là theo chủ nghĩa Tự do và chủ nghĩa Hiện thực. Chủ nghĩa Tự do đề cao vai trò của các cá nhân, tổ chức trong việc hợp tác với nhau để đạt được lợi ích chung, tự do hòa nhập về mọi mặt. Mỹ đã xây dựng mối quan hệ bình đẳng song phương với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: thu hút, lôi kéo, củng cố, tăng cường hệ thống đối tác, đồng minh. Trước những thay đổi nhanh chóng của cục diện toàn cầu và khu vực, ngoài chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP) của Mỹ, hàng loạt quốc gia và tổ chức trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã hé lộ tầm nhìn của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trước xu thế phát triển mới này, các nước châu Âu cũng không thể ngồi yên và lần lượt từng nước Pháp, Đức, và Hà Lan cũng đã công bố các tài liệu và chính sách hướng tới khu vực này. FOIP của Hoa Kỳ dựa trên ba trụ cột chính là an ninh, kinh tế và quản trị. Trong chiến lược “tái cân bằng châu Á” của chính quyền tổng thống Barak Obama đã kết hợp với phiên bản FOIP trên cơ sở điều chỉnh lại chính sách thương mại của Mỹ. Những mục tiêu xây dựng công bằng, văn minh của FOIP là: thúc đẩy tự do thương mại , bình đẳng và có đi có lại, Mỹ không chấp nhận tình trạng thâm hụt thương mại và lạm dụng thương mại bởi các quốc gia khác; bảo đảm tôn trọng luật lệ và quyền cá nhân. Mỹ tăng cường thúc đẩy mạng lưới đối tác ba bên (tam giác chiến lược Mỹ - Nhật Bản – Hàn Quốc, Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản...), bốn bên là nhóm “Bộ Tứ” một cách đầy linh hoạt. Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định vai trò của ASEAN - một khu vực được coi là trung tâm trong chiến lược FOIP của Hoa Kỳ, đặc biệt là khi vị trí và sức mạnh chiến lược của ASEAN đã tăng lên trong những năm gần đây. Mỹ tăng cường can dự vào khu vực thông qua các cơ chế đa phương và song phương, từng bước cụ thể hóa nội dung hợp tác với các nước Đông Nam Á dựa trên hai trụ cột là an ninh và kinh tế. Đồng thời, sự hiện diện quân sự và an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á thể hiện sự can dự tích cực của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, coi đây là “chiến tuyến” để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và duy trì ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực. Mỹ chủ trương duy trì hiện trạng Biển Đông, âm thầm ủng hộ các nước có tranh chấp với Trung Quốc, ủng hộ thái độ cứng rắn của Việt Nam trước Trung Quốc. Sự ra đời của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ sẽ trở thành môi trường cạnh tranh mới trong khu vực, tạo ra cạnh tranh bình đẳng, tự do và cởi mở, hoàn toàn không phụ thuộc vào sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc. Chiến

3

lược này tạo thêm động lực và tiềm năng quốc phòng, đảm bảo họ có cơ hội đóng góp bằng các yếu tố phù hợp như: vốn, công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giải quyết các thách thức an ninh chung. Tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 được tổ chức tại Đà Nẵng (Việt Nam), Tổng thống Trump đã lần đầu tiên chính thức nhắc đến và giới thiệu thuật ngữ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hành động này đã cho thấy những bước đi cụ thể, rõ ràng của Tổng thống Trump. Chiến lược này cũng sẽ góp phần đến tư duy bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội, đồng thời mở ra khả năng cho quân đội các nước trong khu vực hợp tác quốc phòng sâu rộng với Mỹ. Đồng thời tạo nhiều cơ hội cho các nước nhỏ trong khu vực tận dụng hợp tác xây dựng để phát triển và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, phục vụ cho quân đội hiện đại hóa của mình. Về chủ nghĩa hiện thực, các quốc gia luôn cạnh tranh lẫn nhau, có khả năng làm thay đổi hành vi của quốc gia hay tổ chức khác theo lợi ích của mình, mục đích duy nhất của chính trị quốc tế là quyền lực. Mỹ muốn truyền bá, áp đặt các giá trị văn hóa Mỹ về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và đưa văn hóa Mỹ xâm nhập mạnh mẽ vào khu vực. Thúc đẩy nhân quyền và tôn trọng các giá trị dân chủ trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Quốc hội Mỹ ủng hộ sử dụng biện pháp ngoại giao, trừng phạt và công cụ khác để làm cô lập các nước có ý định đang và sẽ đe dọa lợi ích của Mỹ. Mỹ duy trì quan hệ với liên minh “Tứ giác” hay còn gọi là “Bộ Tứ” để duy trì sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Điểm nhấn quan trọng mà chúng ta có thể thấy, Mỹ đang có quan hệ song phương mạnh mẽ với Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, đẩy mạnh phối hợp trong các lĩnh vực, như: tập trận chung, hợp tác an ninh; xây dựng cấu trúc an ninh khu vực mới, xem Nhật Bản là điểm tựa ở phía Đông, Ấn Độ ở phía Tây, Australia ở phía Nam và do Mỹ giữ vai trò chủ chốt. Ngoài ra, chiến lược “ Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải tích cực tăng cường bao vây, kiềm chế Trung Quốc từ nhiều hướng, nhiều lĩnh vực và lợi dụng Ấn Độ để uy hiếp an ninh, tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực. Tăng cường can thiệp vào an ninh khu vực như vấn đề Triều Tiên, biển Đông, Đài Loan. Với thuật ngữ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” bị Trung Quốc xem là sự khắc chế mình của Mỹ. Tuyên bố chung Mỹ - Ấn về vấn đề "Biển Đông", thái độ cứng rắn của Việt Nam trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, thái độ của Manila đối với Tòa án Công lý Quốc tế đều thể hiện rõ lập trường pháp lý của nước này đối với vấn đề Biển Đông.

4

2. Bối cảnh ra đời của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ 2.1. Bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Về mặt địa lý, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gồm bao gồm các nước ở ven bờ Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương cùng các vùng biển nối liền hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Khu vực này đa dạng nhiều vùng biển và vùng duyên hải với nhiều văn hóa, tôn giáo, sắc tộc. Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều cái “nhất” như: đông dân cư nhất, kinh tế phát triển nhất, có một phần rất lớn thương mại thế giới vận chuyển qua và lực lượng quân sự lớn nhất. Về kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được xem là “đại diện cho một phần đông đúc và năng động về kinh tế bậc nhất trên thế giới”. Chỉ riêng Ấn Độ Dương đã chiếm tới 1/9 hải cảng, 1/5 lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thế giới; hàng hóa vận chuyển qua Ấn Độ Dương hàng năm chiếm một nửa lượng vận chuyển của toàn cầu. Sự kết nối hai bờ Ấn Độ Dương Thái Bình Dương đã tạo nên một khu vực có tới ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, 7 trong số 8 nền kinh tế phát triển nhanh nhất và 7 trong số 10 nước có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới (gồm: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Paskistan và Australia). Ước tính, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ đóng góp hơn nửa sản lượng kinh tế thế giới trong những năm tới. [7] Thế nhưng ở khu vực này, hòa bình và ổn định vẫn không bền vững trong nhiều năm. Trên thực tế trong khu vực Ấn Độ Dương đã xuất hiện sự cạnh tranh quyền lực của các cường quốc cùng những thách thức đang nổi lên có ảnh hưởng sự ổn định của khu vực. Nổi bật nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Không những vậy ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện đang tồn tại các "điểm nóng" [8] như ở biển Đài Loan, eo biển Malacca, Đông Bắc Á, Biển Đông. Chính vì vậy nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ; xung đột tôn giáo; tình hình chính trị trong nước bất ổn của từng quốc gia và di dân bất hợp pháp. Trong khi đó, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương lại chưa có một cơ chế đa phương về an ninh tập thể mà chủ yếu dựa trên các thỏa thuận song phương và các hiệp định như: Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ. Với những vị trí địa chiến lược như vậy, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã buộc các cường quốc phải điều chỉnh chiến lược của mình.

5

2.2. Bối cảnh trên thế giới Với phương châm “nước Mỹ trên hết” và “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh không duy trì chính sách của người tiền nhiệm. Vào tháng 3 năm 2017, Susan Thornton, Trợ lý Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tuyên bố chiến lược xoay trục, tái cân bằng châu Á là “một ý tưởng của quá khứ” và chính quyền của Tổng thống Trump đã có chiến lược mới. [7] Thực tế Mỹ cho tiềm năng và sức mạnh của Trung Quốc ngày càng gia tăng, Trung Quốc đang vươn ra ngoài và khó để kiểm soát ở các chiến dịch lớn như “ Vành đai và con đường” (BRI) khiến Mỹ nhận thấy có nhiều mối đe dọa nghiêm trọng cũng như nhu cầu cần thiết phải chống lại dự án siêu thế kỉ của Trung Quốc. Trong khi đó, từ nội tại nước Mỹ - khu vực tiếp giáp với nhiều đại dương và là cửa nối liền nước Mỹ với thế giới. Mỹ luôn xem Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là khu vực địa chiến lược trọng yếu, tác động trực tiếp đến an ninh quốc gia và vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ. Vì cả hai yếu tố nội tại bên trong và bên ngoài này, Mỹ nhận thấy cần phải tập hợp lực lượng, củng cố các mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả thúc đẩy vai trò của Ấn Độ. Trước tình hình đó Mỹ đã khẩn trương xây dựng chiến lược Quốc phòng Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược khu vực mới để đối phó với các thách thức. Vào tháng 10/2017, cựu Ngoại trưởng Mỹ Tillerson đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” 15 lần trong bài phát biểu về việc các đồng minh của Mỹ như Australia Nhật Bản nên hợp tác để ngăn chặn thách thức của Trung Quốc đối với trật tự quốc tế. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ngày 11/11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhắc đến việc xây dựng Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Đây là động thái chính thức đầu tiên trong việc hình thành cơ chế đối thoại an ninh bốn bên trong khuôn khổ Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Tiếp đó, ngày 18/12/2018, lần đầu trong chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đã đề cập đến chiến lược mới của nước này bao gồm cả một khu vực rộng lớn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc thực hiện chiến nhằm xây dựng một trục liên minh “Bộ tứ” Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, ngăn chặn và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và giành quyền chủ đạo toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

6

7

3. Nội dung và thực tiễn triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” 3.1. Mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” 3.1.1. Mục tiêu của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” Mục tiêu bao trùm Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở theo đuổi mục tiêu là củng cố vai trò lãnh đạo khu vực của Mỹ, bảo vệ lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ và đồng minh, kiềm chế ngăn chặn các đối thủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước hết và chủ yếu là Trung Quốc, Nga, thông qua đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược, sử dụng mọi công cụ sức mạnh, để ngăn ngừa chế áp các đối thủ. Mục tiêu chủ yếu Mục tiêu chủ yếu của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ là kiềm chế, kiểm soát, ngăn chặn Trung Quốc; Chính quyền Mỹ đang gấp rút xây dựng và phối hợp với các nước trong nhóm “Bộ tứ” triển khai Chiến lược này để đối phó với Sáng kiến BRI của Trung Quốc – một Sáng kiến theo đuổi mục tiêu thiết lập vị thế siêu cường thế giới đang được Trung Quốc triển khai quyết liệt với quy mô lớn, tạo ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. 3.1.2. Nội dung cơ bản của Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” Về chính trị, ngoại giao Mỹ nhấn mạnh hai chữ “tự do” và “rộng mở”. Theo đó, Mỹ ủng hộ tự do cho mọi quốc gia, ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, bất kể lớn nhỏ. Người dân ở tất cả các nước được quyền tự do hơn, thúc đẩy các quyền cơ bản của công dân, tôn trọng các giá trị dân chủ và quản trị tốt. Mỹ khẳng định sẽ không áp đặt, không tìm cách bá chủ khu vực. Mỹ cũng khẳng định sẽ nhất quán cả trong lời nói và hành động. Các bước đi cụ thể của Tổng thống Trump gồm: gặp lãnh đạo và thăm chính thức các nước… Đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2017 ở Việt Nam, Tổng thống Trump đã lần đầu tiên chính thức giới thiệu 19 khái niệm Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Ngoài ra, ông Trump cũng đã cử nhiều đoàn quan chức cấp cao, từ Bộ trưởng Quốc phòng đến Bộ trưởng Ngoại giao và các bộ khác, đến các nước trong khu vực để thúc đẩy cơ chế hợp tác trong khuôn khổ chiến lược này. Có thể coi là lộ trình triển khai Chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Chính quyền Trump là: năm đầu nhiệm

8

kỳ của Tổng thống Trump là năm giới thiệu khái niệm chiến lược, các năm tiếp theo sẽ là những năm thành lập và triển khai chiến lược. Về kinh tế Mỹ khẳng định sẽ cạnh tranh công bằng với tất cả các bên; sẽ theo đuổi thương mại và đầu tư tự do, bình đẳng có đi có lại. Mỹ sẽ thúc đẩy hậu cần mở và đầu tư mở, khuyến khích các quốc gia trong khu vực xây dựng một môi trường đầu tư rộng mở, thông thoáng và hướng tới kinh tế thị trường. Mỹ cũng sẽ không theo đuổi lợi ích kinh tế có hại cho các nước khác; phản đối các nước thực hiện chính sách kinh tế bẫy nợ, đẩy các quốc gia khác vào nợ nần; hoặc cướp bóc, vơ vét về kinh tế. Về quốc phòng, an ninh Mỹ thúc đẩy hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực và bảo đảm an ninh trên một khu vực trải dài từ biển Nhật Bản tới Ấn Độ Dương và toàn bộ con đường tới châu Phi; Hỗ trợ các đồng minh thân cận duy trì sức mạnh vượt trội về quân sự và răn đe tiến công các nước. Để củng cố và mở rộng liên minh, Mỹ tập trung vào hai biện pháp chính: một là, tăng cường vị trí chiến lược của Ấn Độ; hai là, thúc đẩy thành lập liên minh bốn nước, gồm: Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia, nhằm khống chế, kiểm soát toàn bộ khu vực, ngăn chặn không để các nước trong khu vực thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ. Về văn hoá Mỹ muốn thông qua chiến lược này để truyền bá, áp đặt các giá trị Mỹ, nhất là các giá trị phổ quát theo tiêu chuẩn Mỹ về tự do, dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo và đưa văn hóa Mỹ thâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào khu vực. Quốc hội Mỹ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp ngoại giao, trừng phạt và các công cụ khác để cô lập các quốc gia, các lãnh đạo quốc gia đe dọa lợi ích của Mỹ và hành động trái với giá trị của Mỹ; ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy các chương trình trao quyền cho phụ nữ và thanh thiếu nhi... Đạo luật đề xuất dành 150 triệu USD/năm trong các năm tài chính 2019 – 2023 cho thúc đẩy dân chủ, tăng cường xã hội dân sự, nhân quyền, luật pháp, minh bạch và trách nhiệm giải trình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. [7] 3.2. Thực tiễn triển khai chính sách Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ Ngày 11/2/2022 theo giờ Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố Chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Trong chiến lược, chính quyền của Tổng thống Biden cam kết tăng cường vai trò của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ DươngThái Bình Dương tự do và rộng mở trong hàng loạt lĩnh vực từ an ninh tới kinh tế. Trên thực tế, Mỹ cũng đã xác định “Bộ tứ” Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia đóng vai trò chủ chổt thúc đẩy Chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Mỹ triển khai các biện pháp thúc đẩy thành lập liên minh “tứ giác” Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia, thông qua việc lôi kéo, tăng cường hợp tác quân sự với các nước này. Đối với Nhật Bản, Mỹ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nước này nhằm duy trì sự hiện diện của Mỹ ở khu vực. Hiện Mỹ

9

có khoảng 50.000 quân cùng lượng lớn vũ khí, trang bị hiện đại ở Nhật Bản. Gần đây, hai nước đã công bố Đường lối chỉ đạo Hợp tác phòng 23 thủ Nhật - Mỹ, theo đó sẽ cho phép quân đội Mỹ và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) hợp tác chặt chẽ hơn, kể cả trong thời bình cũng như trong các tình huống bất ngờ. Mỹ cũng đang hợp tác với Nhật Bản để cải thiện các khả năng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản theo Hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật mới. Đối với Australia, Mỹ đã đạt thỏa thuận được phép sử dụng các cơ sở và cảng biển của Australia và bố trí sẵn vũ khí trang bị của Mỹ trên lãnh thổ nước này. Các thỏa thuận trên sẽ mở đường để quân đội Mỹ tự do tiếp cận các căn cứ tại Australia, tạo cho Mỹ một chỗ đứng vững chắc ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đối với Ấn Độ, Mỹ cam kết bán máy bay không người lái, máy bay chiến đấu hiện đại F-16 và F-18, máy bay phóng điện từ lắp trên tàu sân bay… để tăng cường sức mạnh quân sự cho Ấn Độ. Năm 2017, Mỹ và Ấn Độ đã ký hơn 20 thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD về hợp tác hàng không và mua bán vũ khí. Tần suất các...


Similar Free PDFs