CHƯƠNG 1-HƯỚNG DẪN LÀM TRẮC NGHIỆM PDF

Title CHƯƠNG 1-HƯỚNG DẪN LÀM TRẮC NGHIỆM
Course Kinh tế vi mô
Institution Trường Đại học Thăng Long
Pages 17
File Size 438.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 195
Total Views 917

Summary

CÁC CÂU NÀO DỄ RỒI THÌ CÔ CHỈ TÔ ĐÁP ÁN CHO CÁC EM THÔINHÉ. CÂU NÀO CẦN PHẢI ỨNG DỤNG CÁCH LÀM LÝ THUYẾT THÌCÔ SẼ GIẢI THÍCH CHI TIẾT PHÍA DƯỚI CÂU ĐÓ CHO CÁC EM NHÉ.CÁC ĐÁP ÁN ĐÚNG TÔ MÀU ĐỎCHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG1. Giả thiết được sử dụng trong lý thuyết hành vi người...


Description

CÁC CÂU NÀO DỄ RỒI THÌ CÔ CHỈ TÔ ĐÁP ÁN CHO CÁC EM THÔI NHÉ. CÂU NÀO CẦN PHẢI ỨNG DỤNG CÁCH LÀM LÝ THUYẾT THÌ CÔ SẼ GIẢI THÍCH CHI TIẾT PHÍA DƯỚI CÂU ĐÓ CHO CÁC EM NHÉ. CÁC ĐÁP ÁN ĐÚNG TÔ MÀU ĐỎ CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Giả thiết được sử dụng trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng là: a. Sở thích có tính hoàn chỉnh b. Các loại hàng đều có mức độ hữu ích như nhau. c. Người tiêu dùng luôn muốn tiêu dùng nhiều hơn là ít. d. Sở thích có tính bắc cầu e. (a), (c) và (d) 2. Theo thuyết thỏa dụng, với một người tiêu dùng thì: a. TU luôn tăng khi tiêu dùng nhiều hơn b. MU có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng 0 c. Nếu MU giảm thì TU không thể tăng d. b và c e. Không có phương án đúng 3. Độ thoả dụng cận biên ( lợi ích cận biên) là: a. Là sự thay đổi của mức độ thỏa mãn (lợi ích) khi tăng tiêu dùng một đơn vị hàng hóa b. Là sự thay đổi của tổng lợi nhuận khi giá cả thay đổi một đơn vị. c. Là sự thay đổi của mức độ hữu ích bình quân khi tăng tiêu dùng thêm một đơn vị hàng. d. Lợi ích tăng têm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng e. (a) và (d) 4. Nếu độ thỏa dụng biên có xu hướng dương và giảm dần khi gia tăng lượng tiêu dùng thì: a. Tổng độ thỏa dụng sẽ giảm dần b. Tổng độ thỏa dụng sẽ tăng dần c. Tổng độ thỏa dụng sẽ không đổi d. Không có phương án đúng 5. Tổng lợi ích luôn luôn tăng trong trường hợp: a. Lợi ích cận biên âm b. Lợi ích cận biên dương c. Lợi ích cận biên bằng 0 d. (b) và (c)

6. Một người tiêu dùng khi càng gia tăng lượng tiêu dùng thì thấy tổng hữu dụng càng giảm thì khi đó: a. Lợi ích cận biên đang giảm dần b. Lợi ích cận biên lớn hơn 0 c. Lợi ích cận biên nhỏ hơn 0 d. (a) và (c) e. (a) và (b) 7. Khi độ thỏa dụng biên bằng 0, tổng độ thỏa dụng (TU): a. Giảm dần b. Tăng dần c. Cực đại d. Tất cả đều sai 8. Người tiêu dùng tiêu dùng 4 sản phẩm thì có tổng độ thỏa dụng bằng 20, tiêu dùng 5 sản phẩm thì tổng độ thỏa dụng bằng 23. Vậy độ thỏa dụng biên của sản phẩm thứ 5 bằng: a. 43 c. 3

b. 1

d. Không có phương án đúng Cách làm: Độ thỏa dụng biên MU là độ thỏa dụng tăng thêm, TU từ 20 tăng lên thành 23 ➔ TU tăng thêm 3 đơn vị Hoặc MU = TUsau – TU trước = TU5 – TU4 = 23-20 = 3 9. Đường bàng quan là đường: a. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng lượng hàng hóa như nhau b. Tập hợp các giỏ hàng mang lại cho người tiêu dùng mức độ thỏa dụng như nhau c. Tập hợp các giỏ hàng hóa có cùng tổng chi phí d. Tất cả các phương án trên 10. Điều nào dưới đây KHÔNG đúng: a. Các đường bàng quan có độc dốc âm và đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn b. Các đường bàng quan của cùng một người tiêu dùng thì không cắt nhau c. Các đường bàng quan của hai người tiêu dùng khác nhau thì có thể cắt nhau d. Các đường bàng quan khác nhau biểu diễn độ thỏa dụng (lượng lợi ích) giống nhau e. Độc dốc của đường bàng quan chính là tỷ lệ thay thế cận biên f. Đường bàng quan được dùng để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng 11. Tất cả các giỏ hàng hóa nằm trên một đường bàng quan có điểm chung là: a. Số lượng hai hàng hóa bằng nhau b. Chi tiêu cho hai hàng hóa đó bằng nhau c. Mức lợi ích hay độ thỏa dụng của các giỏ hàng hóa đó mang lại cho người tiêu dùng là bằng nhau d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa các giỏ hàng hóa bằng nhau

12. Những điểm nằm trên đường bàng quan: a. Cho biết người tiêu dùng ưa thích như nhau các kết hợp hàng hóa (X,Y) b. Có độ dốc bằng nhau c. Có độ dốc khác nhau d. (a) và (c) e. (a) và (b) 13. Điều nào sau đây đúng khi nói về tỷ lệ thay thế cận biên MRS a. Là số lượng hàng hóa này có thêm khi giảm số lượng hàng hóa kia. b. Luôn là số âm c. Có xu hướng giảm dần khi vận động dọc theo đường bàng quan xuống phía dưới. d. Do người tiêu dùng quyết định dựa trên sự cảm nhận về mức độ hữu ích của hai hàng hóa. e. Tất cả các đáp án trên đều đúng 13. Độ dốc của đường bàng quan thể hiện: a. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa b. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt số lượng c. Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này thì phải giảm bớt số lượng sản phẩm kia với độ thỏa dụng (lợi ích) không đổi d. Tỷ giá giữa hai sản phẩm e. (a), (b) và (c) đều đúng 14. Tỉ lệ đánh đổi giữa hai hàng hóa ngày càng giảm khi vận động dọc theo đường bàng quan xuống phía dưới là do: a. Giá của một trong hai hàng hóa thay đổi. b. mức độ thỏa dụng của hai hàng hóa tuân theo qui luật độ thỏa dụng biên giảm dần c. (a) và (b) 15. Tại kết hợp (X,Y) trên đường bàng quan có MRS = - 3, có nghĩa là: a. Để tăng thêm một đơn vị X thì phải giảm bớt 3 đơn vị Y b. Độ dốc của đường bàng quan tại kết hợp này bằng 3 c. Để tăng thêm một đơn vị Y thì phải giảm bớt 3 đơn vị X d. (a) và (b) e. (a) và (c) 16. Câu nào sai trong các câu sau: a. Tỷ lệ thay thế cận biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng độ thỏa dụng không thay đổi b. Các đường bàng quan luôn có độc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa c. Giá trị tuyệt đối của tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa giảm dần nên đường bàng quan đều lồi về phía gốc tọa độ d. Giá trị tuyệt đối của tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa giảm dần nên đường bàng quan lõm về phía gốc tọa độ. e. b và d

17. Đối với hai hàng hóa thay thế hoàn hảo: a. Đường bàng quan là đường cong b. Đường bàng quan là đường thẳng có độc dốc không đổi c. Đường bàng quan có dạng chữ L d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa là hằng số e. (b) và (d) 18. Đối với hai hàng hóa bổ sung hoàn hảo thì: a. Đường bàng quan là đường thẳng dốc xuống từ trái qua phải b. Đường bàng quan có dạng chữ L c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa hai hàng hóa bằng 0 d. Tỷ lệ thay thế cận biên giữu hai hàng hóa là hằng số. e. (b) và (c) 19. Đường Ngân sách là đường: a. Tập hợp các giỏ hàng khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập( thu nhập không đổi) khi giá của hàng hóa là cho trước. b. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua khi thu nhập không đổi c. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua khi giá của một sản phẩm thay đổi d. Tập hợp các giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng chi hết thu nhập của mình e. (a) và (d) 20. Để so sánh mức độ hữu ích của các giỏ hàng khi tiêu dùng với nhau người ta sử dụng: a. Đường tổng chi phí b. Đường ngân sách c. Đường bàng quan d. Đường tổng sản lượng 21. Độ dốc đường ngân sách thể hiện: a. Sự đánh đổi của hai sản phẩm trên thị trường về mặt giá cả b. Khi mua thêm một đơn vị sản phẩm này cần phải giảm bớt số lượng sản phẩm kia với thu nhập không đổi. c. Giá tương đối giữa hai sản phẩm (-PX/PY) d. Các câu trên đều đúng 22. Giá trị tuyệt đối của độ dốc đường ngân sách là: a. Tỷ số giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành so với giá hàng hóa trên trục tung b. Tỷ số giá của hàng hóa trên trục tung so với giá hàng hóa trên trục hoành c. Giá tuyệt đối của hàng hóa trên trục tung d. Giá thực tế của hai hàng trên trục hoành 23. Tại kết hợp (X,Y), độ dốc của đường ngân sách là -1/2 có nghĩa: a. MUX/MUY = 2

b. Để mua thêm một đơn vị X thì phải giảm bớt 1/2 đơn vị Y với thu nhập không đổi. c. PX = 2PY d. PX = 1/2PY e. (b) và (d) 24. Những điểm nằm trên đường ngân sách: a. Cho biết người tiêu dùng có khả năng mua một kết hợp hàng hóa và sử dụng hết thu nhập b. Cho biết người tiêu dùng không có khả năng mua một kết hợp hàng hóa vì thu nhập của người tiêu dùng không có khả năng chi trả. c. Có độ dốc bằng nhau d. (a) và (c) e. (a) và (b) Sử dụng dữ kiện sau để trả lời 4 câu tiếp Một người tiêu dùng có thu nhập là 192USD dùng để mua hai hàng hóa X và Y với giá PX = 20USD/1sp, PY = 4USD/1sp. Có 4 giỏ hàng hóa như sau: A(5X, 23Y); B(8X, 25Y); C(3X, 20Y) và D(8X, 8Y). Hàm lợi ích TU = XY+ 2X 2 25. Độ dốc của đường ngân sách của người tiêu dùng là: a. -5 b. -1/5 c. -1/2

d. -1

Cách làm: Độ dốc đường ngân sách = - P X/PY = - 20/4 = - 5 26. Điều nào sau đây đúng: a. Giỏ A và D nằm trên đường ngân sách b. Giỏ B nằm bên ngoài đường ngân sách c. Giỏ C nằm bên trong đường ngân sách d. Không có phương án đúng. e. Cả a,b,c đều đúng Cách làm: Muốn biết giỏ hàng nào nằm trên, trong và ngoài đường ngân sách thì các em thay lần lượt các giỏ đó vào phương trình đường ngân sách. Nếu thỏa mãn PT đường NS thì giỏ đó nằm trên đường NS, C òn để mua giỏ đó mà thu nhập nhỏ hơn so với thu nhâp của đề bài thì giỏ nằm trong, còn lớn hơn thu nhập thì giỏ đó nằm ngoài. PT đường Ngân sách: 20X + 4Y = 192 - Giỏ A(5X, 23Y) ➔ 20 x 5 + 4 x 23 = 192 ➔ Giỏ A nằm trên đường Ngân sách - Giỏ B(8X, 25Y) ➔ 20 x 8 + 4 x 25 = 260 > 192 ➔ Giỏ B nằm ngoài đường Ngân sách - Giỏ C(3X, 20Y) ➔ 20 x 3 + 4 x 20 = 140 < 192 ➔ Giỏ C nằm phía trong đường NS - Giỏ D(8X, 8Y) ➔ 20 x 8 + 4 x 8 = 192 ➔ Giỏ D nằm trên đường Ngân sách

27. Giỏ hàng hóa tối ưu của người tiêu dùng là: a. Giỏ A b. Giỏ B c. Giỏ C

d. Giỏ D

e. Giỏ A và D

Cách làm: Theo lý thuyết giỏ hàng tối ưu phải là giỏ nằm trên đường ngân sách nên chỉ có thể giỏ hàng A và D là giỏ hàng tối ưu. Để biết giỏ nào là giỏ hàng tối ưu thì tính TU của các giỏ, giỏ nào có TU lớn hơn thì đó là giỏ hàng tối ưu. Hoặc không thì có thể dùng MUX/PX = MUY/PY. TUgiỏ A = XY+ 2X2 = 5x23 + 2x52 = 165 TUgiỏ D = XY+ 2X2 = 8x8 + 2x82 = 192 Vậy giỏ D là giỏ hàng tối ưu vì có TU lớn hơn 28. Tỷ lệ thay thế cận biên của hai hàng hóa X và Y nếu người tiêu dùng tiêu dùng giỏ hàng A là: a. -5 b. -8,6 c. - 6.8 d. Không đủ thông tin để kết luận Cách làm: MRSXY = - MUx/MUY = - (Y+4X)/X = - (23+4x5)/5 = - 8,6 29. Nếu giá của hàng hóa được biểu diễn ở trục tung tăng trong khi các yếu tố không đổi, thì đường ngân sách sẽ: a. Xoay ra ngoài và trở nên dốc lơn b. Xoay ra ngoài và trở nên thoải hơn c. Xoay vào trong và trở nên thoải hơn d. Xoay vào trong và trở nên dốc hơn Cách làm: để làm các câu liên quan đến đường ngân sách dịch chuyển thì các em nhớ cách làm cô đã dạy khi học lý thuyết, xét 2 điểm Xmax và Ymax Xmax = I/PX Vì I và PX không đổi ➔ X max không đổi Ymax = I/PY vì I không đổi, PY tăng ➔ Ymax giảm Y

Ymax ➔ Đường Ngân sách xoay

vào trong và thoải hơn

BC2

BC1 Xmax

30. Nếu thu nhập tăng trong khi các yếu tố khác không đổi thì đường ngân sách sẽ: a. Xoay ra ngoài và trở nên thoải hơn b. Dịch chuyển sang trái và dốc hơn c. Dịch chuyển sang phải và song song với đường ngân sách ban đầu d. Dịch chuyển sang trái và song song với đường ngân sách ban đầu Cách làm: yếu tố thu nhập thay đổi thì nhớ nhanh lý thuyết cô đã tóm tắt nhé, Thu nhập tăng thì đường NS dịch chuyển song song sang phải, Thu nhập giảm thì đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.

31. Có hai hàng hóa mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nếu giá cả hai hàng hóa tăng lên gấp đôi, khi thu nhập không đổi. Điều này sẽ làm cho đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ: a. Dịch chuyển sang phải, song song với đường ngân sách cũ b. Dịch chuyển sang trái, song song với đường ngân sách cũ. c. Không hề dịch chuyển d. Dịch chuyển sang trái, nhưng không song song với đường ngân sách cũ Cách làm: Xmax = I/PX Vì I và PX tăng lên 2 lần ➔ Xmax giảm 2 lần Ymax = I/PY vì I không đổi, PY tăng 2 lần ➔ Ymax giảm 2 lần Y

Ymax ➔ Đường Ngân sách dịch

chuyển song song sang trái BC2

BC1 Xmax

32. Xét một đường ngân sách dành cho hai loại hàng hoá. Hàng X được biểu diễn trên trục hoành, hàng Y trên trục tung. Khi đường ngân sách xoay vào trong và trở nên thoải hơn, tức là khi đó a. Thu nhập giảm. b. Giá hàng X tăng c. Giá hàng Y tăng d. Giá hàng Y giảm Cách làm: Với các câu này thì đề bài đã cho cách dịch chuyển của đường ngân sách rồi, vậy các em chỉ cần dữa vào mô tả của đề bài để xem yếu tố nào thay đổi. Theo đề bài đường ngân sách xoay vào trong thì hình dạng có thể là: Y Ymax

Ymax

BC2

BC1 Xmax

BC2

BC1 Xmax

Nhưng theo đề bài thì đường này xoay vào trong và thoải hơn thì chỉ có thể là hình đầu tiên ➔ Ymax giảm nên PY tăng

33. Khi giá của hàng hóa được biểu diễn trên trục hoành thay đổi trong khi các yếu tố khác không đổi sẽ làm thay đổi đường ngân sách như thế nào? a. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung b. Độc dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành c. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi dộ dốc d. Chỉ làm thay đổi độ dốc Phân tích: Vì PX thay đổi nên độ dốc đường ngân sách (-PX/PY) thay đổi, và điểm cắt với trục hoành chính là Xmax thay đổi 34. Khi thu nhập thay đổi trong khi các yếu tốc khác không đổi sẽ làm thay đổi đường ngân sách như thế nào? a. Độ dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục tung b. Độc dốc và điểm cắt của đường ngân sách với trục hoành c. Điểm cắt của đường ngân sách với trục tung và trục hoành nhưng không thay đổi dộ dốc d. Chỉ làm thay đổi độ dốc Phân tích: Theo lý thuyết, thu nhập thay đổi thì dịch chuyển song song ➔ độ dốc đường NS không đổi, điểm cắt trục hoành Xmax và điểm cắt trục tungYmax thay đổi 35. Một người tiêu dùng cam và táo, số lượng cam biểu diễn trên trục tung và số lượng táo biểu diễn trên trục hoành. Giả sử thu nhập của người này tăng gấp đôi, giá cam tăng gấp đôi và giá táo tăng gấp 3. Đường Ngân sách của người này sẽ: a. Dịch chuyển sang phải nhưng không thay đổi độc dốc b. Dịch chuyển sang phải và thoải hơn c. Xoay ra ngoài và trở nên dốc hơn d. Xoay vào trong và trở nên dốc hơn Phân tích: Qtáo max = I/Ptáo Vì I tăng lên 2 lần và Ptáo Tăng 3 lần ➔ Qtáo max giảm Q cam max = I/Pcam vì I tăng 2 lần, Pcam tăng 2 lần ➔ Qcam max không đổi Cam Q cammax ➔ Đường Ngân sách xoay

vào trong và thoải hơn

BC2

BC1 Q táo max

táo

Sử dụng hình sau để trả lời 3 câu tiếp Y

36. Sự dịch chuyển của đường ngân sách từ BL1 đến BL2 thể hiện:

BL4

a. Thu nhập tăng lên b. Giá của hàng hóa X tăng lên c. Giá của hàng hóa Y tăng lên

A

d. Giá của hàng hóa X giảm e. Giá của hàng hóa Y giảm 37. Sự dịch chuyển của đường ngân sách từ

BL3

BL3 đến BL2 thể hiện:

BL1

0

a. Thu nhập tăng lên b. Giá của hàng hóa X tăng lên

BL2 X

c. Giá của hàng hóa Y tăng lên d. Giá của hàng hóa X giảm e. Giá của hàng hóa Y giảm

38. Sự dịch chuyển của đường ngân sách từ BL2 thành BL4 thể hiện: a. Thu nhập tăng b. Thu nhập giảm c. Giá của cả hai hàng hóa đều tăng d. Giá của hàng hóa X giảm e. Giá của hàng hóa Y giảm 39. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hóa X, Y với giá là PX, PY, vậy người tiêu dùng sẽ chọn số lượng X và Y để đạt được lợi ích tối đa khi: a. MUX /PX = MUY/PY b. MUX / MUY = PX / PY c. MRSXY = - PX / PY d. Tất cả các phương án trên đều đúng 40. Hiện tại bạn Nam đang sử dụng thu nhập của mình cho hai hàng và thu được MUX /PX < MUY /PY thì: a. Hàng X đắt hơn hàng Y. b. Để đạt tổng độ thỏa dụng tối đa thì Nam nên giảm chi tiêu cho hàng Y để chuyển sang chi cho hàng X c. Cả hàng X và Y đều là hàng thông thường. d. Nam đã đạt được đến kết hợp tiêu dùng tối ưu. e. Không có phương án đúng trong các phương án trên. Phân tích: Đề bài chỉ cho MUX /PX < MUY /PY thì : - không thể rút ra được kết luận câu a vì theo lý thuyết các em học thì để kết luận hàng nào đắt hơn, rẻ hơn phải biết giá hàng thay đổi,

- cũng không rút ra được kết luận như câu c vì để kết luận được câu c phải biết thu nhập và lượng hàng hóa có mối quan hệ như nào - Câu d thì lại càng sai vì đẳng thức đề bài cho không xảy ra dấu bằng nên không thể là giỏ hàng tối ưu. - Còn câu b: để biết câu b đúng không thì phải phân tích: các em áp dụng cách phân tích điểu chỉnh về giỏ hàng tối ưu. MUX /PX < MUY /PY ➔ Người tiêu dùng không tác động tới giá ➔ MUX < MUY ➔ phải điểu chỉnh lượng hàng X,Y sao cho MUX tăng còn MUY giảm ➔ áp dụng quy luật MU giảm dần ➔ Y tăng, X giảm ➔ vậy câu b sai 41. Tỷ số giá giữa hai hàng hóa X và Y là 2:1. Nếu bạn đang tiêu dùng số lượng hàng hóa X và Y ở mức MUX / MUY = 1:2, Để tối đa hóa dộ thỏa dụng, bạn phải: a. Tăng lượng X và giảm lượng Y b. Giảm lượng X và tăng lượng Y c. Không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại d. Tăng giá của X e. Không có phương án đúng trong các phương án trên Cách làm: Khi đề bài cho giá các hàng hóa, MU hoặc cho tỷ lệ giá các hàng hóa, tỷ lệ MU của 2 hàng hóa mà hỏi “để tối đa hóa độ thỏa dụng( tức là giỏ hàng tối ưu đấy)..phải làm gì?” ➔ khi đó các em phải kiểm tra xem đó đã là giỏ hàng tối ưu chưa. Nếu chưa thì sẽ phải điều chỉnh về giỏ hàng tối ưu Đề bài Ta có Px/PY = 2/1 và MUX/MUY = 1/2 ➔ Px/PY > MUX/MUY ➔ MUX/PX < MUY/PY  Như vậy đây chưa phải giỏ hàng tối ưu ➔ do đó để đạt tổng độ thỏa dụng tối đa tức giỏ hàng tối ưu thì các em phải điều chỉnh về giảo hàng tối ưu.==> Cách điều chỉnh giống đáp án b câu 40 42. N ếu Minh mua 20 sản phẩm X và 10 sản phẩm Y với giá P X = 100đ/sp, PY = 200đ/sp. Độ thỏa dụng biên của chúng là MUX = 5, MUY = 10. Để đạt tổng lợi ích (tổng độ thỏa dụng) tối đa Minh nên: a. Giảm lượng X, tăng lượng Y b. Tăng lượng X, giảm lượng Y c. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm d. Giữ nguyên lượng X, tăng mua lượng Y Cách làm: Câu 42 này cách cho và cách hỏi giống câu 41 nên cách làm giống câu 41 nhé. MUX/PX = 5/100 = 1/20 và MUY/PY = 10/200 = 1/20 ➔ MUX /PX = MUY /PY ➔ Vậy đây chính là giỏ hàng tối ưu rồi, tổng độ thỏa dụng là tối đa rồi. Do đó không cần điều chỉnh gì cả.

43. Giả sử giá của các hàng hóa tăng gấp đôi và thu nhập cũng tăng gấp đôi. Điều nào sau đây đúng: a. Điểm kết hợp tiêu dùng tối ưu vẫn giữ nguyên b. Độ dốc của đường ngân sách tăng lên c. Độ dốc của đường ngân sách giảm xuống d. Đường ngân sách dịch chuyển thành một đường ngân sách mới 44. Tiếp điểm đường ngân sách và đường bàng quan cho biết: a. Kết hợp tối ưu của người tiêu dùng b. Độ dốc đường bàng quan bằng 0 c. Độ dốc đường bàng quan bằng độ dốc đường ngân sách d. (a) và (c) e. (a) và (b) 45. Một người tiêu dùng đang tiêu dùng một kết hợp tối ưu giữa hàng A và B. Đối với người tiêu dùng này hàng A là hàng thông thường. Đột nhiên thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, kết luận nào sau đây đúng: a. Tiêu dùng nhiều hàng A hơn b. Tiêu dùng nhiều hàng B hơn c. Cả hàng A và B đều được tiêu dùng nhiều hơn d. (a) và không thể kết luận được lượng tiêu dùng hàng B Câu 45 này đã làm khi học lý thuyết, các em xem lại trong slide cô dạy nhé Sử dụng hình sau để trả lời 2 câu tiếp Y

46. Trong hình bên, thu nhập tăng sẽ làm kết hợp tiêu dùng tối ưu thay đổi từ: a. E đến F b. E đến G

F●

c. E đến E1 d. E1 đến E

E●

E ● 1

e. F đến E1 G



X

47. Điều nào sau đây là đúng: a. Cả X, Y là hàng thông hường b. Cả X,Y là hàng thứ cấp c. X là hàng thứ cấp, Y là hàng thông thường d. X là hàng thông thường, Y là hàng thứ cấp Câu 47 này thực ra cũng đã làm khi học lý thuyết nhưng cô không dùng hình vẽ.

Theo câu 46 Thu nhập tăng mà nhìn vào hình em thấy rằng từ E đến E1 thì lượng hàng X tăng còn lượng hàng Y giảm ➔ X là hàng thông thường, Y là hàng thứ cấp 48. Hà tiêu dùng cả cam và táo. Khi thu nhập của Hà tăng lên, anh ta tiêu dùng nhiều hơn cả hai. Tuy nhiên lượng táo dùng thêm được mua nhiều hơn cam. Điều nào sau đây là đúng: a. Táo là hàng hóa thông thường và cam là hàng hóa thứ cấp b. Táo là hàng hóa cấp thấp còn cam là hàng hóa xa xỉ c. Cả cam và táo đều là hàng hóa thông thường d. Cả cam và táo đều là hàng thứ cấp 49. Giả sử người tiêu dùng chi tiêu hết phần thu nhập của mình cho hai sản phẩm X và Y. Biết X là mặt hàng thiết yếu . Vậy khi giá X giảm mà các yếu tố khác không đổi thì lượng hàng Y mà người này mua sẽ: a. Giảm b. Tăng c. Không đổi d. Không xác định được Câu 49 này đã làm khi học lý thuyết 50. Câu nào đúng trong các câu sau: a. Đường thu nhập – tiêu dùng là một đường tập hợp các kết hợp tiêu dùng tối ưu khi thu nhập thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi b. Đường giá cả – tiêu dùng là một đường tập hợp các kết hợp tiêu dùng tối ưu khi giá cả thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác không đổi c. Đường biểu diễn các kết hợp khác nhau về số lượng của hai sản phẩm cúng đem lại cho người tiêu dùng một mức thỏa dụng (lợi ích) như nhau được gọi là đường bàng quan d. Đường ngân sách biểu diễn các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình e. Tất cả các phương án trên đều đúng 51. Sự thay đổi lượng hàng hóa tiêu dùng khi thu nhập thay đổi được gọi là: a. Ảnh hưởng thay thế c. Ảnh hưởng thông thường
...


Similar Free PDFs