Chương 10-Biti\'s- Chiến lược toàn cầu PDF

Title Chương 10-Biti\'s- Chiến lược toàn cầu
Author Nga Hoàng
Course Quản trị chiến lược
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 32
File Size 829.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 180
Total Views 910

Summary

Download Chương 10-Biti's- Chiến lược toàn cầu PDF


Description

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BỘ MÔN QUẢN TRỊ

BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC NHÓM 9 ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA BITI’S TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thùy Dung Sinh viên thực hiện: Nhóm 9 Nguyễn Phương Nam Nguyễn Phương Nam Nguyễn Thị Hồng Trần Nguyễn Thị Thuỳ Trang Phan Kiều Oanh

B19DCQT103 B19DCQT102 B19DCQT175 B19DCQT172 B19DCQT124

Mục Lục BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC ......................................................4 Lời mở đầu ...............................................................................................5 Phần I: Giới thiệu về Biti’s ...................................................................6 I. Khái quát về công ty ........................................................................6 II. Các hoạt động kinh doanh chiến lược .........................................6 III. Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp .......................................7 Phần II: Phân tích các căn cứ lựa chọn ...............................................8 I. Sức mạnh của ngành và doanh nghiệp ..........................................8 1. Ngành giày da toàn cầu................................................................8 2. Ngành giày da Việt Nam ..............................................................8 3. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành .......................10 4. Tác động của môi trường vĩ mô ...............................................10 5. Sức mạnh của doanh nghiệp .....................................................14 II. Mục tiêu của các nhà quản trị của Biti’s ...................................14 1. Mục tiêu tài chính .......................................................................14 2. Mục tiêu dịch vụ khách hàng ....................................................14 3. Mục tiêu về quy trình kinh doanh trong nội bộ ......................15 4. Mục tiêu về học tập và tăng trưởng ..........................................15 III. Khả năng tài chính của Biti’s ....................................................15 1. Tài sản của Biti’s ........................................................................15 2. Kết quả kinh doanh của Biti’s ..................................................15 IV. Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh ...........................16 1. Hoạt động hậu cần nhập ............................................................16 2

2 .Hoạt động sản xuất.....................................................................18 4. Các hoạt động bổ trợ .................................................................19 V. Phản ứng của các đối tượng hữu quan ......................................21 VI. Thời điểm bắt đầu triển khai.....................................................23 Phần III. Chiến lược toàn cầu của Bitis.............................................25 I. Lý thuyết .........................................................................................25 1. Chiến lược toàn cầu....................................................................25 2. Các phương pháp xâm nhập thị trường nước ngoài ..............25 II. Chiến lược toàn cầu của Bitis .....................................................29 1. Chiến lược kinh doanh của Biti’s tại thị trường Trung Quốc ..........................................................................................................29 2. Các chính sách triển khai ..........................................................30

3

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Phương Nam

CÔNG VIỆC Tổng hợp nội dung, làm nội dung phần I

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN A A

Nguyễn Phương Nam

Nội dung phần III A

Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Nội dung phần II A

Nguyễn Thị Hồng Trần

Slide trình chiếu A

Phan Kiều Oanh

Thuyết trình

A- Hoàn thành tốt công việc B- Hoàn thành công việc C- Chưa hoàn thành công việc

4

Lời mở đầu Giao thương quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Nó đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia hội nhập, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập này là các tập đoàn đa quốc gia, những tập đoàn này đã góp phần rất lớn trong việc toàn cầu hóa, thúc đẩy giao thương giữa các nền kinh tế và đóng góp không nhỏ vào các nền kinh tế các nước đang phát triển góp phần đưa kinh tế các nước này đi lên. Biti’s là một trong số đó. Ra đời cách đây gần 40 năm, Biti’s đã và đang từng bước khẳng định chính mình bằng cách vươn xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Với những chiến lược kinh doanh đúng đắn tập đoàn này đã thực sự khẳng định được chính mình trên sân chơi kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của mình tập đoàn cũng không khỏi mắt những sai lầm và cũng gặp không ít thất bại ở một số thị trường. Ngày nay, với sự nổ lực không ngừng tập đoàn với những chiến lược kinh doanh linh hoạt, tập đoàn không ngừng phát triển sang các thị trường tiềm năng mới góp phần vào sự thành công của tập đoàn và phát triển kinh tế thế giới.

5

Phần I: Giới thiệu về Biti’s I. Khái quát về công ty - Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - Tên viết tắt của doanh nghiệp: Biti’s - Trụ sở: 22 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - Ngày thành lập: tháng 1 năm 1982 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH - Số điện thoại: 08 3875 3442 - Fax: 08 3875 3443 - Email: [email protected] - Website: http://www.bitis.com.vn - Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp: Sản xuất và kinh doanh giày dép các loại. - Một số danh hiệu đạt được: + Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO:9001:2000 (năm 2001) của tổ chức BVQI và Quacert + Cúp thương hiệu mạnh Việt Nam của Thời báo Kinh tế; + Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; + Cúp nhà phân phối bán lẻ hàng đầu Việt Nam; + Giấy chứng nhận cúp vàng thương hiệu uy tín chất lượng ngành da giày; + 14 năm liền đạt Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao; + Chứng nhận doanh nghiệp xuất khẩu uy tín + Cúp 1 trong 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2008 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn; Hơn thế nữa, Biti’s hai lần liên tiếp (năm 2008 và năm 2010) được công nhận à Thương hiệu quố gia (Vietnam Value) do Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công thương bình chọn. II. Các hoạt động kinh doanh chiến lược - Sản xuất kinh doanh giày dép: Thiết kế, sản xuất và kinh doanh sản xuất các sản phẩm giày dép: Dép xốp các loại, Sandal thể thao, Giày da nam nữ thời trang… - Bên cạnh mục tiêu phát triển bền vững trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép, 6

Biti's cũng thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác: nhà đất, trung tâm thương mại, cao ốc, nhà hàng, khách sạn,.. III. Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp - Tầm nhìn: Quyết định xây dựng tầm nhìn và khẳng định diện mạo nhằm phát triển Công ty TNHH SX HTD Bình Tiên thành một công ty lớn mạnh và ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn rộng khắp trên toàn thế giới, giữ vững vị trí hàng đầu tại Việt Nam và hội nhập tích cực với quốc tế, trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á.

- Sứ mệnh: Công ty cam kết sẽ không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của quý khách hàng, đúng như ý nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng", tạo dựng niềm tin lâu dài đối với tất cả khách hàng. - Giá trị cốt lõi: Lấy chất lượng làm giá trị cốt lõi

7

Phần II: Phân tích các căn cứ lựa chọn I. Sức mạnh của ngành và doanh nghiệp 1. Ngành giày da toàn cầu. - Về tổng thể, giày dép được đánh giá là một phụ kiện thời trang quan trọng nhất và tiêu thụ giày dép vẫn có xu hướng tăng cao, đặc biệt sản lượng giày dép toàn cầu năm 2018 đạt 24,2 tỉ đôi, tăng 2,7% so với năm trước đó. Kể từ phiên bản đầu tiên của niên giám này và so với năm 2010, sản lượng giày dép thế giới tăng 20,5%. - Về phân phối địa lý, việc sản xuất tiếp tục tập trung nhiều tại châu Á, nơi cứ 9 trong số 10 đôi giày được sản xuất. Xuất khẩu giày dép toàn cầu tăng năm thứ 2 liên tiếp vào năm 2018, thiết lập mức cao kỷ lục mới 142 tỉ USD. Tuy nhiên, về lượng, con số này vẫn dưới 15,2 tỉ đôi trong năm 2015. Tăng trưởng được phân phối không đồng đều về mặt địa lý. Trung Quốc chiếm gần 2/3 tổng xuất khẩu giày dép, song thị phần trên toàn thế giới mất 9 điểm phần trăm. - Xu hướng thị trường cho thấy phân đoạn thị trường cao cấp giày da và giày thời trang tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt là các loại giày dép da đi ngoài trời. Nhóm thị trường giày dép chất liệu chất dẻo/cao su có xu hướng chững lại ngoại trừ phân đoạn nhỏ của giày thể thao giả da chất liệu nhựa và cao su. Nhóm giày thể thao mũ vải cùng với dép đi trong nhà có xu hướng giảm đi. - Càng ngày các công nghệ mới càng được ứng dụng trong ngành da giày để đưa ra các sản phẩm cực kỳ sáng tạo, đi trước xu hướng thời đại và vì vậy có giá trị rất cao. 2. Ngành giày da Việt Nam Việc sản xuất và kinh doanh giày dép tại Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng phần lớn là sản xuất bằng phương pháp thủ công với những cơ xưởng vài mươi nhân công. Nhưng khi Ngành da giày Việt Nam được thành lập năm 1990 là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp da giày sản xuất theo phương thức hiện đại trên dây chuyền công nghiệp.Vào những năm đầu thập niên 1990, ngành giày Việt Nam chủ yếu gia công sản xuất mũ giày cho các nước Đông Âu. Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách 8

khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp da giày trong nước phát triển, cùng với sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp sản xuất da giày từ Hàn Quốc, Đài Loan… góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt ngành giày da Việt Nam. Trong tháng 7/2021 xuất khẩu da giầy vẫn tiếp tục tăng do đơn hàng xuất khẩu tăng trong các tháng đầu năm, và các lô hàng đã sản xuất từ các tháng trước khi đại dịch Covid bùng phát mạnh tại tỉnh phía Nam. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu da giầy tháng 7 tăng 25,5%, trong đó giầy dép tăng 27% và túi xách tăng 18,3% (Bảng 1). Mặt hàng

7 tháng năm 2021

Tháng 7/2021 Trị giá

Tăng so cùng Trị giá

Tăng cùng kì

(triệu USD)

kì năm trước

(triệu USD)

so năm trước

Giày dép

1736

27,0%

12142

28,2%

Túi xách

342

18,3%

2025

10%

Tổng

2078

25,5%

14167

25,3%

(Bảng 1: Ước tính xuất khẩu giày da tháng 7 năm 2021 và 7 tháng 2021) Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt 14,2 tỷ USD, tăng 25,3%, trong đó xuất khẩu giầy dép đạt 12,14 tỷ USD tăng 28,2% và xuất khẩu túi xách đạt 2,02 tỷ USD tăng 10%. Tuy nhiên, xu hướng xuất khẩu sẽ giảm xuống trong các tháng cuối năm 2021 do tác động của đại dịch Covid-19 (Đồ thị 1).

Đồ thị 1: Diễn biến xuất khẩu 13 tháng (7/2020 – 7/2021) (Triệu USD) 9

3. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành Ngành da giày thời điểm hiện nay là ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ sống. Những số liệu trong các bảng phần trên cho thấy, ngành da giày có đặc điểm tăng trưởng như sau: - Số lượng sản phẩm sản xuất tăng trong 7 tháng đầu năm - Giá trị xuất khẩu tăng. Mặc dù đại dịch Convid-19 khiến 94% doanh nghiệp sản xuất giày da bị sụt giảm đơn đặt hàng mới, nhưng kể từ quý III / 2020, ngành da giày Việt Nam đã phục hồi với số lượng đơn hàng tăng dần. Vì vậy có thể kết luận ngành da giày Việt nam đang trong giai đoạn tăng trưởng. Do ảnh hưởng của đại dịch có thể khiến sản xuất và xuất khẩu gặp khó khăn, sụt giảm nhưng Chính Phủ và Doanh nghiệp đều đang khắc phục những khó khăn đó giúp phục hồi sản xuất, khôi phục xuất khẩu, kinh tế. 4. Tác động của môi trường vĩ mô Hiện nay, có khoảng 16.000 doanh nghiệp da giày đang hoạt động ở Trung Quốc với hơn 2 triệu lao động, trong đó 2.300 doanh nghiệp thuộc da, 7.200 doanh nghiệp sản xuất giày. Theo số liệu thống kê năm 2020, Trung Quốc là nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới (54,3%). Tuy nhiên, năm 2020, gã khổng lồ châu Á đã giảm sản lượng hơn 2 tỷ đôi và tiếp tục giảm thị phần thế giới (giảm một điểm phần trăm). Điều này phản ánh sự chuyển dịch sản xuất sang các nước châu Á khác. Thị phần tiêu thụ của Hoa Kỳ lần đầu tiên giảm xuống dưới 10% tổng tiêu thụ của thị trường thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt ngưỡng 20% và cùng với Ấn Độ, tổng tiêu thụ của hai nước này hiện chiếm gần một phần ba tiêu thụ giày dép của thế giới Tuy hầu hết sản phẩm giày dép của Trung Quốc chỉ đạt mức trung bình theo tiêu chuẩn thế giới nhưng một trong những thành công của ngành sản xuất giày Trung Quốc là sự thay đổi mẫu mốt nhanh chóng và kịp thời theo xu hướng hiện đại của thị trường quốc tế. Năm 2020, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu giày dép. Tuy nhiên, Sản phẩm của Biti’s lại tiêu thụ khá thành công trên khu vực thị trường này. Bài thảo 10

luận nhóm chúng tôi chủ yếu lấy thị trường Trung Quốc để phân tích chiến lược toàn cầu của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên. 4.1. Nhân tố chính trị, pháp luật. - Chính trị: môi trường chính trị ổn định Thái độ của chính phủ Trung Quốc đối các nhà kinh doanh nước ngoài: Trong khi các tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp trong nước nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt từ chính phủ thì các doanh nghiệp nước ngoài lại bị áp đặt nhiều chính sách khắt khe của chính phủ nước này để bảo vệ doanh nghiệp trong nước . - Luật pháp: Luật pháp thương mại Trung quốc rất quan trọng vấn đề đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, nếu không đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp có nguy cơ bị bắt chước rất cao. Tuy nhiên các thủ tục để đăng ký thương hiệu sản phẩm tại Trung quốc cũng rất khó khăn, thực tế, công ty Biti’s nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu từ tháng 4 -1998, sau một thời gian giải quyết vấn đề khiếu kiện. Ðến tháng 12-.2000 Biti’s mới được chính thức cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Từ ngày 1/1/2020, Luật đầu tư nước ngoài của Trung Quốc có hiệu lực góp phần tạo ra một sân chơi bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 4.2. Nhân tố kinh tế GDP Trung Quốc năm 2020 đạt 101.598,6 tỷ tệ (15,66 nghìn tỷ USD), tăng 2,3% so với năm 2019. Như vậy, hiện tại GDP Trung Quốc hiện chiếm 17% nền kinh tế toàn cầu và GDP bình quân đầu người đạt mốc 11.000 USD, chính thức vượt qua Nga sau 70 năm. Đây là mức tăng 27 lần kể từ khi TQ bắt đầu mở cửa năm 1978.Chỉ số giá tiêu dùng ở nước này ổn định và tăng 2,5% trong năm 2020, nằm trong mục tiêu hàng năm của chính phủ là đạt khoảng 3,5%.Tuy nhiên, có 1 khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và các nước phát triển. Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc khoảng 11.000 USD (hoặc 15.000 USD dựa trên sức mua tương đương) chỉ bằng 1/4 so với Mỹ. Điều đó có nghĩa là vẫn còn một khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và các nước phát triển. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu một lượng hàng khổng lồ. Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) cho biết, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc năm 2020 đã tăng 6,2% so với năm 2019, chạm ngưỡng kỷ lục 999,98 tỷ nhân dân tệ. Tổng cộng có 38.570 doanh nghiệp FDI mới được thành lập, tức trung bình có hơn 100 doanh nghiệp được thành lập mỗi ngày. Một quan chức của MOC nhận 11

định, Trung Quốc đã trở thành điểm đầu tư xuyên biên giới ổn định, an toàn và góp phần vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Biti’s quan tâm đến thị trường Trung Quốc và tâm đắc với nhận định của báo Newsweek khi cho rằng: “Trung Quốc chứ không phải Nhật, sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế khu vực. Trong xu hướng mới, nền kinh tế nào nhanh chóng bước vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế đó có nhiều cơ hội hơn để phát triển”. Kinh doanh tại một quốc gia có nền kinh tế phát triển cao sẽ làm tăng khả năng thành công cho Biti’s và cũng giúp cho doanh nghiệp tin tưởng hơn vào khả năng mở rộng phạm và đi sâu hơn vào khu vực thị trường màu mỡ này. Nhận định trên đã thành sự thật khi mà trước khi có dịch COVID 19 thì GDP của Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới (chiếm 15,9% GDP thế giới, số liệu năm 2018) và trong năm 2020, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương và được coi là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch COVID -19. Tuy nhiên, khi kinh doanh tại thị trường Trung Quốc, Biti’s cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, đó là sự phát triển quá nhanh của thị trường Trung Quốc dẫn đến một nền kinh tế quá nóng và làm cho lạm phát liên tục tăng cao. 4.3. Nhân tố văn hóa xã hội - Về xã hội: Trung Quốc là một thị trường lớn với hơn 1,4 tỷ dân và 23 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố thuộc trung ương, 2 đặc khu hành chính - là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới (Tạp chí The National Interest ngày 15/10 đăng bài viết nhận định) . Dân số cao là một đặc điểm làm cho thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp có ý định tìm kiếm thị trường vì sức mua của thị trường Trung Quốc là rất lớn. Ngoài ra, điểm sáng trong tình hình dân số đông của Trung Quốc hiện nay là tạo ra một “cầu” lớn- thị trường tiêu thụ. Chính điều này thúc đẩy mạnh mẽ cho hoạt động giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa giữa nội địa – nội địa và nội địa – quốc tế. - Về văn hóa: Trung Quốc là nước gần Việt Nam và có nền văn hóa tương đồng nền văn hoá Việt Nam, người tiêu dùng Trung Quốc nhất là các vùng biên giới với Việt Nam có kinh tế chưa phát triển cũng có thói quen tiêu dùng như người Việt Nam . Điều này rất thuận tiện cho hàng hoá của Việt Nam xâm nhập vào thi trường này. Hơn nữa, Trung 12

Quốc là một thị trường tiêu thụ tương đối dễ tính, có thể tiêu thụ cả hàng hoá của Việt Nam không đủ tiêu chuẩn về bao gói ở châu Âu bị trả lại nên hàng Việt Nam có thể thâm nhập vào. Người tiêu dùng ở đây có thói quen thích mua sắm, dễ thu hút bởi sự mới lạ và sự khác biệt về sản phẩm, điều này phù hợp với khả năng cung cấp của Biti’s và công ty có một khối lượng hàng hoá lớn với hơn 5000 chủng loại sản phẩm và mỗi năm công ty lại cho ra đời hơn 30 mẫu mã mới. Văn hóa, tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc đó là doanh nghiệp Trung Quốc luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công bằng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất. Chính điều đó làm cho doanh nhân Trung Quốc tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác. 4.4. Nhân tố công nghệ Công nghệ ngày càng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngành da giày mà còn ảnh hưởng tới tất cả các ngành khác. Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Do vậy việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Từ công nghệ sản xuất dép bằng chất liệu cao su vào những năm 60, 70 chuyển sang chất liệu EVA vào những năm 80 và tiếp theo là chất liệu PU, TPR…. và đặc biệt là việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất: máy làm mũi giày điều khiển bằng servo thế hệ mới,.... Sự phát triển công nghệ sản xuất da giày của Trung Quốc là một thách thức lớn cho Biti’s khi gia nhập thị trường này, tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp có thể nhanh chóng học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm cũng như công nghệ của một quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất da giày. 4.5.Nhân tố môi trường sinh thái Tác dụng phụ tiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp nhanh của Trung Quốc là sự gia tăng tình trạng ô nhiễm.Theo báo cáo chất lượng không khí thế giới, Trung Quốc: Năm 2020, 86% thành phố ở Trung Quốc có không khí sạch hơn năm trước. Mặc dù vậy, người dân Trung Quốc vẫn tiếp xúc với mức PM2.5 cao hơn 3 lần so với hướng dẫn hàng năm của WHO. Hotan ở tây bắc Trung Quốc được xếp hạng là thành phố ô nhiễm nhất thế giới , phần lớn là do bão cát làm trầm trọng thêm do biến đổi khí 13

hậu.Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc cải thiện chất lượng không khí trong những năm gần đây. Năm 2018, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc và các cơ quan quản lý môi trường địa phương đã cùng nhau tiến hành một loạt các...


Similar Free PDFs