Cơ sở văn hóa Việt Nam PDF

Title Cơ sở văn hóa Việt Nam
Author Tuong Vi
Course Cơ sở văn hóa Việt Nam
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 296.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 719

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC----  ----Học phần: SINH LÍ HỌC HỌC SINH TIỂU HỌCSinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tường ViMSSV : 4501901564Lớp học phần : 2111PRIMGiảng viên hướng dẫn : Ths Trần Thị Phương DungCâu 1 : Đặc điểm giải phẩu và sinh l...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC --------

BÀI TIỂU Học phần: SINH LÍ HỌC HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Tường Vi CUỐI MSSV : 4501901564 KÌ Lớp học phần : 2111PRIM141501 Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Thị Phương Dung

Câu 1 : Đặc điểm giải phẩu và sinh lý về hệ tiêu hóa ở học sinh Tiểu học

Hệ tiêu hóa gồm các ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa .Ống tiêu hóa gồm các khoang miệng, hầu ,thực quản, dạ dày, ruột và các tuyến tiêu hóa. Các tuyến tiêu hóa chức năng tiết ra dịch có chứa enzym tiêu hóa thức ăn .Các tuyến tiêu hóa gồm có tuyến nước bọt tuyến tụy và gan. I.

Vị trí và cấu tạo các cơ quan của hệ tiêu hóa trong cơ thể : a) Khoang miệng:

Miệng hay khoang miệng hay mồm (oral cavity, buccal cavity) là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa có nhiệm vụ nhận, nghiền nát và trộn thức ăn với nước bọt. Giải phẫu miệng bao gồm ổ miệng, các tuyến nước bọt, răng và lưỡi. Môi, má, khẩu cái và lợi là những cấu trúc thuộc ổ miệng. Các cung răng chia ổ miệng thành hai phần: phần trước cung là tiền đình miệng và phần sau cung là ổ miệng chính: b) Lưỡi : Lưỡi là một khối cơ vân chắc và rất mềm dẻo, có thể cử động tự do và rất linh hoạt, làm xáo trộn thức ăn và tham gia vào việc hình thành tiếng nói. Lưỡi có mặt trên và mặt dưới. Bề mặt của lưỡi được phủ một lớp màng nhầy có các gai vị giác để cảm nhận vị của thức ăn nên mặt trên của lưỡi nháp. c) Các tuyến nước bọt: Nằm trong khoang miệng có chức năng tiết ra nước bọt để làm ướt, bôi trơn và tiêu hóa thức ăn gồm 3 nhóm: tuyến dưới lưỡi, I tuyến dưới hàm và tuyến mang tai. Nước bọt của tuyến mang tai chứa nhiều enzym tiêu hóa thức ăn nhưng lại chứa ít chất nhầy muxin để bôi trơn thức ăn. Ngoài ra, trong niêm mạc của khoang miệng còn có các tuyến nước nhỏ khác nằm rải rác, tiết ra chất dịch đặc quánh, có tác dụng bôi trơn thức ăn. Trong thành phần dịch tiết này có lizozim có tác dụng diệt khuẩn. d) Hầu Hầu là một ống ngắn, nói tiếp với khoang miệng, phía trên thông với khoang mũi, phần dưới thông với thanh quản, khí quản và thực quản. Đó là nơi giao chéo của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở đây có sụn thanh nhiệt làm nhiệm vụ đóng kín khí quản khi nuốt thức ăn. e) Thực quản

2

Thực quản là một ống cơ dài, nối liền với hầu, có nhiệm vụ dồn đẩy thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thực quản có 3 lớp. Ngoài cùng là lớp thanh mạc mỏng, ở giữa là lớp cơ trơn và trong cùng là lớp niêm mạc. Thực quản luôn khép chặt nên thức ăn từ dạ dày không bị đẩy ngược lên thực quản. f) Dạ dày : Dạ dày là phần lớn nhất của ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng và có hai lỗ thông, phía trên thông với thực quản có cơ thắt tâm vị, phía dưới thông với tá tràng, có cơ thắt môn vị. Dạ dày có bờ cong lớn và bờ cong nhỏ, được chia ra thành thượng vị, thân vị và hang vị. Thành dạ dày gồm 3 lớp. ngoài cùng là lớp thanh mạc, ở giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc. Về vị trí thì dạ dày trong hệ tiêu hóa của trẻ thường nằm ngang và ở vị trí khá cao, cho đến khi trẻ bắt đầu biết đi thì dạ dày sẽ chuyển sang vị trí dọc. Về hình dáng bên ngoài thì lúc mới sinh, dạ dày trẻ sẽ có hình tròn, sau đó sẽ dài ra khi trẻ được tuổi và có hình dạng tương tự như dạ dày người lớn khi trẻ bước sang độ tuổi 7 – 11 tuổi. g) Ruột non : Ruột non tiếp giáp với môn vị của dạ dày. Nó là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa và là phần quan trọng nhất để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Ở trẻ em, ruột non tương đối dài, gấp khoảng 6 lần chiều cao của cơ thể, còn ở người lớn, ruột non dài gấp 4 - 5 lần chiều cao của cơ thể. Ruột non gồm ba phần là tá tràng hỗng tràng và hồi tràng. Đoạn đầu của lá tràng thường xuyên chịu sự tấn công của axit HCl từ dạ dày đưa xuống nên rất dễ bị lét. Ngoài cùng của ruột non là lớp thanh mạc, ở giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp. Bề mặt mạc được bao phủ một lớp nhung mao và lớp vi nhung mao dày đặc làm cho bề mặt hấp thu của ruột tăng lên. Xen kẽ với các chung mao có rất nhiều tuyến tiết ra chất nhầy vào dịch ruột. Ngoài ra, còn có hệ thống thần kinh, mạch máu, mạch huyết phân trong các chung mao để hấp thu chất dinh dưỡng h)Ruột già : Ruột già là phần tiếp theo của ruột non và là phần cuối cùng của ống tiêu hoá. Lớp dọc không phân bố đều chung quanh ruột mà phân bố thành ba dải cách đều nhau. Trong ruột già có hệ vi sinh vật rất phát triển, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh. Ruột già gồm ba phần là mach tràng, kết tràng và trực tràng. Mach tràng là chỗ ruột non đổ vào qua hồi - manh. 3

Phía đầu bịt kín và có lỗi thông với ruột thừa. Ruột thừa to bằng ngón tay út dính vào manh tràng. Ruột thừa không có chức năng gì đối với tiêu hóa, nhưng nếu bị viêm nhiễm thì sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Trực tràng là nơi tích trữ phân trước khi thải ra ngoài qua hậu môn. Ở hậu môn có các cơ thắt trơn và cơ thắt vân. Các cơ này thường xuyên co thắt ở đóng chặt hậu môn và chỉ mở ra khi thực hiện phản xạ đại tiện. i)Gan Gan nằm ở phía trên trong hốc cùng bên phải. Gan tiết ra mật có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.. Đặc điểm dịch mật của trẻ sơ sinh là có nhiều chất nhầy, nước và sắc tố nhưng lại có ít axit mật. Gan ở trẻ sơ sinh có khả năng trao đổi một số chất như protid, glucid, lipid hoặc vitamin, tiết mật tiêu hóa mỡ, sản sinh tế bào máu ngay khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, có khả năng chống độc và là một nguồn sản sinh nhiệt của cơ thể. k)Tụy : Tuỵ là một tuyến pha, vừa có chức năng ngoại tiết (tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn) vừa có chức năng nội tiết (tiết ra hoocmon). Tuỵ của trẻ em rất nhỏ. Trong dịch tụy của trẻ em có nhiều loại enzim tiêu hóa thức ăn khác nhau. Các enzim tiêu hóa protein gồm có trypsin, chymotripsin và carbonxipolipeptidaza. Các enzim tiêu hoá gluxit gồm có amylase, maltaza, lactaza, sacaraza. Các enzim tiêu hoá lipit gồm có lipaza, photpholipaza, colesterolesteraza.

II.

Đặc điểm sinh lí của hệ tiêu hóa của học sinh Tiểu học

 Quá trình chuyển hóa trong hệ tiêu hóa ở trẻ theo các giai đoạn phát triển, trong giai đoạn 6 - 10 tuổi

a. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày Trong dạ dày có chứa nhiều men tiêu hóa như Renin (chymosin, presure), men pepsin tiêu hoá protid, chúng có tác dụng biến đổi caseinogen thành casein, kết hợp với canxi 4

tạo thành váng sữa. Loại men này rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngược lại thì người lớn rất ít xảy ra quá trình biến đổi này.Ở trẻ em, tâm vị thường đóng không chặt nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn. Dạ dày của trẻ nhỏ nằm cao, nằm ngang, thành dạ dày mỏng và tổ chức cơ còn ít nên trẻ dễ bị nôn trở lại khi ăn quá nhiều. Đến 12 tháng thì dạ dày bắt đầu nằm đứng, sau 7 - 11 tuổi giống người lớn. Trẻ nhỏ: phần đáy, hang vị và tổ chức tuyến chưa phát triển. Cử động ở dạ dày: co bóp trộn, co bóp đẩy Trong dạ dày còn chứa acid HCL, chúng có tác dụng làm trương protid giúp quá trình phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Đây là hợp chất Acid không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người. Dạ dày gồm 2 loại chất nhầy đó là hòa tan và không hòa tan. Sự kết giữa hai loại chất nhầy này cùng bicacbonat tạo thành lớp màng phủ kín hành tá tràng và niêm mạc dạ dày. Từ đó mang tới tác dụng trung hòa acid, che chở, bảo vệ cũng như ngăn chặn sự phá hủy của pepsin và acid lên thành dạ dày. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày giúp thức ăn được biến đổi thành 1 chất có tên gọi là vị trấp. Trong đó gồm, 10% protid biến thành polypeptid, 1 nửa lipid đã nhu hóa phân giải thành acid béo và monoglycerid. Do trong dạ dày không có men tiêu hóa, nên hầu như glucid vẫn chưa được tiêu hóa. Bởi vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày cũng chỉ là bước đệm cho giai đoạn tiêu hóa ở ruột non. b. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Nhờ tác dụng của các dịch tiêu hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, thức ăn sẽ được phân giải tới mức đơn giản nhất để có thể đào thải chất thừa ra cơ thể dễ dàng. Dịch tụy tiêu hóa lipid, protid, glucid, khi thiếu những chất này, cơ thể sẽ phản ứng và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng.Acid mật là chất duy nhất có tác dụng tiêu hóa. Chất này tồn tại dưới dạng kali và natri, nên thường gọi chung là muối mật.Muối mật có tác dụng nhũ hóa lipid, tăng khả năng tiếp xúc lipid với men lipase. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa lipid có trong thức ăn dễ dàng hơn.Ngoài ra, mật còn tạo ra môi 5

trường kiềm ở ruột, từ đó giúp ức chế vi khuẩn lên men, kích thích nhu động ruột hoạt động. Trong ruột có đủ các loại dịch làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, biến đổi chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột thành và hấp thụ. Quá trình tiêu hóa ở ruột non mang lại kết quả như sau: Thức ăn biến đổi thành dạng sệt, protid thủy phân hoàn toàn biến đổi thành dlycerol, chất béo và các loại chất khác, Glucid thủy phân phần lớn thành glucose, fuctose và galactose. Tất cả các hoạt chất này đều hấp thụ được. Còn chất xơ, lõi tinh bột,… không tiêu hóa được sẽ chuyển xuống ruột già.  Sự hấp thụ các chất ở ruột non Diễn ra dọc theo chiều dài của ống tiêu hoá, nhưng chủ yếu là ở ruột non. Niêm mạc miệng có thể hấp thụ một số chất như các loại thuốc. Dạ dày có thể hấp thụ nước và glucôzơ rất hạn chế, nhưng lại hấp thụ rượu rất tốt. Ruột già có thể hấp thụ nước rất mạnh và một ít muối khoáng. Tá tràng hấp thu...


Similar Free PDFs