Công Việc Nhà Quản trị PDF

Title Công Việc Nhà Quản trị
Author Hoàng Đinh Thái
Course Quan tri hoc
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 11
File Size 265.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 166
Total Views 393

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPKHOA QUẢN TRỊ----TIỂU LUẬNMÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌCĐề tài: CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ(LÝ THUYẾT – THỰC TIỄN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM)Lớp học phần: 21C1MANSinh viên thực hiện: Đinh Thái Hoàng MSSV: 31211024341 Giảng viên giảng dạy: thầy Nguyễn Hữu NhuậnTP...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ

----

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC Đề tài: CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ (LÝ THUYẾT – THỰC TIỄN – BÀI HỌC KINH NGHIỆM)

Lớp học phần: 21C1MAN50200138 Sinh viên thực hiện: Đinh Thái Hoàng MSSV: 31211024341 Giảng viên giảng dạy: thầy Nguyễn Hữu Nhuận

TP.HCM, ngày 08 tháng 12 năm 2021

LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ môn Quản Trị Học – Thầy Nguyễn Hữu Nhuận đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Quản Trị Học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm thầy!

2

MỤC LỤC Phần 1: Công việc của nhà quản trị .............................................................................4 1. Định nghĩa nhà quản trị ........................................................................................4 2. Vai trò của nhà quản trị ........................................................................................5 3. Công việc của nhà quản trị ...................................................................................6 Phần 2: Tình hình và những vấn đề liên quan đến công việc của nhà quản trị tại Việt Nam ............................................................................................................................7 1. Bối cảnh xã hội hiện tại ........................................................................................7 2. Giai đoạn trước đại dịch .......................................................................................7 3. Giai đoạn bùng phát đại dịch ................................................................................8 4. Giai đoạn bình thường mới ...................................................................................8 Phần 3: Khó khăn, thuận lợi và bài học kinh nghiệm ...................................................9 1. Khó khăn, thuận lợi .............................................................................................. 9 2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................................9 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................11

3

Phần 1: Công việc của nhà quản trị 1. Định nghĩa nhà quản trị Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó. Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. Nhà quản trị có 3 cấp bậc: 1.1. Nhà quản trị cấp cao: là những nhà quản trị đứng đầu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm điều hành, phối hợp các hoạt động chung của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về đường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của doanh nghiệp. Hay có thể hiểu theo cách đơn giản là các nhà quản trị ở cấp bậc tối cao trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. Những vị trí mà họ sẽ đảm nhận là: Chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc,... 1.2. Nhà quản trị cấp trung: Đây sẽ là người sẽ nhận những chỉ thị từ nhà quản trị cấp cao và chịu trách nhiệm thông báo, đốc thúc, hỗ trợ nhà quản trị cấp cơ sở hoàn thành những mục tiêu chung của toàn bộ tổ chức. Họ sẽ phân tích các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất đưa đến tay người tiêu dùng như thế nào, từ đó phân bố nguồn lực tiết kiệm nhất nhưng đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Bao gồm các nhà lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn quản lí cấp cao và ở trên những quản lí cấp thấp. Bộ phận này là cánh tay đắc lực của quản lí cấp cao trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và vận hành hệ thống quản lí. Vị trí của họ có thể là: Quản đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận... 1.3. Nhà quản trị cấp cơ sở: là người giữ cương vị thấp nhất trong hệ thống phân bổ quyền lực trong tổ chức. Đây là cá nhân sẽ làm việc trực tiếp với một nhóm nhỏ những người lao động cùng làm việc với nhau. Họ thường bắt đầu ở những vị trí như trưởng nhóm, trưởng phòng, quản đốc,... 4

2. Vai trò của nhà quản trị Để có thể mô tả tốt hơn về vai trò của nhà quản trị, trong bài nghiên cứu “Managerial work: Analysis from observation”, 1971 Henry Mintzberg đã chia vai trò của nhà quản trị thành 3 nhóm lớn: 2.1. Nhóm vai trò quan hệ với con người: - Người đại diện: là người sẽ thực thi các nhiệm vụ kết nối giữa các cá nhân, đơn vị trong và ngoài công ty. - Lãnh đạo: Đưa ra đường lối, chính sách hoạt động và khơi dậy tinh thần của nhân viên. - Liên lạc: Duy trì liên lạc bên trong và ngoài của tổ chức. 2.2. Nhóm vai trò thông tin: - Giám sát: Cung cấp, nhận và phân tích, sàng lọc thông tin trên mạng, các báo đài, tạp chí, báo cáo định kỳ. - Phổ biến: Chuyển tiếp thông tin, tiến hành các cuộc trao đổi qua điện thoại đến các thành viên của tổ chức khác. - Người phát ngôn: Thực hiện các hoạt động truyền thông chính thức ra bên ngoài tổ chức. 2.3. Nhóm các vai trò quyết định: - Người khởi xướng kinh doanh: Khởi xướng các dự án, tiếp nhận ý tưởng, ủy quyền trách nhiệm thực hiện ý tưởng cho người khác. - Giải quyết rắc rối: Giải quyết các xung đột của nhân viên, tiến hành điều chỉnh vấn đề khi gặp bất ổn hoặc khủng hoảng. - Phân bổ nguồn lực: Phân chia các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. - Người đàm phán: Thực hiện thương vụ và hình thành các thỏa thuận mang lại lợi ích cho tổ chức.

5

3. Công việc của nhà quản trị Mỗi một nhà quản trị đều phải đảm bảo thực hiện tốt vai trò của chính mình, đảm bảo hoàn thành chức năng của nhà quản trị tại vị trí mà họ đảm nhận. Công việc của nhà quản trị không bao gồm tất cả công việc trong tổ chức, mà họ sẽ là người thực hiện các hoạt động mang tính phối hợp, định hướng, lựa chọn, quyết định và liên kết các chuỗi công việc để đạt được mục tiêu chung của tổ chức đó, họ cũng là người phân bổ công việc xuống cấp dưới theo cách hợp lý nhất, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của nhân viên dưới quyền. Ngoài vai trò, công việc của nhà quản trị bao gồm 4 chức năng: - Hoạch định: Là việc mà các nhà quản trị sẽ thiết lập mục tiêu, mục đích phải đạt được trong tương lai và cách thức để đạt được chúng. Hoạch định bao gồm 3 giai đoạn: thiết lập mục tiêu cho tổ chức, sắp xếp nguồn lực để đạt được mục tiêu đó và quyết định về những hoạt động của tổ chức. - Tổ chức: Là quá trình tạo ra cơ cấu các mối liên hệ trong tổ chức như các bộ phận, phòng ban. Thông qua đó sẽ phân công trách nhiệm phù hợp để thực hiện kế hoạch và hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. - Lãnh đạo: Là sử dụng sức ảnh hưởng của bản thân để động viên, thúc đẩy nhân viên theo đuổi, thực hiện mục tiêu đề ra thông qua những chỉ thị, mệnh lệnh và thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. - Kiểm soát: Là quá trình chủ động giám sát công việc của một tổ chức, quá trình này thường tự điều chỉnh diễn ra liên tục và mang tính chu kỳ. Các chức năng trên có mối liên hệ mật thiết với nhau và thường được thực hiện theo một trình tự nhất định. Chúng phải được thực hiện đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả quản trị tốt nhất.

6

Phần 2: Tình hình và những vấn đề liên quan đến công việc của nhà quản trị tại Việt Nam 1. Bối cảnh xã hội hiện tại Từ khoảng tháng 12/2019 trên thế giới xuất hiện chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền trung Trung Quốc. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, nó đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, xã hội, thị trường tài chính lao đao, tỉ lệ người thất nghiệp và người nghèo gia tăng đáng kể. Tại Việt Nam đã phải trải qua 4 lần bùng dịch trên cả nước, tính đến tháng 11/2021 theo số liệu từ website của Bộ y tế Việt Nam, tổng số ca nhiễm trong nước lên đến hơn 900.000 ca nhiễm trên tổng số hơn 98 triệu dân. Theo những thông tin được đăng tải trên bài đăng ngày 05/07/2021 website của Bộ công thương Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, đã có 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những biến động bất ổn của tình hình kinh tế do dịch bệnh gây ra. 2. Giai đoạn trước đại dịch Dựa vào Báo cáo tình hình kinh tế và xã hội quý IV và năm 2019 – Tổng cục thống kê Việt Nam, các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đóng góp 95.5% trên mức tăng trưởng chung của nên kinh tế trong nước năm 2019. Từ số liệu trên, có thể thấy, nền kinh tế đang đang tăng trưởng ổn định. Giai đoạn trước dịch, chủ trương của nhà nước là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển du lịch, dịch vụ,... tạo điều kiện và cơ hội cho các nhà quản trị phát triển ở mọi lĩnh vực, ngành nghề kèm theo xu hướng chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong việc quản lí, cải thiện chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí vận hành,... Ngoài ra, nhà nước Việt Nam chủ trương đưa ngành du lịch thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nước. Các nhà quản trị đã tận dụng cơ hội này để mở rộng và phát triển nhiều mô hình kinh doanh độc đáo nhưng chưa có cơ hội khai thác trước đó như mô hình homestay, camping tại các điểm du lịch nổi tiếng trong nước, hoặc mô hình quán cafe workshop, các tour du lịch trải nghiệm thực tế, du 7

lịch kết hợp học tập cho học sinh, sinh viên, các tour khám phá những vùng còn hoang sơ,... 3. Giai đoạn bùng phát đại dịch Trong cơn đại dịch thế giới, hầu hết các nhà quản trị đều phải đối mặt với việc tạm dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải chịu gánh nặng từ các khoản chi phí như mặt bằng, nhân sự,... và cần phải đưa ra hàng loạt các biện pháp để duy trì hoạt động kinh doanh như cắt giảm nhân sự, giảm lương, chuyển đổi mô hình kinh doanh tạm thời hoặc tạm ngừng kinh doanh, thậm chí là phải tuyên bố phá sản. Ở thời điểm giãn cách toàn xã hội, chỉ có ngành y tế và doanh nghiệp kinh doanh hàng thiết yếu được hoạt động trong khuôn khổ theo quy định giãn cách, còn lại hầu như đều bắt buộc tạm ngừng hoạt động với hình thức trực tiếp. Lúc này, các nhà quản trị mới bắt đầu bước vào quá trình chuyển đổi số hoặc thay đổi mô hình kinh doanh nhằm để có thể sống sót. Các cơ sở lưu trú linh hoạt thay đổi thành nơi cách ly có thu phí, các trường học cũng chuyển sang phương pháp học trực tuyến thông qua các ứng dụng Microsoft Teams, Google Meet,... Các dịch vụ ăn uống đẩy mạnh các chương trình bán hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, còn các nhân viên văn phòng chuyển sang làm việc tại nhà. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một phần chi phí vận hành nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động và tạo ra nguồn lợi nhuận ngay cả trong thời kỳ bất ổn. Các siêu thị triển khai chương trình đi chợ hộ để đảm bảo việc giãn cách, tránh tiếp xúc. Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn phải đối mặt với các vấn đề về nguồn hàng khi thành phố đang “đóng cửa”, như chi phí vận chuyển tăng cao, thiếu nguồn cung, phải đảm bảo bình ổn giá cho khách hàng và hàng loạt các bài toán khó khác về quản lý nhân sự. 4. Giai đoạn bình thường mới Đây là giai đoạn cho phép các doanh nghiệp từ các ngành nghề lần lượt được hoạt động lại. Một số doanh nghiệp vẫn cho nhân viên làm việc tại nhà đến khi có những chiến lược hoạt động tối ưu phòng trường hợp giãn cách trở lại. Những cơ sở sản xuất, 8

nhà máy, xí nghiệp tại các thành phố lớn chỉ hoạt động 50% công suất, để đảm bảo an toàn cho nhân viên của mình. Điều này buộc nhà quản trị phải có sự sắp xếp, tổ chức lại nguồn nhân lực để đảm bảo việc vận hành được hiệu quả và tối ưu nhất. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ phá sản sau dịch đã mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp còn lại với nguồn khách hàng dồi dào và giảm sự cạnh trạnh thị trường. Thông qua những công ty còn tồn tại sau dịch cũng là sự minh chứng cho năng lực của nhà quản trị thích nghi nhanh và ứng phó nhạy bén trước những biến đổi bất ngờ. Phần 3: Khó khăn, thuận lợi và bài học kinh nghiệm 1. Khó khăn, thuận lợi 1.1. Khó khăn Phải chịu ảnh hưởng chung của việc nền kinh tế bị suy giảm do phải đối mặt với dịch Covid-19. 1.2. Thuận lợi Cơ hội để các nhà quản trị năng động, sáng tạo hơn trong cách quản lý doanh nghiệp của mình, giúp hình thành những hình thức làm việc chủ động như work from home, mô hình 3 tại chỗ tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất,... Mô hình “đi chợ hộ” cũng xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Các cửa hàng quần áo, bánh kẹo hay nội thất cũng chuyển hướng sang kinh doanh thực phẩm trong mùa dịch, kinh doanh trực tuyến trở nên vượt trội hơn lúc nào hết. 2. Bài học kinh nghiệm Có thể thấy, là một nhà quản trị, mỗi một quyết định đều ảnh hưởng đến nhóm đối tượng nhất định. Nên mỗi quyết định của nhà quản trị phải thật cẩn trọng, phải nắm bắt được nhịp sống xã hội, bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, hiểu được xã hội cần gì, thiếu gì để có thể định hướng phát triển phù hợp, thay đổi linh hoạt theo nhu cầu xã hội đề ra ở mỗi thời điểm khác nhau. Các nhà quản trị cũng cần trang bị kỹ năng ứng phó linh hoạt, nhạy bén để thích ứng kịp thời với tình hình kinh tế - xã hội bất ổn, chuẩn bị sẵn những phương án cần thiết khi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhà quản trị cần phải 9

có cái nhìn khách quan, nhạy bén trước những biến đổi của nền kinh tế, qua đó không ngừng rèn luyện và học hỏi để nâng cao trình độ bản thân và khả năng quan sát, phân tích vấn đề, tránh mắc phải những sai sót không đáng có từ những thói quen mang tính chủ quan, phiến diện hay cố chấp, bảo thủ vì thành công phụ thuộc vào sự đổi mới và cải tiến liên tục.

10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Website của Bộ y tế Việt Nam: https://moh.gov.vn/ 2. Website Bộ công thương Việt Nam, bài đăng ngày 05/07/2021: https://moit.gov.vn/tin-tuc/bo-cong-thuong-voi-doanh-nghiep/thay-gi-tu70.209-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong.html; http://quantri.vn/dict/details/8034-cac-chuc-nang-quan-tri. 3. Báo cáo tình hình kinh tế và xã hội quý IV và năm 2019 – Tổng cục thống kê Việt Nam: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinhhinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/; https://vinpearl.com/vi/du-lich-trai-nghiem-xu-huong-moi-cho-nguoi-ua-khampha; https://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/32527.

11...


Similar Free PDFs