ĐÃ ĐỊNH DẠNG file cực hay cực chất tải một phát A+ luôn PDF

Title ĐÃ ĐỊNH DẠNG file cực hay cực chất tải một phát A+ luôn
Author Trung Tín Trần
Course Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 17
File Size 356.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 107
Total Views 537

Summary

Download ĐÃ ĐỊNH DẠNG file cực hay cực chất tải một phát A+ luôn PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -----� �-----

BÀI TẬP LỚN MÔN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP ĐỀ TÀI : TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA MASAN

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quang Chương Sinh viên thực hiện : Trịnh Trung Hiếu – 20216118 Bùi Đức Khoa – 20210484 Nguyễn Mạnh Tiệc – 20216246 Trần Trung Tín – 20210842 Hoàng Văn Đại – 20216075

Mục lục L Ờ I M ỞĐẦẦU....................................................................................................4 PHẦẦN NỘI DUNG.............................................................................................5 C sơ lý ở thuyếết vếề triếết lý kinh doanh..............................................................5 1. Khái ni m ệ c aủ triếết lý kinh doanh..........................................................................5 2. Vai trò c aủ triếết lý kinh doanh ...............................................................................5 2.1 Là ph ương th ức đ ểdoanh nghi ệp phát tri ển nguồồn nhân lực........................5 2.2 Tạ o ra phong cách đặ c thù cho doanh nghiệp.................................................5 2.3 Là giá tr ị cồốt lõi c ủa văn hóa doanh nghi ệp và ph ương th ức phát tri ển bềồn vững...............................................................................................................5 2.4 Tạ o sứ c mạ nh thồống nhâốt cho tập thể............................................................5 2.5 Là cồng cụ đị nh hướng cho doanh nghiệp......................................................6 3. N iộdung c aủ triếết lý kinh doanh ...........................................................................6 3.1 Sứ mệnh..........................................................................................................6 3.2 Mụ c tều..........................................................................................................7 3.3 Hệ thồống các giá trị..........................................................................................7 4. Cách th ứ c th ự c hi nệ triếết lý kinh doanh................................................................8

Phân tch triếết lý kinh doanh của tập đoàn Masan Group................................8 1. Thông tn t ập đoàn Masan Group.........................................................................8 1.1 Thồng tn Cồng ty C ổphâồn Tập đoàn Masan...................................................8 1.2 Những cột mồốc quan trọng.............................................................................9 2. Triếết lý kinh doanh c ủa t ập đoàn Masan Group ..................................................11 2.1 Sứ mệnh........................................................................................................11 2.2 M ục tều (Tâồm nhìn)......................................................................................12 2.3 Các giá trị cồốt lõi............................................................................................14 3. Bài h ọc rút ra c ủa doanh nghi ệp: ........................................................................15

KẾẾT LUẬN.......................................................................................................17 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.....................................................................................18

2

LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống của con người không thể tách rời triết lý. Vậy triết lý là gì mà lại có sức mạnh to lớn đến vậy, có thể ràng buộc cuộc sống của con người ? Triết lý (Philosophy) có thể hiểu đơn giản là những giá trị tinh thần của một người, một tổ chức. Triết lý góp phần định hướng suy nghĩ, lời nói, hành động của họ, hướng họ vươn tới, trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân. Cũng không quá khi nói triết lý chính là gốc rễ, là hạt giống cho mọi hành vi của con người. Triết lý đại diện cho sự lĩnh hội thế giới cho phần “người” hoàn thiện của chúng ta, vượn lên những ham muốn nguyên thủy, tầm thường của phần “con”. Nếu không có triết lý, con người cũng chỉ “tồn tại” mà thôi. Tất cả những người thành công, các tổ chức, đế chế vĩ đại đều tuân theo những triết lý của riêng họ. Triết lý có thể được khai mở từ những ngày đầu tiên, cũng có thể quả trải qua thời gian dài mới tích lũy dẫn, định hình nền. Nhưng dù theo cách nào, triết lý cũng sẽ tác động đến mọi khía cạnh của đời sống, giúp ta đưa ra những quyết định. Với cuộc sống ta có triết lý sống, với con người thì là triết lý nhân sinh, với nghệ thuật đó là triết lý hội họa, âm nhạc, …. Kinh doanh- hoạt động xương sống kiến tạo đời sống vật chất của con người hiện nay cũng không phải là một ngoại lệ, và chúng ta biết đến khái niệm triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh là lý tưởng, phương trâm, là những giá trị doanh nghiệp hướng đến chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Ở Việt Nam, với những doanh nghiệp mới thành lập, các startup, cá nhân mới bắt đầu kinh doanh thì khái niệm triết lý kinh doanh vẫn còn là một thứ gì đó khá mới mẻ. Vì vậy cần để mạnh việc khai thác, và hình thành triết lý kinh doanh từ đó đẩy nhanh sự phát triển. Những con đường hình thành triết lý kinh doanh là không hề đơn giản, có thể viết bừa ngay ngày một ngày hai. Vì vậy, ta có thể tìm hiểu và tham khảo triết lý của những người khổng lồ đi trước. Tập đoàn Masan là một trong những tập đoàn lớn, lâu đời của Việt Nam, đồng thời có tầm ảnh hưởng nhất định trong khu vực và đề tài chúng ta nói đến là “Phân tích triết lý kinh doanh của Tập đoàn Masan”. Do vốn kiến thức và ngôn ngữ còn nghèo nàn cùng kiến thức thực tế còn hạn hẹp, đề tài này chắc chắn còn có nhiều thiếu xót, chúng em thực lòng mong muốn được nghe những nhân xét ý kiến đóng góp và sửa chữa từ thầy và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3

PHẦN NỘI DUNG C sơ lý ở thuyếết vếề triếết lý kinh doanh 1. Khái niệm của triết lý kinh doanh Triết lý kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc và niềm tin mà doanh nghiệp luôn hướng đến trong suốt quá trình phát triển. Là những tư tưởng mà chủ doanh nghiệp hình thành để định hướng tư duy và hành động cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Cụ thể về các triết lý kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhật Bản, ví dụ như: + Panasonic Corporation: Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải chăng. + Sony: Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta. + Acecook: Công ty Acecook Việt Nam với triết lý Cook Happiness, được cụ thể hoá thành 3 chữ H ( 3 chữ Happy), thứ nhất là mang đến hạnh phúc cho người tiêu dùng, thứ hai là mang đến hạnh phúc cho Cán bộ công nhân viên và gia đình của họ, thứ ba là mang đến hạnh phúc cho xã hội. 2. Vai trò của triết lý kinh doanh 2.1 Là phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực Công tác đào tạo nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong doanh nghiệp. Với việc lập ra các ý tưởng và mục tiêu kinh doanh cụ thể, triết lý doanh nghiệp giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

2.2 Tạo ra phong cách đặc thù cho doanh nghiệp Cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi cho cán bộ công nhân viên. Tạo ra một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong doanh nghiệp, mang một bản sắc riêng của doanh nghiệp. Akio Morita, cựu chủ tịch công ty Sony nhận xét: ”Vì công nhân viên làm việc với công ty trong một thời gian dài cho nên họ thường kiên trì giữ vững quan điểm của họ. Lý tưởng của công ty không hề thay đổi. Khi tôi rời công ty để về nghỉ, triết lý của công ty Sony vẫn tiếp tục tồn tại”. 2.3 Là giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phương thức phát triển bền vững Triết lý kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Nó phản ánh tinh thần, ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhát, có tính khái quát và rất khó có thể thay đổi được. Một khi đã phát huy được tác dụng, nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị. 2.4 Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ. Các nhà kinh doanh xuất sắc thường ngay từ khi mới lập nghiệp đã có

4

một lý tưởng kinh doanh rõ ràng với những mục tiêu lớn lao. Chính cái lý tưởng và mục tiêu kinh doanh đó cùng với năm tháng, sẽ định hình trong triết lý của doanh nghiệp, cuốn hút được sự tham gia của nhân viên và công việc của doanh nghiệp và đem lại cho những công việc này những ý những ý nghĩa mới vượt xa mục đích “làm để kiếm tiền”. 2.5 Là công cụ định hướng cho doanh nghiệp Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để định hướng cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nếu thiếu đi thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc xây dựng triết lý doanh nghiệp là quan trọng và cần thiết với mỗi doanh nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, trong các công ty xuất sắc của Mỹ như IBM, Intel… các nhà quản trị đều có thói quen đối chiếu triết lý doanh nghiệp với các dự định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn xây dựng. Họ nhận thức được rằng nếu làm trái với sứ mệnh và giá trị của công ty thì kế hoạch sẽ bị thất bại và họ sẽ bị xử lý kỷ luật rất nặng. 3. Nội dung của triết lý kinh doanh 3.1 Sứ mệnh Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, giàu tính triết học. Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố “lý do tồn tại”của doanh nghiệp,còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào. Đặc điểm của bản tuyên bố sứ mệnh:  Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể;  Tính khả thi: Bản tuyên bố sứ mệnh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nỗ lực và phấn đầu để đạt được nhiệm vụ đã đặt ra, tuy nhiên những nhiệm vụ này cũng phải mang tính hiện thực và khả thi. Nói cách khác, nó phải mở ra một tầm nhìn mới những cơ hội mới, nhưng không được dẫn dắt doanh nghiệp vào những cuộc phiêu lưu không hiện thực vượt quá năng lực của nó;  Tính cụ thể: Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể và xác định phương hướng, phương châm chỉ đạo để ban lãnh đạo lựa chọn các phương án hành động, không được quá rộng và chung chung.Ví dụ: “sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất” nghe rất hay nhưng nó không định hướng được cho ban lãnh đạo. Đồng thời, sứ mệnh của doanh nghiệp cũng không nên xác định quá hẹp. Điều đó có thể kìm chế sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

5

3.2 Mục tiêu Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng mục tiêu chính có tính chiến lược. Trước hết, các doanh nghiệp để khẳng định sự tồn tại và phát triển lâu dài, nhất thiết phải đặt ra những câu hỏi và trả lời: ta là ai? Ta đang ở đâu và sẽ đi đâu? Trả lời điều đó phải có một triết lý mang đậm tính chỉ đạo của chủ thể. Có hiểu được ta đang ở đâu thì mới có thể vạch ra được ta sẽ đi đến đâu, tức mục tiêu. Trong kinh doanh chỉ có xuất phát từ những yếu tố khách quan thì doanh nghiệp mới đặt ra được mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, mục tiêu sách lược, mục tiêu chiến lược một cách khoa học. Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp phải chỉ ra được mục tiêu chiến lược lâu dài, mục đích chính của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu cơ bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. 3.3 Hệ thống các giá trị Xác định thái độ của doanh nghiệp với những người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng và các đối tượng liên quan khác. Nội dung của hệ thống các giá trị:  Nguyên tắc của doanh nghiệp  Lòng trung thành và sự cam kết  Hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi  Phong cách ứng xử, giao tiếp Ví dụ: 7 giá trị cốt lõi của Trung Nguyên Khơi nguồn sáng tạo Với Trung Nguyên, sáng tạo là động lực hàng đầu trong việc khẳng định tính tiên phong nhằm cung ứng những giá trị hữu ích cho khách hàng và nhân viên. Sự sáng tạo được khơi dậy từ các cấp lãnh đạo cho đến toàn thể nhân viên, tạo nên động lực và sức mạnh to lớn trong tiến trình phát triển của công ty. Phát triển và bảo vệ thương hiệu Mọi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên, đây là mái nhà chung, cũng là tinh thần của doanh nghiệp. Lấy người tiêu dùng làm tâm Sự hài lòng của người tiêu dùng là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp Trung Nguyên đề ra những hướng phát triển mới trong tương lai. Gây dựng sự thành công cùng đối tác Hợp tác chặt chẽ và có những bước đi phù hợp trên tinh thần tôn trọng và tin tưởng, bình đẳng với nhau. Điều này xuất phát từ quan niệm “Thành công của đối tác cũng chính là sự thành công của Trung Nguyên”. Phát triển nguồn nhân lực mạnh

6

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng, Trung Nguyên chú trọng đem đến cho nhân viên cả mình những lợi ích về vật chất lẫn tinh thần, cũng như những cơ hội đào tạo và phát triển tốt nhất Lấy hiệu quả làm nền tảng Hiệu quả của nhân viên sẽ tạo nên động lực to lớn, góp phần vào hiệu quả của cả doanh nghiệp, là yếu tố căn bản cho sự phát triển của công ty và văn hóa doanh nghiệp của cafe Trung Nguyên. Góp phần xây dựng cộng đồng Trung Nguyên quan tâm đến việc đóng góp tích cực để xây dựng một môi trường cộng đồng tốt đẹp, tạo nên sự phát triển chung của toàn xã hội. 4. Cách thức thực hiện triết lý kinh doanh Việc xây dựng triết lý kinh doanh, với tư cách là tài sản tinh thần của doanh nghiệp không phải là một điều dễ dàng mà nó phải là sự nỗ lực của người lãnh đạo và các thành viên của doanh nghiệp. Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể hình thành theo ba cách:  Cách 1: Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của người sáng lập và người lãnh đạo doanh nghiệp.  Cách 2: Triết lý kinh doanh được tạo dựng ngay khi doanh nghiệp hình thành để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo chủ động đưa ra chủ trương, cử ra một nhóm chuyên trách soạn thảo triết lý, tổ chức nhiều buổi thảo luận ở các cấp quản lý và cả nhân viên ◊ văn bản triết lý của doanh nghiệp  Cách 3: Mời chuyên gia tư vấn để xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Chuyên gia sẽ tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp để đề ra các phương án cho doanh nghiệp lựa chọn.

Phân tch triếết lý kinh doanh của tập đoàn Masan Group 1. Thông tin tập đoàn Masan Group

7

1.1 Thông tin Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, (tiếng Việt: Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan), nằm trong số ba công ty khu vực tư nhân lớn nhất Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Tập đoàn được thành lập và có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty con của nó bao gồm WinCommerce (bán lẻ), Masan Consumer Holdings (thực phẩm và đồ uống), Masan MEATLife (hàng tiêu dùng), Techcombank (dịch vụ tài chính) và Masan High-Tech Materials (khai khoáng). Tập đoàn ra mắt trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5 tháng 11 năm 2009. Masan Group là một trong những tập đoàn trong nước đầu tiên của Việt Nam áp dụng chiến lược tăng trưởng nhằm khai thác các nguồn vốn nước ngoài để mở rộng theo hướng mua lại. Vào tháng 4 năm 2011, công ty con của tập đoàn là Masan Consumer Corp. đã trở thành đơn vị nhận khoản đầu tư cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam khi KKR trả 159 triệu đô la Mỹ cho 10% cổ phần của công ty. Khoản đầu tư này được coi là sự xác nhận tiềm năng M&A của Việt Nam. Công ty được thành lập bởi Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang, người sau khi giá cổ phiếu tăng gấp đôi trong sáu tháng tính đến tháng 1 năm 2018, có giá trị ròng 1,2 tỷ đô la Mỹ. Vào tháng 12 năm 2019, Masan Group đã mua lại cổ phần kiểm soát tại bộ phận bán lẻ VinCommerce của VinGroup, hoạt động dưới thương hiệu Winmart +. 1.2 Những cột mốc quan trọng Năm 1996: Tiền thân của Masan là công ty Công Nghệ - Kỹ Thuật - Thương Mại Việt Tiến, là nhà máy sản xuất gia vị tại Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập. Năm 2002: Sản phẩm nước chấm thương hiệu “Chinsu” giới thiệu thành công vào thị trường nội địa. Công ty Xuất nhập khẩu Minh Việt và Công ty Cổ phần Công Nghiệp Masan được thành lập. Năm 2004: Công ty Cổ phần Hàng Hải Ma San được thành lập, sau đổi tên thành Công ty Tập đoàn Ma San. Năm 2007: Ra mắt thương hiệu “Nam Ngư” và “Tam Thái Tử”. Năm 2008: Công ty Cổ phần Công Nghiệp - Thương Mại Masan là công ty mẹ sở hữu các cổ phần của công ty con trong ngành hàng thực phẩm của Tập đoàn lần đầu tiên đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng. Bổ nhiệm ông Madhur Maini là Tổng Giám đốc trong tháng 08/2008. Năm 2009: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San và tái cơ cấu nắm giữ 19,9% cổ phần tại Techcombank và 54,8% cổ phần tại Masan Consumer. Chính thức niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu giao dịch với mã

8

chứng khoán “MSN”, công ty đã trở thành công ty lớn thứ sáu tại Việt Nam xét theo mức vốn hóa thị trường. Năm 2010: Công ty Masan Resources được thành lập. Mount Kellett đã đầu tư mua 20% cổ phần tại Masan Resources. Năm 2011: Masan Consumer đã thâm nhập vào thị trường đồ uống thông qua thương vụ mua lại 50,3% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa. Tăng lợi ích kinh tế tại Techcombank lên 30,6% sau khi mua trái phiếu chuyển đổi của Techcombank. Năm 2013: Công ty TNHH Hoa Bằng Lăng đổi tên thành Công ty TNHH MasanConsumerHoldings, được gọi tắt là Masan Consumer Holdings, và viết tắt là MCH. Mỏ Núi Pháo liên doanh với H.C. Starck và thành lập công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck. Năm 2014: Masan Consumer mua 32,8% cổ phẩn của Công ty Thực phẩm Cholimex. Masan Group cũng chấm dứt đầu tư vào các công ty không thuộc ngành cốt lõi như bao bì thực phẩm. Mua công ty Bia và Nước Giải khát Phú Yên để sản xuất sản phẩm bia có nhãn hiệu “Sư Tử Trắng”, Công ty TNHH Masan Brewery được tái cấu trúc để sở hữu cổ phần của công ty bia này và được chuyển thành công ty con của MCH. Masan Consumer đã thành lập công ty con Masan Beverage. Nhà máy của Mỏ Núi Pháo đã thực hiện chạy thử thành công. Năm 2015: Công ty đã chính thức thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vào tháng 07 năm 2015. Masan Resources niêm yết trên thị trường UPCoM thuộc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Masan MB khánh thành trung tâm sản xuất nước mắm và mì ăn liền ở tỉnh Nghệ An. Năm 2016: Masan Consumer Thailand được thành lập, giới thiệu sản phẩm gia vị đầu tiên tại Thái Lan, nước mắm Chin-su Yod Thong. Masan Beverage mua thêm 4,32% cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần sở hữu tại Vĩnh Hảo lên 88,56%. Năm 2017: Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa lên 98,49%. Masan Group hoàn thành việc mua lại cổ phiểu quỹ là 100.665.722 cổ phiếu. Năm 2018: Masan MEATLife giới thiệu thành công ra thị trường thương hiệu thịt mát “MEAT Deli”. SK Group đầu tư khoảng 470 triệu USD để trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Công ty.

9

Năm 2019: Masan Nutri-Science đặt trọng tâm vào ngành thịt, công bố đổi tên thành Masan MEATLife. Mục tiêu cuối cùng của Masan MEATLife là cung cấp các sản phẩm thịt ngon, an toàn và giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2020: Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại VinCommerce (“VCM”) - nền tảng bán lẻ hiện đại (“MT”) đứng số 1 Việt Nam về thị phần. Năm 2021: Công ty TNHH The Sherpa – một công ty thành viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan) công bố ký kết thỏa thuận mua lại 20% Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage – công ty sẽ sở hữu thương hiệu Phúc Long, một trong những thương hiệu chuỗi bán lẻ trà và cà phê hàng đầu Việt Nam. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan và SK Group (“SK”) công bố về việc ký kết thỏa thuận SK mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce (“VCM” hoặc “Công ty”). Với Giao dịch này, VCM được định giá 2,5 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu. Năm 2022: Masan mua thêm 31...


Similar Free PDFs