Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam PDF

Title Đề cương cơ sở văn hóa Việt Nam
Author Phương Hằng
Course Cơ sở văn hóa Việt Nam
Institution Đại học Sư phạm Hà Nội
Pages 35
File Size 612.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 317
Total Views 686

Summary

Đềề c ng c s văn hóa Viươ ơ ở ệt NamCâu 1:Phân tch m t quan ni m vềề văn hóa mà anh/ch cho làộ ệ ị tều bi uểnhâất? Phân bi t văn hóa v i văn minh, lâấy ví d c th tệ ớ ụ ụ ể ừ nềền văn hóaVi t Nam.ệA,* Quan ni m vềề văn hóa c a Hồề Chí Minh:”Vì lẽẽ sinh tồền cũng nh m c ệ ủ ư ụđích c a cu c sồống, lo...


Description

Đềề cươ ng cơ sở văn hóa Việt Nam Câu 1:Phân tch m ột quan ni ệm vềề văn hóa mà anh/chị cho là tều biểu nhâất? Phân bi ệt văn hóa v ới văn minh, lâấy ví d ục ụth ểt ừnềền văn hóa Việt Nam. A, *Quan ni m vềề ệ văn hóa c a Hồề ủ Chí Minh:”Vì lẽẽ sinh tồền cũng như mục đích của cuộc sồống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngồn ngữ, chữ viềốt, đạo đức, pháp luật, khoa học, tồn giáo, văn h ọc, ngh ệ thu ật, nh ng ữ cồng c cho ụ sinh ho t ạhăềng ngày vềề ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó t ức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi ph ương th ức sinh ho ạt cùng v ới bi ểu hi nệ c aủ nó mà loài ng ườ i đã s nả sinh ra nhăềm thích ứng nh ững nhu cầều đ ời sồống và đòi h ỏ i c aủ s ựsinh tồền”. *Phần tch quan niệm: -Quan ni ệm đã nều ra cầốu trúc c aủ văn hóa, bao gồềm: +Văn hóa vật chầốt +Văn hóa tinh thầền +Tổng h ợp phương thức sinh hoạt -Quan niệ m bàn đềốn đặ c trư ng củ a văn hóa: tnh vị nhần sinh, được th ể hi n ệ ởhai ph ươ ng di n: ệ con ng ườ i là ch ủth ểsáng t oạ ra văn hóa, đồềng thời cũng là chủ th ể h ưởng th ụ văn hóa. -Nhầốn mạnh ch ức năng c ủa văn hóa, trong đó có hai ch ức năng quan trọng là: duy trì đời sồống xã hội, phục vụ đời sồống của con ng ười và t ừ đó nầng cao giá trị của cuộc sồống.

-Nhìn nh n ậ các vầốn đềề trong quan hệ logic t ổng h ợp. -Vềề hình thứ c: phát biể u mang tnh chầốt quan niệm, khồng phải h ọc thuật. B, Phần biệt văn hóa với văn minh: Văn hóa -Văn hóa có đặc trưng lịch sử truyềền thồống. Ta có thể chứng minh qua nềền văn hóa Việt Nam giàu truyềền thồống l ch ị s ử : truyềền thồống yều nước, uồống nước nhớ nguồền, yều th ươ ng đồềng loại…

Văn minh -Văn minh găốn với hiện đại và thành tựu khoa học kĩ thu ật hi ện đại. Nói dềốn văn minh, ta thường nhớ đềốn một nét nghĩa chung là “trình độ phát triển”, một lát căốt đồềng đ i.ạ Ví d ụnềền ta nói văn minh nhần loại phát triển rực rỡ với sự ra đời của điện và hệ thồống -Là mộ t quá trình tch lũy và được sang lọc lầu dài. Văn hóa Việt Nam máy móc hiện đại. -Là những sáng tạo, phát kiềốn trải qua mầốy ngàn năm đã giữ l ại đ ượ c nhiềều nét văn hóa đẹp, giàu mang tnh cá nhần. Ví dụ như Thomas Edison phát minh ra bóng bản săốc và loại bỏ đi những văn đèn, Anbẽ phát minh ra chiềốc máy hóa cổ hủ, khồng thẽo kịp thời đại(trọng nam khinh nữ, tảo hồn,..) tnh đầều tiền… -Mang giá trị phổ thồng toàn nhần -Mang tnh c ộ ng đồềng, dần tộc, bản săốc. Văn hóa Việt Nam khồng loại, quồốc tềố. Văn minh mang nét nghĩa rộng l ớn, là thành quả của đượ c tạo từ một người, hay một toàn nhần loại, được toàn thể con nhóm người mà là thành quả chung c ủa c ộng đồềng người Vi ệt, người cồng nhận và sử d ụng. -Thay đổi liền tục. Để phù hợp với t ừnhiềều dần tộc Việt. Vì vậy mà trở nền vồ cùng đa dạng và đậm dà sự thay đ ổi c ủa xã hội, văn minh biềốn đổi thẽo. Trước kia,con người bản săốc luồn cho răềng trái đầốt đứng yền -Được bảo lưu, duy trì, ổn định, nhưng đềốn thềố kỉ 17,con người đã găốn với thói quẽn, tập quán, tầm thay đ ổ i cách nhìn và cho răềng trái linh. Dần tộc Việt Nam duy trì

đ ượ c nhiềều nét đẹp văn hóa như thờ cúng tổ tiền, biềốt ơn,… -Văn hóa găốn bó v ớ i nhiềều hơn vơi phương Đồng nồng nghiệp. Văn hóa Việt Nam được hình thành vẽn lưu vực các con song l ớn, thuần lợi cho sản xuầốt nồng nghiệp.

đầốt quay quanh mặt trời. -Văn minh găốn bó nhiềều hơn với phương Tầy đồ thị. Phương Tầy có nhiềều phát minh hiện đại.

Câu 2: Trình bày đặ c trư ng và chứ c năng của văn hóa *Đặ c trưng của văn hóa Các nhà nghiên cứu về văn hóa trong và ngoài nước đúc kết thành nhiều đặc trưng của văn hóa, trong đó nổi bật nhất bà bốn đặc trưng cơ bản sau: - Một là, tính hệ thống. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cộng đồng người. Từ những thành tố căn bản này đã nẩy sinh và bao gồm những tập hợp nhỏ nhiều tầng bậc khác nhau tạo thành một tổng thể phức tạp, phong phú. - Hai là, tính giá trị. Văn hóa bao gồm các giá trị (giá trị thuộc về đời sống vật chất, giá trị thuộc về đời sống tinh thần) trở thành thước đó về mức độ nhân bản của xã hội và con người. Trong lịch sử phát triển của nhân loại có giá trị của văn hóa để tồn tại và có giá trị của văn hóa để phát triển. - Ba là, tính lịch sử. Văn hóa bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ, là những thành tựu do cộng đồng người trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà được sáng tạo và luôn hướng tới sự hoàn thiện để đạt đến tính giá trị. - Bốn là, tính nhân sinh. Văn hóa là một hiện tượng thuộc về xã hội loài người, gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, là những giá trị do một cộng đồng người sáng tạo ra, thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn người. Điều đó cho thấy, con người vừa là chủ thể của văn hóa, đồng thời là khách thể của văn hóa, lại vừa là sản phẩm văn hóa.

*Chứ c năng của văn hóa:

+Chức năng tổ ch ức xã hội +Ch ứ c năng điềều chỉnh xã h ội +Chức năng giao tiềốp +Chức năng giáo dục *Phân tích một đặc trưng và chức năng của văn hóa: Đặ c trư ng quan trọng của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹ p, thành có giá trị ”, tính giá trị cần để phân biệt giá tr ị với phi giá trị. Nó là thước đo mứ c độ nhân bản của xã hội và con ng ười. Các giá trị văn hóa, theo muc đích cố thể chia thành giá trị vật chất (ph ục v ụ cho nhu cầ u vậ t chấ t) và giá trị tinh thầ n (phụ c vụ cho nhu cầu tinh thần), theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụ ng, giá trị đạ o đức và giá trị thấm mĩ theo thờ i gian có thể phân hiệ t các giá trị vĩnh cừ u và giá trị nhất th ời. S ự phân bi ệt các giá trị theo thờ i gian cho phép ta có đươc cái nhìn hiện chứng– và khách quan trong việ c đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh đ ược nh ững xu hướ ng cự c đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán d ương h ết l ời. Vì vậ y mà, về mặ t đồ ng đạ i, cùng mộ t hiệ n tượng có thể có giá tr ị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện đượ c xem xét. Muốn kết luận m ột hi ện tượng có thuộ c phạ m trù văn hóa hay không phải xem xét mối t ương quan gi ữa các mứ c độ “giá trị ” và “phi giá trị ” của nó. về mặt lịch đại, cùng m ột hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộ c vào chuẩn mực văn hóa cùa t ừng giai đoạ n lị ch sử. Áp dụ ng vào Việ t Nam, việc đánh giá chế đ ộ phong ki ến, vai trò củ a Nho giáo, các triều đạ i nhà Hồ, nhà Nguyễn… đều đòi hỏi m ột t ư duy bi ện chứng như thế. Nhờ thườ ng xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hi ện được ch ức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì đ ược trạ ng thái cân bằ ng độ ng, không ngừ ng tự hoàn thiện và thích ứng v ới nh ững biế n đổ i của môi trường, giúp định hướng các chuẩn m ực, làm đ ộng l ực cho s ự phát triển của xã hội.

*Lấy ví dụ chứng minh

Câu 3:Văn hóa Việt Nam thuộc về loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với những đặc trưng chủ yếu sau đây: Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam. -Trong ứng xử với môi trường tự nhiên luôn có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn sùng thiên nhiên, thể hiện đức hiếu sinh Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng” An cư lạc nghiệp” . Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”… Các tín ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước. - Vì sống bằng kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúc nước, ở đó con người có sự phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên (như trời, đất, nước, nắng, mưa...), nên trong nhận thức đã hình thành một lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ, trọng tình biện chứng, thiên về kinh nghiệm, trực giác, cảm tính và duy linh (linh cảm). Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen… Người làm nông quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm… -Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình, chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng.

- Lối sống trọng tình đưa đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề cao nguyên lý Mẹ. - Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình đẳng, dân chủ, đề cao tính cộng đồng, tính tập thể. Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên tạo ra những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống trọng tình.. Nhưng cũng từ đây hình thành lối sống tự trị, khép kín, hướng nội. Lỗi sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong ngôi nhà của người Việt rất coi trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người Việt coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang… Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa: Lá lành đùm lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình. - Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. - Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt của văn hóa nông nghiệp còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận các yếu tố khoan dung trong ứng xử, mềm dẻo trong đối phó. Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt, luôn thay đổi để thích hợp với từng hoàn cảnh: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công việc( Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế). Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể sau lưng. Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp vfa phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà mọi tôn giáo đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa.

Như vậy, hầu như tất cả những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rõ nét trong cách tố chức đời sống, phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt truyền thống. - Tuy nhiên, mặt trái của tính linh hoạt và trọng tình là nó dẫn đến thái độ tùy tiện, coi thường tính nguyên tắc, ý thức tổ chức kỷ luật kém. Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam, không tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong kiến phương Đông, làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hội Việt Nam. Câu 4: Vai trò của văn hóa trong sự phát triển *Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội -Đào tạo con người theo các giá trị chân-thiện-mĩ -Hình thành trong phẩm chất mọi thành viên trong xã hội ý thức phát huy các tiềm năng về thể lực, trí lực và nhân cách -Tích cực xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh để có đủ sức đề kháng đẩy lùi các tiêu cực xã hội, bài trừ những văn hóa phản tiến bộ. *Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội -Sự phát triển của một dân tộc gắn liền với cái mới nhưng không tách rời cội nguồn, văn hóa -Con người là nhân tố có vai trò quan trọng và là không thể thiếu trong sự phát triển của kinh tế, xã hội -Văn hóa có khả năng tiếp thu và cải biên những yếu tố văn hóa ngoại sinh để biến thành ngoại lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội -Văn hóa sẽ giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội mà trước hết là kinh tế *Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển -Mục tiêu của sự phát triển ở nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong chiến lược phát triển kinh tế 2011-2020: -Xác định: phát huy tối đa nhân tố con người, con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” -Yêu cầu: Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”.

*Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển -Phát triển phải hướng tới mục tiêu văn hóa- xã hội mới đảm bảo được sự bền vững và trường tồn cho sự giàu mạnh của tổ quốc. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.Văn hóa giúp mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí, giúp bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, cho nhân dân Việt Nam lí tưởng độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, đồng thời bồi dưỡng phong cách, lối sống lành mạnh, hướng con người đến chân-thiện-mĩ để hoàn thiện bản thân. Câu 5: Trình bày vai trò của Phật giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam

Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã gần 2000 năm, trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu vào quần chúng nhân dân Việt Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền, cả khi Phật giáo được tôn là Quốc giáo... Nguồn gốc đạo Phật Dạo Phật là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, được ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, ở vùng phía Tây Bắc Ấn do thái tử Tất Đạt Đa sáng lập, hiệu là Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Đạo Phật ra đời trong hoàn cảnh rối ren của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Thế kỷ VI trước Công nguyên, lúc này Ấn Độ đang trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Sự phân chia đẳng cấp ngặt nghèo sâu sắc. Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp cách biệt nhau…. Đẳng cấp Bà la môn (địa vị cao nhất); đẳng cấp Sát đế lỵ (dòng họ vua quan, quý tộc); đẳng cấp Vệ xá (gần những người giàu có, buôn bán thủ công), đẳng cấp Thủ đà la (nô lệ). Ngoài ra còn có một tầng lớp người thuộc hàng cùng khổ dưới đáy xã hội, bị mọi người khinh rẻ. Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức gay gắt được thể hiện trong những cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội. Cùng thời điểm này Ấn Độ đã và đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa các nhà duy vật và duy tâm, đấu tranh giữa các tôn giáo, bởi lẽ bên cạnh sự thống trị của đạo Bà la môn còn có sự hiện diện của Phệ đà giáo và một số giáo phái khác, đồng thời tư tưởng duy vật thô sơ và tư duy biện chứng đã xuất hiện.

Hoàn cảnh xã hội và những tư tưởng quan niệm trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần thúc đẩy sự ra đời của đạo Phật. Bỏ qua những truyền thuyết về Tất Đạt Đa tìm đường cứu khổ cho chúng sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là do kết quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và thế quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng xã hội. Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia, thay bằng thành quả bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật. Giáo lý của đạo Phật tập trung vào hai vấn đề, một là sự khổ não, hai là sự giải thoát ra khỏi khổ não ấy. Khổ não là bởi sự luân hồi, thoát khỏi vòng luân hồi thì khỏi khổ, mà muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải bỏ hết tham, sân, si trên trần thế. Khi thoát khỏi vòng luân hồi con người mới chứng được trạng thái Niết bàn, Cực lạc. Đạo Phật là một tôn giáo vô thần, không cùng bản chất như mọi tôn giáo khác. Đạo Phật còn có một số đặc điểm riêng: Đạo Phật không quan niệm về đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới tự nó vận động, phát triển thông qua luật vô thường nhân quả. Sự vận động ấy diễn ra trong không gian và thời gian, đạo Phật sơ kỳ ở Tiểu thừa mang nhiều tính duy vật những quan niệm của đạo Phật về thế giới về con người, về vận động mang hình thức biện chứng. Các giáo lý đạo Phật chứa đựng nhiều nội dung đạo đức, hướng thiện. Đồng thời cũng phủ nhận một cách gián tiếp những mâu thuẫn, xung đột xã hội. Đạo Phật Việt Nam Với những đặc điểm đó, cùng với giáo lý của mình đạo Phật đã tìm được chỗ đứng của mình trong lòng xã hội Việt Nam. Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng hai con đường; đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ. Đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc mà Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ. Như vậy Phật giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc. Đạo Phật truyền vào Việt Nam không phải thông qua con đường chiếm lược, không phải do sự cưỡng chế của Trung Hoa mà thông qua đường giao thương buôn bán. Đạo Phật đến bằng con đường hòa bình, những giáo lý của đạo Phật về bình đẳng, bắc ái, cứu khổ cứu nạn…gần gũi với cư dân Việt Nam do đó dễ được chấp nhận. Mặt khác thời kỳ này còn có các tín ngưỡng bản địa của cư dân nông nghiệp lúa nước, cộng với sự tồn tại của Nho giáo, đạo lão được Trung Quốc truyền vào, tuy

nhiên các tín ngưỡng, tôn giáo đó còn có nhiều mặt khuyết thiếu đối với đời sống tâm linh cộng đồng và đạo Phật đã bổ sung vào chỗ thiếu hụt đấy. Vì vậy đạo Phật ở Việt Nam được giao thoa bởi các tín ngưỡng bản địa. Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã gần 2000 năm, trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu vào quần chúng nhân dân Việt Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt, một sự gắn bó tự nhiên không do áp đặt của chính quyền, cả khi Phật giáo được tôn là Quốc giáo. Sự tồn tại lâu dài của Phật giáo trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho văn hóa, tư tưởng, kinh tế, chính trị trong diễn trình lịch sử Việt Nam. Người ta thường xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa, Phật giáo là một sự kiện tôn giáo, cũng là một sự kiện văn hóa. Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam vốn không phải là một sự kiện đơn độc, mà kéo theo nó (hoặc trước, hoặc sau, hoặc đồng thời với nó) là cái ảnh hưởng của tổng thể văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Việt Cổ, ảnh hưởng ấy diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc vũ đạo ngôn ngữ… Điều quan trọng là văn hóa Việt cổ tiếp thu một lượng quan trọng ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ qua ngả đường Phật giáo vào suốt thời Bắc thuộc, khi ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa tràn lên trên đất Việt và mang khuynh hướng đồng hóa rõ rệt. Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú, khách quan mà nói ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là một đối trọng của ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa trên đất Việt. Nó có tác dụng trung hòa ảnh hưởng quá mạnh mẽ vào nền văn minh Trung Hoa; nó góp sức cùng cơ tầng văn hóa Việt cổ ngăn chặn khuynh hướng đồng hóa của văn minh Trung Hoa, nó được hội nhập vào văn hóa Việt Nam làm giàu thêm nền văn hóa Việt, góp phần làm nên cái khác của văn hóa Việt so với văn hóa Trung Hoa. Lấy một ví dụ cụ thể: Ở Thăng Long đời Lý, Hoàng Thành Thăng Long mở 4 cửa, nếu ở phía cửa Bắc thờ thánh Trấn Vũ – Trấn Vũ là một vị thần linh Trung Hoa được hội nhập vào đất Việt thì ở cửa Đông lại thờ thần Bạch Mã là ảnh hưởng của Ấn Độ, và cửa Tây Long thành được mang tên “Quảng Phúc Môn”, mở ra phía Tây để mong phúc lớn rộng “phúc đẳng hà sa” của đức Phật ở Tâ...


Similar Free PDFs