DỰ ÁN - ... PDF

Title DỰ ÁN - ...
Author Trí Nguyễn
Course Triết học
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 15
File Size 469.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 23
Total Views 255

Summary

Download DỰ ÁN - ... PDF


Description

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG -----  -----

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU: “NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG KHI HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH.”

BỘ MÔN: Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Thầy Nguyễn Văn Trãi. Các thành viên

:… … … … … HCM 10/6/2021 1

MỤC LỤC: BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC...............................................................................3 I. II.

TÓM TẮT ...............................................................................................................4 GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................4 2. Các vấn đề nghiên cứu........................................................................4 3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................6 4. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................7

III.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................7

IV.

KẾT QUẢ XỬ LÝ & THẢO LUẬN..................................................................9 1. Kết quả kiểm tra các biến định tính.....................................................9 2. Thống kê mô tả & kiểm định giả thuyết............................................11

V.

HẠN CHẾ.........................................................................................................13

VI.

KẾT LUẬN.......................................................................................................13 1. Kết luận chung..................................................................................13 2. Khuyến nghị......................................................................................14

VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14

VIII.

PHỤ LỤC..........................................................................................................15

2

BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC Tên thành viên

Công việc



Chỉnh sửa nội dung, tổng hợp và xử lí số liệu từ phiếu khảo sát



Soạn nội dung, tìm kiếm tài liệu, đóng góp ý tưởng



Soạn nội dung, thu nhân phiếu khảo sát



Soạn nội dung, thu nhận phiếu khảo sát



Soạn nội dung, tìm kiếm tài liệu, đóng góp ý tưởng

3

I. TÓM TẮT: Trong hoàn cảnh diễn biến càng ngày càng phức tạp của dịch bệnh COIVID-19, để phục vụ một cách thuận tiện nhất cho chương trình giáo dục có thể kịp tiến độ. Một hình thức học tập khác đã xuất hiện và phát triển một cách chóng mặt. Đó là hình thức học trực tuyến (hay còn gọi là học online). Khác với hình thức học tập trung, học online là sự đột phá mạnh mẽ của công cuộc giáo dục hiện đại. Nó là một kỉ nguyên mới, là giải pháp đột phá và hợp lí trong tình hình cách ly xã hội nghiêm ngặt hiện nay. Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người học, giúp họ có thể học tập một cách vừa chủ động vừa an toàn, giúp tiết kiệm chi phí đi lại, tăng cơ hội học tập cho mọi người. Quan trọng nhất, là giúp mọi người tiếp cận với xu thế mới, là phù hợp trong thời đại công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, vì là hình thức học mới lạ, học online vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn và trắc trở. Đứng trước sự cám dỗ của không gian mạng, nhiều bạn học sinh, sinh viên có thể lơ là việc học. Khiến cho hình thức học online đi ngược lại với những giá trị vốn có. Ngoài ra, vẫn còn nhiều yếu tố khác khiến cho học sinh, sinh viên học tập chưa thực sự hiệu quả. Bởi vì điều này, thái độ của sinh viên đối với hình thức học này rất khác nhau. Hiểu được điều đó, nhóm đã đưa ra và thực hiện khảo sát, nghiên cứu về sự hài lòng khi học online của sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh qua 4 vấn đề nghiên cứu Phương tiện và không gian học tập; Thời gian học tập; Khả năng thu nhận kiến thức; Tâm lý và sở thích. Qua đó, nghiên cứu cũng đưa ra các ý kiến tăng hiệu quả của việc học online đem lại cho sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

II.GIỚI THIỆU DỰ ÁN. 1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình học online, ngoài những lợi ích to lớn không thể không thừa nhận thì còn nhiều lý do khiến việc học này chưa thỏa mãn người học. Sự hài lòng của sinh viên đối với việc học online sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Nếu sinh viên có phương tiện và không gian học tập tốt, thời gian thoải mái linh hoạt, khả năng truyền đạt kiến thức của thầy cô đối với sinh viên là tốt thì sinh viên sẽ sản sinh tâm lý thoải mái, từ đó khiến cho việc học trở nên hiệu quả và thú vị. Chính vì vậy, nhóm chọn đề tài nghiên cứu về sự hài lòng khi học online của sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh để tìm ra những yếu tố giúp các bạn sinh viên hứng thú với việc học online.

2. Các vấn đề nghiên cứu a. Phương tiện và không gian học tập Hình thức học online đối với sinh viên hiện nay quả thực là một phương pháp học tập mới mẻ với nhiều ưu điểm về phương tiện và không gian học tập khi có thể giúp sinh viên học tập hiệu quả trong thời gian dịch bệnh như hiện nay. Hầu hết sinh viên đều có đầy đủ thiết bị để truy cập internet, biết sử dụng chúng một cách khoa học trong việc ứng dụng vào học tập,..Hình thức học online giúp giảng viên và sinh viên kết nối với nhau một cách hiệu quả,

4

tăng cao hiệu suất học tập. Không gian học tập đầy linh động khi sinh viên có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này vẫn tồn tại một số khuyết điểm ví dụ như một số sinh viên không có thiết bị truy cập mạng, đường truyền mạng không ồn định ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và đòi hỏi rất lớn vào sự tự giác của sinh viên. b. Thời gian Quỹ thời gian khi học tập là một tiêu chí đánh giá vô cùng quan trọng, nó góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quản lí học tập, xác định mục tiêu từ đó giúp sinh viên rèn luyện cũng như học tập một cách hiệu quả. Không khác so với học tập trung, nhưng học online có thời gian quản lí chặt chẽ hơn nhờ Internet, do tính chất quán triệt đó nhiều cá nhân cảm thấy bị ràng buộc bởi sợi xích thời gian vô hình ấy làm ảnh hưởng xấu. Một số cá nhân khác lại cho thấy thời gian ràng buộc ấy lại tạo cho họ một hệ thống một kế hoạch học tập tốt hơn. Từ 2 quan điểm trên ta có thể thấy, thời gian có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng khi học online. c. Khả năng thu nhận kiến thức Kiến thức là những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Kiến thức không tự nhiên mà có trong bộ não của con người, mà phải trải qua quá trình học tập, lao động, nhận thức và tiếp thu hay nói cách khác là khả năng thu nhận kiến thức. Vậy khả năng thu nhận kiến thức là khả năng ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng được những kiến thức mình đã và đang được học. Như chúng ta đã biết, mỗi người đều có chỉ số IQ khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc họ có khả năng thu nhận kiến thức khác nhau. Do có sự khác nhau về khả năng thu nhận kiến thức đó đã dẫn đến việc họ đạt được những kết quả khác nhau. Do đó có các bậc xếp loại khác nhau : Giỏi, khá, trung bình,…, đó là về mặt kết quả nói chung. Với tình hình hiện nay nói riêng, dịch Covid bùng phát, việc học và việc thi đều bị ảnh hưởng và dần chuyển sang hình thức online. Việc đến trường , ngồi tại lớp để học tập, có giáo viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc bất cứ lúc nào, tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của nhà trường. Chắc chắn rằng việc học trực tiếp sẽ thuận lợi hơn là học qua màn ảnh hay còn gọi là online, và không có sự áp lực, theo dõi nghiêm ngặt về các quy chế. Điều này có thể làm cho học sinh trở nên lười biếng hơn và chỉ là học ảo. Mặt khác, nếu có thắc mắc thì cũng không kịp ghi chép lại hoặc hỏi, và có thể giáo viên giảng nhanh hơn trên giảng đường khiến cho học sinh sinh viên chưa thể nắm hết bài học. Vì vậy, khả năng thu nhận kiến thức có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng khi học online. d. Tâm lý và sở thích Theo từ điển tiếng Việt 1988 định nghĩa một cách tổng quát: “ tâm lý là ý nghĩa, tình cảm, làm thành thế giới nội tâm, thế giới bên trong của con người”. Nói một cách chung nhất: tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều

5

hành mọi hành động, hoạt động của con người. Sở dĩ nói rằng, tâm lý có ảnh hưởng đến việc học online đó là vì cuộc sống vô thường, đặc biệt là sinh viên đang độ tuổi nhạy cảm nhất là về mặt cảm xúc, khó có thể cân bằng. Đôi khi, bản thân buồn phiền hay tức giận, đối với người có khả năng cân bằng giữa cảm xúc và công việc với nhau thì sẽ không ảnh hưởng hoặc chỉ một phần nhỏ đến việc chính là học tập. Ngược lại, nếu không có khả năng cân bằng thì sẽ làm cho bản thân mất tập trung, không chú tâm nghiên cứu bài học, và lỡ mất kiến thức, đặc biệt là trong kỳ học online rất cần sự tập trung và ghi nhớ. Nếu cảm xúc tiêu cực ấy cứ kéo dài thì sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến kết quả học tập, dẫn đến những điều đáng tiếc. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen để đem lại cho con người niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn, sở thích cũng chỉ về sự hứng thú, thái độ ham thích đối với một đối tượng nhất định. Khiến tâm tư của họ được thoải mái, hạnh phúc, hoặc có thể qua đó tạo thành động lực lớn để theo đuổi. Vì vậy, với sự hấp dẫn của sở thích mang lại, sinh viên có thể bị cuốn theo và bỏ lỡ những buổi học online. Những thú vui nhất thời làm sao nhãng việc học, dành ít thời gian cho việc học tập hơn. Mặt khác, đối với những bạn có khả năng tập trung cao, và sở thích của họ liên quan đến công nghệ, thì việc học online đối với họ sẽ trở nên rất có ích, họ có thể khám phá, làm được nhiều thứ trong thời gian học tập. *Từ các vấn đề trên nhóm có mô hình nghiên cứu sau: Ph ương t ện và không gian h ọc tập Thời gian S ự hài lòng của sinh viến trong việc học online

Kh năng ả thu nh nậkiếến thức S ởthích và tâm lý

Hình 2: Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên trong việc học online. Dựa trên mô hình đó, nhóm đã xây dựng một số câu hỏi trong phiếu khảo sát. Bằng việc trả lời các câu hỏi đó, dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm thu được gồm 127 phiếu khảo sát đánh giá sự hài lòng của các cá nhân khi online, từ đó đưa ra nhận xét về một số hạn chế cũng những phản hồi tích cực của sinh viên Trường đại học kinh tế TP. HCM.

3. Câu hỏi nghiên cứu. – Anh/chị có đang hài lòng với thiết bị điện tử của mình đang sử dụng trong việc học online không?

6

– Anh/chị có cho rằng không gian học tập ảnh hưởng rất lớn đến việc học online không? – Anh/chị trung bình dành ra bao nhiêu thời gian cho một buổi học online bình thường? – Anh/chị có thường hay bỏ giữa chừng bài học hay không? – Anh/chị nghĩ sao khi cho rằng việc học online đang giúp cho giới trẻ tiếp thu thêm công nghệ hiện đại.

4. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát sự hài lòng của sinh viên UEH trong quá trình học online qua các tiêu chí đánh giá về sự hài lòng khi trải nghiệm và học online. Dựa vào mức độ hài lòng, giúp sinh viên nắm được các mấu chốt của việc học online, phản ánh một phần tổng thể. Qua đó, nâng cao chất lượng quá trình học. b. Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát – Đối tượng khảo sát: Sự hài lòng của sinh viên Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. – Đơn vị khảo sát: Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. – Phạm vi khảo sát: Tất cả các sinh viên hệ chính quy Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. – Thời gian khảo sát: Thực hiện từ ngày 1/6-5/6/2021.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Để phục vụ cho việc khảo sát, dưới đây là các bảng câu hỏi được đề ra nhằm đánh giá ý kiến của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. HCM trong việc học online, sử dụng thang đo 5 mức độ (tương ứng với 1 – Rất không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Trung lập, 4 – Đồng ý, 5 – Rất đồng ý) như sau: Thu nhận kết quả từ Google biểu mẫu và sử dụng các phần mềm Excel, SPSS 20 để nhập và xử lí dữ liệu và vẽ biểu đồ. Kết quả sau khi được xử lí, được sẽ được nhóm tổng hợp trình bày và đưa ra nhận xét đánh giá.

PT1 PT2 PT3

Bảng 3.1: Bảng câu hỏi khảo sát Phương tiện & Không gian học tập Các thiết bị di động có chất lượng hình ảnh tố giúp 1 chất lượng bài học tốt hơn Đường truyền mạng ổn định giúp tốc độ bài giảng 1 không bị đứt quãng Không gian học tập thoải mái giúp chất lượng bài 1

Đánh giá cá nhân 2

3

4

5

2

3

4

5

2

3

4

5

7

học tốt hơn PT4

Thuận lợi di chuyển, tùy chọn địa điểm học

Thời gian Quỹ thời gian mới ổn định và linh hoạt hơn cho cả giảng viên và sinh viên Dễ quản lí lịch trình và kế hoạch học tập Thuận tiện tham gia nhiều bài giảng khác nhau khi có thời gian rảnh hoặc khi bị mất tiết

TG1 TG2 TG3

1

2

3

4

5

Đánh giá cá nhân 1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

Khả năng thu nhận kiến thức

Đánh giá cá nhân

KT3

Thầy, cô, các giảng viên nhiệt tình giúp ta tiếp thu tốt hơn Bài giảng có nội dung, hình ảnh chi tiết cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài Tinh thần học tập cá nhân, nâng cao tính tự giác

KT4

Khả năng thuyết trình và làm việc nhóm online

1

2

3

4

5

KT5

Dễ dàng sử dụng các phần mềm quay video để quay lại bài giảng phục vụ ghi chép

1

2

3

4

5

KT1 KT2

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

Tâm lý và sở thích

Tâm lý lo sợ, né tránh các môn học nằm ngoài khả năng Hứng thú, thoải mái tiếp nhận bài giảng các môn học sở trường Áp lực học tập từ nhiều bài tập, nhiều deadline ảnh hưởng xấu đến kết quả Lo lắng không vào được đúng chuyên ngành mình mong muốn

TL1 TL2 TL3 TL4

Đánh giá cá nhân 1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

Sự hài lòng của sinh viên

Các kết quả các bài kiểm tra, bài thi online hiển thị ngay lập tức Giúp sinh viên tiếp cận công nghệ, bắt kịp thời đại phát triển Thay thế phương pháp học cũ khi đã ổn định tình hình dịch bệnh

HL1 HL2 HL3

IV.

Đánh giá cá nhân 1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

KẾT QUẢ XỬ LÍ & THẢO LUẬN

1. Kết quả kiểm tra các biến định tính 8

Theo các kết quả nhận được từ 127 phiếu khảo sát thì các biến sau đây được trình bày như sau: a. Mức độ hài lòng với thiết bị điện tử đang sử dụng trong việc học online. Bảng 4.1: Mức độ hài lòng với thiết bị điện tử Khoảng thời gian sinh viên dành cho 1 buổi học Tần số Tỷ lệ phần trăm Không hài lòng 2 1.6 Trung lập 27 21.3 Hài lòng 61 48.0 Rất hài lòng 37 29.1 Tổng số: 127 100.0 Hình 4.1:Thời gian trung bình cho một buổi học 21.3 online của sinh viên. 1.6 29.1 Không hài lòng Trung Lập Hài lòng Rất hài lòng

48.0

Nhận xét: Có rất ít chỉ 1.6% sinh viên cho rằng họ không cảm thấy hài lòng khi sử dụng thiết bị như điện thoại, laptop của mình hiện tại và họ cho rằng đây là một trong số ít các nguyên nhân gây

ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của họ trong khi học tập. b. Không gian học tập có ảnh hưởng đến việc học hay không? Có hơn 100 sinh viên cho rằng việc có cho mình một không gian yên tĩnh sẽ giúp cho tinh thần thoải mái, từ đó giúp việc tiếp thu bài giảng học tập và làm việc hiệu quả hơn hẳn so với việc học tập trong một môi trường có nhiều âm thanh nhiễu. Số ít còn lại cho rằng việc học ở đâu là không quan trọng, quan trọng ở ý thức và tinh thần học tập cá nhân. Biểu đồ sau đây cho thấy sự tương quan giữa hai quan điểm: Hình 4.2: Không gian học tập có ảnh hưởng đến việc học không 19.69%

có không

80.31%

c. Thời lượng trung bình của một sinh viên cho một buổi học online Tuy kết quả thống kê kiểm định cho thấy, đại đa số

9

sinh viên hài lòng với việc học online qua các nhân tố trên. Nhưng bảng thống kê dưới đây cho thấy thời gian trung bình của một sinh viên dành cho một buổi học online lại có sự chêch lệch lớn. Rất ít sinh viên tự tin trả lời mình dành toàn bộ thời gian cho buổi học chỉ để học với chỉ 19.7%. Đại đa số còn lại nằm ở mức độ chỉ dành phân nửa thời gian cho việc học tập, khoảng thời gian còn lại dành cho giải quyết các việc riêng. Bảng 4.2: Bảng thời gian dành cho một buổi học online của sinh viên Tỷ lệ phần Khoảng thời gian sinh viên dành cho 1 buổi học Tần số trăm Từ 30’ – 1h 20 15.7 Từ 1h – 2h 27 21.3 Từ 2h – 3h 35 27.6 Từ 3h – 4h 20 15.7 Lớn hơn 4h 25 19.7 Tổng số: 19.7

15.7

30p - 1h 1h - 2h 15.7

21.3

2h - 3h 3h - 4h > 4h

cho một buổi học online của sinh viên Để củng cố lập luận trên, nhóm đã thực hiện ước lượng khoảng cho tổng thể với độ tin cậy 95% và cho thấy h tổng thể

3.02 3.26 2.79 27.6 Với ước lượng khoảng với mức ý nghĩa 5% cho khoảng thời gian trung bình mà một sinh viên dành ra cho một buổi học chỉ trong khoảng từ (2.79;3,26) mà thôi chưa đạt ngưỡng 3h – 4h. Nhưng có thể thấy nó cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. HCM trong việc học online. d. Tỷ lệ bỏ giữa chừng bài giảng Những con số chỉ ra cho thấy tỷ lệ này là có nhưng rất ít chỉ với khoảng 21.3% số phiếu trả lời. Tỷ lệ này đa phần đến từ Thái độ học tập của bản thân và cũng phần nào đó đến từ các giảng viên. Như vậy tỷ lệ này cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên trường Đại học kinh tế TP. HCM trong việc học online. Bảng 4.4: Bảng thống kê tỷ lệ bỏ bài giảng giữa chừng Tỷ lệ Anh/chị có thường bỏ giữa chừng bài giảng Tần số không phần trăm Có 27 21.3 Không 100 78.7

10

Tổng số:

127

100.0

21.30%

2. Thống kê mô tả, và kiểm định giả thuyết.

Có Không

a. Bảng thống kê mô tả

78.70%

tả Tên biến

Mô tả

GTNN

GTLN

Giá trị Độ lệch trung bình chuẩn Hình 4.4: Tỷ lệ bỏ giữa chừng bài giảng 2.50 5.00 4.1161 0.54079

Phương tiện và không gian học tập TG Thời gian 2.00 5.00 3.9711 0.64928 KT Khả năng thu nhận kiến thức 2.60 5.00 3.8709 0.59443 TL Tâm lý và sở thích 1.33 5.00 3.8136 0.60225 HL Sự hài lòng của sinh viên 1.50 5.00 3.7953 0.74364 Sau khi phân tích xử lí số liệu từ các biến, nhóm đã tiến hành tổng hợp và phân tích các kết quả từ khảo sát từ các sinh viên trường Đại học kinh tế Tp.HCM về những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong việc học online của sinh viên. Từ bảng thống kê mô tả chung, nhận xét cho thấy nhóm sinh viên có phản ứng tích cực chủ yếu đến từ các yếu tố vật chất như Thiết bị và không gian học tập. Bên cạnh đó, các nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đền trên. Điều này nói lên phần nào trước tình hình dịch bệnh, sinh viên trường Đại học kinh tế TP. HCM phần nào đó hài lòng với việc học online hiện tại. PT

b. Thiết lập và kiểm định giả thuyế...


Similar Free PDFs