FILE 20210525 183919 Bài-tiểu-luận-Đề-8 PDF

Title FILE 20210525 183919 Bài-tiểu-luận-Đề-8
Author Hòa Trần
Course Học viện ngân hàng
Institution Học viện Ngân hàng
Pages 21
File Size 480.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 21
Total Views 86

Summary

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊHọc ph ần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNINĐỀ TÀI : XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RAGiảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ GIANG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ MAI NGÂN Lớp : K22LKTA Mã sinh viên : 22AHà nội, ngày 2 tháng 5 năm 2020M...


Description

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LU ẬN CHÍNH TR Ị

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN THỊ GIANG Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ MAI NGÂN

Lớp

: K22LKTA

Mã sinh viên

: 22A4060183

Hà nội, ngày 2 tháng 5 năm 2020

MỤC LỤC Phần mở đầu CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ............. 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO .................................................... 3 1.1.1. Đói nghèo là gì? ..................................................................................... 3 1.1.2. Chuẩn đói nghèo .................................................................................... 3 1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo.......................................................................... 4 1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO .............................. 4 1.2.1. Xóa đói, giảm nghèo là gì?..................................................................... 4 1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam ................. 5 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 5 1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế ...................................................................... 5 1.3.2. Chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước. ..................................... 6 1.3.3. Hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................................ 7 1.3.4. Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người ............................ 7 Nghèo 1.4. KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................................................ 8 1.4.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo trên thế giới ....................................... 8 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................ 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......................................................................................................... 10 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM ...... 10 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM GHÈO Ở VIỆT NA M ..... 11 2.2.1. Chủ chương, chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam ................... 11 2.2.2. Một số chính sách góp phần xóa đói, giảm nghèo................................. 12 2.2.3. Thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo ..................................... 13 2.2.4. Hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nguyên nhân ............... 14 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH MỤC TIÊU NĂM 2020 VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO................................................................................................................ 15 3.1. MỤC TIÊU ĐỀ RA NĂM 2020.................................................................. 15 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THÀNH MỤC TIÊU NĂM 2020 VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TIÊU ................................................................................................... 15 3.2.1. Giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2020 ............................................. 15 3.2.2. Kiến nghị giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo ............................................................................................................. 16 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 18

PHẦN MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN Ở Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và toàn bộ xã hội quan tâm thực hiện trong suốt quá trình xây dựng xã hội mới và coi đó là nhiệm vụ quan trọng để ổn định và phát triển. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những bước đi đúng đắn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Thành công nhất phải kể đến sự kiện năm 2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Nhờ đó mà nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển mình rất quan trọng, đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư đặc biệt là dân cư ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa... đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại...Chính vì vậy, sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta ngày càng diễn ra mạnh mẽ - mối quan tâm hàng đầu của quốc gia. Để có thể hoàn thành mục tiêu quốc gia là Xoá đói giảm nghèo thì trước tiên phải rút ngắn sự phân hoá giàu nghèo. Vậy làm thế nào để “tấn công” vào nghèo đói? Câu hỏi này đã được rất nhiều nhà hoạch định chính sách đưa ra lời giải đáp và cũng đã tìm được nhiều hướng đi hiệu quả. Sau đây em xin đưa ra tiểu luận nghiên cứu: “ Xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam : Thực trạng và những vấn đề đặt ra” để thấy được những kết quả đã đạt được và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, để từ đó có kiến nghị và đề xuất giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta.

2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: vấn đề đói nghèo và xóa đói, giảm nghèo cùng các quan hệ kinh tế xã hội liên quan.

1

Phạm vi nghiên cứu: bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu của tiểu luận là nghiên cứu đánh giá thực trạng nghèo, đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị làm cơ sở, kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận thống kê, tiếp cận lịch sử, coi trọng phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu thống kê có sẵn và tự điều tra, kết hợp với so sánh, hệ thống hóa, nhằm rút ra các kết luận và đề xuất cần thiết.

5. KẾT CẤU TIỂU LUẬN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng vấn đề xóa đói, giảm nghèo và những vấn đề đặt ra. Chương 3: Giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2020 và kiến nghị giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO 1.1.1. Đói nghèo là gì? Khái niệm đói: “Đói là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo cho nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, thường vay nợ cộng đồng và thiếu khả năng chi trả”. Khái niệm nghèo: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện” Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP (The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific) tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan ( 9/1993 ) đã đưa ra định nghĩa chung về đói nghèo như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.”

1.1.2. Chuẩn đói nghèo - Tiêu chí về thu nhập: Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. - Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

3

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo Ở Việt Nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm: - Nhóm nguyên nhân điều kiện tư nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,

bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực. - Nhóm nguyên nhân chủ quan của nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro,… - Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến khích nông - lâm - ngư nghiệp, chính sách giáo dục đào tạo, chính sách y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO 1.2.1. Xóa đói, giảm nghèo là gì? Xóa đói: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống.

4

Giảm nghèo: Là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn.

1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. xuất phát từ yêu cầu cơ bản và toàn diện của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn về góc độ kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc độ xã hội và kinh tế), đồng thời cũng là một điều kiện (tiền đề) cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Nhìn về góc độ xã hội, đói nghèo sẽ dẫn đến những sức ép căng thẳng về xã hội dễ dẫn đến lệ thuộc kinh tế vào các nước giàu. Quá trình đô thị hóa có mặt trái là làm sâu sắc thêm các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và tái nghèo cho một bộ phận dân cư.

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.3.1. Trình độ phát triển kinh tế Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có xóa đói, giảm nghèo. Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư trong quá trình đô thị hóa, không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của nhà nước cho người nghèo, mà còn giúp cho người nghèo có thêm thuận lợi để tự vươn lên. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng

5

bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong suốt thời gian qua, từng giai đoạn, từng thời kỳ, các đường lối, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế luôn hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh". Cho đến nay, vị thế và tiềm lực của Việt Nam không chỉ là tăng trưởng GDP, mà còn là chất lượng cuộc sống của từng người dân được nâng cao, ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức rõ hơn về trách nhiệm xã hội của mình.

1.3.2. Chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước. Chính sách xóa đói giảm nghèo có thể được hiểu đó là những quyết định, quy định của nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể thức, quy định hay cơ chế thực hiện nhằm ảnh hưởng vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là xóa đói giảm nghèo. Nhằm thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an ninh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ đói tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin). Nên có thế nói, đây là nhân tố quyết định đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Gồm: Thứ nhất, nhóm chính sách về tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nghèo, bao gồm: Chính sách cho vay tín dụng với cơ chế ưu đãi có tác dụng hỗ trợ nguồn lực cho phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất; Chính sách khuyến nông, khuyến lâm- ngư; Chính sách trợ giá, trợ cước. Thứ hai, nhóm chính sách hỗ trợ thông qua cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực tiễn quá trình đô thị hóa ở nước ta thời gian qua cho thấy,

6

địa phương nào có chính sách đô thị hóa gắn với giảm nghèo phù hợp, không những có thể đẩy nhanh quá trình đô thị hóa hiện tại, mà còn tạo điều kiện cho quá trình đô thị hóa tiếp theo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

1.3.3. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các chế định hoặc tổ chứa quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động hai chiều đến phát triển của Việt Nam cũng như đến công tác xóa đói, giảm nghèo. Một mặt nó giúp mở rộng thị trường, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả, cải thiện tiêu dùng trong nước, thu hút vốn đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm,…góp phần xóa đói, giảm nghèo. Song bên cạnh đó, nó còn đặt ra nhiều rủi ro, bất lợi, thách thức: Cạnh tranh gay gắt hơn; gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia đẫn đến nền kinh tế bị tổn thương; phân phối không công bằng, tăng khoảng cách giàu nghèo,… làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo.

1.3.4. Năng lực tự vươn lên thoát nghèo của bản thân người Nghèo Năng lực của bản thân đóng vai trò tương đối quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo. Nó có thể tác động tích c ực hoặc tiêu cực đến quá trình xóa đói, giảm nghèo. Tác động tiêu cực như: Trình độ học vấn thấp, những tập quán, thói quen canh tác, sản xuất lạc hậu,.. là nhân tố cản trở chuyển đối nghề nghiệp và kinh doanh hiệu quả, do đó cản trở công tác xóa đói, giảm nghèo. Nhiều hộ nông dân được nhận khối lượng tiền từ đền bù giải phóng mặt bằng đã không cố gắng chuyển đổi nghề nghiệp mà tiêu sài lãng phí và cuối cùng lại rơi vào tình trạng nghèo sau một thời gian. Một số hộ khác do thiếu kiến thức nên làm ăn bị thua lỗ,... Đó cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng đói nghèo.

7

1.4. KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo trên thế giới *Trung Quốc: Hiện nay ở Trung Quốc, tỷ lệ nghèo, đói chỉ còn 1,7%; trong 832 huyện nghèo trong cả nước, đã có 153 huyện tuyên bố chính thức xóa nghèo, 284 huyện đang tiến hành đánh giá xóa nghèo. Để thực hiện mục tiêu đề ra, Trung Quốc phấn đấu giảm thêm hơn 10 triệu người nghèo và đưa 330 huyện thoát nghèo trong năm 2019, để đến đầu năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 6 triệu người nghèo và hơn 60 huyện nghèo. Đạt được kết quả như vậy là nhờ vào các giải pháp mà Trung Quốc đề ra, trong đó chủ yếu là tập trung các nội dung sau: Thứ nhất, tập trung triển khai chính sách hỗ trợ giảm nghèo đúng và trúng. Trung Quốc xác định muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống đói, nghèo thì phải giải quyết vấn đề từ gốc, tức là tập trung vào các vùng, miền nghèo, đói cùng cực và nhóm người nghèo, đói đặc biệt, để giải quyết các bài toán nan giải về xây dựng kết cấu hạ tầng, di dân tái định cư về vùng có điều kiện thuận lợi, phát triển ngành, nghề và “ba bảo đảm” về giáo dục, y tế và nhà ở. Thứ hai, kích thích động lực nội tại của người nghèo, phát huy sự tích cực, chủ động và sáng tạo của người nghèo, chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản trong phát triển sản xuất, lao động và kinh doanh, tạo động lực thoát nghèo vươn lên làm giàu, chú trọng nâng cao khả năng tự phát triển của các vùng nghèo và của người nghèo. Thứ ba, thực hiện triệt để cơ chế lãnh đạo toàn diện đối với công tác giảm nghèo. *Hàn Quốc: Một trong những công tác xóa đói, giảm nghèo của Hàn Quốc phải kể đến phong trào “Saemaulundong” (Nông thôn làng mới). Phong trào này có vai trò quan trọng đưa Hàn Quốc từ một trong những quốc gia

8

nghèo đói nhất trở thành nước có nền kinh tế đứng thứ 12 thế giới với thu nhập bình quân đầu người vượt trên 20.000 USD như hiện nay. Phong trào này bắt nguồn từ sự đổi mới ở nông thôn và đề cao tinh thần: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân, và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng. Ở Hàn Quốc, chỉ sau 10 năm thực hiện (1970-1980), Phong trào đạt kết quả tốt đến mức nông thôn đã phát triển hơn cả thành thị, dẫn đến xu thế các nhà khoa học, nghệ sỹ trở về nông thôn mở những trung tâm đào tạo ở đây. Cũng chính vì thế, tinh thần phong trào này vẫn mang tính thời sự.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; đào tạo cán bộ phát triển nông thôn; phát huy dân chủ; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng; phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Thứ hai, bài học thành lập nhóm lãnh đạo và người đứng đầu rất cần thiết. Ví như qua “Hội thi xóa đói giảm nghèo bền vững” càng thấy vai trò quan trọng của người đứng đầu. Người đứng đầu phải trong sáng, không vụ lợi, thậm chí bỏ tiền hỗ trợ những người khó khăn. Thứ ba, tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Thứ tư, xác định đúng đối tượng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đói nghèo của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ giúp đỡ phù hợp.

9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM Đến cuối năm 2019, tỷ lệ nghèo cả nước bình quân khoảng dưới 4% (giảm 1,3% so với cuối năm 2018). Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn giảm khoảng 34% so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, tình trạng giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh còn cao (bằng 17,82% tổng số hộ thoát nghèo) chủ yếu do thiên tai, tách hộ. Chênh lệch giàu - nghèo, tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Theo báo cáo mới nhất về công tác giảm nghèo trên địa bàn Thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 3,64% (đầu năm 2016) xuống còn 0,42% (đầu năm 2020), hoàn thành trước 02 năm mục tiêu giảm nghèo của thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Hiện thành phố Hà Nội còn 8.754 hộ nghèo. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực thành thị còn 0,06%. Có 8 quận không còn hộ nghèo là Cầu Giấy, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hai Bà Trưng. Trong đó quận Hai Bà Trưng không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 0,69%, có 2 huyện không còn hộ nghèo (huyện Đông Anh, Gia Lâm), có 8 huyện, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% (Thị xã Sơn Tây, huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Quôc Oai, Thạch Thât, Thanh Trì); có 8 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 1% đến dưới 2% (huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thanh Oa...


Similar Free PDFs