FILE 20211109 104537 Đỗ Trọng Hiếu-K15DCQT11-2101110514 PDF

Title FILE 20211109 104537 Đỗ Trọng Hiếu-K15DCQT11-2101110514
Author Quynh Giang
Course Phương pháp nghiên cứu
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 23
File Size 596.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 893
Total Views 1,016

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNHBÁO CÁO TIỂU LUẬNMôn học: Phương pháp học đại học và định hướng nghề nghiệpĐỀ TÀI: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty Thiên LongSinh viên: Đỗ Trọng Hiếu Mã sinh viên: 2101110514 Lớp: K15-DCQT Giảng viên HD: GV Hồng TâmMục lụcPHẦN 2: Lời mở đầu........


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN Môn học: Phương pháp học đại học và định hướng nghề nghiệp

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của công ty Thiên Long Sinh viên: Đỗ Trọng Hiếu Mã sinh viên: 2101110514 Lớp: K15-DCQT11 Giảng viên HD: GV.Phan Hồng Tâm

Mục lục PHẦN 1: Lời mở đầu……………………………………………………........................................2 PHẦN 2: Chương 1: LÝ LUẬ N VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP…………………………………………...5 1.1 Môi trường tự nhiên:……………………………………………………………5 1.2 Môi trường văn hóa- xã hội:……………………………………………………5 1.3 Môi trường dân số hay nhân khẩu:…………………………………………….5 1.4 Môi trường kinh tế:……………………………………………………………...6 1.5 Môi trường khoa học và công nghệ:……………………………………………6 1.6 Chính trị- luật pháp cản trở hay tạo điều kiện thuận lợi:…………………….6

PHẦN 3: Chương 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY/DOANH NGHIỆP…………………………………6 2.1 Giới thiệu công ty Thiên Long……..……..……..……..……..……..……..…7 2.1.1 Trụ sở chính của công ty Thiên Long ……..……..……..……..……..…….7 2.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty Thiên Long……..……..……..……8 2.1.3:Nguồn vốn của công ty Thiên Long…….……..……..……..……..…….……8 2.1.4 Các sản phẩm của công ty Thiên Long……..……..……..……..……..…….8 2.1.5 Thu nhập của công ty Thiên Long……..……..……..……..……..………...9 2.2 Quan điểm quản trị của công ty Thiên Long……..……..……..……..………9

PHẦN 4: Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MÀ SV CHỌN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ / DOANH NGHIỆP THỰC TẬP………………………………………………………………………………11 3.1 Phân tích thực trạng tình hình môi trườ ng bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động công ty…………………………………………………………………………………………11 3.1 Những khó khăn mà công ty Thiên Long gặp phải………………………………14 3.2 Những thuận lợi mà công ty Thiên Long có được………………………………..14 3.2.1 Sức mạnh từ hệ thống sản xuất chuyên nghiệp…………………………………14 3.2.2 Hệ thống phân phối rộng lớn, xuất khẩu hơn 50 quốc gia……………………14 3.3 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh cho công ty………………………….16 3.3.1 Xây dựng chính sách sản phẩm……..……..……..……..……..……..……..…16 3.3.2 Xây dựng chính sách về giá…………………………………………………….16 3.3.3 Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm……..……..……..……..…17 3.3.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động……..………..………..………..……17 3.4 Kết luận……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..…18 LỜI CAM ĐOAN……..……..……..……..……..……..……..……..……..……….18 LỜI CẢM ƠN……..……..……..……..……..……..……..……..……..……..…….18 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC..……..……..……..……..……19

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của công nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt dộng của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Dựa trên những chi tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước được mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định, phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích kinh doanh trên, em nhận thấy việc phân tích hoạt động kinh doanh đối với công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long là một đề tài phù hợp với các công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng hoạt động trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới.

PHẦN 2: CHƯƠNG 1: Lý LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG. Những yếu tố bên ngoài nằm ngoài sự kiểm soát của các doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp t ới hành vi mua của khách hàng và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó nó ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp thậm chí cả những công ty lớn mạnh nhất và tập đoàn Thiên Long cũng không phải là ngoại lệ. 1.1 Môi trường tự nhiên: Theo điều tra của một sinh viên năm 3 đại học Ngoại thương Hồ Chí Minh thì t ại thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 200 trường học với hơn 400 nghìn học sinh, sinh viên. Trung bình mỗi người dùng hết 2 cây bút bi/ tháng, với hơn 800 ngàn vỏ bút bi tương đương với khoảng 8000 kilogram CO2 bị thải ra môi trường/ tháng. Hiện nay, Việt Nam đi theo con đường phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể vào ngày 13-06-2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định 67/2003/NĐ-CP quy định về chế độ thu phí môi t rường với nước thải. Do đó để giảm chi phí tăng do phải nộp phí thải, bút bi Thiên Long sẽ cần nguồn nhiên liệu thay thế thân thiện với môi trường hơn. 1.2. Môi trường văn hóa- xã hội: Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ bao đời nay. Noi gương các bậc tiền nhân, các thế hệ con cháu về sau quyết tâm trau dồi kiến thức và tu rèn đạo đức- đó được xem là mục đích hàng đầu của việc tu thân. Kiến thức là hiểu biết về mọi lĩnh vực của cuộc sống; “sự học là cả đời” và một phần kiến thức được truyền tải bầng chữ viết. Do đó vai trò quan trọng c ủa một chiếc bút là không thể chối cãi. Vì vậy người tiêu dùng sẽ luôn chú ý đến chất lượng của một chiếc bút bi. 1.3. Môi trường dân số hay nhân khẩu: Năm 2009: Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam: -

Tổng số dân của nước ta vào 0h ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85.789.573 người.

-

Số nữ giới là 43.307.024 người, t ỷ số giới tính là 98,1 nam trên 100 nữ.

-

Tỷ lệ tăng dân số: 1,2%.

Với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và có thể duy trì trong nhiều năm nữa, theo dự báo dân số nước ta sẽ tiếp tục tăng đến giữa thế k ỷ 21 tức là vào năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng với quy mô dân số hơn 100 triệu người. Hoàn toàn không phóng đại khi khẳng định bất cứ ai đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi vì những tính năng ưu việt của nó. Do vậy khi dân số tăng lên tức là quy mô thị trường sử dụng bút bi tăng lên. 1.4. Môi trường kinh tế: Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn vầ phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, tăng cao hơn mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn 5,32% năm 2009(Nguồn tổng cuộc thống kê Việt Nam). Điều này sẽ khiến cho mức tiêu dùng bút bi cao hơn. Thêm một tín hiệu khả quan nữa đó là tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá thực tế năm 2010 tăng 14%. 1.5. Môi trường khoa học và công nghệ: Hiện nay khoa học và công nghệ Việt Nam mất cân đối trầm trọng. Trong khi kỹ sư công nghệ thông tin thừa thãi, thì chúng ta lại thiếu nhiều k ỹ sư cí chất lượng cao trong các ngành như cơ khí, hóa chất, tự động hóa… Trong khi đó tốc độ phát triển và đổi mới công nghệ kỹ thuật ngày càng nhanh khiến cho mẫu mã của các loại bút bi ngoại nhập ngày càng đa dạng và hấp dẫn người tiêu dùng. Do vậy bút bi Thiên Long phải luôn đổi mới công nghệ của chính bản thân mình. 1.6. Chính trị- luật pháp cản trở hay tạo điều kiện thuận lợi: 1.6.1 Chính trị:

Việt Nam có một nền chính trị ổn định đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. 1.6.2 Luật pháp: Do phải gánh chịu r ủi ro từ thay đổi, điều chỉnh quy hoạch, các doanh nghiệp Việt Nam thường có tâm lý phải lựa chọn phương án đầu tư ngắn hạn, không bền vững. Thêm vào đó là tình trạng thiếu minh bạch trong các quy định của pháp luật liên quan đến hồ sơ xin cấp đất, thuê đất. Điều đó dẫn dến một hệ quẩ là việc khai thác đất đai khó có thể đạt mức tối ưu. Điều này gây cản trở cho bút bi Thiên Long nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất khi quy mô thị trường tăng lên. Hiện nay, nươc ta đang trong quá trình hội nhập WTO và thuế xuất nhập khẩu đi tiên phong trong tiến trình hội nhập. Việc giảm thuế nhập khẩu giúp cho bút bi Thiên Long có thể giảm bớt chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu qua đó có thể giảm giá thành của sản phẩm của sản phẩm ở Việt Nam. Bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ tiếp cận được với thị trường toàn cầu trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng không bị rào cản của thuế quan và phi thế quan, giúp doanh nghiệp tiện lợi trong việc xuất khẩu bút bi ra các nước châu Âu như Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch… Tuy nhiên việc hội nhập cũng mang đến những thách thức đó là những đối thủ cạnh tranh mạnh hơn qua việc giảm thuế nhập khẩu. PHẦN 3: CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THIÊN LONG 2.1 Giới thiệu về công ty Thiên Long 2.1.1 Trụ sở chính của công ty Thiên Long: Công ty bút bi Thiên Long thành lập năm 1981 do ông Cổ Gia Thọ làm Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm t ổng giám đốc công ty. Trụ sở chính : Lô 6-8-10 Đường số 3, khu Công Nghiệp Tân Tạo, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh

2.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty Thiên Long: Hình thành và phát triển : Công ty Thiên Long ban đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ được hình thành vào năm 1981. Sản phẩm lúc này đơn giản, chủ yếu dựa vào sản xuất thủ công là chính. Năm 1996, Công Ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức được thành lập, bắt đầu một giai đoạn mới: nâng cao chất lượng s ản phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất, mẫu mã phong phú với nhiều trang thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến nên dần chiếm lĩnh thị trường bút bi và mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên cả nước. Năm 2005, Công Ty TNHH SX -TM Thiên Long chính thức được đổi tên thành Công Ty Cổ phần SX-TM Thiên Long. Hiện nay, công ty Thiên Long là một trong những công ty hang đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bút bi và các loại văn phòng phẩm khác. 2.1.3 Nguồn vốn của công ty Thiên Long: - Nguồn vốn : Năm 2005, Công Ty Cổ phần SX-TM Thiên Long có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Trong năm 2006, công ty thực hiện phát hành thêm 2.000.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên thành 120 t ỷ đồng. Năm 2008, Công ty đăng ký với UBCKNN phát hành thêm 3.500.000 cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ lên thành 155 t ỷ đồng. Ngay sau đó, Công ty cũng đã tiến hành đăng ký lại giấy CNĐKKD với Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh để đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thiên Long. 2.1.4 Các sản phẩm của công ty Thiên Long: – Sản phẩm chính : Trong thời gian mới thành l ập, Công ty chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công với vài nhân viên. Trải qua hơn 20 năm hoạt động kinh doanh với nhiều thăng trầm, biến động của nền kinh tế nước nhà, đến nay công ty Thiên Long đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong ngành văn phòng phẩm. Danh mục sản phẩm của Thiên Long bao gồm : Bút viết như bút bi, bút gel, bút butter gel, bút long kim, bút máy. Dụng cự văn phòng như bút long dầu, bút long bảng, bút dạ quang, bút xóa, bấm ghim, ghim bấm, giấy văn phòng, mực in, file bìa

hồ sơ các loại.Dụng cụ học sinh như : thước, bút chì, gôm t ẩy, bảng học sinh, hồ dán, tập học sinh. Dụng cụ mỹ thuật như : bút long tô màu, màu sáp, màu nước, bút chì màu… 2.1.5 Thu nhập của công ty Thiên Long: - Trong 5 năm qua, Công ty Thiên Long đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 25% cả về doanh thu và lợi nhuận. Thương hiệu Thiên Long được bình luận là thương hiệu nổi tiếng và là 1 trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam do Bộ Công Thương thực hiến. Được người tiêu dung bình chọn 18 năm liền là Doanh nghiệp hang Việt Nam chất lượng cao, trong đó được bình chọn ở vị trí số 1 trong ngành văn phòng phẩm trong 18 năm liền do báo Sài Gòn Tiếp Thị thực hiện. - Ở thị trường trong nước tuy Công ty Thiên Long nắm giữ phần lớn thị trường văn phòng phẩm nhưng vẫn có một số Công Ty cạnh tranh khác mà nổi bật nhất có thể nói là Công Ty TNHH SX-TM Bến Nghé.Công ty TNHH SX-TM Bến Nghé tiền thân là Công ty sản xuất bút bi Đông Á, thành lập và hoạt động từ năm 1984, đến năm 1989 phát triển thành doanh nghiệp tư nhân Bến Nghé. Sản phẩm truyền thống của Công Ty là bút bi các loại, văn phòng phẩm và dụng cụ học tập. Công ty B ến Nghé còn xuất khẩu sang các thị trường Mĩ, châu Âu và một số nước châu Á. Với nỗ lực không ngừng Công Ty Bến Nghé đã được người tiêu dùng bình chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao “ trong 10 năm qua và cũng được bình chọn là một trong 100 thương hiệu dẫn đầu do báo Tiếp Thị Sài Gòn tổ chức bình chọn năm 2006. 2.2 Quan điểm quản trị của công ty Thiên Long Quan điểm quản trị marketingcủa công ty văn phòng phẩm Thiên Long là định hướng vào marketing hiện đại.Công ty văn phòng phẩm Thiên Long là 1 trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bút bi và các loại văn phòng phẩm khác. Danh mục sản phẩm của Thiên Long bao gồm :- Bút viết như bút bi, bút gel, bút butter gel, bút lông kim, bút máy. – Dụng cụ văn phòng như : bút lông bảng, bút

lông dầu, bút dạ quang, bút xóa, kim bấm, bấm kim, giấy văn phòng….- Dụng cụ học sinh như; bút chì, gôm tẩy, bảng học sinh…. Tại Việt Nam, mạng lưới nhà phân phối Thiên Long phủ đều trên cả nước, với trên 135 nhà phân phối, hơn 46000 điểm bán hang, 2 tổng kho tại miền Bắc và miền Nam.Về thị trường thế giới, Công ty Thiên long đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên khắp 5 châu lục. Ngoài các văn phòng đại diện đã được thiết lập tại Đông Dương, Trung Quốc và Đức, trong thời gian tới tập đoàn sẽ tiếp tục thành lập một số văn phòng đại diện tại một số nước trong khối ASEAN và châu Á nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.Giá trị cốt lõi của Thiên Long là tiên phong trong công nghệ và sang tạo để tạo ra những đột phá phục vụ người tiêu dùng cùng nhau xây dựng cộng đồng Thiên Long phát triển vũng mạnh và mang tính nhân đạo và nhân văn.- Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất Bút viết – Văn phòng phẩm, thương hiệu Thiên Long được nhiều người tiêu dùng biết đến với ấn tượng là sản phẩm đạt chất lượng cao với nhiều mẫu mã đa dạng., đáp ứng được nhu cầu và mông muốn của khách hàng. Uy tín này Thiên Long luôn gìn giữ với thái độ lao động nghiêm túc và không ngừng hoàn thiện.

PHẦN 4 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THIÊN LONG 3.1 Những khó khăn mà công ty Thiên Long gặp phải Ông Cô Gia Thọ chia s ẻ, Thiên Long đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, đó là năm 1997, 2008 và Covid-19. Tập đoàn Thiên Long đã đi qua 3 lần khủng hoảng lớn: 1997, 2008 và Covid-19. Trong Covid-19, mảng đồ dùng học sinh của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng doanh nghiệp này đã ứng biến nhanh nhạy, ra mắt các sản phẩm mới như gôm diệt khuẩn, nước rửa tay, dụng cụ cho học sinh học tập tại nhà… Ông Cô Gia Thọ – chủ tịch tập đoàn Thiên Long, đã có những chia sẻ về câu chuyện công ty bút bi Thiên Long, thương hiệu gắn liền với cuộc sống của bao người Việt, vượt qua các cuộc khủng hoảng tại tọa đàm Vượt qua sóng dữ do Forbes Việt Nam tổ chức tối 18/5. Ông Cô Gia Thọ chia s ẻ, Thiên Long đã trải qua 3 cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, đó là năm 1997, 2008 và Covid-19. Về cuộc khủng hoảng năm 1997, lúc đó Thiên Long còn nhỏ nên không bị tác động nhiều. Đến “sóng dữ” 2008 thì Thiên Long đã IPO, là công ty đại chúng và đã huy động được tiền. Trước thời điểm khủng hoảng diễn ra, Thiên Long đã đầu tư vào 2 nhà máy ở Nam Định và Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với nguồn vốn huy động được từ IPO. Nhận thấy kinh tế đang khủng hoảng, nguồn tiền hạn hẹp, ban điều hành công ty đã ngưng đầu tư vào nhà máy ở Nam Định dù đã bỏ ra 20 tỉ đồng (tương đương với 10% tổng chi phí cho dự án). Thiên Long lúc đó chỉ tập trung vào phát triển nhà máy ở Long Thành, dồn lực vào nhà máy này. Nhờ nhận định và đưa ra quyết định chính xác và tập trung, Thiên Long đã vượt qua khủng khoảng năm 2008. Hơn 40 hình thành và phát triển, Thiên Long đã xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối

sâu rộng tại thị trường nội địa. Sản phẩm của Thiên Long có mặt tại hơn 65.000 điểm bán lẻ (POS) trên khắp 63 tỉnh/thành trong cả nước và các trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng, nhà sách, cửa hàng tiện ích… và được phân phối thông qua các kênh như kênh thương mại điện tử, kênh bán hàng trực tiếp cho trường học, doanh nghiệp (B2B), siêu thị… Thiên Long liên tục đầu tư phát triển thị trường xuất khẩu, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới. Cuối năm 2019, Công ty đã xuất khẩu tới 65 quốc gia ở khắp 6 châu lục. Cuộc khủng hoảng thứ ba, đó là Covid-19. “Khác với 2008 là về tài chính, lãi suất và lạm phát, Covid-19 gây ra khủng hoảng về thị trường do không đi lại, di chuyển được”, ông Cô Gia Thọ nhận định.Gửi lời nhắn gửi đến các cổ đông của Thiên Long, ông Cô Gia Thọ nhận định, thế giới vẫn đang thay đổi như vốn dĩ nó đã diễn ra từ trước tới nay. Chỉ có điều, tốc độ thay đổi trong những năm gần đây, nhờ có công nghệ, nhờ có trí tuệ nhân tạo… đang ngày một nhanh chóng và đa dạng hơn rất nhiều. Những thách thức vì thế cũng muôn màu và ngày càng khó khăn hơn. Dịch bệnh Covid-19 lan rộng khắp thế giới, chỉ trong vài tháng đã gây ảnh hưở ng trầm trọng tới toàn bộ doanh nghiệp toàn cầu, từ châu Á tới châu Âu, châu Mỹ…. Điều này cho thấy rõ thế giới dần trở nên phẳng hơn, tình hình kinh tế, xã hội của các quốc gia có tác động qua lại với nhau rõ r ệt hơn, toàn cầu hóa ngày một trở thành thực tế tất yếu xảy ra. Thế nhưng, chân lý mà Thiên Long luôn tin tưởng, đó là khó khăn trui rèn nên bản lĩnh và tạo ra cơ hội mới, vậy nên nó là động lực để doanh nghiệp chuyển mình và vươn xa hơn. Khi Covid-19 ập đến, mảng đồ dùng học sinh bị ảnh hưởng nặng nề vì trường học đóng cửa trong dịch bệnh nhưng Thiên Long đã “biến hóa” rất nhanh, cho ra sản phẩm mới. Ban lãnh đạo Thiên Long nhận định không biết bao giờ mới có thể khống chế được Covid-19 nhưng tin rằng hàng chất lượng, uy tín vẫn được người tiêu dùng đặt niềm

tin và làm sao giữ được niềm tin với khách hàng là điều quan trọng nhất. Và Thiên Long giữ tình cảm của khách hàng bằng cách sản xuất ra các sản phẩm bảo vệ môi trường, tốt cho sức khỏe như định hướng của Thiên Long trong nhiều năm qua. Thiên Long có sự chuẩn bị và đã lên kế hoạch lại cho kinh doanh, sản xuất. Đối với kinh doanh, trong chiến lược ngắn hạn, công ty xác định phải tồn kho cao để duy trì sản xuất cho người lao động. Bên cạnh đó, phát triển kinh doanh bằng cách đẩy mạnh thương mại điện tử, cho ra mắt các sản phẩm để học sinh học vẽ, tự học ở nhà khi không đến trường. Thiên Long cũng tung ra các sản phẩm như gel rửa tay, gôm kháng khuẩn… phù hợp với tình hình mới. Mảng R&D (nghiên cứu phát triển) được Thiên Long đẩy mạnh đầu tư trong thời gian qua. Công ty luôn trăn trở làm sao nghiên cứu sản phẩm để đạt chất lượng tốt, mẫu mã tốt để phát triển bền vững. “Khi có bệ phóng vững vàng thì mới nhảy sang những sản phẩm khác”, chủ tịch Thiên Long chia sẻ. “Trong mùa dịch, chỉ một thời gian ngắn mà anh em trong công ty Thiên Long đã ra mắt được các sản phẩm như gôm kháng khuẩn, đồ bảo hộ, gel rửa tay… Mọi người đã nỗ lực rất nhiều. Thiên Long vốn đã nghiên cứu các sản phẩm thân thiện môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu từ trước nên đợt dịch này thúc đẩy nhanh hơn trên thị trường”, ông Gia Thọ chia sẻ. Công ty cũng chú trọng nghiên cứu và tự thiết kế, chế tạo nhiều máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; đẩy mạnh hoạt động thiết kế, chế tạo các khuôn mẫu để thay thế khuôn mẫu ngoại nhập, nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh. Cuối năm 2019 tỷ lệ tự động hóa của nhà máy Nam Thiên Long đã nâng lên 77% so với 75% vào cuối năm 2018. Năm 2020, HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh với: Doanh thu thuần 3.200 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 325 t ỷ đồng, Cổ t ức 20%/mệnh giá.

Kế hoạch 2020 được Công ty xây dựng dựa trên giả định kịch bản học sinh đi học trở lại vào tháng 5, thị trường hồi phục dần và trở lại bình thường đầu quý 3. Do diễn biến khó lường của dịch bệnh, trường hợp diễn bến dịch thay đổi, Công ty sẽ điều chỉnh kế hoạch để phù hợp với...


Similar Free PDFs