FILE 20220412 105016 KHBH-NHÓM-NỬA-LY-NƯỚC-THỨ-6-TIẾT-45-2-2vdcddsvsdvdvcdvcxvsdfasfasss cvdfdf-1 PDF

Title FILE 20220412 105016 KHBH-NHÓM-NỬA-LY-NƯỚC-THỨ-6-TIẾT-45-2-2vdcddsvsdvdvcdvcxvsdfasfasss cvdfdf-1
Author Thúy Dung Nguyễn Thị
Course Quản trị chiến lược
Institution Trường Đại học Sài Gòn
Pages 25
File Size 762.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 734
Total Views 926

Summary

Download FILE 20220412 105016 KHBH-NHÓM-NỬA-LY-NƯỚC-THỨ-6-TIẾT-45-2-2vdcddsvsdvdvcdvcxvsdfasfasss cvdfdf-1 PDF


Description

ỦY BAN NHÂN DÂN TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BẢN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG SẢN PHẨM: CHÈ DƯỠNG NHAN

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG GVHD: ĐINH THỊ KIỀU CHINH NHÓM NỬA LY NƯỚC LỚP THỨ 6, TIẾT 45

Ngày 29 tháng 4 năm 2021

1

PHỤ LỤC PHẦN 1: BẢN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM CHÈ DƯỠNG NHAN . 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4 CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ........................................................ 5 1. Môi trường vĩ mô: ...................................................................................... 5 2. Môi trường vi mô: ...................................................................................... 7 3. Đánh giá các yếu tố môi trường bằng ma trận SWOT: ............................ 11 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG........................................... 13 1. Cơ hội thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh: ......................................... 13 2. Phân tích sản phẩm chè dưỡng nhan: ....................................................... 13 CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ................................................................ 14 *Các mục tiêu đề ra: ..................................................................................... 14 CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG.......................................................... 15 CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ................................................... 17 CHƯƠNG 6: DỰ BÁO TÀI CHÍNH ................................................................... 18 CHƯƠNG 7: RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP ............................................................... 19 CHƯƠNG 8: KIỂM TRA ..................................................................................... 20 PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÁN HÀNG ......................................................... 21 1. Bảng mô tả chi tiết công việc: .................................................................. 21 2. Tổng kết chi phí ....................................................................................... 22 3. Tổng kết doanh thu-lợi nhuận: (Đơn vị: vnđ) .......................................... 23 4. Tự đánh giá: ............................................................................................. 24 5. Bài học kinh nghiệm: ............................................................................... 24

2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM % STT 1

NHIỆM VỤ

HỌ VÀ TÊN Nguyễn Phương Thảo

Thuyết trình, thiết kế ppt, tổ chức bán hàng thực tế

2

Trần Mỹ Duyên

Chương 5, tổng kết kết quả bán hàng, tổng hợp

3

La Chất Phong

Chương 7, tổ chức bán hàng thực tế

4

Trần Cao Mộng Mơ

Chương 1, tổ chức bán hàng thực tế

5

Lý Thị Trà My

Chương 0, thuyết trình, tổ chức bán hàng thực tế.

6

Trần Thị Ly

Chương 1, tổ chức bán hàng thực tế

7

Quách Phước Bình

Thiết kế ppt, tổ chức bán hàng thực tế

8

Ngô Thị Lệ Thủy

Chương 6, tổ chức bán hàng thực tế

9

Nguyễn Khoa Thanh Tân

Chương 8, tổ chức bán hàng thực tế

10

Đặng Ngọc Linh

Chương 3, chương 4

11

Phạm Thị Mỹ Linh

Chương 2, tổ chức bán hàng thực tế

3

HOÀN

CHỮ

THÀNH



PHẦN 1: BẢN KẾ HOẠCH BÁN HÀNG CHO SẢN PHẨM CHÈ DƯỠNG NHAN MỞ ĐẦU Đời sống được nâng cao đã giúp thị trường nước giải khát phát triển khá nhanh ở Việt Nam và mức tiêu thụ còn tiếp tục tăng vì khoả ng cách còn khá xa so với nhiều nước trên thế giới. Bình quân người Việt Nam tiêu thụ nước giải khát trên 23 lít/người/năm. Vào mùa nắng nóng, nhu cầu giải khát tăng cao, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ tối đa 1,3 lít nước mỗi ngày. Trên thị trường hiện nay, đa số các loại nước uống đóng chai đều chứa hàm lượng đường rất cao, phẩm màu và các chất bảo quản. Người sử dụng về lâu dài sẽ gây ra các tác động có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, mối quan tâm về sức khỏe ngày càng được chú trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống. Các loại nước tốt cho sức khỏe ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Nhìn nhận về xu hướng mạnh tay đầu tư cho ngành nước giải khát, chuyên gia tư vấn chiến lượ c, ông Trần Vinh Dự, Phó Tổng Giám đốc EY Consulting Việt Nam cho hay, “Bối cảnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp khiến triển vọng kinh doanh ít nhất trong 5 năm tới sẽ khó đoán”. “Do đó, ngoài câu chuyện tối ưu chi phí, tối ưu hóa các quy trình, các nhà lãnh đạo hãy tập trung để nhìn thấy cơ hội và mạnh dạn đi theo nó. Ở đây bản lĩnh của ban lãnh đạo doanh nghiệp cho phép có những quyết sách kịp thời, nếu không cơ hội tăng trưởng sẽ tuột khỏi tầm tay”. Thông qua các phân tích về thị trường, nhóm “Nửa ly nước” cho rằng ngành đồ uống tốt cho sức khỏe sẽ là một thị trường rất tiềm năng trong tương lai. Vì vậy, nhóm quyết định triển khai hoạt động: tổ chức bán chè dưỡng nhan tại thành phố Hồ Chí Minh.

4

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 1. Môi trường vĩ mô: a) Kinh tế Hiện Việt Nam có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại. Các hiệp h ội Rượu bia và nước giải khát cho biết rằng: 85% lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước giải khát Việt Nam là ở nước ngọt, trà u ống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực… 15% còn lại là do nước khoáng chiếm phần còn lại. Những năm vừa qua, thực phẩm đồ uống luôn là ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ, là một trong những ngành h ấp dẫn nhất tại thị trường Việt Nam. Thị trường nướ c giải khát của Việt Nam tăng bình quân 8,4% trong giai đoạn 2015-2019 với quy mô doanh thu năm 2019 đạt hơn 123.558 tỷ đồng (khoảng 5,3 tỷ USD). Tính đến năm 2020, ngành Thực phẩm đồ uống có tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) đạt 68,9%, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng doanh thu so với các ngành khác (theo bảng xếp hạng FAST500 được công bố ngày 20/05/2020 của Vietnam Report). Euromonitor d ự báo, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 6,3%. b) Chính trị - pháp luật Năm 2020, ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam chịu tác động lớn từ 2 “cú sốc” là Nghị định 100/2019 và đại dịch Covid-19. Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng, hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưở ng lớn còn chịu tác động của Nghị định 100.

5

Đối với đồ uống, người tiêu dùng đang đặt niềm tin lớn hơn cho các sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong đại dịch, sức khỏe của người già và trẻ em là ưu tiên hàng đầu b ởi đây là nhóm người có sức đề kháng kém và có khả năng cao gặp biến chứng nếu chẳng may nhiễm nCoV. Do vậy, người tiêu dùng đã tăng tìm kiếm nh ững dòng sản ph ẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho ngườ i già và trẻ em. Kể cả khi Covid-19 qua đi, người tiêu dùng ngày càng ý thức rõ ràng hơn thực phẩm – đồ uống chính là một phương cách phòng bệnh, tăng sức đề kháng. c) Văn hóa - xã hội Năm năm qua, ngành thực phẩm và đồ uống tăng trưởng nhanh cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá là ngành có tiềm năng lớn, đặc biệt là tại các thành phố và thị trấn, nơi có mức sống ngày càng được cải thiện. Theo Tổ chức giám sát kinh doanh qu ốc tế (BMI), Việt Nam là thị trường năng động với dân số gần 89 triệu người, đa phần nằm trong độ tuổi lao động, cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng đạt 8% (giai đoạn 2011 - 2020) - mức tiêu thụ cao nhất ASEAN. Với tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng (ước tính khoảng trên 50% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi), mức thu nhập đượ c cải thiện và thói quen mua sắm thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến, sự phong phú cùng với sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp nguồn nguyên liệu thô cung ứng cho chế biến thực phẩm, đồ uống đang là những lợi thế để các doanh nghiệp trong ngành đa dạng hóa chủng loại, đáp ứng nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng. d) Công nghệ Giới trẻ Việt Nam đa phần là những bạn trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả để được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ. Cùng với sự phát triển của công nghệ, họ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, hot nhất qua mạng xã hội và đặ t hàng thông qua các ứng dụng cho phép tìm kiếm địa điểm ăn

6

uống, giao đồ ăn và đặt bàn... khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn. Theo nhận định của Nielsen, thực phẩm và đồ uống là 2 trong 10 sản phẩm được giao dịch trên mạng nhiều nhất trong năm 2017. Với dữ liệu thu thập được về các chỉ số cơ thể và sức khỏe, từ đó, qua phân tích dữ liệu lớn, ngườ i dùng sẽ được đề nghị chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và thiết k ế bữa ăn theo báo cáo phân tích sức khỏe. Khi các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe trở nên thịnh hành hơn, đây có thể sẽ là xu hướng ứng dụng công nghệ mới và hấp dẫn nhất với ngành thực phẩm đồ uống. Bên cạnh đó, theo nhận định của Vietnam Report, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Tuy nhiên, kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống hiện còn hạn chế. Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin đượ c mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành thực phẩm - đồ uống, hiện có khoảng 28% số doanh nghiệp đạt mức 10% này. Sự thay đôi nhanh chóng của các xu thế cũng khiến các doanh nghiệp “trở tay không kịp” nếu không có sự lường trước. 2. Môi trường vi mô: a) Doanh nghiệp: Nhóm “Nửa Ly Nước” bắt đầu thành lập vào tháng 1/2020. Nhóm g ồm có mười một thành viên là các bạn trẻ khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Sài Gòn. Tuy nhóm chỉ mới được hình thành hai tháng nay, nhưng các thành viên đều là nh ững bạn trẻ năng động, nhiệt huyết, có tinh thần h ọc hỏi, trách nhiệm cao và ý chí cầu tiến, hoài bão lớn lao. Do các bạn đều học ngành Quản trị kinh doanh và đã có những cơ hội

7

tiếp xúc với các chương trình, chiến lược marketing cũng như tìm hiểu về các hoạt động bán hàng, nên sẽ có những kiến thức, k ỹ năng nhất định trong bán hàng và phản ứng với các vấn đề phát sinh liên quan. Nhưng vì kỹ năng chuyên môn về bán hàng chưa cao, không tránh khỏ i các rủi ro, vấn đề nảy sinh bất ngờ nên nhóm cần phải dự báo, lên hoạch cẩn thận, chi tiết và toàn diện. Bên cạnh đó, nguồn vốn tự có của nhóm còn h ạn chế. Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm sẽ tự triển khai các chương trình bán hàng nên sẽ giúp tiết kiệm các chi phí v ề thuê mướn nhân công.

Hình 1: Logo nhóm Nửa Ly Nước b) Đối thủ cạnh tranh Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có rất nhiều điểm bán chè dưỡng nhan, nước sâm, hay chè thảo mộc và các loại nước uống tốt cho sức khỏe khác với đa dạng các hình thức như: quán nước, bán mang đi, xe đẩy vỉa hè, bán online, … Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhóm. Đa phần các điểm bán nước này đã hình thành một thời gian trước đây nên đã có những khách hàng quen thuộc, nhà cung cấp thân thiết. Điều này cũng giúp cho các đối thủ có thể tiết kiệm các chi phí v ề nguyên liệu, chi phí

8

tìm kiếm khách hàng, dẫn đến giảm giá giá thành, tăng sức cạnh tranh về giá mà lợi nhuận nhuận vẫn ở mức khá cao. Tuy nhiên, các hệ thống phân phối của những điểm bán này vẫn còn chưa rộng khắp và chưa đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước uống đóng chai, các quán nước, quán cà phê, máy bán nước tự động và các sản phẩm/dịch vụ đồ uống khác cũng đang là những đối thủ cạnh tranh mà nhóm cũng cần phải cẩn trọng.

Hình 2: Một số đố i thủ cạnh tranh c) Khách hàng: Theo Kantar Worldpanel, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu hành vi mua sắm của người tiêu dùng toàn cầu, tiêu dùng thức u ống không cồn ngoài nhà (OOH) chiếm đến 60% tổng chi tiêu tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi dân số trẻ chiếm phần lớn có xu hướng ra ngoài thường xuyên hơn và sẵn sàng chi mạnh tay cho ăn uống bên ngoài. Trên thị trường đồ uống hiện na y, người dùng đang quan tâm đến nhiều thứ khác hơn là vấn đề thương hiệu. Một trong những xu hướng nổi rõ trong vài năm trở lại đây của ngành thực phẩm nói chung và giải khát nói riêng chính là “yếu tố chất lượng”. Theo

9

nghiên cứu th ị trường của Mintel về 12 xu hướng mới của ngành này, thì trào lưu sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe, thành phần rõ ràng, tự nhiên là những cụm từ được khách hàng quan tâm hơn cả. Với một thị trường đang dần có sự khó tính hơn như thành phố Hồ CHí Minh thì các doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm đến số lượng mà chất lượng mới là thứ đặt lên hàng đầu. Trong khảo sát nhanh hành vi người tiêu dùng tại Hà N ội và Thành phố H ồ Chí Minh vào tháng 9/2019 của Vietnam Report cũng cho thấy ưu tiên hàng đầu của ngườ i tiêu dùng khi mua các sản phẩm thực phẩm – đồ uống đó là Thành phần dinh dưỡng đầy đủ (tỷ lệ phản hồi 60,3%), tiếp đến là sản phẩm có nguồn gốc Organic (tỷ lệ 51,5%).

Hình 3

10

d) Nhà cung ứng Tại thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cườ ng với khoảng 400 chợ bán lẻ, 82 siêu thị, 28 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối và hơn 10 thương hiệu chuỗi cửa hàng tiện lợi. Khu vực dịch vụ tăng trưởng hàng năm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Số lượng nhà cung cấp lớn như thế sẽ giúp đảm bảo đượ c nhu cầu tìm nguyên liệu cho hoạt động bán hàng của nhóm. Tuy nhiên, việc tìm ra được một nhà cung cấp phù hợp cũng cần rất nhiều thời gian và chi phí. 3. Đánh giá các yếu tố môi trường bằng ma trận SWOT: SWOT

CƠ HỘI (O)

THÁCH THỨC (T)

- Ngành thực phẩm đồ uống có tốc - Thị trường đang dần độ phát triển mạnh mẽ

có sự khó tính hơn.

- Nhóm đồ uống có cồn bị ảnh - Thị trường có nhiều hưởng lớn của Nghị định 100.

sản phẩm mới và tính

- Covid 19 giúp người tiêu dùng ý cạnh tranh cao. thức hơn về việc sử dụng sản - V ấn đề rò rỉ thông tin và các xu thế ngày càng

phẩm sạch.

- Dân số đông, tỷ lệ dân số trẻ thay đổi nhanh chóng. tăng dẫn dến thu nhập tăng kéo theo tăng nhu cầu tiêu dùng - Sự phát triển của công nghệ, d ữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa dữ liệu ngườ i dùng. - Nhà cung ứng đa dạng - Khách hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe

11

ĐIỂM MẠNH (S)

CHIẾN LƯỢC SO

CHIẾN LƯỢC ST

- Nguồn nhân lực năng - Tận dụng nhân lực năng động - Cải tiến sản phẩm phù động, nhiệt huyết, trách của nhóm, cũng như mối quan hệ hợp với yêu cầu của thị nhiệm, có tinh thần học của cán thành viên để đưa ra trường. hỏi và hoài bão.

phương án bán hàng tốt nhất.

- Tăng cường quảng cáo

- Chi phí thuê nhân - Sử dụng chi phí nhân công tiết và khuyến mãi. công được tiết kiệm tối kiệm được để cái tiến chất lượng - Tăng cường nghiên đa.

ĐIỂM YẾU (W)

sản phẩm, mẫu mã bao bì, chất cứu thị hiếu của khách lượng dịch vụ, giao hàng.

hàng.

CHIẾN LƯỢC WO

CHIẾN LƯỢC WT

- Kỹ năng chuyên môn - Tiến hành đào tạo đội ngũ nhân - Kiểm tra quá trình bán bán hàng của đội ngũ viên.

hàng thường xuyên đề

nhân viên đang trong - V ận động nguồn vốn mới từ gia giảm thiểu các rủi ro. quá trình hoàn thiện đình và bạn bè.

- Tìm kiếm, tạo điểm

nên chưa cao.

độc đáo cho sản phẩm

-Nguồn vốn của nhóm

để thu hút khách hàng.

không nhiều.

12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG 1. Cơ hội thị trường tại thành ph ố Hồ Chí Minh: Tại thành phố H ồ Chí Minh, thị trường ngành đồ uống là một thị trường rộng. Đây là thị trường rất dễ xâm nhập. Đặc biệt, vào những mùa nắng nóng như hiện nay, tốc độ phát triển của ngành này vô cùng mạnh mẽ. Dân số đông với tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng kèm theo đó là xu hướng chi tiêu mạnh tay của ngườ i tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh cho thấy đây là mộ t thị trường đầy tiềm năng cần khai thác. Một khảo sát nhanh do Vietnam Report mới tiến hành cuối năm 2020 cho thấy, trướ c sức ép của dịch COVID-19, 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các loại thực ph ẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng như các thực ph ẩm sạch, lành mạnh... Trong khi đó, 63,7% khách hàng lại cắt giảm chi tiêu cho rượu, bia. Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng có xu hướng sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, dịch covid 19 cũng đã giúp người tiêu dùng có ý thức hơn về việc sử dụng sản phẩm sạch. Tuy nhiên, thị trường nơi đây vẫn chưa thể hoàn toàn đáp ứng đượ c nhu cầu rất lớn này. 2. Phân tích sản phẩm chè dưỡng nhan: Chè dưỡng nhan hay “Chè Tuyết Yến Nhựa Đào” có nguồn gốc từ Trung Quốc gồm các loại nguyên liệu yến tuyết, nhựa đào, hạt chia, hạt sen, long nhãn, kỷ tử, táo đỏ, nấm tuyết, bồ mễ, nấm đông trùng. Chè dưỡng nhan có tác dụng thanh mát, giải độc, đẹp da, rất phù hợp cho mùa nắng nóng hiện nay. Bên cạnh đó, công thức chế biến của chè không quá phức tạp và cách b ảo qu ản đơn giản (bảo quản lạnh), có thể đóng chai và tiện mang đi. Với những yêu cầu này, nhóm sẽ có đủ khả năng về tài chính và nhân lực đề đáp ứng.

13

Nhận thấy sự phù hợp giữa chè dưỡng nhan và thị trường thành ph ố Hồ Chí Minh cũng như năng lực, mục tiêu của nhóm, nên nhóm N ửa ly nước quyết định tổ chức bán hàng sản phẩm này.

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU *Các mục tiêu đề ra: Mục tiêu bán hàng trong vòng 4 tuần (chia làm 3 đợt). - Tổng chi phí dự kiến: tối đa 3.000.000đ/3 đợt. - Doanh số dự kiến: 300 chai trong vòng cho cả 3 đợt (100 chai/đợt). - Doanh thu dự kiến: 6.000.000đ/3 đợt (2.000.000đ/đợt). - Lợi nhuận gộp dự kiến: 3.000.000đ/3 đợt. - Vòng quay vốn: trong vòng 14 ngày hoàn lại v ốn. - Mức độ hài lòng cho khách hàng: xây d ựng được lượng khách hàng (từ 8-10 người) trung thành sau 7 ngày, khiến khách hàng mua hàng thường xuyên (trung bình một khách hàng sẽ mua 3 chai trong 1 tuần) - Phát triển thị trường: tốc độ tăng trưởng doanh số tăng 150% trong tuần kế tiếp. - Khách hàng: mọi lứa tuổi, đặc biệt là GIỚI TRẺ (sv ĐHSG).

14

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG Dựa trên các nghiên cứu về thị trường và năng lực hiện tại, nhóm sẽ tiến hành tổ chức các chiến lược thu hút khách hàng mới. Để gia tăng nhận thức của khách hàng v ề sản phẩm chè dưỡ ng nhan, nhóm sử dụng công cụ là các phương tiện truyền thông, bằng các hình thức như: + Nhóm tiến hành đăng tải các thông tin, hình ảnh và video quảng cáo về chè dưỡ ng nhan trên các trang mạng xã h ội đang thịnh hành hiện nay như Facebook, Instagram. Bài đăng bao gồm giá, thành phần, công dụng của chè, dung tích chai, hình ảnh thực tế, và các thông tin liên quan như cách chế biến, cách bảo quản hay liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm. Nội dung bài đăng được trình bày thu hút, d ễ hiểu, ấn tượng, nắm b ắt xu hướng, tuy nhiên từ ngữ sử dụng phải phù hợp, văn minh. Hình ảnh về sản phẩm chân thực và bắt mắt, màu sắc tươi tắn. + Tích cực đăng bài về chè dưỡng nhan thường xuyên và vào một khung giờ cố định nhằm giúp tăng sự tương tác giữa nhóm và khách hàng. + Ngoài các bải đăng về bán hàng, nhóm đăng tải thêm về các thông tin liên quan đến chè dưỡng nhan như các nội dung truyền cảm hứng, câu chuyện tích cực liên quan đến quá trình ch ế biến hoặc bán hàng của nhóm nhằm tạo nên thiện cảm giữa khách hàng đối với sản phẩm chè dưỡng nhan và nhóm. Đồng thời, nhóm thúc đẩy các khách hàng đã dùng phản hồi, giới thiệu về sản phẩm và đăng tải để mở rộng độ nhận diện cũng như tạo niềm tin cho các khách hàng mới đang theo dõi hoạt động bán hàng của nhóm. Bên cạnh đó, nhóm sẽ dựng các điểm bán di động ở các địa điểm đông người như phố đi bộ...


Similar Free PDFs