Final Khảo sát về hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên Đại học Kinh tế TP PDF

Title Final Khảo sát về hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên Đại học Kinh tế TP
Course Marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 30
File Size 984.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 58
Total Views 103

Summary

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINHKHOA TOÁN - THỐNG KÊ---------------------DỰ ÁNKHẢO SÁT VỀHÀNH VI SỬDỤNG MẠNGXÃ HỘIFACEBOOK CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾTPGiảng viên: Trần Hà QuyênNhóm 5Thành viên:1. Lê Phương Vy2. Lê Tường Vy3. Hà Nguyễn Hoàng Mỹ4. Phan Trần Ngọc KhánhThành vi...


Description

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA TOÁN - THỐNG KÊ ---------------------

DỰ ÁN

KHẢO

SÁT VỀ

HÀNH

VI SỬ

DỤNG

MẠNG

XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Giảng viên: Trần Hà Quyên

Nhóm 5 Thành viên: 1. Lê Phương Vy 2. Lê Tường Vy 3. Hà Nguyễn Hoàng Mỹ 4. Phan Trần Ngọc Khánh Thành viên

Tỉ lệ % đóng góp

Lê Phương Vy

100%

Lê Tường Vy

100%

Hà Nguyễn Hoàn Mỹ

100%

Phan Trần Ngọc Khánh

100%

MỤC LỤC Mục lục

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

1

1.2 Phát biểu đề tài nghiên cứu 1.3 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3.1. Mục tiêu chung 1.3.2. Mục tiêu cụ thể 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian 1.4.2.2. Phạm vi về không gian 1.5 Nguồn dữ liệu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Cơ sở lý thuyết

3

2.1.1. Khái niệm cơ bản 2.1.2. Tầm quan trọng của bữa ăn và giấc ngủ 2.1.3. Lợi ích và tác hại của mạng xã hội Facebook 2.1.4. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên

4

2.2 Những nghiên cứu trước đây 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng báo điện tử: nghiên cứ trường hợp “Tuổi trẻ Online” – Phạm Đức Chính, Võ Văn Hoan, 2017

5

2.2.2. Những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng xã hội facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh – Nguyễn Quyết, 2018

6

2.2.3. Sinh viên và điện thoại thông minh (Smartphone) : Việc sử dụng và những ảnh hưởng đến học tập và quan hệ xã hội – Nguyễn Xuân Nghĩa , 2017 2.2.4. Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng – Trần Thị Mình Đức, Bùi Thị Hồng Thái, 2015

7

2.3 Mô hình nghiên cứu 2.3.1. Lý thuyết 2.3.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 2.3.1.2. Lý thuyết hành vi dữ định ( TPB) 2.3.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

8

2.3.1.4. Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) 2.3.2. Mô hình nghiên cứu

9

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu dữ liệu

11

3.2 Cách tiếp cận dữ liệu 3.3. Kế hoạch phân tích

13

3.4. Độ tin cậy và độ giá trị

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Nghiên cứu rối loạn giờ ngủ 4.2 Nghiên cứu rối loạn giờ giấc ăn uống 4.2.1. Nghiên cứu sự hữu ích mong đợi khi sử dụng mạng xã hội Facebook 4.2.1.1. Sử dụng mạng xã hội Facebook giúp tôi nâng cao năng suất làm việc, học tập. 4.2.1.2. Sử dụng mạng xã hội Facebook giúp tôi nâng cao, bổ sung kiến thức, kỹ năng cần thiết. 4.2.2. Nghiên cứu về tính thích thú khi sử dụng mạng xã hội Facebook 4.2.3. Nghiên cứu về thói quen khi sử dụng mạng xã hội Facebook

14

4.2.4. Nghiên cứu về ảnh hưởng xã hội khi sử dụng mạng xã hội Facebook

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 5.1 Kết quả của nghiên cứu

21

5.2 Giải pháp sử dụng Facebook lành mạnh cho sinh viên

22

Tài liệu tham khảo

24

BẢNG Bảng 2.1. Bảng câu hỏi được sử dụng trong khảo sát

11

Bảng 3.1. Bảng nội dung thông qua mẫu khảo sát online

12

Bảng 4.1. Bảng thống kê số phản hồi

14

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Bối cảnh của đề tài nghiên cứu “Những nỗ lực của công nghệ - mạng xã hội và điện thoại di động đã cho phép người sử dụng thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trên mạng như tìm kiếm bạn, kết bạn; trao đổi thông tin, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc các nhân, đăng tải hình ảnh, tìm kiếm bạn, kết bạn, trao đổi thông tin, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc các nhân; đăng tải hình ảnh, tìm hiểu các địa chỉ giải trí ở mọi địa chỉ liên lạc trên toàn cầu; thực hiện việc mua bán trực tuyến, v..v.. Những nghiên cứu cho thấy, các cá nhân thường sử dụng mạng xã hội vì những hoạt động thiết lập và duy trì các tương tác xã hội, bất kể tuổi đời của họ. Nghiên cứu của Barker (2009) nhận định rằng nữ giới sử dụng mạng xã hội chủ yếu để giao tiếp với bạn bè trong khi nam giới lại thực hiện các hoạt động nâng cao tri thức, bù đắp xã hội và theo đuổi những mong muốn của bản thân. Thực tế cho thấy, các nhân sử dụng mạng xã hội khi tham gia vào các hoạt động nhóm thường tìm đến những cư dân mạng cùng chung sở thích, ngôn ngữ, môi mối quan hệ để tương tác với nhau. Điều này tạo nên một mạng lưới các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân khi sử dụng mạng xã hội… Chính vì thế bài nghiên cứu này tập trung làm rõ các loại hoạt động thường được sinh viên thực hiện trên mạng xã hội và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động đó.”

1.2. Phát biểu vấn đề nghiên cứu Sự phát triển của mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đã đem lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của con người. Trong đó, mọi người đều có thể kết bạn, kết nối, khám phá và chia sẻ bất cứ điều gì mình thích. Đặc biệt hơn hết là giới trẻ hiện nay - học sinh, sinh viên là những người đã và đang sử dụng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ. Thói quen, lối sống và văn hóa của một số người sử dụng mạng xã hội đã từ từ “bị” mạng xã hội làm cho thay đổi. Theo tác giả Reyes González-Ramírez (2015), bà khẳng định rằng việc sử dụng Facebook một mặt rất có ích cho công việc và học tập. Nó là một công cụ giúp rất nhiều học sinh, sinh viên kết nối trò chuyện được với nhau, đồng thời chia sẻ được thông tin, tài liệu, kinh nghiệm học tập rất quý báu. Tuy nhiên, tốn quá nhiều thời gian, lơ là, quyền riêng tư của người sử dụng, tính tin cậy của thông tin là những mặt còn hạn chế của mạng xã hội và chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều đến mục tiêu học tập, làm việc của những người trẻ. Mục đích của đề tài nghiên cứu của nhóm là phản ánh 1

những khía cạnh ảnh hưởng đến ý định sử dụng Facebook của sinh viên trường Đại học kinh tế TP.HCM (UEH). Bài nghiên cứu này sẽ đề ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ích, hiệu quả hơn trong công việc, học tập dựa theo kết quả nghiên cứu phần dưới.

1.3. Mục tiêu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu chung: Phân tích, thống kê hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Qua đó, có thể tìm hiểu, nhận biết được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội của sinh viên, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp các bạn trẻ sử dụng Facebook một cách có ích, có hiệu quả trong công việc và học tập.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng mức độ, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội - Phân tích về số lượng, sinh viên bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội Facebook ở Đại học Kinh tế TP.HCM bằng những phương pháp ước lượng, thống kê cụ thể. - Đưa ra những giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên có thể sử dụng Facebook có ích và hiệu quả hơn, giúp cuộc sống của những người trẻ được cải thiện.

1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu và khảo sát diễn ra từ ngày 10/10/2021 đến ngày 31/10/2021. 1.4.2.2. Phạm vi về không gian: Đề tài này được nghiên cứu về một nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM. Vì tính chất của bài tiểu luận, phạm vi cũng như số liệu trong phạm vi không gian này còn hạn chế nên độ chính xác có thể chênh lệch.

1.5. Nguồn dữ liệu Những dữ liệu, số lượng thống kê được thu thập qua những bài khảo sát trực tuyến bằng ứng dụng định dạng google forms được nhóm tạo lập và chia sẻ đến những sinh viên cần khảo sát.

2

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm cơ bản -

Mạng xã hội: Mạng xã hội là một nền tảng trực tuyến, nơi mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người khác có tham gia mạng xã hội này.

-

Nền tảng mạng xã hội Facebook: Facebook là mạng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện nay và đứng số 1 tại Việt Nam.

2.1.2. Các chức năng của mạng xã hội Facebook - Trò chuyện và tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nơi qua thiết bị thông minh có kết nối Internet. - Cập nhật cuộc sống hàng ngày và tin tức thông qua hình ảnh, video, bài viết, story. - Tìm kiếm bạn bè từ khắp mọi nơi. - Đa dạng các thể loại game giải trí. - Cho phép tạo khảo sát/thăm dò ý kiến ngay trên tường cá nhân.

2.1.3. Lợi ích và tác hại của mạng xã hội Facebook Đối với những người cần tiếp cận những kỹ năng, kiến thức hay thông tin mới nhất để phục vụ cho công việc và học tập hay thì mạng xã hội là một công cụ tìm kiếm đắc lực với nhiều tiện ích hỗ trợ đời sống: - Tiếp cận tin tức: Người dùng tiếp cận nhanh chóng thông tin mà họ quan tâm. - Nâng cao chất lượng dịch vụ: Những vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng sẽ được lan truyền nhanh chóng, qua đó các tổ chức có thể lắng nghe ý kiến để nâng cao chất lượng dịch vụ. - Kết nối: Cập nhật thông tin, thăm hỏi người thân, bạn bè ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào - Môi trường kinh doanh lý tưởng: Doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn miễn phí qua các tài khoản trên Facebook. - Thể hiện cảm xúc: Bày tỏ cảm xúc của mình và tương tác với người thân, bạn bè. Bên cạnh những tiện ích cho con người thì mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả đáng e ngại. Những tác hại có thể sẽ xảy ra khi sử dụng mạng xã hội là: - Thiếu tương tác: Chúng ta dành ít có thời gian hơn cho người thân và bạn bè, dần đánh mất sự kết nối trong đời sống thực. 3

- Khó đạt được mục tiêu của cá nhân trong cuộc sống khi quá lãng phí thời gian vào mạng xã hội. - Nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian để truy cập mạng xã hội, não bộ sẽ không được nghỉ ngơi, làm hạn chế khả năng sáng tạo. - Bạo lực trên mạng: Tất cả mọi người đều có nguy cơ trở thành nạn nhân bị đe dọa, tra tấn tinh thần bởi những thành phần xấu trên mạng xã hội. - Thanh niên ngày nay có xu hướng bị lây nhiễm các trò chơi bạo lực trên mạng và làm ra những hành vi xấu. - Dễ bị mạo danh: Nếu bất cẩn cung cấp thông tin cá nhân cho kẻ xấu hoặc bị hack tài khoản Facebook thì thông tin của chúng ta có thể bị đánh cắp để mạo danh làm những việc phi pháp. - Vi phạm pháp luật khi chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng. Chúng ta cần chọn lọc những thông tin phù hợp để quảng bá những kết quả mà mạng xã hội mang lại, đồng thời hạn chế những tiêu cực trên thế giới ảo. Kiểm soát bản thân, cân bằng thời gian và cập nhật phương hướng để không bị phân tâm vào các mục tiêu quan trọng khác của cuộc sống.

2.1.4. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Theo số liệu từ ComScore, một doanh nghiệp chuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp tiếp thị trực tuyến, khoảng 87,5% trong số hơn 30 triệu người dùng Internet tại Việt Nam đã sử dụng các công cụ tiếp thị qua Internet (khoảng 71%). Giới trẻ Việt Nam sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube để học tập, giải trí, kinh doanh và kết nối, trong đó Facebook là phổ biến nhất. Theo số liệu, Việt Nam có số lượng người dùng dịch vụ Facebook tăng nhanh nhất thế giới, với hơn 35 triệu người dùng, tức hơn 1/3 dân số nước ta có tài khoản Facebook. Phần lớn người dùng Facebook có khả năng là thanh thiếu niên và thanh niên. Hồ Chí Minh, 1.000 thanh niên từ 11 đến 35 tuổi đã được thăm dò ý kiến. Có tới (89,3%) bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Facebook. Sau Facebook, Youtube, cho phép người dùng xem và chia sẻ video, là trang web phổ biến thứ hai ở Việt Nam, với 56,3% người dùng; vị trí thứ ba là Instagram (24,5%), cho phép người dùng xem và chia sẻ ảnh; Zingme (16,8%) cho phép người dùng chơi game và nghe nhạc trực tuyến; Viber và Zalo chiếm 10%. Phần lớn thanh niên (43,8%) đã sử dụng mạng xã hội hơn 4 năm, tiếp theo là nhóm 2-4 tuổi (34,2%) và 1-2 tuổi (34,2%), Tỷ lệ phần trăm thấp nhất là từ 1-2 năm (17,5 phần trăm) và dưới 1 năm (4,5 phần trăm). Cập nhật thông tin xã hội (66,3 phần trăm), kết bạn mới, giữ liên lạc với bạn cũ (60 phần trăm), giao tiếp với gia đình và bạn bè (59 phần 4

trăm), chia sẻ thông tin (ảnh, video, trạng thái) với người khác (54,0 phần trăm), hỗ trợ học tập và làm việc (44,7 phần trăm), mua sắm trực tuyến (30,7 phần trăm), tìm việc làm (21,7 phần trăm), hoặc bán hàng trực tuyến (13,7 phần trăm) là năm mục đích tìm kiếm hàng đầu. Với việc công nghệ wifi có mặt ở khắp mọi nơi, giới trẻ có thể sử dụng nó bất cứ khi nào họ muốn, dù ở nhà (95,8%), ở cơ quan, ở trường (17,3%) hay ở cửa hàng trực tuyến (9,5%). Giới trẻ ngày càng sử dụng mạng xã hội nhiều hơn vì họ có thể truy cập mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại di động (85,3%), máy tính xách tay (24%), máy tính để bàn (20,5%) và máy tính bảng (6,8%). Theo kết quả của cuộc thăm dò, những người trẻ tuổi dành nhiều thời gian nhất trên mạng xã hội hàng ngày: 1-3 giờ (35,7%), 3-5 giờ (25,7%), trên 5 giờ (22,6%) và ít hơn hơn 1 giờ (16%). Theo nghiên cứu, giới trẻ dành nhiều thời gian trên mạng xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “nghiện” mạng xã hội ngày càng gia tăng. Người trẻ sử dụng tiếng Việt (45,7%), tiếng Anh (38,8%) và các tín hiệu khác nhau để giao tiếp (29,7%). Theo Cơ quan Tiếp thị Truyền thông Xã hội Úc, những người trẻ tuổi sử dụng các từ viết tắt để tăng tốc độ giao tiếp và làm mã mà người lớn không nắm được. Cuộc sống hàng ngày của nhiều người trẻ đã trở nên gắn bó chặt chẽ với mạng xã hội, mạng xã hội phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau. Việc đăng ký tham gia mạng xã hội đơn giản, dễ dàng, thuận tiện đã làm tăng sức hấp dẫn của mạng. Thanh niên ở cả thành thị và nông thôn.

2.2. Các nghiên cứu liên quan 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng báo điện tử: Nghiên cứu trường hợp “Tuổi trẻ Online: - Phạm Đức Chinh, Võ Văn Hoan, 2017 Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cách mọi người sử dụng báo điện tử "Tuổi Trẻ Online." Mô hình nghiên cứu phần lớn dựa trên lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của xã hội có tác động mạnh nhất, tiếp theo là thói quen sử dụng, hữu ích mong đợi, điều kiện thuận lợi và thái độ độc giả đến hành vi sử dụng báo Tuổi Trẻ Online. Các phát hiện cũng cho thấy rằng tính dễ sử dụng không ảnh hưởng nhiều đến cách mọi người sử dụng báo Tuổi Trẻ Online.

5

2.2.2. Những nhân tố tác động tới ý định sử dụng mạng facebook của sinh viên đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Quyết, 2018 Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mong muốn sử dụng mạng Facebook của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở lý thuyết của các công trình trước đây được phân tích và tổng hợp. Phương pháp định lượng, cụ thể là phương pháp phân tích nhân tố và hồi quy bội được sử dụng để phân tích dữ liệu. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng Facebook của sinh viên: tiện ích, chia sẻ tài nguyên, thích thú, hợp tác và môi trường xã hội.

2.2.3 Sinh viên và điện thoại thông minh ( Smartphone ) : Việc sử dụng và những

ảnh hưởng đến học tập và quan hệ xã hội – Nguyễn Xuân Nghĩa (2017) Bài báo nghiên cứu các đặc điểm của việc sử dụng điện thoại thông minh của một số nhóm sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như ảnh hưởng của nó đến các mối quan hệ xã hội và học tập của họ.

6

Thuyết xác định kỹ thuật của M. McLuhan (thuyết xác định công nghệ) và thuyết chức năng là hai giả thuyết chính. Bảng câu hỏi là kỹ thuật thu thập dữ liệu chính trong nghiên cứu này, kết hợp các phương pháp định lượng và định tính nhưng chủ yếu là định lượng. Các câu hỏi được khảo sát dựa trên thang điểm Likert.

2.2.4 .Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng - Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái (2015) Các kết quả trong bài báo này được rút ra từ đề tài nghiên cứu “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do quỹ phát triển khoa học và công nghệ (Nafosted) tài trợ. Kết quả chỉ ra 5 loại hình loại hoạt động chính được sinh viên hướng tới khi sử dụng mạng xã hội là: tương tác bạn bè, giải trí (đạt mức cao), sự thể hiện bản thân (mức trung bình), kinh doanh và cuối cùng là thử nghiệm cuộc sống (đạt mức thấp).

2.3. Những lý thuyết hình thành và mô hình nghiên cứu 2.3.1. Lý thuyết 2.3.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Mô hình TRA Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) được đúc kết từ tâm lý xã hội, là một trong những lý thuyết cơ bản và có ảnh hưởng nhất đến hành vi của con người (Sheppard et al., 1988). “Mô hình thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định hành vi dẫn đến hành vi và ý định được quyết định bởi thái độ cá nhân đối hành vi, cùng sự ảnh hưởng của chuẩn chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó” (Fishbein và Ajzen,1975). “Nhược điểm của TRA là đã bỏ qua tầm quan trọng của các yếu tố xã hội trong cuộc sống thực có thể là một yếu tố quyết định cho hành vi cá nhân (Grandon & Mykytyn, 2004). Yếu tố xã hội nghĩa là tất cả ảnh hưởng của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (Fishbein và Ajzen,1975)”.

2.3.1.2. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) 7

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen (Ajzen, 1991) được phát triển và cải tiến từ mô hình TRA của Ajzen & Fishbein (Ajzen & Fishbein, 1980). TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người. Theo như Ajzen (1991) khẳng định rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố khác nhau như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.

Mô hình TPB

2.3.1.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) Dựa trên lý thuyết của hành động hợp lý (TRA) và hành vi dự định (TPB), Fred Davis và Richard Bagozzi (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) liên quan cụ thể hơn đến dự đoán, giải thích hành vi về khả năng chấp nhận và sử dụng của một hệ thống thông tin. Mục đích của lý thuyết này là dự báo "khả năng chấp nhận của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng chấp nhận". Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích và nhận thức dễ sử dụng.

Mô Hình TAM

2.3.1.4. Mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) 8

Viswanath Venkatesh (2003) và cộng sự đã xây dựng mô hình lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) dựa trên việc so sánh các mô hình lý thuyết khác về “chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng” ở các nghiên cứu trước như mô hình TRA, TPB, TAM,...Mô hình UTAUT được phát triển có mục đích là “kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn”. Mô hình lý thuyết UTAUT được phát triển cùng với 4 nhân tố cốt lõi đóng vai trò “ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi chấp nhận và sử dụng của người tiêu dùng, bao gồm: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi”. UTAUT là mô hình lý thuyết tổng hợp gần như đầy đủ các lý thuyết khác về hành vi chấp nhận công nghệ của người sử dụng.

Mô hình UTAUT Bên cạnh đó, trong một đánh giá tổng quan những nghiên cứu trước đây về thói quen sử dụng, Ouellette & Wood (1998) cho rằng thói quen sử dụng được tạo ra trong những tình huống ổn định với những phản ứng lặp lại. Còn với Polites (2005), tác giả xác định thói quen sử dụng là một yếu tố dự báo hành vi sử dụng. Điều đó chứng minh được rằng yếu tố “Thói quen sử dụng” có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng từ những nghiên cứu có trước. Ngoài ra, n...


Similar Free PDFs