giao dich thuong mai quoc te PDF

Title giao dich thuong mai quoc te
Author Thảo Phạm
Course văn hóa kinh doanh
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 51
File Size 2.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 152
Total Views 721

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ====o0o====TIỂU LUẬNGIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾĐỀ TÀI: ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ VÀTHỰC TRẠNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAMGiảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Hồng Lớp tín chỉ : TMA302(GD1 HK2-2122). Nhóm thực hiện : Nhóm 4Hà Nội, 2022 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ====o0o====

TIỂU LUẬN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn Lớp tín chỉ Nhóm thực hiện

: TS. Nguyễn Văn Hồng : TMA302(GD1 HK2-2122).4 : Nhóm 4

Hà Nội, 2022 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Hồ Châu Uyển Nhi (Nhóm trưởng) Nguyễn Thị Huyền Trang Nguyễn Phương Thanh Nguyễn Diễm Quỳnh Nguyễn Nhật Ánh

2011720028 2014720059 2014720049 2014720046 2014720007

2

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................5 NỘI DUNG.................................................................................................................................................6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ. .6 1.1. Khái niệm đấu giá quốc tế...........................................................................................................6 1.2. Đặc điểm đấu giá quốc tế.............................................................................................................6 1.3. Các loại hình đấu giá quốc tế......................................................................................................6 Đấu giá phi thương nghiệp là hình thức đấu giá những vật phẩm hàng hóa không vì mục đích thương mại như đấu giá cổ vật, kỉ vật..............................................................................................................7 1.4. Các hình thức đấu giá.................................................................................................................7 1.5. Quy trình đấu giá.........................................................................................................................7 1.6. Mục đích của đấu giá hàng hóa quốc tế.....................................................................................8 1.7. Các quy định về pháp luật liên quan đến đấu giá quốc tế..........................................................9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM..........................................13 2.1. Đấu giá hàng hóa tại Việt Nam.................................................................................................13 2.2. Thực trạng Pháp luật Việt Nam về bán đấu giá hàng hoá:......................................................20 2.3. Một số phiên đấu giá quốc tế hàng hoá của Việt Nam.............................................................20 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM........................................................38 3.1. Đánh giá về đấu giá hàng hóa quốc tế......................................................................................38 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu giá hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.......................43 KẾT LUẬN..............................................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................49

DANH MỤC BẢNG

Hình 1:Trung tâm trưng bày tài sản bán đấu giá tại Hà Nội........................................13 Hình 2:Trang web của công ty Christie’s.......................................................................14 Hình 3: Trang web của công ty Sotheby’s......................................................................15 3

Hình 4. Đấu giá trên 5 giay.vn.......................................................................................18 Hình 5. Đấu giá Lạc Việt................................................................................................18 Hình 6: Một sản phXm được đấu giá trên chodaugia.com.vn.......................................19 Hình 7: Một phiên đấu giá trên trang web sohot.vn......................................................19 Hình 8: Tác phXm “phá giá” Con đường phía trước của Hồng Việt Dũng..................22 Hình 9: Tác phXm “Phố Hàng bạc” của Bbi Xuân Phái..............................................23 Hình 10. Tác phXm "Cô gái ngồi với áo dài" của cố họa sĩ Nam Sơn.........................26 Hình 11:Không gian tranh và cổ vật quý vừa được chuXn bị cho phiên đấu giá.........27 Hình 12: Phượng hiệu nội phủ thế kỷ 19......................................................................28 Hình 13: Vòng đá Lương Chử.......................................................................................28 Hình 14: Chum xanh trắng cửu long thế kỷ 18.............................................................29 Hình 15: Bác Hồ câu cá của danh họa Trần Văn CXn.................................................30 Hình 16: Bức"Mẹ và con" của danh họa Mai Trung Thứ...........................................31 Hình 17: Bức"Hoa đào nở" của Mai Trung Thứ.........................................................32 Hình 18: Hoa Bìm bịp của tác giả Linh Chi..................................................................33 Hình 19: Hà Nội phố của Nguyễn Đức Toàn................................................................34 Hình 20.Bức bình phong "Hoàng hôn trên vịnh Hạ Long" chất liệu sơn mài trong khoảng 1938-1945 của tác giả Phạm Hậu.....................................................................35 Hình 21: Bức "Chơi đàn nguyệt" của tác giả Mai Trung Thứ.....................................35 Hình 22. Đồ cổ................................................................................................................ 36 Hình 23: Ba thành viên đoàn Cà Mau (bên phải) tham gia phiên đấu giá cổ vâ tytàu cổ Cà Mau tại Amsterdam (Hà Lan)...................................................................................37

4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay đấu giá là một hình thức đã trở nên khá quen thuộc với tất cả chúng ta, đấu giá không chỉ tồn tại trong phạm vi một quốc gia mà nó còn được mở rộng ra phạm vi quốc tế bởi đặc thù của các sản phẩm được đưa ra đấu giá là rất có giá trị và không chỉ thu hút khách hàng trong nội bộ một nước mà còn hấp dẫn với cả các khách hàng nước ngoài chính vì vậy hoạt động đấu giá quốc tế ngày càng hấp dẫn và mang lại rất nhiều nguồn lợi ích cho chủ sản phẩm đấu giá, cho các đơn vị tổ chức cũng như cho cả quốc gia nơi diễn ra cuộc đấu giá đó. Tại Việt Nam, đấu giá quốc tế cũng ngày càng trở nên quen thuộc vì đã có rất nhiều cuộc đấu giá diễn ra với những sản phẩm được đưa ra đấu giá đặc biệt quý và có giá trị cao. Giới các nhà đầu tư, những nhà sưu tập trên thế giới ngày càng trở nên quan tâm hơn đến các cuộc đấu giá tại Việt Nam – nơi mà họ có thể tìm được cho mình cơ hội để sở hữu các sản phẩm độc nhất vô nhị. Từ lý thuyết đến việc tìm hiểu thực tế môn học Giao dịch thương mại quốc tế, nhóm chúng em đã cùng nhau tìm hiểu và lựa chọn đề tài tiểu luận: “Đấu giá quốc tế và thực trạng hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam.” Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn đấu giá quốc tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam. Chương 3: Đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động đấu giá quốc tế tại Việt Nam.

5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm đấu giá quốc tế. Đấu giá quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt giữa một người bán và nhiều người mua diễn ra trong phạm vi quốc tế, được tổ chức công khai tại thời gian và địa điểm nhất định, ở tại đó người mua được xem hàng trước và tự do cạnh tranh giá cả (trả giá), hàng hóa được bán cho người trả giá cao nhất. Trong đấu giá quốc tế, người tham gia đấu giá bao gồm các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước. 1.2. Đặc điểm đấu giá quốc tế.  Việc mua bán được thực hiện tại thời gian và địa điểm nhất định (trung tâm đấu giá chuyên nghiệp, trung tâm đấu giá của công ty, trên thế giới có các trung tâm đấu giá len thô ở Sydney; chè ở Calcutta, Colombia; hương liệu ở London, Amsterdam.)  Quá trình giao dịch diễn ra theo điều kiện do người bán quy định sẵn trong điều lệ mua bán đấu giá.  Mang tính cạnh tranh, công khai và lành mạnh.  Hàng hóa bán trong phương thức đấu giá này thường là một số hàng hóa nhất định, có tính đặc thù (đồ cổ, da lông thú, đất,...) 1.3. Các loại hình đấu giá quốc tế a. Đấu giá có tính thương nghiệp: Đấu giá thương nghiệp là hình thức đấu giá những hàng hóa có số lượng lớn, tương đồng có thể phân loại theo lô hàng nhằm mục đích thương mại. b. Đấu giá phi thương nghiệp:

6

Đấu giá phi thương nghiệp là hình thức đấu giá những vật phẩm hàng hóa không vì mục đích thương mại như đấu giá cổ vật, kỉ vật. 1.4. Các hình thức đấu giá a. Theo mặt hàng đấu giá  Đấu giá trao đổi: Gồm những người mua rất chuyên nghiệp, họ giám sát lẫn nhau để không ai có thể “lừa lọc” được.  Đấu giá lẻ: Dành cho tác phẩm nghệ thuật hay các món hàng riêng rẽ.  Đấu giá sỉ: Dành cho các bộ sưu tập. b. Theo hình thức đấu giá  Theo cách tiến hành đấu giá: 

Đấu giá lên: là hình thức người tổ chức chọn cách thức phát giá ban đầu thấp để người tham dự cạnh tranh trả giá cao dần lên đến mức giá cao nhất có thể bán.



Đấu giá xuống: là hình thức người tổ chức phát giá ban đầu ở mức cao sau đó hạ dần để người tham dự chấp nhận mua.

 Theo phạm vi và hình thức đấu giá: 

Hình thức đấu giá công khai được tổ chức trên cơ sở giá được niêm yết công khai sau mỗi lần trả giá.



Hình thức đấu giá bỏ phiếu kín thì người mua được bỏ giá theo vòng bỏ giá bằng các phiếu kín của mình.

1.5. Quy trình đấu giá * Chuẩn bị đấu giá  Chuẩn bị hàng hóa: Đưa hàng hoá tới kho của tổ chức đấu giá, sau đó phân chia thành từng lô căn cứ vào chất lượng, kích cỡ của chúng, đánh số từng lô sau đó lấy mẫu hàng hoá. Ký hợp đồng uỷ thác với các tổ chức đấu giá (có thể là uỷ ban nhân dân, toà thị chính, công tY…)  Đăng bài quảng cáo về hàng hóa chuẩn bị đấu giá (xuất xứ,...)

7

 Xây dựng thể lệ đấu giá: Thường quy định người mua phải xem hàng trước( người bán không chịu trách nhiệm về phẩm chất hàng hoá), quy định về khoản tiền ký quỹ trước khi tham dự đấu giá, về mức mặc cả đặt giá.  Trưng bày hàng hóa để người mua có thể đến xem hàng hóa, kiểm tra chất lượng và phổ biến thể lệ đấu giá, thông báo thời gian và địa điểm diễn ra buổi đấu giá. Có nhiều cách tổ chức cho người mua xem hàng: + Xem qua mẫu. +Xem thực tế: có thể xem xét trực tiếp, cho chạy thử. +Xem qua ảnh: Một số hàng nhỏ giá trị cao, dễ mất người ta hay chụp ảnh để giới thiệu. * Đấu giá chính thức  Người mua cạnh tranh giá, đưa ra các mức giá cho hàng hóa đó.  Người bán sẽ lựa chọn bán hàng cho người trả giá cao nhất. * Ký kết hợp đồng và giao hàng  Sau khi phiên đấu giá kết thúc, người mua sẽ kí hợp đồng đấu giá quốc tế.  Người mua cần nộp tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng.  Người bán thường phải trả một khoản phí cho công ty phục vụ đấu giá.  Sau khi ký hợp đồng bên mua sẽ nhận hàng tại kho của tổ chức đấu giá. Thời hạn giao hàng dao động từ 12-20 ngày. 1.6. Mục đích của đấu giá hàng hóa quốc tế Mục đích của hoạt động đấu giá hàng hóa là tìm người mua trả giá cao nhất, còn hoạt động đấu thầu hàng hóa dịch vụ là tìm được người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mua đặt ra. Điểm khác biệt ở đây là mối quan tâm của hoạt động đấu giá chỉ là giá cả, còn hoạt động đấu thầu không chỉ là tìm người trả giá thấp nhất mà còn đòi hỏi về chất lượng, trình độ kỹ thuật, khả năng sáng tạo,...

8

1.7. Các quy định về pháp luật liên quan đến đấu giá quốc tế a. Về hủy kết quả đấu giá tài sản. Theo quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản, kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:  Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.  Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này.  Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này.  Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.  Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 của Luật này. b. Về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình. Tại Điều 7 Luật Đấu giá tài sản quy định:  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản

9

đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình.  Trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá thì quyền sở hữu vẫn thuộc về người mua được tài sản đấu giá ngay tình.  Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá, khiếu nại, khởi kiện về hiệu lực pháp lý của cuộc đấu giá thành, việc hủy kết quả đấu giá tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 72 của Luật này được thực hiện theo thủ tục rút gọn của pháp luật tố tụng dân sự.  Trường hợp có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản đấu giá trước khi tài sản được đưa ra đấu giá nhưng trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật này thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người mua được tài sản đấu giá ngay tình, trừ trường hợp kết quả đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều 72 của Luật này.  So với quy định tại Điều 4 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì Điều 7 Luật Đấu giá tài sản lần đầu tiên đề cập đến "người mua được tài sản đấu giá ngay tình". Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản chưa quy định rõ trường hợp nào được xem là "người mua được tài sản đấu giá ngay tình". Ngoài ra, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng chưa giải thích như thế nào là "ngay tình".  Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp - Nhà xuất bản Từ điển bách khoa ấn hành năm 2006 đưa ra định nghĩa "ngay tình" là lòng ngay thẳng, thực thà, tình thế rõ ràng. Có quan điểm cho rằng, "người mua được tài sản đấu giá ngay tình" là người tham gia và trúng đấu giá một cách khách quan, không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm khác cho rằng, "người mua được tài sản đấu giá ngay tình" phải thỏa mãn hai điều kiện:

10

i, Người đó tham gia và trúng đấu giá một cách khách quan, không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản. ii, Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm tuân theo quy định của Luật Đấu giá tài sản. c. Về thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trong trường hợp giải thể, hợp nhất, bị sáp nhập. Luật Đấu giá tài sản đã có các quy định về thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản và được quy định như là một thủ tục hành chính bắt buộc. Tuy nhiên, đối với trường hợp doanh nghiệp đấu giá tài sản giải thể, hợp nhất, bị sáp nhập (thuộc các trường hợp tự chấm dứt hoạt động) thì thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản chưa được Luật Đấu giá tài sản quy định cụ thể về trình tự thực hiện, thành phần hồ sơ. Vì vậy, doanh nghiệp đấu giá tài sản cũng như Sở Tư pháp đều lúng túng trong việc thực hiện quy định này. Mặt khác, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Đấu giá tài sản "Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Quy định này còn chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau:  Thứ nhất, thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động được tính từ thời điểm doanh nghiệp đấu giá tài sản ban hành quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập.  Thứ hai, thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động được tính từ thời điểm Sở Tư pháp nhận được quyết định giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp đấu giá tài sản.

11

d. Về lưu trữ hồ sơ đấu giá. Lưu trữ hồ sơ đấu giá là khâu cuối cùng của quy trình đấu giá tài sản và có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc lưu giữ thông tin để phục vụ cho hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản, công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước. Trong một số trường hợp, hồ sơ đấu giá còn là tài liệu, chứng cứ quan trọng để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt, đối với tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, tài sản nhà nước, tài sản có giá trị lớn thì hồ sơ đấu giá càng cần phải được bảo quản cẩn thận, lưu trữ lâu dài. Trước đây, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP và Thông tư số 23/2010/TT-BTP chưa có quy định nào về chế độ lưu trữ hồ sơ đấu giá. Đến Luật Đấu giá tài sản, tại Điều 54 có quy định:  Người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đấu giá trong thời hạn 05 năm kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá.  Trình tự, thủ tục lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Thực tế cho thấy thời hạn lưu trữ hồ sơ đấu giá 05 năm là quá ngắn, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bên cạnh đó, đã có trường hợp tại thời điểm điều tra, truy tố, xét xử thì doanh nghiệp đấu giá tài sản đã chấm dứt hoạt động, trong khi đó pháp luật chưa có quy định về bàn giao, lưu trữ hồ sơ đấu giá tài sản khi tổ chức đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động. Vì vậy, việc thẩm định tính pháp lý của hồ sơ đấu giá cũng gặp nhiều khó khăn. Khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản quy định Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:  Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá.

12

 Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.  Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá.  Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.  Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẤU GIÁ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 2.1. Đấu giá hàng hóa tại Việt Nam. 2.1.1. Đấu giá trực tiếp: Ở Việt Nam hiện nay, tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có 63 trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản do UBND tỉnh thành lập và 104 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Tuy vậy vẫn chưa có cơ sở nào có thể trở thành nơi đấu giá quốc tế.

Hình 1:Trung tâm trưng bày tài sản bán đấu giá tại Hà Nội 13

2.1.2. Đấu giá quốc tế tại Việt Nam: Việc vận dụng đấu giá vào kinh doanh xuất nhập khẩu vào các ngành kinh tế ở Việt Nam là chưa cao như ở các nước có các trung tâm đấu giá phát triển như ở Mỹ, Anh, Hà Lan hay Đức… Các công ty trung gian đấu giá ở Việt Nam để so với những công ty tru...


Similar Free PDFs