Group 05 Assignment Final Project PDF

Title Group 05 Assignment Final Project
Author DIEN LE THI MY
Course The Project Appraisal
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 69
File Size 2.1 MB
File Type PDF
Total Downloads 110
Total Views 414

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETINGBÀI TIỂU LUẬN MÔN DỰ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾĐề tài:DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCHTRONG NHÀ MÀNGGiảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Quang AnSinh viên: Nguyễn Mạnh Thắng - 31171020597Hoàng H...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN MÔN DỰ ÁN KINH DOANH QUỐC TẾ Đề tài:

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH TRONG NHÀ MÀNG Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hà Quang An Sinh viên: Nguyễn Mạnh Thắng - 31171020597 Hoàng Hồng Thắm - 31171024067 Lê Thị Tường Vi - 31181020053 Triệu Bảo Ngọc - 31181023756 Huỳnh Lê Bảo Ngân – 31181024567

Năm thực hiện – 2021

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 5 STT

Họ và tên

MSSV

Email

Mức độ đóng góp

1

Nguyễn Mạnh Thắng

31171020597

[email protected]

20%

2

Hoàng Hồng Thắm

31171024067

[email protected]

20%

3

Lê Thị Tường Vi

31181020053

[email protected]

20%

4

Triệu Bảo Ngọc

31181023756

[email protected]

20%

5

Huỳnh Lê Bảo Ngân

31181024567

[email protected]

20%

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH ..................................................................................................1 1.1

Bối cảnh ...............................................................................................................1

1.2

Thông tin ..............................................................................................................2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ .........................................................................................5 CHƯƠNG 3. MODULE A – NHU CẦU-THỊ TRƯỜNG ....................................................6 3.1

Lựa chọn địa điểm .................................................................................................8

3.2

Môi trường kinh doanh .........................................................................................10

CHƯƠNG 4. KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ ......................................................................15 4.1

Công nghệ nhà màng............................................................................................15

4.1.1

Khái quát công nghệ nhà màng .......................................................................15

4.1.2

Ưu thế của nhà màng .....................................................................................15

4.1.3

Phân loại nhà màng .......................................................................................16

4.1.4

Công nghệ nhà màng áp dụng cho dự án .......................................................... 17

4.2

Công nghệ trồng rau.............................................................................................20

4.3

Công nghệ sơ chế, đóng gói, dán nhãn sản phẩm ..................................................... 23

4.4

Công nghệ sản xuất Global GAP ...........................................................................23

4.4.1

Khái niệm Global GAP ..................................................................................23

4.4.2

Mục tiêu chính của Global GAP .....................................................................24

4.4.3

Lợi ích của việc áp dụng Global GAP..............................................................24

4.4.4

Quá trình xây dựng và áp dụng Global GAP vào trang trại.................................25

CHƯƠNG 5. MODULE C – TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ...............................................26 5.1

Đánh giá tác động môi trường ............................................................................... 26

5.1.1

Các loại chất thải phát sinh .............................................................................26

5.1.2

Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực............................................................27

5.1.3

Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động ................................ 29

5.2

Tham số đánh giá tác động môi trường...................................................................29

CHƯƠNG 6. MODULE D – TỔ CHỨC-NHÂN LỰC ...................................................... 30 6.1

Tổ chức .............................................................................................................. 30

6.2

Giám sát – Kiểm soát ...........................................................................................42

CHƯƠNG 7. MODULE E – TÀI CHÍNH ........................................................................46 7.1

Dòng tiền ............................................................................................................46

7.2

Kiểm soát chất lượng ...........................................................................................55

7.3

Phân tích rủi ro ....................................................................................................58

KẾT LUẬN.....................................................................................................................64

1

CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH 1.1 Bối cảnh Thế giới đang vận động theo một xu hướng tăng trưởng và hoàn thiện hơn. Nhà triết học, nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ John Dewey cũng nhấn mạnh rằng: “Nhu cầu tăng trưởng, phát triển, và thay đổi, là điều cơ bản của cuộc sống.”. Điều này dẫn đến sự chuyển đổi không ngừng của xã hội. Vài thế kỷ trước, đất nước vẫn còn loay hoay với nền nông nghiệp đơn sơ và lạc hậu thì bây giờ cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong việc sử dụng công nghệ ở các vùng nông thôn châu Á. Và cũng mới vài thập kỷ trước, chúng ta vẫn còn mãi trăn trở với một nhu cầu hết sức bình thường của cuộc sống là làm sao để ăn no, ăn đủ dinh dưỡng trong ngày thì ngày nay xu hướng “ăn xanh” lại được đa số mọi người coi là chìa khóa vàng trong việc cải thiện sức khỏe. Tăng trưởng nông nghiệp xanh là một khuôn khổ đầu tư nhằm giải quyết vấn đề sản xuất lương thực nhiều hơn bằng việc duy trì đa dạng các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ hệ sinh thái trong điều kiện đất đai và tài nguyên hữu hạn. Khung tăng trưởng nông nghiệp xanh xác định các cơ hội hiện tại và đang xuất hiện để làm hài hòa giữa phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực trong khu vực với việc giảm đói nghèo tại địa phương và bảo tồn hệ sinh thái. Trong khuôn khổ này, các nhà đầu tư quốc tế, quốc gia, chính phủ các nước, chính quyền địa phương và toàn xã hội bao gồm nông dân, cộng đồng địa phương và các tổ chức phi chính phủ cùng hợp tác thực hiện. Là một nước nông nghiệp, nước ta hiện nay đang phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo xu hướng nông nghiệp hữu cơ gắn với nông nghiệp chế biến, vừa cải tạo được đất đai vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu rau sạch. Dưới chủ trương và chính sách của Nhà nước và Đảng, hiện nay ở nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp ứng dụng cao và thu lại hiệu quả ở nhiều mức độ khác nhau như Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội,… Mô hình chủ yếu tập trung ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất rau sạch, an toàn, sạch bệnh và áp dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong quy trình sản xuất như: hệ thống

2

nhà màng điều tiết ánh sáng, nhiệt độ; hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt; không sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng,…Vì vậy, với dự án trồng rau sạch trong nhà màng thì sẽ đem lại hiệu quả về mặt chống sâu bệnh, hạt cỏ cũng như về mặt ổn định thời tiết hài hoà cho rau trồng. Mặc dù hiện tại nền kinh tế chung của nước ta đang gặp nhiều khó khăn, bất ổn về thời tiết,…nhưng lương thực và sức khỏe luôn là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Hiện nay, người tiêu dùng đang đặt sự quan tâm và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng rau vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và nó chiếm tỉ trọng rất nhiều trong cơ cấu bữa ăn. Từ những phân tích trên, có thể kết luận là các nhu cầu cơ bản về rau sạch là luôn hiện hữu và đang rất cần sự đáp ứng kịp thời từ xung quanh. Nhận thức được nhu cầu quan trọng đó, nhóm dự án nhận thấy có tiềm năng trong việc xây dựng mô hình kinh doanh cung cấp những sản phẩm rau sạch trong nhà màng để đáp ứng nhu cầu “ăn xanh” của mọi người. Từ đó, nhóm quyết định thành lập dự án “Phát triển mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng” để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu đó. 1.2 Thông tin Tên dự án: Phát triển mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng. Chủ đầu tư: Nhóm sinh viên – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khởi công: 1/7/2021 Vòng đời dự án: 10 năm Tổng vốn đầu tư dự kiến:  Vốn tự có: 92.958.789.000 đồng  Vốn vay: 0 đồng Hình thức đầu tư: Xây dựng mới Sản phẩm:  Khu xây dựng đã hoàn thiện 160.880 m2 gồm 3 khu chính:

3

 Khu điều hành và phụ trợ: 10.064 m2 (gồm nhà điều hành; nhà sơ chế, đóng gói, dán mã vạch; kho mát chứa sản phẩm; kho chứa vật tư-phân bón; sân đường nội bộ khu điều hành; cảnh quan khu điều hành; xưởng sản xuất giá thể và vô hạt giống và nhà lưu trú cho cán bộ nhân viên).  Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: 135.400 m2 với:  Nhà màng sản xuất rau thủy canh các loại: 30.000 m2.  Nhà màng sản xuất dưa lưới công nghệ cao: 30.000 m2.  Khu trồng hoa công nghệ cao các loại: 30.000 m2.  Khu thực nghiệm nghiên cứu trồng cây mới: 45.000 m2.  Khu đặt hệ thống tưới và bón phân tự động: 400 m2.  Khu giao thông tổng thể: 15.416 m2.  Các thiết bị bao gồm hệ thống băng chuyền sơ chế, hệ thống đóng gói, in ấn cho sản phẩm, thiết bị cho kho bảo quản lạnh, máy vi tính và thiết bị văn phòng, máy kéo sản phẩm cỡ nhỏ, nông cụ cầm tay các loại, xe tải 5 tấn, thiết bị phòng thí nghiệm.  Hàng năm cung cấp cho thị trường xuất khẩu 240 tấn rau các loại theo tiêu chuẩn GLOBALGAP.  Cung cấp 300 tấn dưa lưới chất lượng cao phục vụ xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Singapore và EU.  Dự án cung cấp khoảng 240.000 cành hoa công nghệ cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu dự án: Mục tiêu dự án là để xây dựng mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng trong vòng 10 năm với ngân sách không vượt quá 92.958.789.000 đồng.  Mục tiêu chung:  Công nghệ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến so với mặt bằng công nghệ nước nhà sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương.

4

 Dự án góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, phát triển hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên nước nhà; ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư.  Dự án sẽ góp phần tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động tại địa phương.  Dự án là một mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp, hình thành chuỗi sản phẩm khép kín, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.  Mục tiêu cụ thể:  Xây dựng dự án thân thiện với môi trường với công nghệ nhà màng, sử dụng quạt đối lưu và hệ thống tưới nhỏ giọt cũng như sử dụng công nghệ xử lý, đóng gói, bảo quản và chế biến sau thu hoạch.  Hình thành hàng rào sinh học: trồng cây ăn quả xung quanh khu vực cách ly thực hiện dự án để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng quỹ đất.  Hình thành mô hình trong sản xuất công nghệ cao, sản phẩm xuất khẩu và cung ứng vào các hệ thống phân phối khó tính như siêu thị, nhà hàng, khách sạn,… Quy mô dự án:  Diện tích xây dựng 160.880 m2, cung cấp rau sạch, trái cây, hoa,…  Hàng năm cung cấp cho thị trường xuất khẩu 240 tấn rau các loại theo tiêu chuẩn GLOBALGAP.  Nhà màng sản xuất rau thủy canh các loại: 30.000 m2.  Nhà màng sản xuất dưa lưới công nghệ cao: 30.000 m2.  Trồng hoa công nghệ cao các loại: 30.000 m2.  Khu thực nghiệm nghiên cứu cây trồng mới: 45.000 m2. Đối tượng – Phạm vi dự án:  Đối tượng: người mua rau sạch.

5

 Phạm vi: tỉnh Long An, Việt Nam. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ V/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

6

CHƯƠNG 3. MODULE A – NHU CẦU-THỊ TRƯỜNG Trong vài năm trở lại đây, truyền thông, báo đài không ngừng cập nhật những thông tin về rau bẩn, rau thiếu an toàn. Những luống rau, bó rau xanh ngắt, tươi ngon mơn mởn, nhưng ít ai biết đến trong chúng tiềm ẩn dư lượng chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu. Hằng ngày, có biết bao nhiêu vụ ngộ độc thực phẩm mà thủ phạm chính lại là những món ăn từ rau xanh thiếu an toàn. Trước thực trạng rau sạch, rau thiếu an toàn, rau không đảm bảo lẫn lộn lẫn nhau, mà cơ quan chức năng chưa thế kiểm soát được, thì nhu cầu của người dân về rau sạch lại điều hoàn toàn đương nhiên. Bên cạnh mặt tiêu cực của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì việc hình thành những mô hình sản xuất rau sạch cũng góp phần giải quyết vấn nạn rau bẩn, rau thiếu an toàn. Những vườn rau sạch chuẩn VietGAP, Global GAP ra đời cũng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân về rau sạch. Ngày trước, họ luôn tiện đường ghé xe vào chọn mua rau tại các sạp nhỏ, hay các người buôn rau ngồi rải rác ven đường. Những bó rau ở đây luôn có vẻ ngoài bắt mắt, mà giá ở đây thường không quá đắt. Nhưng ngày nay, nhận thức của nhiều người dân đã thay đổi, ý thức được tác hại của rau bẩn, rau không an toàn; biết được rau nào là rau sạch, rau nào là rau an toàn. Họ biết rằng, rau sạch trồng theo tiêu chuẩn VietGAP có giá thành đắt gấp 3 thậm chí gấp 5 lần giá rau bình thường nhưng họ vẫn chọn mua. Giá rau sạch đắt là vậy nhưng nhu cầu của người dân về rau sạch không hề giảm mà ngày càng có dấu hiệu tăng. Theo các nghiên cứu, các chuyên gia về dinh dưỡng luôn cảnh báo về những tác hại khôn lường của rau bẩn, rau thiếu an toàn. Việc ăn những loại rau bẩn, rau thiếu an toàn đó làm cho chúng ta có nguy cơ cao mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch,… Một biểu hiện bệnh dễ thấy đó là ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau bẩn. Trước nhiều tác nhận gây bệnh khác thì ăn uống là con đường gần nhất đưa ta đến cái chết. Việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu bằng những sản phẩm rau sạch, thực phẩm sạch là điều thiết yếu. Cho nên, nhu cầu của người dân về rau sạch để đảm bảo cho sức khỏe của mình và gia đình là điều cần thiết. Hiện nay, ở các siêu thị, hay các vùng đô thị, thành phố lớn có rất nhiều chuỗi cửa hàng rau sạch. Sự phát triển này đủ thấy, nhu cầu của người dân về rau sạch. Có những thời điểm,

7

thời tiết xấu, nguồn rau sạch để cung ứng cho thị trường bị thiếu hụt. Mặc dù giá thành cao nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng mua rau sạch. Chuỗi những cửa hàng cung ứng rau sạch phát triển cùng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu của người dân về rau sạch. Hiện nay, nhiều nông dân, thương lái luôn chạy theo lợi nhuận đã đẩy những sản phẩm rau sạch ra khỏi thị trường. Cuộc cạnh tranh giữa rau sạch và rau bẩn trên thị trường luôn gắt gao. Để rau sạch đứng vững trên thị trường, không ai khác, những người tiêu dùng hãy luôn thể hiện mình thông thái, luôn luôn ưu tiên chọn lựa những sản phẩm rau sạch vì sức khỏe của mình và những người thân yêu. Đối với nước ta, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với những hình thức, quy mô và kết quả hoạt động đạt được ở nhiều mức độ khác nhau. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, từ năm 2010 đến nay, ngành nông nghiệp của tỉnh này đã triển khai áp dụng có hiệu quả nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, đầu tư hướng đến nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đó là chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng "Cánh đồng lớn".v.v… Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 28 /01/2015 của Thủ tướng chính phủ V/v Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng nêu rõ mục tiêu xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá cây trồng và vật nuôi chủ lực có lợi thế cạnh tranh, huy động hiệu quả nguồn lực, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xây dựng tiêu chuẩn nuôi trồng và nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, từng bước xây dựng và phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

8

Trước tình hình đó, nhóm quyết định thực hiện dự án “Phát triển mô hình sản xuất rau sạch trong nhà màng”. 3.1 Lựa chọn địa điểm Dự án sẽ được đặt tại tỉnh Long An – tỉnh nối liền miền Tây với cửa ngõ Thành phố Hồ Chí Minh. Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Năm 2019, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 15 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP xếp thứ 10 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 13 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 14 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.695.150 người dân, GRDP đạt 123.187 tỉ đồng (tương ứng với 5,355 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 72,67 triệu đồng (tương ứng với 3160 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%. Tỉnh lỵ của Long An là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1A, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ và có vị trí địa lý:  Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Svay Rieng của Campuchia.  Phía nam và tây nam giáp 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp.  Phía đông và đông bắc giáp TP.HCM.  Phía tây giáp tỉnh Prey Veng, Campuchia.

9

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao...


Similar Free PDFs