Hệ thống ERP và chuỗi giá trị PDF

Title Hệ thống ERP và chuỗi giá trị
Author Van Anh Nguyen
Course information technology
Institution Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Pages 12
File Size 457.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 322
Total Views 955

Summary

Download Hệ thống ERP và chuỗi giá trị PDF


Description

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA MARKETING ______________________

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG DOANH NGHIỆP

Đề số: 04 Mã học phần: MAR1315 Họ và tên: Nguyễn Vân Anh Mã sinh viên: B19DCMR011 Nhóm lớp học: 04 Giảng viên giảng dạy: Trần Thanh Hương

HÀ NỘI – 2021

Câu 1. Trình bày khái niệm về hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực (ERP). Mục đích ứng dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp là gì.  Khái niệm ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực là một thuật ngữ được dùng liên quan đến một loạt hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ, để giúp cho công ty quản lý các hoạt động chủ chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý hậu cần, quản lý quan hệ với khách hàng,… Hiểu đơn giản, ERP chính là một mô hình công nghệ all-in-one, tức là bao gồm tất cả hoạt động của doanh nghiệp chỉ trong một phần mềm liên kết và thống nhất nhiều ứng dụng hay các module có chức năng khác nhau phục vụ của từng bộ phận của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ tự động hóa các hoạt động liên quan đến tài nguyên doanh nghiệp để nhằm giảm thời gian xử lí cũng như tối ưu hoá việc quản lý doanh nghiệp hơn, cho phép tiếp cận các dữ liệu nội bộ được chia sẻ nhằm quản lý được toàn bộ hoạt động của ty.

Hình 1. Hệ thống ERP

Để hiểu thêm về bản chất, ta có thể phân tích như sau: R-Resource: Ứng dụng ERP vào trong doanh nghiệp chính là tận dụng được toàn bộ tài nguyên của công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực. Khi doanh nghiệp bắt đầu triển khai hệ thống ERP, cần có sự trao đổi chặt chẽ giữa người quản lý và nhà tư vấn, giai đoạn này sẽ quyết định hơn 50% sự thành công của một hệ thống ERP.

11

P-Planning: Hệ thống ERP hỗ trợ công ty lên trước các kế hoạch, nghiệp vụ trong sản xuất, kinh doanh. Phần hoạch định sẽ vạch ra hướng đi cho doanh nghiệp, việc tính toán và dự báo các khả năng có thể phát sinh trong tương lai sẽ tác động tới các hoạt động sau đó. E-Enterprise: Mục đích chính của hệ thống này là kết nối và đồng bộ công việc giữa các phòng ban, cập nhật mọi thông tin cần thiết theo thời gian thật, thêm tính tự động trong hoạt động công ty và giảm sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ.  Mục đích ứng dụng hệ thống ERP 1. Chuẩn hóa quy trình kinh doanh và tăng hiệu suất làm việc Hệ thống phân hệ của ERP yêu cầu xác định quy trình kinh doanh rõ ràng, đòi hỏi phải phân công công việc đầy đủ, điều này sẽ tạo ra quy trình làm việc liền mạch và không rối rắm. “Nếu doanh nghiệp xuất hiện các tình huống xấu như thời gian đóng sổ cuối năm của doanh nghiệp vượt quá 30 ngày, hoặc khi doanh nghiệp không biết được các số liệu về hàng tồn, hoặc lượng vật tư dự trữ cho kế hoạch sản xuất, hoặc các lãnh đạo khi đi công tác mà vẫn phải liên lạc với công ty mỗi 15 phút để nhắc nhở… thì nên ứng dụng hệ thống ERP” – Tập đoàn PwC. Việc chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong hệ thống ERP đồng thời sẽ đưa các kế hoạch sản xuất theo đúng quy trình. Ví dụ nếu không có quy trình này rất dễ tính toán sai và thắt cổ chai kế hoạch sản xuất, rồi không tận dụng hết công suất của máy móc và nhân công. Nhờ ERP, doanh nghiệp có thể vận hành gần sát với thời gian thực, hầu như không có độ trễ, rút ngắn thời gian thực hiện và tăng năng lực đáp ứng yêu cầu. ERP cung cấp cho các nhà quản lý khả năng quản lý và điều hành tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức như: tài chính-kế toán, quản lý vật tư, quản lý SXKD và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo,... 2. Giảm thiểu các quy trình thủ công bằng tự động hóa Cốt lõi của một phần mềm ERP là giảm thiểu quy trình thủ công bằng tự động hóa trong công việc, hạn chế sai lầm trong việc nhập dữ liệu, xử lý thông tin một cách nhanh chóng. ERP tích hợp thông tin và các kênh xử lý thông tin vào trong một môi trường thống nhất giúp cho các nhà quản lý dễ truy cập đến thông tin tích hợp và đáng tin cậy; tích hợp đầy đủ các chức năng chỉ trong một phần mềm. Việc cung cấp thông tin hay quyền truy cập cho nhân viên sẽ được phân bổ trên ERP dễ dàng. Nhân viên sẽ nhận được các thông tin cơ bản như bộ phận mình làm việc, lương thưởng, bảng chấm công, kho tài liệu (quy định công ty, mẫu hợp đồng, tài liệu đào tạo, v.v…). Thêm vào đó là việc phân quyền truy cập dữ liệu công ty theo cấp bậc của nhân viên, giúp kiểm soát những tài liệu quan trọng.

11

3. Tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng Đối với các công ty sản xuất và có liên quan đến hàng tồn kho và chuỗi cung ứng, hệ thống ERP sẽ tăng cường quản lý chuỗi cung ứng theo nhiều cách khác nhau. Cải tiến này dẫn đến rút ngắn thời gian giao hàng, giao hàng đúng hạn hơn và nhiều lợi ích khác giúp tăng cường hoạt động cung ứng. Chuỗi cung ứng được sắp xếp hợp lý cũng tạo điều kiện cho các sáng kiến sản xuất, có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí và phát triển các sản phẩm mới mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh cần thiết để đi trước đối thủ. Ngoài ra, một ERP có thể cải thiện đáng kể lợi nhuận và giảm tình trạng dư thừa liên quan đến hàng tồn kho và sản xuất. ERP giúp xử lý đơn hàng hoàn chỉnh và nhanh chóng. Quá trình từ khi nhận đơn hàng cho đến khi xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu sẽ được cải thiện bởi ERP. Cụ thể, nhân viên sẽ nhân được thông tin đầy đủ khi nhập đơn hàng vào hệ thống ERP như hạn mức tín dụng của khách hàng, lịch sử mua bán từ phân hệ tài chính, lượng hàng tồn kho từ phân hệ kho, hay lịch trình giao hàng từ phân hệ cung ứng. Thông qua một nền tảng ERP được thiết kế tốt, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể trở nên tốt hơn và phản ứng nhanh hơn thông qua dự báo nhu cầu được cải thiện, quản lý hàng tồn kho và hoạt động bán hàng. 4. Chuẩn hóa quy trình, hạn chế sai sót Việc ứng dụng giải pháp ERP có thể giuos doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tối ưu và dễ dàng hơn bao giờ hết. ERP giúp việc truy cập vào cơ sở thông tin các khách hàng và lịch sử tư vấn dễ dàng và chính xác, nhờ đó, nhân viên kinh doanh và chăm sóc khách hàng có thể tương tác với khách hàng tốt hơn và điều đó giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng. Ví dụ thực tế là hoạt động chăm sóc khách hàng của Thế Giới Di Động: khi khách hàng gọi đến call center, hệ thống nhận diện bộ lịch sử mua hàng, khách hàng được chào đúng tên, thậm chí nhớ chi tiết quan trọng nào đó. Lưu trữ đặc điểm và những lần tiếp xúc với khách hàng, nhân viên tổng đài chăm sóc khách hàng biết được nhân viên giao hàng hay nhân viên tư vấn bán hàng đã có những “đối thoại” quan trọng nào với khách hàng. 5. Quản lý thông tin hiệu quả ERP tích hợp mọi công việc thông tin của tất cả các phòng ban, mọi chức năng của các cửa hàng của công ty trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ dàng theo dõi. Từ đó, giúp cho nhà quản lí quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Các tính năng kỹ thuật quan trọng của phần mềm ERP là: cho phép quản lý đa tiền tệ, quản lý nhiều công ty, nhiều chi nhánh, có giao diện đa ngôn ngữ, cho phép copy vào/ra (import/export) ra/vào EXCEL, có khả năng phân tích dữ liệu Drill-Down… Thêm vào đó là việc phân quyền truy cập dữ liệu công ty theo cấp bậc của nhân viên, giúp kiểm soát những tài liệu quan trọng hay theo dõi được công việc của nhân viên. 6. Tăng tính bảo mật và nâng cao chất lượng dữ liệu

11

Một trong những lợi thế lớn nhất của hệ thống ERP là bảo mật dữ liệu. Chia sẻ dữ liệu trên các silo chức năng như dịch vụ khách hàng, bán hàng, tiếp thị và phát triển kinh doanh giúp tăng cường sự hợp tác trong toàn công ty. Mặt khác, có thể truy cập dữ liệu rộng rãi và kiểm soát ai có thể xem, chỉnh sửa thông tin. Các giải pháp ERP có các phương tiện kiểm soát nội tại để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp. Cả hệ thống ERP tại chỗ và trên nền tảng đám mây đều cung cấp cho doanh nghiệp mức độ bảo mật cao hơn. 7. Cải thiện báo cáo và lập kế hoạch Bằng cách tập hợp các nguồn thông tin trong hệ thống, ERP có thể dễ dàng tạo các báo cáo và phân tích hữu ích bất cứ lúc nào. Phần mềm này cung cấp cho doanh nghiệp những phân tích và so sánh các chức năng giữa các phòng ban mà không gặp rắc rối với nhiều bảng tính và email. Các báo cáo tài chính tiêu chuẩn như báo cáo thu nhập và dòng tiền nói chung được tích hợp và báo cáo tùy chỉnh có thể được tạo nhanh chóng mà không cần sự can thiệp của công nghệ thông tin.  Kết luận Nhìn chung hệ thống ERP đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ở mọi cấp độ quản lý và mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức như: tài chính-kế toán, quản lý vật tư, quản lý SXKD và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, v.v.. giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh và phát triển công ty một cách nhanh chóng. Tuy nhiên hệ thống này cũng tồn đọng một vài khuyết điểm như: mất nhiều chi phí đầu tư hệ thống và vận hành, khó nâng cấp, yêu cầu trình độ công nghệ kỹ thuật tốt để sử dụng, … Chính vì vậy, doanh nghiệp khi ứng dụng ERP sẽ cần sự đầu tư và quản lý, vận hành một cách thận trọng để đem về kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Câu 2. Chuỗi giá trị chính là tập hợp của các hoạt động chính liên quan trực tiếp đến việc tạo ra hàng hóa hoặc dịch vụ, trong khi các hoạt động hỗ trợ giúp nâng cao hiệu quả và công việc để có được các lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác. Bằng tư duy của mình và những lý thuyết em có thể tìm hiểu được, hãy phân tích vai trò của hệ thống thông tin trong chuỗi giá trị của mỗi doanh nghiệp.  Khái niệm về chuỗi giá trị Theo Micheal Porter, chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc, là tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm lại được cộng thêm một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm 9 hoạt động được chia thành 2 nhóm chính: nhóm các hoạt động cơ bản và nhóm các hoạt động bổ trợ.

11

Hình 2. Chuỗi giá trị

 Vậy hệ thống thông tin ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi giá trị? Trong quá trình cung ứng chuỗi giá trị đến với khách hàng, hệ thống thông tin là một yếu tố rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp. Hệ thông thông tin là một tập hợp và kết hợp của các thành phần sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối, chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của doanh nghiệp/ tổ chức. Phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý và chức năng nghiệp vụ, ta sẽ có các hệ thống như:  Mức tác nghiệp: Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS)  Mức tri thức: Hệ thống quản lý tri thức (KMS), Hệ thống tự động văn phòng (OAS)  Mức chiến thuật: Hệ thống thông tin quản lý (MIS), Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS)  Mức chiến lược: Hệ thống trợ giúp lãnh đạo (ESS) Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ: Hệ thống thông tin marketing, hệ thống thông tin tài chính kế toán, hệ thống thông tin sản xuất kinh doanh, hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực; các hệ thống thông tin khác như ERP và CRM. Để hiểu rõ hơn về vai trò của hệ thống thông tin đối với chuỗi giá trị của mỗi doanh nghiệp, ta cần đi sâu vào phần tích sự ảnh hưởng của các hệ thống thông tin đối với 9 thành tố trong chuỗi giá trị dưới đây. 1. Đối với Logistic đầu vào

11

Hệ thống thông tin hỗ trợ báo cáo để lập kế hoạch gồm các thông tin có tính lịch sử và thông tin trong tương lai như thông tin về xu hướng bán hàng, khuynh hướng dự báo, các thông tin thị trường, các yếu tố chi phí của dự án kinh doanh. Báo cáo hoạt động cung cấp những thông tin sẵn có cho nhà quản lý và người giám sát về hoạt động thực tế như việc nắm giữ hàng tồn kho, thu mua, đơn hàng vận tải, kế hoạch sản xuất và kiểm soát, vận chuyển. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin nhận hàng sẽ ghi nhận số lượng và chất lượng hàng giao nhằm cung cấp thông tin cho bộ phận công nợ phải trả, kho và sản xuất. Hệ thống thông tin còn hỗ trợ tổng kết chi phí và thông tin hoạt động ở các giai đoạn thích hợp, so sánh ngân sách và chi phí hiện tại, chúng tạo ra nền tảng cho việc tiếp cận chiến lược hoạt động và các sách lược của doanh nghiệp.

2. Đối với khâu vận hành Các hệ thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều hành và quản lý sản xuất. Hệ thống này kiểm soát gần như toàn bộ các giai đoạn của quá trình chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất và quá trình biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm. Với hệ thống quản lý sản xuất tốt, người quản lý có thể quyết định cách thức tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất tối ưu nhất, nơi dùng làm kho dự trữ hợp lý nhất và giải pháp vận chuyển hàng tốt nhất… Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được sản phẩm với chất lượng và chi phí hợp lý nhất. Hệ thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp các thông tin hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định quản lý sản xuất và gồm các chức năng cơ bản như sau: Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất; quản lý hàng dự trữ và giao nhận hàng; hoạch định và theo dõi năng lực sản xuất, các điều kiện sản xuất; phân chia nguồn lực, kiểm tra kế hoạch sản xuất; thiết kế các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ; lập kế hoạch và lựa chọn địa điểm kinh doanh;

11

xác định các quy trình thiết kế sản phẩm và tiến trình sản xuất… Các thông tin đầu ra của hệ thống thông tin quản lý sản xuất bao gồm các báo cáo như báo cáo kế hoạch nguyên vật liệu, báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm, lịch sản xuất, mẫu sản phẩm, … các quyết định chiến lược về sản xuất (phương án xây dựng nhà máy sản xuất, lựa chọn địa điểm sản xuất, công nghệ sản xuất…). Ngoài ra, các hệ thông thông tin hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu còn đem lại nhiều sự hữu ích như:  HTTT hoạch định năng lực sản xuất: giúp xác định năng lực hiện có là đủ hay quá ít / quá nhiều  HTTT điều độ SX: giúp phân chia việc dùng các thiết bị sản xuất đặc thù cho việc sản xuất các thành phẩm phù hợp với lịch trình sản xuất  HTTT phát triển và thiết kế sản phẩm: giúp phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu kế hoạch với chi phí ít nhật về nguồn lực 3. Đối với Logistics đầu ra Trong quá trị vận hàng với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và phân phối hàng hóa, doanh nghiệp sẽ sự trợ giúp từ hệ thống thông tin phân phối giúp theo dõi hàng hóa và dịch vụ phân phối nhằm xác định và sửa chữ những sai sót trong phân phối, tính toán thời gian phân phối. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin kiểm tra chất lượng còn cung cấp thông tin tình trạng sản phẩm từ nguyên vật liệu đến sản phẩm dở dang cho tới thành phẩm cho những bộ phận mua hàng, hệ thống phát triển và thiết kế sản phẩm. Hệ thông thông tin giao hàng hỗ trợ và kiểm soát quá trình dự trữ và giao hàng. Mọi quá trình đều được hỗ trợ bởi công nghệ, giảm bớt quy trình thủ công, giúp rút ngắn thời gian thao tác và cũng vì vậy mà hàng hóa sẽ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. 4. Đối với Marketing và bán hàng Hệ thống thông tin Marketing (MKIS) có những cấu trúc tập hợp các thủ tục và phương pháp để thu thập, phân tích và trình bày thông tin thường xuyên hay có kế hoạch để sử dụng trong việc đưa ra các quyết định tiếp thị. Các chức năng cơ bản: xác định khách hàng hiện tại, xác định khách hàng tương lai, xác định nhu cầu khách hàng, lập kế hoạch phát triển sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu, định giá sản phẩm và dịch vụ, xúc tiến bán hàng, phân phối sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Khi sử dụng hệ thông tin Marketing ở các cấp tác nghiệp và chiến thuật, doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng một cách dễ dàng khi được hệ thống cung cấp thông tin về khách hàng, sở thích, hành vi, số liệu về quá trình mua hàng, hệ thống hướng dẫn hỏi đáp/khiếu nại, giúp ghi nhận và xử lý, lưu trữ các khiếu nại phục vụ quá trình phân tích quản lý. Ngoài ra, hệ thông thông tin ở các cấp tác nghiệp còn hỗ trợ công đoạn quảng cáo, xúc tiến như: hệ thống thông tin quảng cáo qua thư, danh sách được gửi từ tập tin dữ liệu khách hàng, công nợ phải thu, khách hàng tương lai và cơ sở dữ liệu thương mại. Còn có hệ thống CRM giúp các chuyên gia Marketing hoàn tất các chiến dịch Marketing bằng

11

cách tự động hóa các công việc như tăng cường chất lượng của chiến dịch có tiêu điểm, lập lịch và theo dõi thư marketing trực tiếp, thu thập và quản lý các dữ liệu trả lời của khách hàng để tiến hành phân tích giá trị khách hàng và giá trị kinh doanh trong một chiến lược Marketing. Bằng việc sử dụng hệ thống thông tin, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu kinh doanh của các đối thủ bên ngoài cũng giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu từ đó xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp để chiếm lĩnh thị trường. Dự đoán hành vi của đối thủ cạnh tranh và vượt qua đối thủ cạnh tranh một cách nhanh chóng. 5. Đối với dịch vụ Nhằm tăng cường và duy trì tốt giá trị sản phẩm, doanh nghiệp sẽ cần tới các khâu như lắp đặt, sửa chữa, huyến luyện, điều chỉnh sản phẩm, v.v… và tất cả các công đoạn này đều có thể được hỗ trợ bởi các hệ thống thông tin. Trong đó, hệ thống thông tin sản xuất ở cấp chiến thuật – hệ thống thông tin Just-in-time sẽ giúp loại trừ lãng phí trong việc dùng máy móc, không gian, thời gian làm việc và vật tư. Các hệ thống thông tin về marketing, bán hàng như CRM còn có giúp kiểm tra yêu cầu đã từng được giải quyết hay chưa, phân công giải quyết yêu cầu hỗ trợ và bảo trì, cập nhật thông tin về yêu cầu mới phát sinh giúp doanh nghiêp ứng biến kịp thời khi phản ứng lại yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Hệ thống CRM giúp các nhà quản lý dịch vụ khách hàng tạo ra và quản trị các yêu cầu dịch vụ. Ví dụ như phần mềm Call Center thực hiện chuyển hướng các cuộc gọi đến các bộ phận hỗ trợ khách hàng, phần mềm Help Desk trợ giúp khách hàng khi gặp khó khan liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, … Các hệ thống CRM giúp doanh nghiệp xác định được các khách hàng tiềm năng và trung thành nhất. Các công cụ này cho phép tổ chức xác định được ai là khách hàng tiềm năng, ai là khách hàng trung thành để định hướng và đánh giá các chiến lược Marketing. 6. Đối với việc thu mua các yếu tố đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị Hệ thống thông tin sản xuất và kinh doanh ở cấp chiến lược giúp thiết kế bố trí sản xuất trong doanh nghiệp, lên kế hoạch đánh giá công nghệ, lập kế hoạch yêu cầu vật tư, các nguồn lực kinh doanh và phần mềm sản xuất tích hợp CiM (Computer - intergrated manufacturing). Bằng hệ thống thông tin sản xuất và kinh doanh, các hoạt động thu mua các yếu tố đầu vào sẽ được kiểm soát, nhà quản lý dễ dàng điều khiển, phân chia nguồn lựa để tối ưu hiệu quả sử dụng. Không chỉ vậy, hệ thống thông tin MRP (Material Requirement Planning) còn hỗ trợ xác định dòng thời gian, tồn kho và nguồn dữ liệu có thể được cân nhắc trong kế hoạch. Doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu này để đề xuất các vấn đề liên quan đến nguyên vật liệu đang cần, cần cái gì, cần bao nhiêu và khi nào cũng như nhu cầu về tài nguyên. Khi những đề xuất này được đánh giá, có thể tạo ra đơn đặt hàng sản xuất và mua hàng cần thiết để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng với thời gian sản xuất được xác định.

11

7. Phát triển công nghệ Về cơ bản, chính việc ứng dụng hệ thống thông tin vào hoạt động của doanh nghiệp cũng là một cách phát triển công nghệ, giúp tối ưu mọi quy trình và làm việc một cách khoa học, năng suất hơn. Khi ứng dụng các hệ thống thông tin ở các cấp, kết hợp với những hệ thống chuyên dụng như ERP (hệ thống lên kế hoạch quản trị nguồn lực) nâng cấp sự chuyên nghiệp trong mọi khâu vận hành. Từ việc tự động hóa, giảm quy trình, bảo mật thông tin, cho đến việc chuẩn hóa các bước đem dịch vụ đến với khách hàng, hệ thống thông tin giúp cho doanh nghiệp tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, tăng hiệu quả cạnh tranh nhờ tối ưu nguồn lực. 8. Quản trị nguồn nhân lực Hệ thống thông tin quản trị nhân lực sẽ cho ra các thông tin đầu ra như: báo cáo lương, thưởng, các khoản phúc lợi, bảo hiểm; kế hoạch, nhu cầu nhân lực, hồ sơ lý lịch nhân sự, báo cáo kỹ năng làm việc, v.v... Hệ thông phản ánh đầy đủ và toàn diện về tiềm năng về trí lực của từng con người trong một tập thể, bao gồm cả số lượng, chất lượng.

Hình 4. Hệ thống thông tin quản trị nhân lực

Hệ thống thông ti...


Similar Free PDFs