Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ NHTM PDF

Title Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ NHTM
Author Hoang Nguyen Nhat Khanh
Course Ngân hàng Thương mại
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 60
File Size 1.4 MB
File Type PDF
Total Downloads 42
Total Views 271

Summary

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 1.1. Phân loại tín dụng Quy trình tín dụng cơ bản Khái niệm về mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ...


Description

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 3 DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ............................. 5 1.1.

Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. .......................... 5

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng ........................................................................... 5 1.1.2. Phân loại tín dụng ............................................................................................. 5 1.2.

Quy trình tín dụng cơ bản ................................................................................... 6

1.3.

Khái niệm về mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ. .............................................. 8

1.4.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. ................................. 8

1.5.

Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ. ............................................................. 9

1.5.1. Đối với khách hàng cá nhân (thể nhân) .......................................................... 9 1.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp. ............................................................... 10 1.5.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. .......................................................................... 10 1.5.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. .............................................................. 11 1.6.

Mức độ áp dụng. ............................................................................................... 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK VÀ SO SÁNH VỚI BIDV. ................................... 14 2.1.

Tổng quan về Ngân hàng Techcombank và BIDV. ......................................... 14

2.2.

Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng Techcombank và BIDV. ...... 14

2.3.

Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Techcombank và BIDV. 18

2.4. Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Techcombank ................................................................................................................ 19 2.4.1. Quy trình chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Techcombank. ........................................................................................................... 19 2.4.1.1. Đối với khách hàng tổ chức. ................................................................... 19 2.4.1.2. Đối với khách hàng cá nhân. ................................................................. 26 2.4.2. Quy trình xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân...................... 27

2 hàng Techcombank. ...................................................................................................... 27 2.5.

Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng BIDV. ............ 29

2.5.1. Đối với khách hàng cá nhân............................................................................ 29 2.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp .................................................................. 37 2.6. Đánh giá về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Techcombank và ................ 52 BIDV. ............................................................................................................................ 52 2.6.1. Đánh giá tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Techcombank. ........................................................................................................... 52 2.6.1.1. Ưu điểm. .................................................................................................. 52 2.6.1.2. Nhược điểm. ............................................................................................ 53 2.6.2. Đánh giá tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng BIDV. ................................................................................................................................... 54 2.6.2.1. Ưu điểm. .................................................................................................. 54 2.6.2.2. Nhược điểm. ............................................................................................ 55 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG TECHCOMBANK........................................................ 55 3.1. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào ..................................................................... 55 3.2. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá ......................................... 56 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân ...................................................................................................................... 56 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ............................................................................................................. 57 3.3. Nâng cấp hệ thống xử lý thông tin ......................................................................... 58 3.4. Tập huấn cho cán bộ ngân hàng về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ................ 58 3.5. Các giải pháp khác ................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 60

3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT RRTD

Rủi ro tín dụng

CIC

Trung tâm thông tin tín dụng

CBTD

Cán bộ tín dụng

NH

Ngân hàng

XHTD

Xếp hạng Tín dụng

VCSH

Vốn Chủ sở hữu

HĐKD

Hoạt động Kinh doanh

KH DN

Khách hàng Doanh nghiệp

BCTC

Báo cáo Tài chính

QTRR

Quản trị rủi ro DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Dư nợ tín dụng tại Techcombank 2019 ............................................................. 15 Hình 2.2. Dư nợ tín dụng của BIDV ................................................................................. 16 Hình 2.3. Tỷ lệ nợ xấu top 10 ngân hàng 2019 ................................................................. 17 Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu BIDV từ 2015-Q1/2020 ............................................................... 17 Hình 2.6. Xếp hạng Moody về Techcombank ................................................................... 52 Hình 2.7. Tỷ lệ CASA của Techcombank ......................................................................... 53 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính tại Techcombank .............................................. 20 Bảng 2.2. Tỷ trọng cho các chi tiêu phi tài chính tại Techcombank ................................. 22 Bảng 2.3. Tỷ trọng chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tại Techcombank .......................... 23 Bảng 2.4. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại ngân hàng Techcombank ...................... 24

4 Bảng 2.5. Tiến trình thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ t ại Techcombank ..................... 27 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu chấm điểm cá nhân của BIDV ...................................................... 29 Bảng 2.7. Hệ thống ký hiệu XHTD cá nhân của BIDV .................................................... 33 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu chấm điểm tài sản đảm bảo của BIDV ......................................... 34 Bảng 2.9. Hệ thống ký hiệu đánh giá tài sản đảm bảo của BIDV ..................................... 35 Bảng 2.10. Ma trận kết hợp giữa kết quả XHTD với kết quả đánh giá tài sản đảm bảo của BIDV ................................................................................................................................. 36 Bảng 2.11. Bảng xác định quy mô của BIDV ................................................................... 37 Bảng 2.12. Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính của BIDV ..................................................... 43 Bảng 2.13. Điểm có trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của BIDV ............................................................................. 44 Bảng 2.14. 10 nhóm theo thang điểm Khách hàng của BIDV .......................................... 45 Bảng 2.15. So sánh hệ thống XHTD nội bộ giữa 2 ngân hàng đối với KH cá nhân ......... 47 Bảng 2.16. So sánh hệ thống XHTD nội bộ giữa 2 ngân hàng đối với KH t ổ chức ......... 48

5 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ 1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Về mặt tài chính tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sở hữu vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính tạm thời. Thực chất của quan hệ tín



dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó Thứ hai,là tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả đúng hạn



về cả thời gian lẫn giá trị, bao gồm hai bộ phận là gốc và lãi Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho



vay. Có thể nói đây là điều kiện đầu tiên mang tính quyết định để thiết lập quan hệ tín dụng. Người đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay ở điểm này là điều kiện hình thành quan hệ tín dụng. 1.1.2. Phân loại tín dụng •

Phân loại theo thời gian: o Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn không quá 12 tháng. o Tín dụng trung hạn: Có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. o Tín dụng dài hạn: Có thời hạn cho vay lớn hơn 60 tháng.



Phân loại theo tính chất của khoản vay: o Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tư tài sản tương đương đảm bảo.

6 o Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng. • Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay: o Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa o Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, xây dựng nhà cửa, xe cộ. o Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng cho các đối tượng sinh viên, học sinh đóng tiền học hoặc đi du học. • Phân loại theo đối tượng trả nợ: o Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. o Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. • Căn cứ vào đối tượng tín dụng o Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh doanh o Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được dùng hình thành tài sản cố định. • Các hình thức phân loại khác: theo ngành kinh tế, khách hàng,... 1.2. Quy trình tín dụng cơ bản - Quy trình tín dụng (Credit Procedures) là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Là căn cứ cho việc

7 phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng, là cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. - Nội dung của quy trình tín dụng bao gồm: •

Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng: Nhân viên ngân hàng nghiên cứu thị trường, môi trường và tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, giới thiệu chính sách tín dụng của ngân hàng cho khách hàng.



Rà soát kết quả thẩm định: Phân tích những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay



Phê duyệt đề xuất tín dụng: Thực hiện bởi hội đồng tín dụng hoặc trưởng phó phòng, trưởng phó chi nhánh, tách biệt với chức năng khởi tạo tín dụng và đánh giá rủi ro



Ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay: Hợp đồng tín dụng sẽ được phòng quản lý rủi ro tín dụng kiểm soát lại sau đó chuyển cho cán bộ phòng khách hàng để thương lượng hợp đồng với khách hàng và lấy đủ chữ kí.



Giải ngân/ Phát hành bảo lãnh: Khi khách hàng có yêu cầu rút vốn cùng hợp đồng ký kết hoàn chỉnh. Yêu cầu này được gửi cho cán bộ phòng khách hàng, sau đó tới bộ phận quản lý tín dụng để xử lý tác nghiệp



Giám sát và kiểm soát: Các báo cáo về hạn mức và hợp đồng hoặc báo cáo thời hạn tài sản đảm bảo cùng với các khoản mục vượt hạn mức và các báo cáo khác về các trường hợp ngoại lệ của từng khách hàng sẽ được phòng quản lý tín dụng soạn thảo và chuyển cho phòng khách và phòng quản lý rủi ro tín dụng.



Điều chỉnh tín dụng: Điều chỉnh không làm gia tăng đáng kể rủi ro thì cán bộ phòng khách hàng có thể lập và đệ trình một đề xuất sửa đổi đơn giản. Ngược lại gia tăng rủi ro thì cán bộ phòng khách hàng phải lập lại đề xuất tín dụng

8 •

Thu nợ, lãi, phí, thanh lý tín dụng: Phòng quản lý tín dụng gửi thông báo đáo hạn cho khách hàng và cán bộ phòng khách hàng có trách nhiệm liên hệ với khách hàng để trao đổi về khả năng và ý định trả nợ vào ngày đáo hạn của khách hàng. 1.3. Khái niệm về mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ. Được xây dựng trên cơ sở chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng. Thường được chia thành : Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng định chế tài chính. 1.4. Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, theo đó: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau: a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm. c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao.

9 d) Được Hội đồng quản trị (đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần), Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng. 1.5. Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ. 1.5.1. Đối với khách hàng cá nhân (thể nhân) Nhóm chỉ tiêu này thường bao gồm các chỉ tiêu về nhân thân và chỉ tiêu về quan hệ với ngân hàng. Hai phương pháp xếp hạng tín dụng thể nhân chính được sử dụng gồm phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê. Theo đó, phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh giá dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để xác định rủi ro và chất lượng của khoản tín dụng. Để thực hiện phương pháp chuyên gia, cần sử dụng một bảng câu hỏi gồm các tiêu chí liên quan tới rủi ro tín dụng và đưa cho các chuyên gia khác nhau để đánh giá. Sau đó các kết quả đánh giá của các chuyên gia sẽ được tập hợp lại, xử lý thống kê và cho ra kết quả cuối cùng. Ưu điểm của phương pháp chuyên gia là tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong chuyên ngành của họ. Đồng thời, do kết quả đánh giá được tập hợp từ nhiều người nên kết quả đánh giá có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, phương pháp này thường mất nhiều chi phí và thời gian do số lượng tham gia chuyên gia lớn đánh giá. Phương pháp thống kê dựa trên các số liệu thực tiễn như mức độ nợ, khả năng trả nợ… và phương pháp kiểm định thống kê để phát hiện ra các biến số ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Sự phù hợp của mô hình thống kê phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của bộ dữ liệu thực nghiệm. Bộ dữ liệu phải đủ lớn và chính xác thì mô hình thống kê đưa ra mới có ý nghĩa. Ưu điểm của phương pháp thống kê là việc đánh giá khách quan.

10 1.5.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp. 1.5.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính. Đây là các chỉ tiêu định lượng, được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trên các báo cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. (1) Các tỷ số khả năng thanh toán. • Khả năng thanh toán tổng quát. • Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. • Khả năng thanh toán nhanh. • Khả năng thanh toán nợ. • Khả năng thanh toán lãi vay. (2) Các chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. • Vòng quay vốn lưu động. • Vòng quay toàn bộ tài sản. • Vòng quay hàng tồn kho. • Vòng quay các khoản phải thu (3) Các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính. • Tỷ số tự tài trợ. • Tỷ số nợ (4) Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. • Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. • Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA). • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

11 1.5.2.2. Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. Đây là các chỉ tiêu định tính, nguồn của các chỉ tiêu này được lấy không phải chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để xác định các chỉ tiêu này một cách chính xác đòi hỏi người xếp hạng phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vực nhất định. (1).Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, của sản phẩm mà doanh nghiệp đang hoạt động. Những lĩnh vực đang phát triển. có sự tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang suy thoái. (2). Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả. (3). Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ sẽ lớn. (4). Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh… đây là yếu

12 tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo được niềm tin trong quan hệ với ngân hàng. (5). Các chỉ tiêu khác. Doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thể trong hoạt động kinh doanh, chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố từ bên ngoài như chính sách của nhà nước, nhà cung c...


Similar Free PDFs