KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC PDF

Title KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC
Course Luật kinh doanh
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 437.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 69
Total Views 917

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH----------------------BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲBỘ MÔN LUẬT LAO ĐỘNGĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬTCÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM,YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆCGVHD : Th Dương Mỹ AnSinh viên th...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------------------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ BỘ MÔN LUẬT LAO ĐỘNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC

GVHD

: Th.S Dương Mỹ An

Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Thùy Dung

Lớp HP

: 21D1LAW51101301

MSSV

: 31191027051

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 3 tháng 6 năm 2021

Mục lục GIỚI THIỆU .......................................................................................................................3

I.

NỘI DUNG .....................................................................................................................3

II. 1.

Các thuật ngữ ..................................................................................................................3

2.

Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại .....................................................................................3 a.

Yếu tố có hại ........................................................................................................... 3

b.

Yếu tố nguy hiểm.................................................................................................... 4 Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc ...........................................5

3.

III.

a.

Nguyên tắc.............................................................................................................. 5

b.

Cơ chế kiểm soát..................................................................................................... 6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..............................................................................................7

1. Thực trạng kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. .................................................................................................................................7 2. NSDLĐ đã nhận biết yếu tố nguy hiểm nhưng vẫn đề NLĐ thực hiện công việc có yếu tố đó thì có cấu thành hành vi cố ý gây thương tích hay không? ....................................................8 3.

NLĐ tử vong do dịch bệnh covid 19 được xem là tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp? 9

4. Trong lĩnh vực xây dựng, việc tận dụng các công trình xây dựng để làm nhà ở cho công nhân trong quá trình làm việc có vi phạm Pháp luật hay không? .................................................10 5. Pháp luật hiện nay quy định NSDLĐ phải khám sức khỏe cho NLĐ định kỳ hàng năm, tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề khó thực hiện trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động 10 IV.

KẾT LUẬN ...................................................................................................................11

2

I. GIỚI THIỆU An toàn lao động tại nơi làm việc luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm tới, Pháp luật hiện nay đã có một hệ thống các quy định riêng giành cho vấn đề này và được ban hành thông quan Luật an toàn, vệ sinh lao động, ngoài ra, Bộ luật lao động năm 2019 cũng bao gồm 1 chương liên quan. Bài luận này viết về đề tài “ Phân tích bình luận các quy định của Pháp luật có liên quan đến việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc” và đưa ra những bất cập trong việc thực hiện. *Khung pháp lí: - Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 (Quốc Hội Việt Nam 2015) - Nghị định 39/2016/NĐ-CP Hướng dẫn luật an toàn, vệ sinh lao động (Chính Phủ Nước CHXHCN Việt Nam 2016) - Chương IX Bộ luật lao động 2019: An toàn, vệ sinh lao động (Quốc Hội Việt Nam 2019, Chương IX) II. NỘI DUNG 1. Các thuật ngữ - Yếu tố nguy hiểm: Là những yếu tố có trong môi trường lao động có thể gây chấn thương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại về tài sản, môi trường, là yếu tố dẫn tới tai nạn lao động. - Yếu tố có hại: Là những yếu tố có trong môi trường lao động tác động xấu đến sức khỏe của người lao động (điều kiện lao động không thuận l ợi, vượt quá giới hạn của quy chuẩn vệ sinh lao động cho phép) gây bệnh nghề nghiệp. (Minh Phương 2017) Theo Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đưa ra định nghĩa về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như sau: - An toàn lao động: Là các giải pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh thương tật và gây nguy hiểm tới tính mạng. - Vệ sinh lao động: Là các giải pháp phòng, chống các yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm tạo cho người lao động một môi trường làm việc an toàn, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. - Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gây ra thương tổn tới bộ phận hay chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho con người. - Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. 2. Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại a. Yếu tố có hại 3

Các yếu tố có hại tại nơi làm việc được phân loại theo 9 nhóm yếu tố như sau:

Các yếu tố có hại tại nơi làm việc (ATLĐ365 n.d.) b. Yếu tố nguy hiểm *Sơ đồ phân loại các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc (X n.d.)

4

3. Kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc a. Nguyên tắc Việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là trách nhiệm của người sử dụng lao động. NSDLĐ là người tạo ra việc làm cho NLĐ, để họ cống hiến sức lực cho mình, do đó họ phải có nghĩa vụ đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho nhân viên của mình. Việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc phải được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Thứ nhất, Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc - Thứ hai, Phải có bộ phận phân công chịu trách nhiệm về việc kiểm soát các yếu tố độc hại, yếu tố nguy hiểm. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cần có quy định cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động và phải phổ biến tới từng tổ, đội, phân xưởng. - Thứ ba, Lưu hồ sơ kiểm soát yếu tố nguy hi ểm, yếu tố có hại theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao đồng, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và các bộ luật chuyên ngành khác - Thứ tư, Công khai việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại để người lao động được biết - Cuối cùng, Có quy trình kiểm soát cụ thể theo quy định của Pháp luật (Công ty Luật Dương Gia 2021a) 5

b. Cơ chế kiểm soát Khoản 1 Điều 18 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như sau: Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng. Cơ chế kiểm soát (hay quy trình kiểm soát) yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được thể hiện thao sơ đồ như sau:

*Tìm hiểu yếu tố nguy hiểm, nguy hại: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, NSDLĐ phải nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: -

Phân tích đặc điểm, điều kiện công việc để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

-

Khảo sát, hỏi ý kiến NLĐ về các yếu tố này

-

Trường hợp không nhận di ện được yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bằng cảm quan thì phải sử

dụng các công cụ, thiết bị để đo đạc, phân tích và tìm ra chúng; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định. *Dự đoán mức độ nguy hiểm: Sau khi nhận diện được các yếu tố đó, NSDLĐ phải tiến hành phân tích, mô tả chúng để đánh giá mức độ nguy hi ểm đối với NLĐ. Phải dự đoán những rủi ro mà chúng sẽ mang lại một cách chi tiết nhất, ở bước 6

này, NSDLĐ phải tiến hành thật kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa những sai sót mà khi xảy ra, họ sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn theo quy định của Pháp luật *Quyết định mức độ nguy hiểm: Sau khi đưa ra những phân tích, dự đoán về mức độ gây nên rủi ro của các yếu tố đã nhận định, NSDLĐ sẽ đưa ra quyết định mức độ nguy hiểm cho từng yếu tố, trước hết là phân chia chúng thành nhóm các yếu tố có hại và yếu tố nguy hiểm. Kế tiếp, họ sẽ phân loại, sắp xếp các yếu tố thuộc mỗi nhóm theo thứ tự gây ảnh hưởng tới NLĐ từ cao đến thấp để đưa ra biện pháp phù hợp cho việc phòng, chống chúng. *Lập và thực hiện phương pháp xử lí giảm thiểu: Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích và tiến hành liên tục trong suốt quá trình vận hành tổ chức. Chương II của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 đã đề cập rất chi tiết các phương án, các quy định về phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại cho NLĐ. Ngoài ra, khi thực hiện các biện pháp trên NSDLĐ phải thường xuyên giám sát, kiểm tra hiệu quả của phương án để kịp thời xử lí những điểm chưa phù hợp, từng bước tiêu chuẩn hóa vấn đề an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp để tạo cho NLĐ sự yên tâm, thoải mái trong quá trình làm việc. III.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Vấn đề kiếm soát các yếu tố nguy hi ểm, yếu tố có hại tại các doanh nghiệp Việt Nam luôn là một vấn đề nhức nhối, mặc dù quy định của Pháp luật đã từng bước hoàn thiện trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động nhưng việc thực thi vẫn còn rất nhiều hạn chế. Kết quả là những rủi ro đáng tiếc liên tiếp xảy ra, dần dần khiến NLĐ e dè, sợ hãi trong quá trình làm việc, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả lao động. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong năm 2020 trên toàn quốc đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động làm 8.610 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong đó, số vụ tai nạn lao động chết người là 919 vụ, số người chết vì tai nạn lao động là 966 người, chiếm 22,35 %, số người bị thương nặng là 1.897 người, chiếm 77,65%.(Nhật Dương 2021) Dựa theo những số liệu này, chúng ta thấy được việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động vẫn chưa triệt để, nguyên nhân xuất phát từ cả phía NLĐ, và NSDLĐ. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại, họ chỉ thực hiện với thái độ “đối phó” với Luật, chưa thực sự chú trọng tới an toàn cho nhân của họ, và chính vì thái độ bàng 7

quan, thờ ơ này của NSDLĐ, những sự cố, tai n ạn lao động, bệnh nghề nghiệp liên tiếp xảy ra. Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của NLĐ, ảnh hưởng tới quy trình sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sau đó là làm tăng thêm gánh nặng xã hội. 2. NSDLĐ đã nhận biết yếu tố nguy hiểm nhưng vẫn đề NLĐ thực hiện công việc có yếu tố đó thì có cấu thành hành vi cố ý gây thương tích hay không? Tình huống: Trong một dự án xây dựng, một công ty đã xây dựng một rãnh dài 18 foot x 20 foot và phải lót bằng một loại vải đặc biệt. Khi các công nhân gặp sự cố căng vải trên rãnh, một nhân viên đã tình nguyện xuống rãnh và khắc phục sự cố. Người giám sát đã ngăn anh ta lại, nói rằng nó quá nguy hiểm vì các bức tường của rãnh không chắc chắn. Sau nhiều lần cố gắng kéo căng vải không thành công, người giám sát đã bảo nhân viên xuống rãnh. Trong vòng 5 phút, anh ta đã bị thương nặng khi đường hào sụp đổ. Hành vi của người giám sát có được quy vào cố ý gây thương tích cho NLĐ hay vẫn nằm trong phạm vi bồi thường? Hành vi của người giám sát không được quy vào cố ý gây thương tích cho NLĐ bởi vì nó không nằm trong nội dung tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự 2011, hành vi vô ý phạm tội là: “ Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.” Trong tình huống trên, người giám sát đã nhận thấy rõ việc để nhân viên của mình xuống rãnh khắc phục sự cố có thể sẽ gây ra rủi ro nhưng không chắc chắn vụ việc sẽ xảy ra nên anh ta đã để nhân viên thực hi ện. Như vậy hành vi của anh ta được xem là hành vi phạm tội do vô ý và được quy vào trách nhiệm hình sự. Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy t ắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

8

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. Vậy, trách nhiệm của người giám sát nằm trong phạm vi bồi thường nếu nhân viên bị thương mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 60%, trong trường hợp nhân viên này bị thương rất nặng, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì trách nhiệm của người giám sát vượt ra khỏi phạm vi bồi thường và anh ta phải chịu hình phạt tù. 3. NLĐ tử vong do dịch bệnh covid 19 được xem là tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp? Vụ việc: Ngày 24/5/2021, một nữ công nhân của công ty TNHH Hosiden tại KCN Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nguyên nhân là do bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi do nhiễm virut SARS-CoV-2. (Hải Ngô 2021) Được biết tại Bắc Giang đã ghi nhận hơn 900 ca mắc covid trong đó tập trung tại KCN Quang Châu và công ty Hosiden có số ca nhiều nhất. Vậy, trường hợp của nữ công nhân này được xem là tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp? Trước tiên chúng ta xem xét tới khái niệm của bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, dựa vào thuật ngữ đã đưa ra ở mục nội dung lí thuyết, bệnh nghề nghiệp có liên quan tới các yếu tố có hại, còn tai nạn lao động liên quan tới các yếu tố nguy hiểm, vậy chúng ta cùng nhận diện các yếu tố trong vụ việc trên là có hại hay nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra tử vong của nữ công nhân tại công ty Hosiden được chẩn đoán là do mắc covid 19một đại dịch đang bừng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới. Covid 19 xuất phát từ virut SARS-CoV-2, một loại virut gây nên bệnh viêm đường hô hấp và lây lan qua không khí, chính vì vậy yếu tố này bước đầu được xác định là yếu tố vi sinh vật tự nhiên gây hại cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên trong sự việc trên, mức độ gây hại của virut này đã gây ra tử vong, liên quan tới tính mạng của con người, vì vậy, nó được xem là yếu tố nguy hiểm tại thời điểm hiện tại. Vì lí do đó, vụ việc của nữ công nhân này được xem là một tai nạn lao động trong quá trình làm việc. Vậy trong trường hợp này, NSDLĐ phải chịu những trách nhiệm gì? Theo nội dung Điều 38, 39 của Luật an toàn, vệ sinh lao động, NSDLĐ phải có trách nhiệm bổi thường cho NLĐ khi xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thực hiện nhiệm cụ công việc mà không phải lỗi do NLĐ. Công nhân tử vong tại công ty Hosiden được phát hiện mắc covid trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, do đó công ty cần phải bồi thường cho gia đình nhân viên bị tai nạn lao động theo quy định trên:

9

- Trả đủ tiền lương cho công nhân này trong khoảng thời gian nghỉ việc để điều trị theo quy định tại Khoản 3 Điều 38. - Thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho quá trình điều trị theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 - Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hi ểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định - Trợ cấp cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều 38 theo theo Khoản 2 Điều 39. Ngoài ra, doanh nghiệp cần động viên, thăm hỏi gia đình của công nhân bị tử vong để thể hiện trách nhiệm của mình đối với NLĐ. 4. Trong lĩnh vực xây dựng, việc tận dụng các công trình xây dựng để làm nhà ở cho công nhân trong quá trình làm việc có vi phạm Pháp luật hay không? Quy định về an toàn lao động trong xây dựng đã được ban hành trong thông tư 04/2017/TT-BXD, gồm các nội dung cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư công trình xây dựng, của NLĐ tham gia thi công công trình, biện pháp an toàn lao động trong thi công. Hiện nay, đa số ở các công trình xây dựng, công nhân được bố trí nơi ở ngay tại công trình, đặc bi ệt là trường hợp tận dụng tòa nhà đang xây để làm nơi ở cho NLĐ. Đây là một hành vi vi phạm quy định của Pháp luật trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động: Có thể thấy, NSDLĐ đã không tuân thủ việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc. Việc tòa nhà đang xây dựng mang l ại rất nhiều yếu tố nguy hiểm cho công nhân, có thể dẫn đến rất nhiều rủi ro, thương tật và tính mạng con người, giả sử như sập giàn giáo, chập điện, cháy nổ,... Công việc xây dựng là một công việc chứa rất nhiều rủi ro, trong quá trình làm việc dù được bảo hộ kỹ càng cũng không tránh được hết các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, huống chi là sống tại đó mà không có đồ bảo hộ. Những yếu tố có hại là những khí độc từ sơn, khói bụi, chất hóa học,.... Những yếu tố này tiềm ẩn rất nhiều trong một công trình xây dựng đang dang dở. Trong trường hợp này, NSDLĐ đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Khoản 1 Điều 134 BLLĐ 2019 và Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 39/2016/NĐ-CP 5. Pháp luật hiện nay quy định NSDLĐ phải khám sức khỏe cho NLĐ định kỳ hàng năm, tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề khó thực hiện trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động Điều 152 BLLĐ 2019 quy định về việc khám sức khỏe của NLĐ như sau: 1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho t ừng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

10

2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người h ọc nghề, tập ngh ề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. (Công ty Luật Dương Gia 2021b) Như vậy, Pháp luật đã quy định rất rõ nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ của NSDLĐ, đây đồng thời cũng là quyền lợi của NLĐ được đảm bảo sức khỏe trong quá trình tham gia lao động. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề nay đăng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nguyên nhân xuất phát chủ yếu là từ NLĐ, một số khác là do NSDLĐ. - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không chấp hành nghiêm túc các quy định về chăm sóc sức khỏe cho NLĐ của họ, trong quy định nội bộ của công ty không có các mục quy định thời gian khám sức khỏe định kỳ hàng năm mà họ yêu cầu NLĐ phải tự khám sức khỏe và nộp lại giấy khám cho mình, điều này đã vi phạm Pháp luật và sẽ dẫn tới những nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. - Nhiều NLĐ đã tự từ bỏ quyền lợi của mình đối với việc được khám sức khỏe định kỳ do công ty tổ chức vì cho rằng nó rườm rà, phức tạp. Pháp luật chưa có những điều khoản cụ thể để xử lí những hành vi không tham gia khám sức khỏe tại doanh nghiệp của NLĐ, do đó tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều. Vì vậy, công ty cần phải bổ sung những quy định về việc tham gia khám sức khỏe trong nội quy để khắc phục vấn đề này. - Tình trạng mua giấy khám sức khỏe để nộp cho doanh nghiệp ngày càng tăng, đây là một vấn đề đáng báo động vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Khi có những tai nạn xảy ra do điều kiện của công việc ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe có trước của NLĐ, NSDLĐ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hiện nay, Pháp luật đã có quy định xử phạt đối với các trường hợp sử dụng giấy khám sức khỏe giả tại Điều 343 Bộ luật hình sự, Nghị định 27/2012/NĐ-CP. Theo đó, người mua gi ấy khám sức khỏe có thể bị phạt hành chính, tạm giam, phạt tù và bị buộc thôi việc nếu bị phát hiện. Tuy n...


Similar Free PDFs