Kinh tế vĩ mô PDF

Title Kinh tế vĩ mô
Author Phan Chuc
Course Kinh tế vĩ mô
Institution Học viện Tài chính
Pages 11
File Size 344.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 186
Total Views 296

Summary

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP HỌC KÌMÔN: KINH TẾ VĨ MÔĐỀ BÀI: 01Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giaiđoạn từ 2015 cho đến nay? Anh chị có nhận xét gì về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn trên?Hà Nội, 2021HỌ VÀ TÊN : ĐINH HỒ...


Description

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

------------

BÀI TẬP HỌC KÌ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ BÀI: 01 Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 cho đến nay? Anh chị có nhận xét gì về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn trên? HỌ VÀ TÊN

: ĐINH HỒNG HẠNH

MSSV

: 452705

LỚP

: N03.TL1 - 4527A

NHÓM

: 01

Hà Nội, 2021 1

MỤC LỤC MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------1 NỘI DUNG----------------------------------------------------------------------------1 I. Cơ sở lí thuyết------------------------------------------------------------------1 1. Khái niệm---------------------------------------------------------------------1 2. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế.--------------------------------2 3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế------------------------------------------2 II.

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai

đoạn từ 2015 cho đến nay.--------------------------------------------------------2 1. Ưu điểm-----------------------------------------------------------------------3 2. Hạn chế-----------------------------------------------------------------------4 III. Nhận xét về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến nay.-----------------------------------------5 1. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng và những hạn chế.-----------5 a) Nguyên nhân khách quan-----------------------------------------------5 b) Nguyên nhân chủ quan--------------------------------------------------6 2. Một số biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế--6 KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------7

MỞ ĐẦU Trải qua 35 năm, đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế từ năm 1986, kinh tế Việt Nam đã và đang ghi nhận những thành tựu tăng trưởng to lớn, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, biến Việt Nam trở thành khu vực kinh tế năng động, tiến bộ. Việt Nam đã đạt được những mục tiêu cơ bản về tăng trưởng, phát triển kinh tế, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để đưa nền kinh tế từng bước tăng vững chắc. Trong thời kì hội nhập toàn cầu sâu rộng, nhất là khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Vậy nên, để có thể hiểu rõ hơn, em xin lựa chọn và nghiên cứu đề số 1: “Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 cho đến nay? Anh chị có nhận xét gì về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn trên?”

NỘI DUNG I. Cơ sở lí thuyết 1. Khái niệm Về tăng trưởng kinh tế, trong kinh tế học được định nghĩa một cách chặt chẽ “là sự gia tăng hay mở rộng quy mô của mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế một quốc gia”1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế chỉ dừng lại ở sự gia tăng quy mô, tập trung vào sự thay đổi về lượng. Dưới dạng tổng quát, tăng trưởng kinh tế cũng có thể hiểu là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kì nhất định. Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ là sự thay đổi, gia tăng về lượng thì phát triển kinh tế mang một nghĩa rộng hơn, đó là sự thay đổi toàn diện của nền kinh tế cả về chất và lượng. Phát triển kinh tế bao gồm “mức tăng sản lượng, sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo xu hướng tiến bộ (xu hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP) và những biến đổi tiến bộ về cơ cấu, đời sống 1 PGS.TS Hoàng Xuân Bình (chủ biên), “Giáo trình Kinh tế vĩ mô cơ bản”, trường Đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr191.

1

xã hội (trình độ y tế, giáo dục, sức khỏe), về mức độ công bằng xã hội của quốc gia”2. 2. Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế. Yếu tố quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế là năng suất lao động bởi lẽ tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng (tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân) mà sự gia tăng sản lượng phụ thuộc vào năng suất (lao động). Và bốn nguồn lực quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chính là: vốn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên, tri thức công nghệ. Ngoài ra có thể kể đến các yếu tố phi kinh tế như: chính trị, văn hóa – xã hội, chính sách,… 3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để giải quyết công ăn, việc làm, giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế sẽ giúp chất lượng cuộc sống được cải thiện về mọi mặt (giáo dục, y tế, sức khỏe, văn hóa) và phúc lợi xã hội của cộng đồng được nâng cao. Là điều kiện đầu tiên, để thúc đẩy sự phát triển các mặt khác của xã hội, an ninh quốc phòng. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế còn kích thích đổi mới, tạo động lực thúc đẩy tính năng động, hiệu quả trong kỹ thuật quản lí kinh tế, tính năng động sáng tạo trong tư duy… Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế cũng tồn tại một số hạn chế: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khi hậu, gia tăng các tệ nạn xã hội. II. Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 cho đến nay. 1. Ưu điểm 2 PGS.TS Hoàng Xuân Bình (chủ biên), “Giáo trình Kinh tế vĩ mô cơ bản”, trường Đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr191.

2

Về tốc độ tăng trưởng GDP: tính từ giai đoạn 2015 cho đến nửa năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,05%, trong đó: giai đoạn từ 2015 – 2019 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khá cao, đạt 6,75%. (năm 2015 đạt 6,679%, 2016 đạt 6,211%, 2017 đạt 6,812%, 2018 đạt 7,076%, 2019 đạt 7,017%)3 đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân từ từ 6,5% - 7% của Kế hoạch 5 năm kinh tế 2016 - 2020. Năm 2020, do tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh tuy nhiên vẫn là một trong số ít những nước tăng trưởng dương đạt 2,906%. Và tính đến 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,64%, đây là một mức tăng trưởng khá, bất chất đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Quy mô kinh tế tiếp tục được mở rộng: năm 2015 đạt 4.192,94 nghìn tỷ đồng, đến năm 2020 quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Philipin). Đồng thời quy mô nhân lực của nền kinh tế cũng được mở rộng, ước tính năm 2020 có khoảng 54,6 triệu người (tăng 1,4 triệu người so với năm 2015). Cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: khu vực công nghiệp, xây dung, và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao. Năm 2015, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 33,25 %, dịch vụ chiếm 39,73%. Đến quý I/202, khu vực công nghiệp xây dựng đã đạt 36,45% (tăng 3,2% so với năm 2015), dịch vụ đạt 42,2% (tăng 2,47% so với 2015). Tình hình xuất nhập khẩu: Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 162,4 tỷ USD. Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, xuất siêu tăng kỉ lục (19,1 tỷ USD) bất chấp đại dịch COVID-19 hoành hành. Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 157,63 tỷ USD, tăng 3https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG? end=2020&locations=VN&start=2015&view=chart 4http://baochinhphu.vn/Kinh-te/GDP-nam-2015-cao-nhat-5-nam-gan-day/244557.vgp

3

28,4% so với cùng kì năm trước. Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng. Trong suốt 7 năm liền (2014-2020) chỉ số CPI bình quân dưới 5%. Nền kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì, ổn định trước những biến động mạnh mẽ: Lạm phát được kiểm soát tốt hơn nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp tài khóa, tiền tệ, tín dụng và sự phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Do đó từ 7,7% (giai đoạn 2011 – 2015), giảm còn khoảng 4% năm 2020 và trong năm 2021 tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%; Năng suất lao động bình quân (giai đoạn 2016 – 2020) tăng 5,8%/năm. Những số liệu trên là kết quả của sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ từ năm 2015 cho đến nay của Đảng, nhà nước cũng như toàn xã hội. Nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu “kép”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. 2. Hạn chế Về tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra: trung bình giai đoạn 2015 đến sáu tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 6,05% (thấp hơn mục tiêu đề ra 0,45%) do tác động của dịch COVID-19 nên tốc độc tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ đạt 2,9% làm hạ GDP bình quân của cả giai đoạn. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng không đồng đều, khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động cũng như nền tảng kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Đổi mới mô hình tăng trưởng trong cơ cấu kinh tế với một số lĩnh vực còn chậm, chưa đạt hiểu quả cao: Nông nghiệp tăng trưởng chưa vững chắc, ứng dụng công nghệ còn hạn chế; Công nghiệp chủ yếu đáp ứng mục tiêu ngắn hạn, thiếu bền vững; Dịch vụ chất lượng còn thấp, cơ cấu ngành chưa hợp lí;… Năng suất lao động vẫn ở mức thấp.

4

Xuất khẩu còn chưa chủ động, phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, thiếu bền vững. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuát khẩu chưa cao, gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước. Các hoạt động kinh tế khác: như sản xuất, hàng không, du lịch, lao động, cung ứng và lưu chuyển thương mại bị đình trệ, gián đoạn. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế cũng gây tác động xấu tới môi trường. Tình trạng khai thác thiếu bền vững còn phổ biến như: gỗ, thủy sán,… III. Nhận xét về vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, đại dịch COVID-19 kéo dài gây khủng hoảng, suy thoái trầm trọng tới mọi mặt của đời sống, nền kinh tế Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự tác động. Nhìn chung, qua gần 7 năm tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế (từ 2015 đến nay), nước ta cơ bản đã hoàn thành những mục tiêu kinh tế đặt ra và đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới nhất là trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế chưa thật ổn định, vững chắc, thiếu yếu tố bền vững. Dưới đây là một số nguyên nhân cùng với những biện pháp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam: 1. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng và những hạn chế. a) Nguyên nhân khách quan Tình hình kinh tế thế giới biến động mạnh: xu thế liên kết, hợp tác, tự do hóa thương mại, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cùng sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa. Nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, biến đổi khí hậu, thiên tai. 5

b) Nguyên nhân chủ quan Có được những thành tựu trong sự tăng trưởng, phát triển kinh tế là do: sự phối hợp đồng bộ và toàn diện của Đảng và nhà nước trong việc đề ra và thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế; sự tự chủ, tự lực đầy kiên cường của các doanh nghiệp cũng như người dân; đặc biệt là sự thành công trong việc ngăn chặn, khống chế dịch bệnh COVID-19 lây lan cùng với những chính sách, phản ứng thị trường hỗ trợ doanh nghiệp được áp dụng linh hoạt, hiệu quả; bên cạnh đó là nhờ việc đa dạng chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường và sự hợp tác song phương, đa phương qua các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế,… Tuy nhiên vẫn tồn tại một số điểm hạn chế cần khắc phục do: cơ chế thị trường nhiều biến động, rủi ro, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa thực sự đồng bộ, đẩy đủ để đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả; việc quy định và thực hiện các chính sách, biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế còn nhiều điểm bất cập, hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao còn ít; việc áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, chậm đổi mới;… 2. Một số biện pháp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhìn nhận những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, đứng trước thời kì mới, chúng ta cần đưa ra những biện pháp đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế phù hợp, bền vững: Thứ nhất, về công tác chỉ đạo: Đảng và nhà nước cần nghiên cứu, đề ra những chủ trương, chính sách hợp lí dựa trên tình hình thực tế cùng cơ chế bảo đảm thực hiện, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phát huy mọi tiềm năng để phát triển kinh tế. Ví dụ như: chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chính sách về nguồn vốn, 6

nhân lực, nghiên cứu triển khai công nghệ mới, chính sách mở cửa nền kinh tế hay kiểm soát tốc độ tăng dân số,.. Thứ hai, về công tác thực hiện: tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, phối hợp với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo điền đề vững chắc, thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả; Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới mô hình tăng trưởng; Ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; Mở rộng, phát triển thị trường, tìm nguồn cung hợp lí, đảm bảo thị trường kinh tế bình đẳng, đa dạng, tự do; Phát triển kinh tế tư nhân; Đảm bảo sự phát triển, bền vững; Đồng thời đảm bảo vừa chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh sự tăng trưởng, phát triển kinh tế. Thứ ba, về công tác kiểm tra, giám sát: phát huy vai trò giám sát toàn diện, đồng bộ của nhà nước, đảm bảo kinh tế phát triển theo đúng phương hướng đặt ra; xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN Tóm lại, giai đoạn từ năm 2015 đến nay nền kinh tế đã và đang ghi nhận những thành tựu tiến bộ, vượt trội nhờ sự phối hợp đồng bộ của Đảng và nhà nước cũng như của doanh nghiệp và toàn xã hội. Đồng thời cũng thẳng thắn, khách quan nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Bước vào giai đoạn mới 2021 – 2025, nhiều cơ hôi, thách thức đặt ra với nền kinh tế, Việt Nam cần phải tận dụng cơ hội, phát huy tối đa tiềm năng, khắc phục hạn chế nhằm đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững. Trong quá trình làm bài, em đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, tuy nhiên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự 7

nhận xét từ phía thầy, cô để bài làm có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (2009). 2. PGS. TS Hoàng Xuân Bình, giáo trình “Kinh tế vĩ mô cơ bản”, trường Đại học Ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 3.

https://www.gso.gov.vn/

4.

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hiennhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuonghuong-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2021-2025-621157/

5.

https://dangcongsan.vn/tien-toi-dai-hoi-dang-bo-cac-cap-va-dai-hoixiii-cua-dang/phong-trao-thi-dua-chao-mung-dai-hoi-dang-bo-cac-captien-toi-dai-hoi-xiii-cua-dang/nhin-lai-chang-duong-dieu-hanh-kinh-teviet-nam-cua-chinh-phu-giai-doan-2015-2020-557397.html

6.

https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview? fbclid=IwAR0sfI8Om7zxIkIhBLVMcdzhR_up92Q6yiu0UMa22t5DWmWVI46KUaIzwM

7.

https://bnews.vn/tong-cuc-thong-ke-nam-2020-duoc-coi-la-thanh-congtrong-kiem-soat-lam-phat/182096.html?fbclid=IwAR3xIPnb1KQQhe0LuEBf5wopKdryjW9vyfK6pX1TwXvKyiVLx_Q_cnlRKY

8.

https://nhandan.vn/nhan-dinh/hoi-thao-danh-gia-kinh-te-viet-nam-nam2020-trien-vong-nam-2021-640414/

8...


Similar Free PDFs