Tieu luan kinh te vi mo PDF

Title Tieu luan kinh te vi mo
Course Kinh tế Vĩ Mô
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 30
File Size 1.3 MB
File Type PDF
Total Downloads 238
Total Views 661

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH=====000=====TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ VĨ MÔĐề tài:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPOREGIAI ĐOẠN 2008 - 2018Nhóm 5: Trần Thị Thanh Tú - 1912210205Nguyễn Minh Ngọc - 1912210146Nguyễn Quốc Khánh – 1912210093Lê Thị Ngọc Hà – 1912210045Lê Phươ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH =====000=====

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ KINH TẾ VĨ MÔ Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2008 - 2018

Nhóm 5: Trần Thị Thanh Tú - 1912210205 Nguyễn Minh Ngọc - 1912210146 Nguyễn Quốc Khánh – 1912210093 Lê Thị Ngọc Hà – 1912210045 Lê Phương Anh - 1912210007 Lớp

: KTE 203.4 - Khối 2 QTKD, Khóa 58

Hà Nội – 4/2020

MỤC LỤC 1. LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................3 2. NỘI DUNG....................................................................................................4 2.1. Tổng quan về Singapore........................................................................4 2.1.1. Thông tin sơ lược.............................................................................4 2.1.2. Dân số................................................................................................4 2.1.3. Chế độ chính trị................................................................................5 2.2. Tình hình kinh tế Singapore giai đoạn 2008-2018...............................5 2.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)........................................................................5 2.2.2. Tăng trưởng kinh tế.........................................................................9 2.2.3. Xuất nhập khẩu – Cán cân thương mại.......................................10 2.2.4. Lạm phát.........................................................................................14 2.2.5. Tỉ lệ thất nghiệp.............................................................................17 2.3. Chính sách kinh tế................................................................................21 2.3.1. Mục tiêu kinh tế.............................................................................21 2.3.2. Chính sách tài khóa.......................................................................21 2.3.3. Chính sách tiền tệ...........................................................................24 2.4. Kinh tế Singapore trước đại dịch Covid 19.......................................28 2.4.1. Tổng quan tình hình Singapore trong đại dịch Covid 19...........28 2.4.2. Các chính sách kinh tế của Singapore đối phó với tình hình dịch bệnh .........................................................................................................29 3. LỜI KẾT.....................................................................................................30

2

1. LỜI NÓI ĐẦU Ngày 15/9/2008, Lisa Roitman, Renee Spero và Jayson Berkshire - những "banker" hàng đầu của nước Mỹ đã chào ngày mới bằng một sự kiện khác biệt: Công ty của họ - Lehman Brothers tuyên bố phá sản. Đây chính là một trong những tín hiệu đầu tiên báo trước cuộc khủng hoảng kinh tế được đánh giá là "tồi tệ nhất nhất trong lịch sử". 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng 2008. Cuộc khủng hoảng đẩy kinh tế thế giới vào một giai đoạn đen tối, nặng nề nhất chắc phải kể tới Mỹ và Châu Á - Châu lục rộng lớn, đông dân nhất hành tinh với nền văn hoá đa dạng, lịch sử phát triển lâu đời và nền kinh tế phát triển hưng thịnh suốt nhiều năm. Những con rồng châu Á (Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan) chắc chắn cũng chịu tác động không nhỏ. Tuy nhiên, khi nhìn vào bản đồ phát triển của kinh tế thế giới hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận rằng, Singapore luôn là điểm sáng. Kinh tế Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong 10 năm qua, từ một quốc gia được thành lập vào năm 1965 sau khi tách khỏi Malaysia, chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ khủng hoảng tài chính thế giới 2008, Singapore đã có bước chuyển mình, trở thành một đất nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, người dân sống trong thành phố đắt giá bậc nhất. Suốt 10 năm (2008 - 2018) nền kinh tế của Singapore có những biến động gì? Quá trình phục hồi và phát triển của Singapore đã diễn ra như thế nào trong cả một thập kỷ? Các chính sách kinh tế mà chính phủ quyết định ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của đảo quốc Singapore? Đây đều là những vấn đề riêng lẻ từng được nhắc đến trong một số tài liệu nghiên cứu kinh tế, song tuy nhiên vẫn chưa có tài liệu nào đưa ra một cái nhìn xâu chuỗi tổng quan, bao quát cả quá trình phục hồi, phát triển của quốc gia này. Vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nền kinh tế Singapore giai đoạn 2008 - 2018”, hy vọng có thể mang lại góc nhìn từ tổng thể đến chi tiết quá trình phát triển kinh tế của Singapore từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành có thể vẫn còn rất nhiều thiếu sót chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn. 3

2.

NỘI DUNG

2.1. Tổng quan về Singapore

2.1.1. Thông tin sơ lược Singapore (Republic of Singapore) là một quốc đảo thuộc Đông Nam Á. Singapore gồm một đảo chính hình thoi và 56 đảo nhỏ khác, nằm giữa Malaysia và Indonesia, được nối với Malaysia bằng các con đường đắp cao. Đảo quốc này có diện tích khoảng 712 km 2, trong đó diện tích đất là 682,7 km 2 với đường bờ biển kéo dài khoảng 150,5 km. Cách xích đạo 137 km về phía Bắc, Singapore có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Tài nguyên không nhiều và không quá đa dạng, chủ yếu chỉ có than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, phần lớn là để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả,… 2.1.2. Dân số Singapore có dân số khoảng 5,638,700 người (2013) và mật độ dân số là 7,796 người/km2. Độ tuổi trung bình là 41, trong đó dân số từ 15 đến dưới 65 tuổi chiếm đa số (77%). Đất nước này có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người Hoa, còn lại là người Mã Lai, Ấn, người Âu-Á,...

4

2.1.3. Chế độ chính trị Là một nước cộng hoà nghị viện, Singapore có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp đươc thiết lập dựa trên hệ thống chính trị dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo. Đây cũng là đất nước đúng hàng đầu châu Á về chất lượng của hệ thống tư pháp. 2.2. Tình hình kinh tế Singapore giai đoạn 2008-2018 2.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Năm

GDP

GNP

2018

$364.16

$331.37

2017

$338.41

$304.20

2016

$318.07

$294.47

2015

$308.00

$294.02

2014

$314.85B

$308.30

2013

$307.58

$294.07

2012

$295.09

$274.77

5

2011

$279.35

$250.18

2010

$239.81

$228.09

2009

$194.15

$186.11

2008

$193.61

$180.18

BẢNG GIÁ TRỊ GDP VÀ GNP SINGAPORE QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Tỷ Đô La) Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn định, và thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ GNP VÀ GDP CỦA CÁC NĂM Đơn vị: Tỷ Đô La (Nguồn: macrotrends.net) 6

Singapore là nước có GDP nằm trong top các nước có GDP cao nhất thế giới (G20). Nhìn chung, GDP và GNP đều tăng khá ổn định qua các năm(GNP luôn luôn thấp hơn GDP), chỉ có năm 2015 GDP và GNP giảm nhẹ nhưng lại tăng trở lại vào các năm sau. Kinh tế sụt giảm trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lại hồi phục nhanh trong năm 2010 và trong năm 2011, với sức mạnh của xuất khẩu. Điều đặc biệt là tỉ trọng GDP của Singapore với gần 74% là dịch vụ và gần 15% là công nghiệp, nông nghiệp chỉ chiếm xấp xỉ 1% tỉ trọng GDP. GDP bình quân đầu người tăng, tuy nhiên có nhiều biến động, do GDP chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền kinh tế. Năm 2018 GDP bình quân đầu người của Singapore đứng thứ 8 trên thế giới, ngay sau là Hoa Kỳ.

Năm

GDP/người ($)

Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

2018

$64,582

7.10%

2017

$60,298

6.30%

2016

$56,724

1.94%

2015

$55,647

-3.33%

2014

$57,563

1.04%

2013

$56,967

2.56%

2012

$55,546

3.07%

7

2011

$53,890

14.09%

2010

$47,237

21.35%

2009

$38,927

-2.70%

2008

$40,007

1.46%

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2008 – 2018

(Nguồn: macrotrends.net)

BIỂU ĐỒ CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2008-2018

Chỉ số giá tiêu dùng của Singapore tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2013 chứng tỏ giá cả trung bình trong giai đoạn này tăng khá nhiều hay nói cách khác lạm phát tăng khá mạnh. Còn từ 2013 đến 2014 thì CPI biến động khá ổn định và có xu hướng giảm chứng tỏ lạm phát trong giai đoạn này đã được kiểm soát khá hiệu quả. 8

2.2.2. Tăng trưởng kinh tế Mức tăng trưởng GDP của Singapore vào năm 2008 chỉ đạt 1,1% và âm 1,3% vào năm 2009. Ðây cũng là sự phản ánh triển vọng không mấy sáng sủa của các nền kinh tế châu Á trong năm 2009, đặc biệt đối với các quốc gia trong thời gian qua đã lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng. Nguyên nhân của thực trạng này là tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt từ tháng 11-2008 đến nay, làm cho mức cầu, mức giao dịch thương mại, mức đầu tư trên thế giới sụt giảm đáng kể. Ngay từ tháng 102008, Singapore đã trở thành nước châu Á đầu tiên bước vào suy thoái. Tình hình ngày càng nặng nề thêm sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng, trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Singapore là Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản. Kinh tế Singapore tăng trưởng 14,7% vào năm 2010, hồi phục mạnh so với tăng trưởng âm 1,3% từ năm 2009. Đây là mức tăng trưởng vượt kỷ lục 13,8% vào năm 1970 Trong giai đoạn từ 2012-2015, kinh tế Singapore không ngừng phát triển với mức tăng trưởng bình quân đạt 3,65%/năm, lạm phát thấp (bình quân 1,9%/năm), tỷ lệ thất nghiệp thấp (bình quân khoảng 2%/năm). GDP bình quân đầu người đạt 52.900 USD, xếp thứ 11/188 nước về chỉ số phát triển con người của UNDP Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore công bố hôm 3/1/2017, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng trưởng 9,1% trong ba tháng (đến tháng Mười Hai), so với quý trước đó, vượt xa ước tính trung bình 4% của 9 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg. Trong khi đó, tăng trưởng so với quý 4 năm 2016 là 1,8%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2016, GDP của Singapore chỉ tăng trưởng 1,6% và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) cho biết, kinh tế nước này đã đạt mức tăng trưởng 3,5% trong năm 2017(cao nhất trong 3 năm qua), bất chấp khu vực sản xuất điều chỉnh giảm nhẹ trong 3 tháng cuối năm. Theo nhận định của MTI, nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Singapore đã có bước đột phá đáng kể trong năm 2017 do nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm điện tử gia tăng 2.2.3. Xuất nhập khẩu – Cán cân thương mại Xuất nhập khẩu là hoạt đô ˆng trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa nước này với nước khác thông qua hoạt đô ˆng mua và bán ở phạm vi quốc tế. Nó là hoạt đông ˆ 9

tất yếu khách quan trong quá trình hôiˆ nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. 2.2.3.1.Giai đoạn 2008 – 2016 Tình hình xuất nhập khẩu ($US millions)

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Xuất khẩu

444.415

369.747

472.246

560.868

572.793

590.892

595.892

539.444

520.997

Nhập khẩu

404.461

324.716

410.57

486.934

504.693

522.476

523.325

461.183

440.063

Xuất khẩu thực

435.458

402.120

472.246

503.759

512.320

542.786

561.001

587.578

594.078

Nhập khẩu thực

394.748

353.103

410.657

432.034

443.716

470.374

484.226

504.105

504.669

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2008-2016

Nhận xét: Vào năm 2008, tỉ lệ giữa xuất khẩu với nhập khẩu là 1,09 nhưng tới năm 2016, tỉ lệ này là 1,18 đã tăng 0,09 lần so với 2008. Ðây là sự phản ánh không mấy triển vọng của Singapore trong năm 2009, đặc biệt đối với quốc gia trong thời gian qua đã lệ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu để tăng trưởng. Nguyên nhân của thực trạng này là tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt từ tháng 11-2008 , làm cho mức cầu, mức giao dịch thương mại, mức đầu tư trên thế giới sụt giảm đáng kể. Ngay từ tháng 10-2008, Singapore đã trở thành nước châu Á đầu tiên bước vào suy thoái. Tình hình ngày càng nặng nề thêm sau khi các nền kinh tế lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng, trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Singapore là Liên hiệp châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản. Thể hiện rõ nhất là mảng xuất khẩu của Singapore giảm 17% trong tháng 3/2009. - Tuy nhiên, về ngoại thương của Singapore trong Quý 1 năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 246,052 tỷ Singapore dollar (SGD), tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu đạt 128,250 tỷ SGD, tăng 7,6%% , nhập khẩu đạt 117,801 tỷ SGD, tăng 6,8%. + Năm 2014, Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ 9 trên thế giới và đứng thứ 10 về nhập khẩu.

10

+ Về thương mại dịch vụ, Singapore xếp thứ 6 trên thế giới cả về xuất khẩu và nhập khẩu. + Xuất khẩu của Singapore không ngừng tăng trưởng, trong đó hàng tái xuất chiếm khoảng 47% trong tổng xuất khẩu của Singapore năm 2014. Singapore phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng chế tạo, chiếm đến 70,9% tổng số hàng hóa xuất khẩu năm 2014, gồm: máy móc và thiết bị giao thông, hóa chất. Nhiên liệu chiếm 17% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,9%. Tương tự, nhập khẩu sản phẩm chế tạo cũng chiếm đến 61,3% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014. Tiếp theo, kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu chiếm 31% và nông sản chiếm 4%. Năm

Xuất khẩu (FOB)

Nhập khẩu (CIF)

2011

Tổng kim ngạch: 409,5 tỷ USD

Tổng kim ngạch: 365,8 tỷ USD

2014

Tổng kim ngạch: 409,8 tỷ USD

Tổng kim ngạch: 366,2 tỷ USD

MẶT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ YẾU CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

+ Năm 2014, xuất khẩu sang Châu Á và Châu đại dương chiếm 76,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore, xuất khẩu sang ASEAN chiếm 31,2%, xuất khẩu sang EU và Mỹ lần lượt chiếm 8,1% và 5,9%. Trung Quốc và EU là 2 nước mà Singapore nhập khẩu nhiều nhất năm 2014, lần lượt chiếm 12,1% và 12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore với thế giới - Năm 2015, xuất khẩu dịch vụ vận tải của Singapore chiếm 33,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, những dịch vụ kinh doanh khác như dịch vụ chuyên gia, kỹ thuật và dịch vụ kinh doanh khác chiếm 24,2%, dịch vụ tài chính 14,5%. Nhập khẩu dịch vụ chủ yếu là dịch vụ vận tải, chiếm 30,7% và dịch vụ khác chiếm 28,8%. Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) của Quốc đảo Sư tử trong tháng 12/2015 đã sụt giảm mạnh ở mức 7,2% so với cùng kỳ năm 2014, do xuất khẩu các mặt hàng phi điện tử giảm tới 10,3%. Xuất khẩu các mặt hàng điện tử cũng giảm 0,3% trong tháng 12 sau khi tăng 0,6% vào tháng trước đó, chủ yếu là do xuất khẩu IC (vi mạch) giảm 11,3%, các bộ phận máy tính cá nhân giảm 13% và ổ đĩa giảm 22%. Đáng chú ý, 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore ngoại trừ Mỹ, Nhật Bản và Hong Kong - đều giảm trong tháng 12/2015, trong đó giảm mạnh nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan

11

- Năm 2016, xuất khẩu đã giảm 1,8% trong tháng 7. Cụ thể, xuất khẩu các mặt hàng điện tử giảm 12,9%, do sự suy giảm mạnh trong hầu hết các mặt hàng chủ lực như vi mạch (giảm 46,3%), máy tính cá nhân (giảm 30,6%) và bóng bán dẫn (giảm 19,5%). Trong khi đó, xuất khẩu các mặt hàng phi điện tử cũng giảm 9,5% trong tháng Bảy, do sự sụt giảm của các thiết bị phụ tùng công trình dân dụng (giảm 58,3%), các sản phẩm hóa dầu (giảm 35%) và máy móc thiết bị chuyên ngành (giảm 16,7%). Đáng chú ý, xuất khẩu của Singapore sang tất cả 10 thị trường trọng điểm, ngoại trừ Liên minh châu Âu (EU), đều giảm trong tháng Bảy; trong đó sụt giảm nhiều nhất là Indonesia (-22,6%), Mỹ (-19,1%) và Trung Quốc (16,6%). Số liệu thống kê cho thấy trong tháng Bảy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Singapore với thế giới chỉ đạt 68,9 tỷ đôla Singapore (khoảng 53 tỷ USD) và giảm 11,1%, tiếp theo sự suy giảm 5,1% của tháng Sáu. Riêng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 37,3 tỷ đôla Singapore (gần 28,7 tỷ USD), giảm 10,3% và kim ngạch nhập khẩu là 31,6 tỷ đôla Singapore (trên 24,3 tỷ USD), giảm 12,1%. 2.2.3.2.Giai đoạn 2017 - 2018 - Năm 2017 + Năm 2017, Singapore đã xuất khẩu 320 đô la, trở thành 15 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Trong năm năm qua, hàng xuất khẩu của Singapore có tỷ lệ hàng năm là 6,3% từ $233 tỷ vào năm 2012 đến $320 tỷ vào năm 2017. Việc xuất khẩu gần đây nhất được dẫn đầu bởi Mạch tích hợp mà đại diện cho 36% tổng kim ngạch xuất khẩu Singapore, tiếp theo là Tinh Dầu khí, chiếm 13,4%. + Vào năm 2017, Singapore đã nhập khẩu $293 tỷ, trở thành 16 nước nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Trong năm năm qua, hàng nhập khẩu Singapore có mức lãi suất hàng năm là -1,5%, từ $ 314 và năm 2012 đến $ 293 trong năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu gần đây được dẫn đầu bởi Mạch tích hợp, đại diện cho 19,7% tổng xuất khẩu Singapore, tiếp theo là Tinh Dầu khí, đại diện cho 15,2%. - Năm 2018

12

Nhập khẩu nguyên liệu của Singapore trị giá 35.133 triệu USD, thị phần sản phẩm 9,48%. Xuất khẩu hàng hóa trung gian của Singapore trị giá 76.349 triệu USD, thị phần sản phẩm là 18,54%. Nhập khẩu hàng hóa trung gian Singapore trị giá 57.432 triệu USD, thị phần sản phẩm là 15,50%.

(Source:https://www.singstat.gov.sg/modules/infographics/singaporeinternational-trade) Singapore là một trong những quốc gia châu Á phụ thuộc nhất vào xuất khẩu nên cần tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới nhằm gia tăng tổng thu nhập trong điều kiện dân số già hóa và thương mại không ổn định. 13

Qua số liệu ta có thể thấy rõ Singapore là 1 nước xuất khẩu, xuất khẩu có tỷ lệ trung bình là 1,15 lần so với nhập khẩu. Singapore có diện tích nhỏ nên nền nông nghiệp không phát triển, vì vậy các mặt hàng nhập khẩu phần lớn là lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Singapore có một số ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á nên số giá trị xuất khẩu từ các mặt hàng công nghiệp lớn hơn so với giá trị nhập khẩu. 2.2.4. Lạm phát 2.2.4.1.Tổng quan tình hình lạm phát trong giai đoạn 2008 - 2018 Singapore đã có sự phục hồi đáng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Năm 2010, đất nước Singapore chứng kiến tốc độ tăng trưởng 15,2%. Kể từ ngày 8 tháng 6 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore là khoảng 1,9% và nền kinh tế của đất nước có tốc độ tăng trưởng thấp hơn với tỷ lệ là 1,8% hàng quý so với 14,8% của năm 2010. Năm 2015 và 2016 chứng kiến cuộc suy thoái...


Similar Free PDFs