TIEU LUAN-KINH TE, NGUYEN BINH MINH, 123456789 PDF

Title TIEU LUAN-KINH TE, NGUYEN BINH MINH, 123456789
Course Giáo Trình Kinh tế vĩ mô
Institution Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Pages 39
File Size 573.5 KB
File Type PDF
Total Downloads 123
Total Views 460

Summary

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊNTIỂU LUẬNMÔN HỌC: ĐẠI CƯƠNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNGNGÀNH: ĐIỆNCHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆPSINH VIÊN: NGUYỄN BÌNH MINH MÃ SV: 51221053 MÃ LỚP: 51221BN HƯỚNG DẪN: HOÀNG MINH ĐỨCBẮC NINH – 2022Chủ đề 15 : Thực trạng lạm phát ở Việt Nam - MỤ...


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐẠI CƯƠNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG

NGÀNH: ĐIỆN CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

SINH VIÊN: NGUYỄN BÌNH MINH MÃ SV: 51221053 MÃ LỚP: 51221BN1 HƯỚNG DẪN: HOÀNG MINH ĐỨC

BẮC NINH – 2022

Chủ đề 15: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam MỤC LỤC MỤC LỤC......................................................................................................................2 DANH SÁCH HÌNH VẼ................................................................................................4 PHẦN I: MỞ ĐẦU.........................................................................................................5 1.1 Tính cấp thiết..................................................................................................... 5 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................6 1.2.1

Tìm hiểu thực trạng.................................................................................. 6

1.2.2

Đề xuất giải pháp......................................................................................6

1.3 Kết cấu của đề tài...............................................................................................7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................8 2.1 Thực trạng về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay......................................8 2.1.1

Thực trạng 1: Ô nhiễm môi trường nước................................................10

2.1.2

Thực trạng 2: Ô nhiễm không khí...........................................................11

2.1.3

Thực trạng 3: Ô nhiễm đất......................................................................13

2.1.4

Thực trạng 4: Ô nhiễm tiếng ồn..............................................................16

2.1.5

Thực trạng 5: Biến đổi khí hậu...............................................................17

2.1.6

Thực trạng 6: Biến đổi hệ sinh thái........................................................ 17

2.1.7

Thực trạng 7: Các loại ô nhiễm khác...................................................... 18

2.2 Đánh giá chung về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay............................18 2.2.1

Mặt đạt được...........................................................................................18

2.2.2

Hạn chế và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường................................. 20

PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.....................................26 3.1

Dân số.....................................................................................................26

3.2

Sản xuất lương thực................................................................................27

3.3

Trồng rừng và bảo vệ sinh học............................................................... 27

3.4

Phòng chống ô nhiễm............................................................................. 28

3.5

Quản lý và qui hoạch môi trường...........................................................28 2

Chủ đề 15: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 3.6

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ : giáo dục, đào tạo............................. 29

3.7

Phát triển kinh tế xanh, bền vững kết hợp bảo vệ môi trường................29

3.8 Tăng cường dự báo thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm....................................... 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 31 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 32

3

DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1: Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu..........................................................14 Hình 2.2: Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em..........................................................................................................24

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Lạm phát ở Việt Nam đang nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế. Sau hơn một thập kỷ lạm phát ở mức vừa phải, hiện nay lạm phát ở nước ta đang ở mức cao, đặc biệt là năm 2007 và 2008 và nó đã và đang là “kẻ phá hoại” có tác động xấu đến các hoạt đông kinh tế. Nó như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế, và nguyên nhân của lạm phát cũng ngày càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, việc nghiên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự phát triển đất nước. Vì vây, chúng em chọn đề tài “ Lạm Phát ở Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp” để có thể nghiên cứu kỹ hơn về lạm phát ở Việt Nam và qua đó chúng em có thể rút ra các biện pháp khắc phục nhằm giảm lạm phát trong thời kỳ kinh tế mở và phát triển một cách đồng bộ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chúng em kính mong sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1 Tìm hiểu thực trạng 1.2.2 Đề xuất giải pháp

1.3 Kết cấu của đề tài Phần I: Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường 1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Phần II: Nội dung nghiên cứu 2.1 Thực trạng về ô nhiễm môi trường 2.2 Đánh giá chung về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay 2.3 Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường Phần III: Kết luận

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Thực trạng về ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứngđược những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môitrường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặtvới thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồnô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng, đấutranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, cókhi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt. Khói bụi của một khu công nghiệpNước thải ra sông Thị Vải của công ty VedanCùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ côngtruyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làngnghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việclàm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình

trạng ô nhiễm không khí, chủyếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong

quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt. Ô nhiễm từ các làng nghề làm gạch thủ công Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức Benzen và Sunfua Đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi. Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi

trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định. Chất gây ô nhiễm là

những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian. 2.1.1 Thực trạng 1: Ô nhiễm môi trường nước Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức thiết yếu đối với sự sống trên trái đất. Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bởi vậy, ở nước ta, một mặt khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất, xây dựng, nhưng mặt khác cần coi trọng việc đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch. Hiện nay, hầu hết các sông hồ ở các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn này đều bị nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m 3 và chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề và ngay cả bệnh viện (khoảng 7000m3 mỗi ngày, và chỉ có 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60%-70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường … Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải là trường hợp

sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Nước ngầm do khai thác quá mức, vượt khả năng tự lạp lại, làm suy thoái về lượng và chất của nước. Dung lượng nước trong các giếng giảm dần, có giếng mới chỉ khai thác chưa được 10 năm mà mức nước trong giếng đã hạ thấp hàng chục mét. Hậu quả này sẽ dần tới sự xâm nhập của nước mặn, nước thải sinh hoạt, công ,nghiệp, thậm chí gây ra lún đất. Tại Hà Nội, phân tích 660 mẫu nước lấy tại 106 giếng khoan đang khai . thác cho thấy nước đã có biểu hiện nhiễm bẩn NH4+ và2 NO

2.1.2 Thực trạng 2: Ô nhiễm không khí Ở Việt Nam, chỉ số chất lượng không khí vẫn duy trì ở mức tương đối cao, hơn 50% số ngày trong năm có chất lượng không khí kém: Trong đó, Hà Nội là một trong những thành phố có mức độ ô nhiễm cao hơn thế giớ. Giai đoạn từ 2011-2015 số ngày Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí kém suy giảm đến ngưỡng xấu. Chất lượng không khí ở khu vực nông thôn, các làng nghề đang có chiều hướng suy giảm, nhất là ở các làng nghề tái chế chất thải, tái chế nhựa, kim loại, giấy, sản xuất vật liệu xây dựng… Kết quả khỏa sát những năm gần đây cho thấy, nồng độ bụi ở những làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng tại một sô địa phương vượt quy chuẩn 3 đến 8 lần, hàm lượng CO2 có nơi vuotj ngưỡng 6,5 lần. Trong 3 năm gần đây, do việc đốt rơm rạ sau thu hoạch cũng dẫn tới tình trạng “khói mù” ảnh hưởng đến giao thông công cộng và bầu không khí trong khu vực. Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí phổ biến nhất là ô nhiễm khói bụi, sau đó là ô nhiễm CO2 và một số loại khí khác như SO 2, NO X … Hai tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí là khí thải từ các phương tiện cơ giới và hoạt động sản xuất công nghiệp. Theo một số nghiên cứu, hiện tạ khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới chiếm 70% tác nhân gây ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Lượng khí thải lớn như vậy đến từ 43 triệu xe máy và 2 triệu ô tô đang lưu hành trên đường phố Việt Nam mỗi ngày, theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, Nồng độ bụi trong các khu dân cư bên cạnh các nhà máy, xí nhiệp hoặc gần các đường giao thông lớn vượt chỉ số cho phép từ 1.5-3 lần:

Tại các những nơi đang xây dựng nhà cửa, đường xá vượt mức cho phép từ 10-20 lần. Tại các nút giao thông lớn, nồng độ chỉ khì, khí CO khá cao. Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe của con người, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nhiều, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. Ta có thể chia việc ô nhiễm không khí thành các loại: -

Ô nhiễm bụi:

Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. Ô nhiễm bụi chủ yếu là do các hoạt đông giao thông và xây dựng gây ra. Nồng độ bụi trung bình của các khu dân cư cạnh đường giao thông lớn và các khu công nghiệp đều vượt trị số TCCP từ 1,5-3 lần, các trường hợp cá biệt gần nhà máy nhiệt điện, nhà máy gạch đều vượt quá từ 5-8 lần. Còn lại các khu dân cư xa đường giao thông lớn, các cơ sở sản xuất hay các khu công nghiệp đều xấp xỉ tri số TCCP (trung bình 1 ngày là 0,2 ). -

Ô nhiễm chì (Pb) và các loại khí độc hại:

Việc ô nhiễm chì chủ yếu là do các phương tiện giao thông chạy xăng pha chì gây ra. Ô nhiễm chì trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo tiêu chuẩn chất lượng không khí ở Việt Nam, nồng độ chì trong không khí không được vượt quá 0,005. Nồng độ khí ở một số khu công nghiệp, các nút giao thông lớn thì vượt quá mức độ cho phép nhiều lần. Lấy ví dụ, tại Hà Nội mỗi năm phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn khói bụi, 9.000 tấn khí , 46.000 tấn khí CO từ hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp, đó là chưa kể khói của hơn 100 ngàn ôtô và hơn 1 triệu xe máy. 2.1.3 Thực trạng 3: Ô nhiễm đất Đất là tài nguyên quý giá nhất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, yếu tố quyết định cấu thành các hệ sinh thái. Do nhiều nguyên nhận đất chia làm nhiều loại khác nhau như sa mạc, núi rừng, đất nông nghiệp và đất đô thị. Tùy thuộc vào mức độ đối xử của con người với

đất mà có thê phất triển theo chiều hướng tốt cũng có thể phát triển theo chiều hướng xấu đi.

Nhưng hiện nay ở nước ta mức độ ô nhiễm môi trường đất đang diễn ra hết sức nghiêm trọng mà chủ yếu do các nguyên nhân sau: -

Ô nhiễm môi trường đất do nước bị ô nhiễm:

Đất và nước luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau nên việc môi trường nước bị ô nhiễm cũng đã trực tiếp gây ra những hậu quả xấu cho môi trường đất nước ta. -

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn tạo ra:

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đời sống của nhân dân ngày càng tăng lên và đô thị hóa nhanh chóng, lượng chất thải rắn cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước hiện (năm 2013) vào khoảng 61.500 tấn/ngày. Đáng lưu tâm nhất là hiện cả nước chỉ có khoảng 26,8% số bãi chôn lấp chất thải rắn là đảm bảo vệ sinh, trong tổng gần 460 bãi chôn lấp được giám sát. Các thành phần của chất thải rắn bao gồm: giấy carton, vải, gỗ, rác hữu cơ, lá cây, thực phẩm, chất dẻo, cao su, nilon, kim loại, thủy tinh, vật liệu xây dựng Lượng chất thải chưa được thu gom thì bị đổ trực tiếp ra sông ngòi hoặc được chôn lấp sơ sài do nhiều người dân chưa có ý thức bảo vê môi trường nên gây ra những hiểm họa tiềm tàng về môi trường và cho sức khỏe của mọi người. Trên thế giới, cùng với ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất cũng đang là vẫn đề đáng báo động hiện nay. Tại Việt Nam, môi trường đất cũng đang phải chịu tác động từ nhiều nguồn gây ô nhiễm. Ô nhiễm từ phân bón hóa học tăng cao Báo cáo môi trường Việt Nam giai đoạn 2011-2015 cho thấy, phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp do ưu thế về chi và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu, cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 30 – 45% lượng phân bón (hấp thụ phân đạm khoảng 30 – 40%, phân lân 40 – 45%, phân kali 50 – 60%). Lượng phân bón còn lại được thải ra môi trường. Tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp, mức độ sử dụng phân bón khá cao, vượt so với mức khuyễn cáo nhiều lần, điều đó dẫn đến dư lượng phân bón tồn đọng trong đất khá lớn, làm ô nhiễm môi trường đất.

Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông nghiệp được sử dụng phổ biến ở tất cả các vùng nông thôn và có xu hướng tăng qua các năm. Cùng với đó là việc

sử dụng phân bón tùy tiện hoặc không tuân thủ quy trình kỹ thuật vẫn chưa được quản lý, kiểm soát... Kết quả đánh giá chất lượng đất ở nhiều vùng canh tác trong cả nước cho thấy, hệ quả của việc sử dụng phân bón không hợp lý là đất bị chua hóa. Kết cấu đất suy giảm, ...


Similar Free PDFs