Tieu luan Tu tuong Ho Chi Minh PDF

Title Tieu luan Tu tuong Ho Chi Minh
Author Chan Meo
Course tu tuong ho chi minh
Institution Đại học Quốc gia Hà Nội
Pages 15
File Size 252.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 112
Total Views 466

Summary

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ----------------------------------BÀI TIỂU LUẬNMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: ABCMÃ SINH VIÊN: 1904ABCDLỚP: POL1001_GIẢNG VIÊN: ABC---- TP Hà Nội, tháng 11, năm 2021----Mục lụcA. NỘI DUNG......................................................


Description

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:

ABC

MÃ SINH VIÊN:

1904ABCD

LỚP:

POL1001_2

GIẢNG VIÊN:

ABC

---- TP Hà Nội, tháng 11, năm 2021---1

Mục lục

A. NỘI DUNG..............................................................................................3 I. Những khái niệm chung nhất về Đại đoàn kết toàn dân tộc....................3 1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?.............................................................3 2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân là gì?..................................................................................................................3 II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc............................4 1. Vai trò to lớn của Đại đoàn kết toàn dân tộc.........................................4 3. Điều kiện để xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.......................7 4. Hình thức – nguyên tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. 8 5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc...............................9 III. Kế thừa và phát huy Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay.........................................................10 1. Đảng và chính phủ đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, phát huy được tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh toàn dân trong công tác phòng chống dịch bệnh.............................................10 2. Dân tộc Việt Nam ta cùng nhau đoàn kết chống dịch, tinh thần Đại đoàn kết toàn dân ngày một tỏa sáng......................................................12 IV. Kết luận....................................................................................................13 B. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................14

2

CHỦ ĐỀ: Anh (chị) hãy làm rõ nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy tư tưởng ấy trong tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM A. NỘI DUNG I. Những khái niệm chung nhất về Đại đoàn kết toàn dân tộc 1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì? Đại đoàn kết dân tộc là một di sản và cũng là truyền thống vô cùng quý báu mà dân tộc Việt Nam ta đã hun đúc nên trong công cuộc dựng nước và giữ nước trải dài hàng nghìn năm. Tinh thần yêu nước, quý trọng bản chất con người, bao dung, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm và tâm hồn của mỗi người dân, nó đã trở thành lẽ sống và là chất keo gắn kết mọi người dân Việt Nam với nhau. Lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm của đất nước ta đã chứng tỏ rằng, truyền thống đoàn kết dân tộc trở thành sức mạnh bất khả chiến bại trong bất cứ hoàn cảnh nào giúp đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đánh tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ an toàn biên giới quốc gia, viết nên những trang sử vàng hào hùng của lịch sử dân tộc. 2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân là gì? Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên 3 cơ sở chính sau: 2.1. Những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, những giá trị truyền thống quý báu đã dần được hình thành, từng giây, từng phút, từng ngày phát triển trong mỗi con dân Việt Nam. Đó chính là lòng yêu nước dồi dào, là tinh thần tương thân tương ái giữa người và người, đó cũng chính là ý chí chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những người thân yêu khỏi giặc ngoại xâm. Ngoài ra, những truyền thống ấy còn là tinh thần đoàn kết không quản ngại khó khăn gian khổ. Qua quá trình dài của lịch sử, những truyền thống 3

quý báo ấy đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, vào máu mủ ruột thịt của mỗi con người Việt Nam, trở thành đạo sống, đạo làm người của người dân nước Việt. 2.2. Điều đúng đắn rút ra được từ thực tiễn Cách mạng Việt Nam và thế giới Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng các cuộc nổi dậy của những nhà yêu nước trong lịch sử nước ta đều thất bại vì một lý do duy nhất: chưa có sự lãnh đạo của Đảng. Có Đảng lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh cũng là để đề ra một phương hướng, đường lối cụ thể, đúng đắn, có khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và có thể củng cố khối Đoàn kết toàn dân. Như vậy, suy cho cùng vẫn là do thiếu đi sự đoàn kết nên các cuộc nổi dậy đã thất bại. Không chỉ các cuộc nổi dậy ở Việt Nam, mà các cuộc cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ cũng thất bại vì nguyên nhân là chưa có sự đoàn kết cũng như sự lãnh đạo đúng đắn. 2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng, cách mạng là sự nghiệp to lớn của nhân dân, nhân dân cũng là những người người tạo nên lịch sử, liên minh công nhân nông dân là cơ sở chính để có thể xây dựng, vun đắp nên lực lượng đấu tranh cách mạng to lớn trên tinh thần của giai cấp vô sản, đoàn kết dân tộc phải được liên kết với đoàn kết quốc tế. Dựa theo những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển nó thành hệ thống tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của mình. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân tộc 1. Vai trò to lớn của Đại đoàn kết toàn dân tộc 1.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định nên thành công của cách mạng Việt Nam Để hiểu rõ vai trò thứ nhất của Đại đoàn kết dân tộc, trước tiên ta cần phải hiểu “Chiến lược” là gì. Trong lĩnh vực quân sự, “Chiến lược” có thể hiểu là phương hướng hoạt động gồm tổng thể các biện pháp, phương châm, mưu lược, chính sách vì một mục tiêu chung, từ ấy đạt được mục đích nhất định như tạo ra trạng thái phát triển mới của một lĩnh vực của xã hội hay trên toàn thế 4

giới. Đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược có nghĩa là nó phải được duy trì xuyên suốt, lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những đối sách, những nhiệm vụ khác nhau mà Đảng đề ra một cách phù hợp, tuy nhiên, Đại đoàn kết toàn dân tộc là một “Chiến lược” phải luôn được giữ vững, không thể thay đổi, mang yếu tố sống còn, then chốt quyết định nên việc thành công hay thất bại của cách mạng. Yếu tố quyết định của Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được thể hiện rất rõ qua các sự kiện của dân tộc Việt Nam ta. Các cuộc nổi dậy của Hàm Nghi, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám hay của Phan Chu Trinh đều thất bại vì một lý do lớn nhất: Chưa có sự đoàn kết và thống nhất. Sau khi Đại đoàn kết dân tộc được hình thành và phát triển, các cuộc cách mạng và khôi phục nền kinh tế đã liên tục dành thắng lợi, cụ thể: - Cách mạng Tháng Tám thành công nhờ sự đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh - Kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhờ sự đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt - Đạt được nhiều thành tựu lớn trong công cuộc khôi phục nền kinh tế nhờ sự đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam ta Đã từ lâu, Đại đoàn kết dân tộc trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng ta. Ta có thể khẳng định như vậy là vì cách mạng Việt Nam ta được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản, mà Đảng là của dân, do dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Cách mạng cũng là sự nghiệp của nhân dân, vì thế Đại đoàn kết dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu của Cách mạng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, cần thực hành đoàn kết trong nội bộ Đảng, đoàn kết toàn nhân dân, đoàn kết các giai cấp, dân tộc, đoàn kết giữa các tôn giáo và đoàn kết quốc tế. Sự đoàn kết ấy sẽ thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần, thúc đẩy Cách mạng thành công. Ngày 3/3/1951, Bác đã tuyên bố rằng: “Mục đích của Đảng Lao động Việt

5

Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”1. Đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là mục tiêu hàng đầu của Cách mạng, mà nó còn là mục tiêu hàng đầu của toàn dân tộc Việt Nam ta. Nước ta từ thuở xa xưa đã luôn phải chống giặc ngoại xâm đô hộ, âm mưu chia cắt nước ta. Trong hoàn cảnh ấy, để có thể đánh đuổi được bọn chúng khi lực lượng của ít hơn chúng rất nhiều thì điều quan trọng nhất tạo nên chiến thắng chính là sự đoàn kết. Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra là: “Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng, hay kháng chiến để đòi độc lập”. Sau Hiệp định Giơnevơ, nhiệm vụ của nước ta vẫn luôn là: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. Ta có thể thấy rằng, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, nhiệm vụ hàng đầu của ta vẫn không hề thay đổi: hướng đến Đại đoàn kết toàn dân tộc. 2. Lực lượng của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc 2.1. Chủ thể của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Chủ thể của khối Đại đoàn kết dân tộc, không phải là ai khác, không riêng một cá nhân hay tổ chức nào, mà chính là toàn thể nhân dân Việt Nam ta. Theo Hồ Chí Minh, khái niệm “Nhân dân” và “Dân” có ý nghĩa bao hàm rất rộng, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc hay tôn giáo nào cả, mà vừa có nghĩa là gồm tất cả con dân nước Việt có lòng yêu nước, vừa là mỗi người Việt Nam cụ thể. 2.2. Nền tảng của khối Đại đoàn kết dân tộc chính là điểm chung của mọi người dân Nền tảng của khối Đại đoàn kết là liên minh công - nông - trí thức của nhân dân. Ban đầu, liên minh công-nông là nền tảng của mọi mặt trận, về sau, Hồ Chí Minh đã thêm thành phần trí thức vào nền tảng tạo nên khối Đại đoàn kết toàn dân.

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.95

6

Sự đoàn kết trong nội bộ Đảng cũng góp phần không nhỏ tạo nên nền tảng ấy, đó cũng chính là “hạt nhân”, có hạt nhân thì mới có cái gốc, cái rễ tạo tiền đề để cây có thể mọc, đơm hoa kết quả được. Đảng có đoàn kết, thống nhất thì mới có thể định hướng, dẫn dắt các dân tộc, dẫn dắt toàn thể nhân dân tạo thành một khối vững chắc. Tất cả nhân dân nước Việt Nam đều có một chí hướng, mục tiêu chung để có thể trở thành một khối Đại đoàn kết dân tộc là bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc, xây dựng một cuộc sống hòa bình, nhà nhà người người đều ấm no, hạnh phúc, không còn phải chịu cảnh đói khổ, đất nước lầm than. 3. Điều kiện để xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Để có thể xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, ta cần 4 điều kiện sau đây: 3.1. Lấy lợi ích chung của toàn dân làm điểm quy tụ nhưng vẫn phải tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng Hồ Chí Minh cho rằng, Đại đoàn kết phải dựa theo lợi ích của dân, vì nước vì dân, chống lại áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Nước được độc lập, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì việc độc lập mới có ý nghĩa. 1 3.2. Phải kế thừa và phát huy những truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam Để xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa và phát huy những truyền thống yêu nước – nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc ta. Truyền thống ấy đã được hình thành, vun đắp và phát triển trong suốt quá trình hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã trở thành giá trị bền vững, là nguồn sức mạnh bất khả chiến bại của toàn dân ta để đánh thắng mọi thiên tai, mọi kẻ thù xâm lược, qua đó bản sắc dân tộc cũng được giữ vững muôn đời. 3.3. Phải có lòng khoan dung, độ lượng, thương yêu với con người

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.97

7

Trong mỗi chúng ta, có người thế này có người thế khác, không ai giống ai, mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Chính vì thế, cần phải trân trọng những điểm tốt điểm mạnh của mỗi người, khoan dung độ lượng với những người đi sai hướng, dẫn dắt họ đi đúng con đường. Có như vậy mới tạo nên được sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân tộc. 3.4. Phải có niềm tin to lớn và vững chắc vào nhân dân Đảng không thể tự hoạt động mà không có nhân dân, bởi vậy mới nói, “Dân” chính là chỗ dựa vững chắc nhất của Đảng. Nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn, vô tận, quyết định nên sự thành công hay thất bại cách mạng, nhân dân cũng là nền và là chủ thể của mọi Mặt trận. Vì vậy, niềm tin vào nhân dân là điều tất yếu để có thể tạo nên khối Đại đoàn kết toàn dân. 4. Hình thức – nguyên tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc 4.1. Hình thức tổ chức của khối Đại đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất Tổ chức thể hiện sức mạnh vật chất của khối Đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất giúp cho khối Đại đoàn kết dân tộc tạo thành một thể thống nhất, vững chắc, có tổ chức quy mô lớn. Đây là nơi quy tụ người dân Việt Nam yêu nước đang sinh sống tại Việt Nam và cả ở nước ngoài. Trong quá trình dài lịch sử, Mặt trận dân tộc thống nhất đã trải qua nhiều lần thay tên, nhưng ý nghĩa của nó vẫn không hề thay đổi, vì mục tiêu chung là cố gắng vì độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự do hạnh phúc của nhân dân.1 4.2. Nguyên tắc tổ chức của khối Đại đoàn kết dân tộc cũng như là nguyên tắc tổ chức của Mặt trận dân tộc thống nhất Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng và tổ chức theo 3 nguyên tắc chính: 1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.98

8

- Nguyên tắc thứ nhất: Mặt trận được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, tuân theo sự lãnh đạo của Đảng ta. Đảng ta lãnh đạo Mặt trận bằng việc xác định các chính sách đúng đắn, áp dụng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục và nêu gương. Đảng lãnh đạo thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác Mặt trận. - Nguyên tắc thứ hai: Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các giai cấp, hoạt động theo nguyên tắc Hiệp thương dân chủ. Có nghĩa là, để đi đến được sự thống nhất, Mặt trận cần phải thảo luận, bàn bạc và trao đổi một cách kỹ lưỡng, mọi vấn đề phải được công khai. Lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp phải thật hài hòa, ổn thỏa. - Nguyên tắc thứ ba: Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mặt trận phải thực hiện hương châm “cầu đồng tồn dị” đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết 1. Ngoài ra, cần phải cao tinh thần tự phê bình và phê bình, không được bảo thủ, bao che cho hành vi sai trái. 5. Phương thức xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc 5.1. Xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc trước hết phải làm tốt công tác dân vận Dân vận cốt là để đoàn kết dân chúng, tạo nguồn động lực to lớn phát triển mọi mặt của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội. Các biện pháp dân vận và mọi Đảng viên, cán bộ cần phải thực hiện là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục người dân, giúp đỡ người dân thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, hiểu và thực hiện theo đúng Pháp luật. Ngoài ra còn cần phải nắm bắt được nguyện vọng của nhân dân kịp thời, tìm hiểu phong tục tập quán của người dân thì mới có thể tiếp cận nhân dân một cách hiệu quả nhất. 5.2. Cần phải thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất 1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2019, tr.99

9

Các đoàn thể, tổ chức quần chúng và Mặt trận là sợi dây gắn kết giữa Đảng và quần chúng nhân dân. Các tổ chức quần chúng như là Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ,…giúp Đảng gần gũi với nhân dân hơn, tuyên truyền, giáo dục, động viên và hướng dẫn nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng, của Đảng và nhà nước. Các tổ chức ấy còn đại diện cho người dân, giúp người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. III. Kế thừa và phát huy Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết toàn dân vô cùng sâu sắc, làm cốt lõi, nền tảng cho nhân dân không chỉ trong quá trình chống giặc ngoại xâm mà còn đúng đắn và là kim chỉ nam trong cả quá trình phát triển đất nước và nhất là tình hình chống chọi lại với đại dịch Covid-19 hiện nay. Ngay từ ca bệnh Covid đầu tiên xuất hiện (22/1/2020), nước ta đã xác định đây là một căn bệnh nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng đến người dân trên diện rộng nên đã nhanh chóng phát động, yêu cầu người dân cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này. Một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao là huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân để phát huy sức mạnh Đại đoàn kết toàn dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. 1. Đảng và chính phủ đã đề ra những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, phát huy được tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh toàn dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Không hề làm ngơ trước dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, vào ngày 29/1/2020, Ban Bí thư đã lập tức ban hành công văn số 79-CV/TW, gửi các tỉnh, thành phố và các cơ quan Trung ương về việc coi phòng, chống dịch là nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách"1. Tiếp sau đó, ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để chiến thắng đại dịch Covid-19. Tổng Bí thư kêu gọi toàn thể đồng bào, chiến sĩ trong và ngoài nước đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, đoàn kết 1 Công văn Số: 79-CV/TW V/v phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Cô-rô-na gây ra

10

hành động, đặt sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên hàng đầu. Lời kêu đã khơi dậy sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân trên cả nước để phòng, chống đại dịch.1 Trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát trên khắp thế giới đặc biệt là Trung Quốc, nước ta đã ban hành rất nhiều công văn chỉ đạo công tác phòng, chống Covid-19, đặc biệt là chỉ thị số 16/CT-TTg ban hành vào ngày 31/3/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 và cách ly toàn xã hội. Nhờ sự lãnh đạo kịp thời của Đảng cũng như sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân, trong đợt dịch năm 2020 nước ta, tính đến ngày 24/7/2020, Việt Nam có tổng cộng 415 ca bệnh, 99 ngày trước đó được kiểm soát không có ca bệnh nào. Tuy nhiên sau đó, đợt dịch thứ hai tiếp tục bùng phát tại Đà Nẵng, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 11362. Đảng và nhà nước tiếp tục đề ra những biện pháp kêu gọi người dân đồng lòng đoàn kết chống dịch, các bệnh viện dã chiến liên tục được xây dựng, cứu trợ người dân Đà Nẵng. Các trường học chuyển sang phương án học online để đảm bảo hiệu quả phòng chống dịch bệnh có kết quả tốt. Khi tình hình dịch đã được kiểm soát tương đối tốt thì một lần nữa lại bùng phát vào ngày 27/4/2021, do biến thể của virus Covid-19 lây nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng một lần nữa, nước ta gấp rút giãn cách xã hội, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Không một giờ phút nào Đảng và nhà nước lơ là trước dịch bệnh, và đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Cùng với Đảng và nhà nước, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã ra Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19", nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, đồng sức đồng lòng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

1 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch, Hà Nội, 2020 2 Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, Wikipedia, 2021

11

2. Dân tộc Việt Nam ta cùng nhau đoàn kết chống dịch, tinh thần Đại đoàn kết toàn dân ngày một tỏa sáng Nếu chỉ riêng Đảng và nhà nước thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nước ta sẽ không thể nào ngăn chặn được nó, mà quan trọng hơn cả chính là sự đồng sức đồng lòng của toàn thể người dân Việt Nam. Từ tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đến các địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đều nhiệt tình, tích cực, dốc sức dốc lòng tham gia công tác phòng, chống dịch. Dẫn đầu trên tiền tuyến chống dịch là lực lượng cán bộ, nhân viên của ngành Y tế. Họ đã không quản ngại ngày đêm, tham gia xét nghiệm, hỗ trợ và cứu chữa bệnh nhân bị mắc Covid-19. Mặc dù khó có thể tránh khỏi việc bị lây nhiễm bệnh từ các bệnh nhân nhưng họ đã cố hết sức cứu chữa bệnh nhân tại khu điều trị cách ly từng giây, từng phút, từng giờ. Đặc biệt, nhiều sinh viên y khoa còn chưa ra trường đã tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, giúp đỡ các cán bộ y tế hoàn thành nhiệm vụ cứu người trong những lúc cấp bách nhất. Sau các y bác sĩ, là lực lượng cán bộ, các cấp ngành tại mỗi địa phương đã cùng phối hợp ngày đêm truy quét, dập dịch tại các khu dân cư. Nhiều khu kí túc xá, khu nhà ở quân đội đã trở thành khu cách ly. Trong khi tuyến đầu tích cực chống dịch, thì tuyến hậu phương là nhân dân cả nước cũng góp một phần lớn công sức. Rất nh...


Similar Free PDFs