Bai tieu luan - Grade: A PDF

Title Bai tieu luan - Grade: A
Author QUYNH PHAM THI NHU
Course Marketing
Institution Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 17
File Size 313.6 KB
File Type PDF
Total Downloads 835
Total Views 966

Summary

Download Bai tieu luan - Grade: A PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH A KINH DOANH QUỐ 

TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG LÝ LUẬN SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NẢY SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HOẶC CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Nguyên Ký Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Như Quỳnh Lớp: DC021 Mã số sinh viên: 31191025454

TP Hồ Chí Minh, 12/2019 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................... 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................4 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................4 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG MÁCXÍT VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ THỂ HIỆN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) CỦA V.I.LÊNIN..................................................................................................................... 5 1. TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG MÁCXÍT VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP 5 2. SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG NEP..............................................9 2.1. Tính tất yếu của sự kết hợp các mặt đối lập trong NEP...................................9 2.2. Những nội dung cơ bản của việc kết hợp các mặt đối lập trong NEP..............9 CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP CỦA TRIẾT HỌC MÁCXÍT VÀO CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY...........................................................11 1. CÁC MÂU THUẪN NẢY SINH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HOẶC CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY..............................................................................................11 1.1. Trong hoạt động kinh doanh..........................................................................11 1.2. Trong cuộc sống hằng ngày...........................................................................12 2. VẬN DỤNG SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN NẢY SINH TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HOẶC CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY.............................................................................................13 2.1. Trong hoạt động kinh doanh..........................................................................14 2.2. Trong cuộc sống hằng ngày...........................................................................14 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI VIỆC KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................15 KẾT LUẬN................................................................................................................. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................17

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 – 1985 ta đã đạt được thành tích đáng kể song cũng gặp không ít những khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Bên cạnh đó tình hình thế giới đang có sự biến động, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng hoàn toàn. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật bùng nổ tác động mạnh đến nhiều quốc gia. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đường lối đổi mới nền kinh tế toàn diện, phát triển và hội nhập nền kinh tế nước nhà vào thị trường quốc tế từ năm 1986. Đây là một đường lối đúng đắn, phù hợp với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của những tư duy cũ, quan niệm tuyệt đối hóa sự đối lập giữa xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội tư bản chủ nghĩa, giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, chấp nhận cái này phải loại bỏ cái kia vẫn chưa bị đào thải; mặt khác, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã và đang chi phối nền kinh tế toàn cầu hóa. Vì vậy, nếu tiến hành phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế không ổn định, sẽ dẫn tới nguy cơ đánh mất định hướng xã hội chủ nghĩa, thậm chí mất cả độc lập chủ quyền dân tộc. Để tránh nguy cơ đó và nhằm thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta hiện nay, một trong những giải pháp cần phải thực hiện là kết hợp biện chứng các mặt đối lập. Đây là một giải pháp thực tiễn xuất phát từ việc vận dụng lý luận biện chứng mácxít về mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. Trước đây, trong quá trình lãnh đạo nhân dân Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội, bằng việc đề ra “Chính sách kinh tế mới” (NEP), V.I.Lênin tiến hành kết hợp các mặt đối lập giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản (CNXH và CNTB), giữa kế hoạch của nhà nước xã hội chủ nghĩa với cơ chế thị trường. Kết quả thực tiễn đã cho thấy tính đúng đắn của chủ trương này. Ngày nay, với chủ trương xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế khu vực, trên thực tế chúng ta đã tiến hành kết hợp CNXH và CNTB, kế hoạch hóa và cơ chế thị trường. Tuy nhiên, khi thực hiện sự kết hợp này vẫn còn tình trạng không nhận thức được bản chất đối lập nhau dẫn tới quá trình trong ngừng đấu tranh lẫn nhau giữa các mặt đối lập, giữa CNXH và CNTB. Vì vậy, đã xuất hiện sai lầm cực đoan theo hướng ngược lại, biểu hiện ở việc kết hợp vô nguyên tắc với CNTB, dẫn tới nguy cơ chệch hướng và cả nguy cơ “diễn biến hòa bình”.

3

Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn còn tồn tại quan niệm không đúng về mâu thuẫn, về các mặt đối lập, coi đây là những hiện tượng bất bình thường cần phải loại trừ. Quan niệm phiến diện này cản trở quá trình giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội. Nó gây khó khăn cho việc kết hợp đúng đắn các mặt đối lập nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta nói chung và trong hoạt động kinh doanh hoặc cuộc sống hằng ngày nói riêng. Điều đó chứng tỏ, trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, việc kết hơp các mặt đối lập một cách biện chứng, có nguyên tắc theo tinh thần của V.I.Lênin, là một đòi hỏi cấp thiết. Đồng thời nó cũng cho thấy vấn đề kết hợp các mặt đối lập cần phải được làm sán tỏ hơn nữa trên bình diện lý luận biện chứng mácxít. Việc này có ý nghĩa quan trọng thiết thực đối với công cuộc đổi mới, quá trình xây dựng, phát triển kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài “Vận dụng lý luận sự kết hợp các mặt đối lập vào việc giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh hoặc cuộc sống hằng ngày” . Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách “Sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” do thầy làm tác giả đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình làm bài thu hoạch. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu và góp phần làm sang tỏ nội dung cơ bản, tư tưởng của V.I.Lênin vế sự kết hợp các mặt đối lập trong quá trình thực hiện NEP; Nghiên cứu tư tưởng biện chứng mácxít về vấn đề kết hợp các mặt đối lập trong quá trình thực tiễn cách mạng; Phân tích việc Đảng ta vận dụng tư tưởng V.I.Lênin về sự kết hợp các mặt đối lập trong quá trình đổi mới; Xác định những yêu cầu cơ bản, những giải pháp định hướng để nâng cao hiệu quả kết hợp các mặt đối lập trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.

4

Chương 1

TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG MÁCXÍT VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀ THỂ HIỆN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI (NEP) CỦA V.I.LÊNIN 1. TƯ TƯỞNG BIỆN CHỨNG MÁCXÍT VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP Trong lý luận biện chứng mácxít, vấn đề mâu thuẫn nói chung, vấn đề kết hợp biện chứng các mặt đối lập nói riêng luôn được chú ý xem xét giải quyết. Kế thừa tư tưởng biện chứng của Hêghen, các nhà kinh điển của chủ nghĩa MÁc-Lênin luôn khẳng định mâu thuẫn sự vật,biểu hiện ở cuộc đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập, là nguồn gốc, động lực của sự phát triển sự vật đó. Giải quyết vấn đề này, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênon một mặt khẳng định vai trò của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, mặt khác cũng khẳng định vai trò của sự thống nhất giữa chúng. Chính từ cơ sở đó, với tư cách là những nhà “triết học thực tiễn”, những nhà “duy vật chiến đấu”, các ông đã đi đến tư tưởng biện chứng về sự kết hợp các mặt đối lập trong thực tiễn cách mạng. Nói một cách khác, trong tư tưởng biện chứng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quan niệm nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫn bên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấn đề thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập. Khi đề cập đến vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, do bắt nguồn từ bản chất các mặt đối lập nên các mặt đối lập luôn đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh giữa chúng được hình thành từ sự đối lập, trái ngược căn bản giữa những mặt, những yếu tố, những khuynh hướng vận động trong một sự vật, hiện tượng. Trong quá trình phân tích phép biện chứng của Hêghen, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán sai lầm của Hêghen ở chỗ đã không chú ý tới vấn đề đấu tranh của các mặt đối lập, thậm chí muốn dung hòa, xoa dịu, làm mờ đi cuộc đấu tranh của chúng. Trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen, một mặt ông coi “mâu thuẫn là nguồn gốc của mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống” và “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó” mặt khác, khi phải đề cập tới việc giải quyết mâu thuẫn, ông lại cố tình quên đi khía cạnh đấu tranh của các mặt đối lập, khẳng định sự 5

giải quyết mâu thuẫn thông qua sự thống nhất của chúng trong quan niệm. C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch rõ sai lầm duy tâm đó của Hêghen như sau: Sai lầm chủ yếu của Hêghen là chỗ ông hiểu mâu thuẫn của hiện tượng là sự thống nhất trong bản chất, trong ý niệm, kỳ thực bản chất của mâu thuẫn ấy cố nhiên là một cái gì đó sâu sắc hơn, cụ thể đó là mâu thuẫn có tính bản chất. Có thể thấy rõ những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về vai trò của đấu tranh giữa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, thông qua sự phân tích của hai ông về mâu thuẫn giữa hai giai cấp: tư sản và vô sản, biểu hiện trong các tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và “Tư bản”. Trong các tác phẩm này, các ông đã chỉ rõ chính giai cấp vô sản mới là người đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản chính là cuộc đấu tranh vì sự phát triển, tiến bộ xã hội. Tiếp thu tư tưởng biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin sau này cũng đã nhấn mạnh tới vấn đề đấu tranh giữa các mặt đối lập; đến mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh của chúng đối với sự phát triển chẳng qua “là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.Chính cuộc đấu tranh này đã dẫn đến việc mâu thuẫn bên trong của sự vật được diễn ra liên tục và mang tính khách quan, tự thân. Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong tư tưởng của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, vai trò của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn đối với sự phát triển sự vật được đánh giá rất cao. Chính cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập đã dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn và qua đó làm cho sự vật phát triển. Chính vì thế, về mặt phương pháp luận, cần phải nhận thức được rằng, trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể nào đó, đòi hỏi chủ thể hoạt động phải có thái đọ tôn trọng cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn, tạo điều kiện để các mặt đối lập thực hiện tốt cuộc đấu tranh nhằm thúc đẩy sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Hơn nữa, trong lĩnh vực xã hội, hai mặt đối lập thường biểu hiện ra là một mặt đại diện cho cái tiến bộ, tích cực, còn một mặt đại diện cho cái lạc hâu, tiêu cực. Vì vậy, phải làm sao cho mặt đối lập đại diện cho cái tiến bộ, tích cực chiến thắng mặt đối lập đại diện cho cái lạc hậu, tiêu cực. Trong lý luận biện chứng mácxít, bên cạnh vấn đề đấu tranh và thống nhất, vấn đề kết hợp giữa các mặt đối lập cũng được đặt ra và giải quyết. Đây là biểu hiện hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể trên cơ sở nhận thức mâu thuẫn khách quan, nhận thức sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Chính xuất phát từ việc nhận thức sự thống nhất khách quan, từ những điểm chung vốn có giữa các mặt đối lập, đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội của mình, con người có thể chủ động tiến hành kết hợp các yếu tố, thậm chí cả các mặt đối lập nào đó nhằm

6

giải quyết được những mâu thuẫn xã hội cụ thể, đem lại lợi ích cụ thể cho chủ thể con người. Có thể nói, khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biện chứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau: Thứ nhất, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có của chúng. Ở góc độ này, mâu thuẫn của sự vật được biểu hiện ra với tư cách một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đương nhiên, đó không phải là sự thống nhất có tính tuyệt đối, mà trái lại, là một sự thống nhất tương đối, thống nhất trong sự khác biệt, kể cả sự đối lập Thứ hai, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ nhận thức luận. Ở góc độ này, sự thống nhất giữa các mặt đối lập được xem như đối tượng nhận thức của con người. Nhiệm vụ của chủ thể ở đây là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập tồn tại, ẩn náu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh. Điều này rõ rang là một công việc không đơn giản, không chỉ tùy thuộc vào nhân tố chủ quan, vào chủ thể mà còn phụ thuộc vào chính baen thân mâu thuẫn. Bởi vì mâu thuẫn không tự bộc lộ ra, mà nó tồn tại bên trong “vỏ bọc” thống nhất với những hình thức cụ thể của nó. Để nhận thức nó, cần phải tiến hành thao tác nhận thức như V.I.Lênin đã chỉ dẫn: “phân đôi cái thống nhất”. Có biết “phân đôi” một cái vốn thống nhất thì mới có khả năng phát hiện và nắm bắt được các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Điều này V.I.Lênin viết như sau: “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận mâu thuẫn của nó (…), đó là thực chất (một trong những “bản chất”, một trong những đặc trưng hay đặc điểm cơ bản, nếu không phải là đặc trưng hay đặc điểm cơ bản nhất) của phép biện chứng” [63, tr.378]. Cố nhiên, “sự phân đôi” ở đây không phải là hoạt động chủ quan của mâu thuẫn biện chứng. Niệm vụ của chủ thể ở đây là phải vạch ra được sự tồn tại của các mặt đối lập trong thể thống nhất vốn có của chúng. Thứ ba, xem xét sự thống nhất giữa các mặt đối lập từ góc độ thực tiễn. Ở góc độ này trên cơ sở nhận thức sự thống nhất (và đương nhiên bao hàm cả sự đấu tranh) giữa các mặt đối lập của một mâu thuẫn nhất định, chủ thể có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn được tốt. Dĩ nhiên, vì đây là biểu hiện hoạt động của chủ thể cho nên, việc kết hợp các mặt đối lập cũng xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của chủ thể. Có thể khẳng định sự kết hợp các mặt đối lập phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan, tính tất yếu khách quan với nhân tố chủ quan. Một mặt, con người với tư cách chủ thể tiến hành hoạt động kết hợp các mặt đối lập nhằm giải quyết một mâu thẫun xã hội cụ thể theo hướng có lợi cho bản thân, đáp ứng được như cầu, lợi ích của bản thân; song mặt khác, đó lại không phải là hoạt động chủ quan tùy tiện, mà phải trên cơ sở nhận thức đúg và tuân theo những yêu cầu khách quan, cũng như những điều kiện khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn đó. 7

Tóm lại, việc kết hợp các mặt đối lập trong quá trình giải quyết một mâu thuẫn xã hội cụ thể chỉ có thể tiến hành được khi có đầy đủ những điều kiện khách quan và chủ quan cho phép. Tuyệt đối đây không phải là một giải pháp có tính phổ biến, có thể thực hiện trong mọi trường hợp, với mọi điều kiện. Thứ nhất, về mặt khách quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể tiến hành trong các trường hợp cụ thể sau: 1. Giữa các nhân tố, các lực lượng xã hội, tồn tại với tư cách là những mặt đối lập của nhau phải có những điểm chung, tương đồng có thể đi tới sự điều hòa thỏa hiệp trong một giới hạn nhất định. Trong trường hợp này, chủ thể hoạt động mới có thể thực hiện việc kết hợp các mặt đối lập, trong đó chấp nhận một sự thỏa hiệp nào đó, nhằm hướng sự giải quyết mâu thẫn xã hội theo hướng có lợi cho chủ thể. Dĩ nhiên việc kết hợp các mặt đối lập, với những thỏa hiệp nhất định ở đây không phải là hành động xóa bỏ nguyên tắc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Đây chỉ là hành động đưa cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập vào trong một hình thức có ther, có lơik cho chủ thể mà thôi. Trong trường hợp giữa các mặt đối lập hoàn toàn không có điểm chung, tương đồng, mâu thuẫn xã hội này hoàn toàn mang tính đối kháng thì việc kết hợp không thể thực hiển được một cách đúng đắn và mang lại hiệu quả mong muốn cho chủ thể. 2. Việc kết hợp các mặt đối lập chỉ có thể thực hiện trong điều kiện hoàn cảnh xã hội thuận lợi (bao gồm cả điều kiện trong nước và quốc tế). Cụ thể đó phải là những điều kiện hoàn cảnh cho phép chủ thể thực hiện được việc kết hợp theo mong muốn. Thậm chí đó còn là những điều kiện hoàn cảnh như một đòi hỏi tất yếu khách quan, buộc chủ thể phải tiến hành giải quyết mâu thuẫn bằng phương thức kết hợp này. Chẳng hạn, những biến đổi về kinh tế quốc tế hiện nay, về sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay … là những điều kiện khách quan cho phép chủ thể hoạt động có thể thực hiện sự kết hợp các mặt đối lập. Thứ hai, về mặt chủ quan: việc kết hợp các mặt đối lập chỉ thực hiện được và đạt kết quả mong muốn khi chủ thể có đủ năng lực và bản lĩnh chính trị cần thiết đáp ứng được yêu cầu của sự kết hợp này. Đòi hỏi chủ thể ở đây phải có khả năng sớm nắm bắt được yêu cầu khách quan cũng như thời cơ thuận lợi cho việc kết hợp, từ đó tiến hành tổ chức kết hợp một cách khéo léo, khoa học nhằm hướng cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập trong mâu thuẫn theo hướng có lợi cho chủ thể. Có thể khẳng định, trong chừng mực nào đó, vai trog của chủ thể trong việc kết hợp các mặt đối lập ở đây.

8

2. SỰ KẾT HỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG NEP 2.1. Tính tất yếu của sự kết hợp các mặt đối lập trong NEP Chúng ta biết rằng, sự ra đời NEP và qua đó vấn đề kết hợp các mặt đối lập trong chính sách này gắn liền một cách trực tiếp với bối cảnh nước Nga sau thời kỳ nội chiến (1918-1921). Sauk hi giành thắng lợi bằng cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại, những người cộng sản Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, buộc phải cùng với quần chúng cách mạng tiến hành cuộc nội chiến, nhằm đập tan sự phản kháng của phản động trong nước. Trong tình hình nội chiến cấp bách, để có thể có đủ lương thực một cách nhanh chóng cho quân đội, đồng thời tập trung lực lượng nhằm tạo điều kiện để chiến thắng thù trong giặc ngoài, Nhà nước Xô viết buộc phải thực hiện một giải pháo tình thế- đó là chính sách cộng sản thời chiến. Theo V.I.Lênin, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt thì chính sách cộng sản thời chiến căn bản là đúng [70, tr.96]. Song, trong điều kiện hòa bình, việc duy trì chính sách này lại là sai lầm. Bởi vì “đó không phải là một chế độ kinh tế chặt chẽ. Đó là một biện pháo không phải do những điều kiện kinh tế đề ra, mà phần lớn là do những điều kiện quân sự bắt buộc phải thi hành” [70, tr.96]. Chính những hậu quả nghiêm trọng từ việc kéo dài chính sách cộng sản thời chiến đã làm cho vấn đề kết hợp các mặt đối lập ở đây trở nên tất yếu và cấp bách. 2.2. Những nội dung cơ bản của việc kết hợp các mặt đối lập trong NEP Như trên đã đề cập, việc kết hợp các mặt đối lập trong NEP được biểu hiện tập trung chủ yếu ở chế độ kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước và chính sách thuế lương thực. Đối với việc thực thi chế độ kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước: Như ở trên, trong phần phân tích tính tất yếu của việc thực thi chế độ chủ nghĩa tư bản nhà nước đã cho thấy, khi V.I.Lênin ra sức luận chứng cho việc thực hiện hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, thực chất ông đã chủ trương kết hợp các mặt đối lập giữa CNXH và XNTB để giải quyết mâu thuẫn cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Khi đưa ra chủ trương kết hợp CNXH và CNTB dưới hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, V.I.Lênin hiểu rằng thực ra đây chỉ là một bước lùi, một sự thỏa hiệp CNTB nhằm đem lại lợi ích cho chủ nghĩa xã hội. Do vậy, vì lợi ích của CNXH, cần phải kết hợp, cần phải thỏa hiệp, lùi về chủ nghĩa tư bản nhà nư...


Similar Free PDFs