Le Trung Kien 187Tl23552 PDF

Title Le Trung Kien 187Tl23552
Author Kiên Lê
Course Social Psychology
Institution Van Lang University
Pages 14
File Size 272.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 472
Total Views 925

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂNNGÀNH TÂM LÝ HỌC----------TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNHẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHA MẸLY HÔN ĐẾN CON CÁIGiáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thư HàSinh viên thực hiện: Lê Trung Kiên Mssv 187Tl20 ...., tháng... 5 năm... 2020Phần 1 : Đặt vấn đề1, Lý do ...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN NGÀNH TÂM LÝ HỌC ----------

TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC GIA ĐÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHA MẸ LY HÔN ĐẾN CON CÁI Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Thư Hà Sinh viên thực hiện: Lê Trung Kiên Mssv 187Tl23552

20…., tháng…5 năm…2020

Phần 1 : Đặt vấn đề 1, Lý do chọn đề tài Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nơi quan trọng hình thành lên nhân cách của con người. Một cá nhân khi sinh ra gia đình là nơi tiếp xúc đầu tiên, nơi đáp ứng nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn và đặc biệt là nhu cầu được yêu thương. Ai cũng mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc, được chăm sóc và quan tâm trong vòng tay của cha mẹ. Nhưng hiện nay hiện tượng ly hôn đã không còn xa lạ gì, sau những cuộc đổ vỡ của cha mẹ người chịu tổn thương nhất sẽ là ai- không ai khác đó là những đứa trẻ vô tội. Phải chứng kiến cảnh cha mẹ ly hôn, bất hòa trẻ có suy nghĩ như thế nào? . Sống trong gia đình thiếu thốn tình thương của cha hoặc mẹ và thậm trí là cả hai, trẻ sẽ phát triển như thế nào? Đó là những động lực thúc đẩy bản thân tôi tìm về đề tài : “ Ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn đến con cái” 2.Mục đích nghiên cứu: 1. Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến những mặt nào của con cái? 2. Những biểu hiện cho thấy con cái đang chịu ảnh hưởng từ ly hôn của cha mẹ? 3. Cha mẹ nên ứng xử như thế nào để tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ việc ly hôn của cha mẹ lên con cái. 3. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn đến con cái 4. Khách thể nghiên cứu: Tâm lý của trẻ sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn 5.Phương pháp nghiên cứu + Phân tích tài liệu + Phương pháp phỏng vấn( tham khảo ý kiến lấy tư liệu) 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. + Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: “ Ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn đến con cái” + Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của việc cha mẹ ly hôn đến con cái + Thực trang ly hôn hiện nay 7. Giả thuyết nghiên cứu.

Việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi, suy nghĩ của trẻ. Nhưng ảnh hưởng đó là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn. 8. Đóng góp của đề tài. + Những ảnh hưởng của việc cha mẹ ly hôn đến con cái + Những điều cha mẹ nên ứng xử để tránh ảnh hưởng tiêu cực lên con cái sau ly hôn. Phần 2: Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài I,Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài 1. luận văn “đời sống tâm lí của trẻ sau khi cha mẹ li hôn” (đời sống tâm lí của trẻ sau khi cha mẹ li hôn-quocvinh293-13/8/2012) tác giả đã đưa ra những con số thống kê cụ thể,dẫn chứng rõ ràng,lấy ví dụ: “ở việt nam, bố mẹ ly hôn khi đứa con còn thơ bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu này càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi dưỡng nó. Ở đứa trẻ từ 3- 6 tuổi thì có mặt cảm tội lỗi và sự tự đánh giá thấp bản thân mình. Trẻ sẽ ứng xử kém thích nghi ở trường hoặc bế tắc trong học tập ( từ 6-9 tuổi). Ở tuổi dậy thì ly hôn của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự nhập vai của trẻ, đặc biệt là trẻ gái,Không những thế, ly hôn còn gây ra những tổn thương tâm lý cho những đứa con, làm mất cân bằng tâm lý đồng thời kéo theo các phản ứng bù trừ kiểu nhiễu tâm, như là rối loạn mất giấc ngủ các cơn ác mộng, hay là các dạng rối nhiễu hành vi như ăn cắp, đánh nhau …”. 2.Trong bài : “Tỷ lệ ly hôn gia tăng tác động xấu đến trẻ em” (Theo Thanh Niên,14/5-vietbao.vn) . Theo luật gia Huỳnh Minh Vũ: “số người đến tư vấn về ly hôn tại Trung tâm Tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đình TP HCM chiếm tới 70%. Tỷ lệ ly hôn tăng gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ em, làm tăng số trẻ em hư”. Ông Vũ cho biết: “điều tệ hại nhất là trước khi ly hôn, các bậc cha mẹ thường gây gổ, chửi bới, thậm chí còn đập phá đồ đạc, hành hạ, ngược đãi nhau trước mặt con cái. Họ đã khiến con trẻ phải chứng kiến biết bao điều xấu xa, tệ hại của người lớn.Một số người nghĩ ly hôn là hết, là chấm dứt tất cả. Vì vậy, họ thiếu trách nhiệm đối với con, không tới thăm con, chăm sóc, không cấp dưỡng

nuôi con. Thậm chí, một số người còn thù hằn nhau, hoặc cay cú với người đã gây đau khổ cho mình nên thường đổ lỗi, kể tội đối phương cho con nghe. Có người còn gieo vào tâm trí trẻ hình ảnh xấu xa, lệch lạc về người cha, người mẹ chúng, họ cố tình làm cho con quên đi hình ảnh của người kia. Cá biệt, có một vài trường hợp xin được xóa họ tên cha trong khai sinh của trẻ, đổi từ họ cha sang họ mẹ”. Điểm tích cực của bài viết là đã chỉ ra được hậu quả của việc li hôn này là con cái bị ảnh hưởng về mặt tâm lý và sự phát triển thể chất, trí tuệ. Khi con ở với mẹ, sẽ thiếu thốn tình cảm của cha, nếu ở cha sẽ thiếu thốn tình cảm của mẹ. Trẻ sẽ trở nên mặc cảm, ngại tiếp xúc với xã hội, hoặc cũng có khi nó trở nên phá phách để thu hút sự quan tâm của cha mẹ. Do không được quan tâm đúng mức, trẻ con dễ bị đói, bị suy dinh dưỡng dẫn đến bị chậm phát triển về thể chất, trí tuệ. Và chỉ ra được một góc tối khi cha mẹ li hôn là cha mẹ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau rồi gieo vào lòng con cái những thù hoằn căm phần bố hoặc mẹ. II, Cơ sở lý luận của đề tài

1. Cơ sở lý luận + Gia đình là gì? Theo Ăngghen và C.Mác: gia đình là mối quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái Theo Burgess và Locke: gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ là người chồng và người vợ, người mẹ và người cha, anh chị em tạo ra nền văn hóa chung Theo tâm lý học gia đình thì: Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm – sinh lý, cùng có chung các giá trị vật chất, tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất định. + Ly hôn là gì? Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. + Ảnh hưởng là gì? Ảnh hưởng là một sự việc nào đó có thể tác động xấu hoặc tác động tốt đến mọi người cũng như mọi sự việc khác. 2. Lý thuyết áp dụng: Tháp nhu cầu của Maslow:

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ. 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. Trong đề tài này tôi phân tích nhu cầu sinh lí của trẻ sống trong gia đình có bố mẹ li hôn,nghiên cứu cả trẻ ở lứa tuổi sơ sinh,tuổi nhi đồng và tuổi dạy thì.Nhu cầu sinh lí ở mỗi độ tuổi có những nét giống nhau nhưng cũng có những nét khác nhau cơ bản. Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.Đặc biệt đối với những trẻ có bố mẹ li hôn thì nhu cầu về đảm bảo an toàn cần được chú tâm hơn nữa,và yếu tố an toàn ở đây là an toàn về tâm lí và an toàn về bản thân.Trẻ có bố mẹ li hôn thường có tâm trạng là không an toàn khi lúc nào cũng nghĩ về bố hoặc mẹ,lo lắng cho người này hoặc cho người kia nên lúc nào các em cũng sống trong tâm trạng suy nghĩ lo âu phấp phỏng chính vì điều này mà gây ảnh hưởng rất lớn đến những mặt khác của các em.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin . Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người. Đây là một trong những nhu cầu vô cùng quan trọng của trẻ nhất là đối với những trẻ có bố mẹ li hôn vì các em hay bị mặc cảm tự ti về bản thân,chính vì điều này mà mọi người cần có cái nhìn bao dung hơn ,quan tâm hơn đến các em hãy tôn trong các em hãy cho các em các quyền được vui chơi học tập tham gia và những công việc như những bạn trẻ khác vì như vậy mới giúp các em nhận thấy được cuộc sống vẫn có nhiều điều tốt đẹp,không phải ai cũng xa lánh mình coi thường mình khi bố mẹ li hôn là về mặt nhà trường xã hội còn với bản thân bố mẹ thì hãy tôn trong những suy nghĩ và quyết địnhc ủa con cái họ vì đây chính là cách làm duy nhất để bù đắp những thiệt thòi cho con cái mình. Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt. 1.1 Hội chứng vắng mẹ Nguyên nhân Trẻ bị “thiếu thức ăn tình cảm” Cơ chế thầm kín trong trái tim trẻ: “có mẹ là an toàn, vắng mẹ là bất an”, trẻ luôn mơ hồ cảm thấy một giá trị nào đó của mẹ cho dù mẹ có “xấu” Sự thờ ơ của mẹ: mẹ không có “thế sẵn sàng” với con → mẹ đi làm mà vẫn duy trì quan hệ với con tốt hơn là mẹ nhàn rỗi nhưng giao con cho người giúp việc (Mẹ thờ ơ: che dấu sự thù nghịch với con, coi con là yếu tố gây cản trờ cuộc sống của mình) Vắng mẹ tạm thời hoặc vắng mẹ hoàn toàn Chương 2: Thực trạng, Kết quả nghiên cứu I.Thực trạng 1. Thực trang của việc ly hôn : Trong 10 năm trở lại đây có 1.384.660 vụ ly hôn Tòa án đã giải quyết thì có đến 1.060.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình như: bị đánh

đập ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc, ngoại tình ( chiếm 76,6% các vụ án ly hôn) 2. Thống kê bệnh trầm cảm ở Việt Nam Theo nghiên cứu, một nửa các bệnh lý về tâm thần khởi phát ở độ tuổi 14 nhưng phần lớn đều không được phát hiện hay điều trị. Trong đó, trầm cảm được xem là rối loạn tâm thần phổ biến thứ ba trong thanh, thiếu niên. Tự sát là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trong nhóm độ tuổi từ 15-29. Việc sử dụng rượu và ma túy gây hại trong thanh, thiếu niên là vấn đề nổi cộm tại nhiều quốc gia, có thể dẫn đến các hành vi nguy cơ khác như có quan hệ tình dục hoặc điều khiển phương tiện giao thông không an toàn. Cũng theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), khoảng 8% 29% trẻ em vị thành niên Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Rối loạn tâm thần được định nghĩa là sự kết hợp của những suy nghĩ bất thường, quan niệm, cảm xúc, hành vi và mối quan hệ với người khác. Ngoài những rối loạn về mặt sinh học (chứng trầm cảm, rối loạn tâm thần lưỡng cực, tâm thần phân liệt…), sức khỏe tâm thần, cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội gây căng thẳng. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu trong nước, 87% số trẻ em trong mẫu nghiên cứu có vấn đề về tâm lý. Nghiên cứu với 202 trẻ em, trong đó có 22,8% số trẻ em trầm cảm; 23,7% số trẻ muốn tự tử; 10,4% tâm thần; 4% tự kỷ và 2,5% lo âu. Như vậy, ước tính tại Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần nhưng chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Điều đó khiến một bộ phận còn lại tìm kiếm và sử dụng rượu, thuốc lá và ma túy để “tự chữa”, xoa dịu các dấu hiệu của rối loạn tâm thần dẫn đến bệnh tình ngày càng nặng, thậm chí gây nguy hiểm với xã hội. II. Kết quả nghiên cứu 1.Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến những mặt nào của con cái? Việc ly hôn của con cái cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con câí, ngay từ những thói quen sinh hoạt hang ngày cũng đảo lộn, sự quan tâm yêu thương cũng ít đi khi có đủ cả cha và mẹ, khiến cho trẻ cảm thấy cô đơn và hụt hẫng trong chính ngôi nhà của mình, nhiều trẻ còn phải theo cha hoặc mẹ chuyển đi nơi khác đối với trẻ việc thích nghi với môi trường mới là điều rất khó. Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực lên trẻ việc ly hôn cũng dạy cho trẻ nhiều thứ và ảnh hưởng tốt lên trẻ sau này. 1, Ảnh hưởng tiêu cực. 1.1: Ảnh hưởng mặt tâm lý tình cảm.

Khi cha mẹ ly hôn, trẻ rơi vào tình trạng hoảng loạn , lo sợ bị bỏ rơi. Trước mỗi cuộc ly hôn đều là những mâu thuẫn gia đình sảy ra và đỉnh điểm của cao trào khi không thể chịu được vợ chồng mới quyêt định ly hôn. Phải chứng kiến cảnh cha mẹ to tiếng với nhau trẻ cảm thấy sợ hãi và chỉ biết khóc để mong cha mẹ có thể ngừng việc cãi vã lại. Nhưng hầu như những nỗ lực đó của trẻ gần như không có tác dụng, nhiều khi tiếng khóc đó còn khiến cho cuộc cãi vã trở nên khó giải quyết hơn. Những lần như vậy những kí ức đó sẽ in sâu trong tâm trí của trẻ đến tận sau này khi đã trưởng thành. Trẻ đã quen với cảm giác bình yên được cha mẹ yêu thương nuông chiều, gia đình đầy ắp tiếng cười vậy mà giờ đây trẻ phải thay đổi mất mát rất nhiều thứ. Từ những thói quen hàng ngày mỗi khi thức đi ngủ được mẹ hay ba kể cho những câu chuyện cố tích và từ đó chìm vào giấc ngủ, mỗi khi thức dậy được cha mẹ gọi dậy. Nhiều trẻ không thể thích nghi được với cuộc sống không còn đầy đủ cả cha và mẹ , sinh ra quấy khóc và không chịu đi học khi không được cha mẹ gọi dậy như trước đây. Những trường hợp trẻ phải theo cha hoặc mẹ đi nơi khác để sinh sống, không chỉ mất đi người thân thiết nhất đối với trẻ là cha, mẹ hoặc ông bà, thì trẻ con mất đi những mối quan hệ thân thiết khác như bạn bè, họ hàng. Tình anh em bị chia rẽ khi phải lực chọn người theo cha, người theo mẹ. Mất đi các mối quan hệ thấn thiết đối với những người trưởng thành cũng là điều không dễ dàng, vậy điều đó đối với trẻ còn khó khăn đến mức nào. Phải tập quen lại cuộc sống mới, có thể là khác xa với cuộc sống trước đây của trẻ khiến cho trẻ có thể thu mình lại, ít giao tiếp với người lạ, và cảm giác trống vắng cô đơn khi tiếp xúc với môi trường học tập mới. Theo chuyên gia tâm lí nguyễn minh tuấn ở San Jose,California cho rằng khi cha mẹ li hôn thì các em trong độ tuổi 12 đến 17 bị ảnh hưởng nhiều nhất.anh nói : “tuổi nhỏ thì các em không biết,tuy nhiên các em cũng thấy những mất mát,thiếu thốn..còn các em từ tuổi 12 đến 17 thì các em lại rất giận dữ khi các em thấy cha mẹ chia tay thấy cha mẹ cãi nhau,có nhiều em không biểu nghĩ là do mình,nên bối dối rồi cảm thấy mặc cảm tội lỗi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các em điều đầu tiên ở việc học,các em sẽ ó một số các biểu hiện như mặc kệ,bực bội,khó chịu hay gây gổ người này người kia hoặc lúc nào cũng im nặng ngồi một chỗ. 1.2 : Ảnh hưởng đến hành vi cùa trẻ. Từ những ảnh hưởng tâm lý dẫn đến những hành vi bất ổn khác với những hành động trước đây của trẻ.

Nhiều trẻ trước đây có thể nói là rất ngoan và nghe lời nhưng từ khi cha mẹ ly hôn trẻ trở nên có những hành động chống đối lại những lời nói lời dạy của cha hoặc mẹ Ví dụ như: Trẻ thường quấy khóc đòi mẹ, thường cãi lại cha và muốn cha tìm mẹ về . Vì trẻ không chấp nhận được sự thật là cha và mẹ đã ly hôn và luôn nghĩ tại cha hoặc mẹ nên người kia mới bỏ đi và không cần trẻ nữa. Trẻ luôn muốn tự làm theo ý mình vì suy nghĩ cha mẹ không còn thương nình nữa,cố gắng làm trái lại những lời dạy của cha mẹ để cha mẹ quan tâm chú ý đến mình,thậm trí là mắng chửi. Có những trẻ trước đây rất hoạt bát hay cười trẻ sinh ra thu mình lại, không muốn giao tiếp với mọi người, thậm trí cả với cha hoặc mẹ.Trẻ lo sợ bản thân bị bỏ rơi, cảm thấy bất an khi không được sống chung với cả cha và mẹ. Nhiều trẻ chỉ biết nhốt mình trong phòng và chơi với những đồ chơi như : búp bê,con lật đật, ô tô, …. Và trẻ bắt đầu nói chuyện tâm sự với chúng về những chuyện đang sảy ra với mình. Nếu những sự việc đó kéo dài sẽ khiến trẻ không còn hứng thú giao tiếp với mọi người và chỉ muốn ở một mình. Dần dần trở thành những bệnh về tâm lý. Việc thiếu vắng đi cha hoặc mẹ khiến cho việc dạy dỗ trẻ trở nên khó khăn và có ít thời gian hơn cho con cái . Nếu cha mẹ không biết lắng nghe trẻ , trẻ sẽ tìm sự cảm thông , chia sẻ từ người khác và trẻ dễ dàng bị dụ dỗ với đám bạn xấu, trẻ có thể bắt đầu học và tiếp xúc những thói quen xấu bắt đầu từ những việc như lười học, bỏ học, nói dối, ăn cắp vặt , nghiệm game,… Không những vậy, nhiều trẻ bị ám ảnh với những cuộc gây lộn của cha mẹ trước đây đã in sâu trong tâm trí trẻ, rất có thể sau này trẻ sẽ có những hành vi giống vậy, trở thành người vũ phu, người thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Con gái thì nhiều trẻ mắc chứng sợ hôn nhân và không dám kết hôn vì lo sợ hôn nhân mình sẽ bị tan vỡ như vậy và ảnh hưởng đến con cái sau này. 1.3 : Ảnh hưởng đến việc học tập Như đã nói ở trên trẻ phải thay đôi môi trường học tâp, nơi đó có bạn bè và thầy cô trẻ đã quen biết và thân thiết từ lâu. Trẻ đang học tập và hòa nhập rất tốt với bạn bè. Đối với những trẻ có thể hòa nhập tốt và chấp nhận, thích nghe với sự thay đổi này cũng mất một khoảng thời gian để có thể kết bạn và làm quen với thầy cô bạn bè mới vì vậy khoảng thời gian đó việc học của trẻ rất khó để bảo đảm tiến độ và dẫn đến kết quả không mong muốn. Còn với những trẻ thích nghi kém và luôn mơ mộng có thể trở lại cuộc sống trước đây, nơi mà chúng đã học tập và lớn lên nơi có thầy cô bạn bè của chúng,

nhưng không sự thật không thể thay đổi và trẻ không thể chấp nhận được nó, nhiều trẻ trở lại cảm giác trước đây lo lắng cho việc phải đi học vì nơi đây trẻ không hề quen biết ai y như ngày trẻ mới cắp sách tới trường. Trẻ có thể sẽ không còn hứng thú với việc học tập và chỉ muốn ở nhà. Không chỉ vậy việc chêu chọc bắt nạt ở trường học không còn xa lạ nữa, những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như cha mẹ ly hôn, mồ côi ,cha mẹ có tiền ,… thường được lấy ra là trò vui tiêu khiển để trêu chọc, cười cợt. Trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương , xấu hổ vì không bao giờ trẻ nghĩ mình sẽ bị mọi người bạn bè chê cười và cũng chính vì trẻ chưa thể chấp nhận gia đình mình không đầy đủ cả cha và mẹ như các bạn. Việc đó càng kéo dài trẻ dễ sinh ra chán nản, sợ đi học, sợ mọi người và luôn muốn trốn tránh. Nhiều vụ việc đáng tiếc sảy ra khi trẻ không thể vượt qua được việc đó đã bỏ nhà ra đi, nghiện ngập và thậm trí tự kết thúc cuộc đời mình. 1.4 : Ảnh hưởng đến niềm tin của trẻ. Sau khi cha mẹ ly hôn,trẻ phải sống xa cha hoặc mẹ trẻ sẽ cảm thấy thiếu tự tin về bản thân mình, không dám chia sẻ cuộc sống gia đình mình cho mọi người nghe, có nhiều trẻ bị tự ti về gia đình và bản thân việc cha mẹ ly hôn luôn là nỗi nhục, sự thiếu sót của bản thân mình và rất dễ nổi cáu và mất bình tĩnh khi có người nhắc đến việc của cha mẹ mình. Việc cha mẹ ly hôn sẽ rất dễ trở thành cú sốc cản trở cuộc sống của trẻ sau này. Trẻ sẽ không còn tin, hay ít tin vào tình yêu vĩnh cửu ,tình yêu trân thành, bạn thân vì trước đây cha mẹ, gia đình của trẻ đã rất hạnh phúc và đã có những giây phúc trẻ rất tự hào về tình cảm của cha mẹ dành cho nhau, vậy mà hiện tại lại như vậy và trẻ luôn đặt ra câu hỏi cho bản thân mình liệu rằng tình yêu,tình bạn này sẽ đi được đến đâu và rất khó có thể tin tưởng vào một người hay hết mình cho một mối quan hệ. Càng tồi tệ hơn khi trẻ phải sống chung với cha hoặc mẹ luôn chỉ mắng chửi và hay trút giận lên trẻ khiến cho hình ảnh người mẹ hoặc cha mẫu mực hay quan tâm chăm sóc trẻ không còn nữa và thay vào đó là sự oán hận, căm thúc nếu sự việc đó vẫn còn tiếp diễn. 1.5 : Những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Trước đây khi có cả cha và mẹ, trẻ như một ông ho...


Similar Free PDFs