Luật DS 1 - Bài thảo luận tháng PDF

Title Luật DS 1 - Bài thảo luận tháng
Author Danger Floof
Course Luât Dân sự 1
Institution Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 13
File Size 305.8 KB
File Type PDF
Total Downloads 131
Total Views 280

Summary

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí MinhNHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀTHỪA KẾBuổi thảo luận tháng thứ nhất (Vấn đề chung )LỚP CJLDanh sách nhóm 4:Phạm Thị Phương Ngọc 2153801011139Vũ Anh Thư (Nhóm trưởng) 2153801011236 Bùi Lê Việt Anh 2153801014004 Phan Thanh...


Description

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

Buổi thảo luận tháng thứ nhất (Vấn đề chung )

LỚP CJL46 Danh sách nhóm 4: Phạm Thị Phương Ngọc

2153801011139

Vũ Anh Thư (Nhóm trưởng)

2153801011236

Bùi Lê Việt Anh

2153801014004

Phan Thanh Ngân Trần Vĩ Cát Tường

2153801015163 2153801015235

1 / 13

Mục lục Vấn đề 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự..................................................4 Câu 1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?..............4 Câu 2: Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 không?...................................................................................................................4 Vấn đề 2: Tuyên bố cá nhân đã chết...............................................................................5 Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh..............................................................................................5 Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa................................................................................5 Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội............................................................................................................................ 5 Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST–DS.................................................................6 Câu 1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết...............................................................................................................6 Câu 2: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?.........................................................................8 Câu 3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?.................................................................................9 Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ...............................................................................................9 Câu 5: Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời?.....................10 Câu 6: Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?................................................10 Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019)....................................................................................10 Câu 8: Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................................................11 Câu 9: Cho biết kinh nghiệm nước ngoài (ít nhất một hệ thống) điều chỉnh hệ quả về tài sản và nhân thân khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân đã chết.. 11 Câu 10: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................11 Câu 11: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.............................11 Vấn đề 3: Tổ hợp tác......................................................................................................11 2 / 13

Tóm tắt Bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/1/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông............................................................................................................................. 11 Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về Tổ hợp tác và suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này....................................................................................12 Câu 2: Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?.......................................14 Câu 3: Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà H)? Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................................................................................14 Câu 4: Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có thuyết phục không ? Vì sao..............................................................................................................14

3 / 13

Danh mục từ viết tắt Bộ luật dân sự: BLDS Ủy ban nhân dân: UBND Vấn đề 1: Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Câu 1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự? Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (Điều 1 BLDS 2015). Các loại quan hệ nhân thân mà pháp luật dân sự điều chỉnh: -

Quan hệ nhân thân gắn với tài sản.

-

Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản. Các loại quan hệ tài sản mà pháp luật dân sự điều chỉnh:

-

Quan hệ về sở hữu

-

Quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng

-

Quan hệ về bồi thường thiệt hại

-

Quan hệ thừa kế

Câu 2: Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 không? Quan hệ của A và B không thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 vì: -

Theo Điều 1 BLDS 2005:

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. -

Theo Điều 1 BLDS 2015:

Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

4 / 13

Vì pháp luật dân sự điều chỉnh những quan hệ pháp luật dựa trên sự tự nguyện nên trường hợp A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự. Vấn đề 2: Tuyên bố cá nhân đã chết. Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh. Bà Bùi Thị T yêu cầu Toà án tuyên bố ông Trần Văn C đã chết. Do cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, gia đình bà T (vợ ông C) đã tổ chức tìm kiếm nhưng không có tin tức gì. Ngày 26/10/2017, Toà án nhân dân Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết (ông C) trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng vẫn không có tin tức. Toà án chấp nhận yêu cầu của bà T tuyên bố ông C là đã chết do có căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015. Về việc xác định ngày chết của ông C; bà T và ông T (con chung của vợ chồng ông C) xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985. Về phía công an phường Phước Bình, Quận 9 cũng không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa phương. Do đó, trường hợp này ngày chết của ông C được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng tức là ngày 01/01/1986. Tóm tắt Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Anh Quản Bá Đ yêu cầu Toà án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Vì chị K đã bỏ nhà ra đi khỏi địa phương từ năm 1992, gia đình đã tìm kiếm, thông báo nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả. Sau khi thụ lý vụ việc, Toà án nhân dân huyện Đông Sơn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên Cổng thông tin điện tử Toà án nhân dân Tối Cao;..Thời hạn thông báo 04 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên (06/7/2018) đến nay đã hết thời hạn thông báo theo quy định của pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và không có tin tức gì. Toà án chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ. Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội. Ngày 15/11/2019, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số 78/2019/TLST-DS ngày 28/08/2019 về việc “yêu cầu tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết” do người yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là bà Phạm Thị K (con đẻ của cụ C). Theo đơn yêu cầu và những lời khai, bà K trình bày: cụ C đã bỏ nhà đi từ tháng 1 năm 1997, từ đó đến nay không quay về nhà, gia đình đã tìm kiếm rất nhiều lần và đăng tin lên báo, đài truyền hình Trung ương nhưng vẫn không có kết quả. Thời điểm ra đi, cụ C sức khoẻ bình thường, không đau ốm, bệnh tật, còn minh mẫn tuy nhiên cụ có tiền sử bị bệnh huyết áp cao. Trong gia đình cụ C không có mâu thuẫn với ai nên lý do cụ C bỏ nhà đi gia đình không ai biết. Quá trình giải quyết định đơn yêu cầu của bà K, Toà án đã ra quyết định Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trên Cổng thông tin điện tử Toà án nhân tối cao Báo nhân dân,…thông báo được đăng trên số ra hàng ngày 03 lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn không có thông tin xác thực việc cụ C còn sống hay đã chết. Tại Công văn số 466/BHXH.HBT ngày 25/7/2019 của Bảo hiểm xác hội quận Hai Bà Trưng thể hiện, cơ quan BẢo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng không thực hiện chi trả lương 5 / 13

hưu cho cụ C từ tháng 02/1999 do đi vắng lâu ngày không lĩnh lương. Để làm rõ đối với việc cơ uqna Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu cho cụ C đến thời gian nêu trên. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản gửi đến cơ quan Bảo hiểm và thành phố Hà Nội. Ngày 13/11/2019, Bảo hiểm xã hội thành phố có Công văn số 4888/BHXH-KHTC. Như vậy, việc việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được thực hiện đến hết tháng 4/1997. Lương hưu của cụ C theo bà K trình bày tại phiên toà là do cụ C và cụ S 1 (vợ cụ C) trực tiếp nhận. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nêu trên phù hợp với sự trình bày của bà K và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội nêu trên, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì toà án có cơ sở xác định cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/5/1997, đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội xác định cụ C đã chết từ tháng 2/1999 là không có cơ sở nên không được chấp nhận. Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST–DS. Ông Đ H yêu cầu Toà án nhân dân huyện C tỉnh A huỷ quyết định tuyên bố ông đã chết. Sự việc như sau: Từ năm 2008 do vợ chồng có mâu thuẫn nên ông Hoàng đến tỉnh Lâm Đồng sinh sống không liên lạc về gia đình. Tại Quyết định số 01/2011/QĐ-MPH ngày 02/3/2011 Toà án nhân dân huyện C đã tuyên bố mất tích. Tiếp theo, tại Quyết định số 01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/5/2015 Toà án nhân dân huyện C đã tuyên bố ông Đ H đã chết và tại bản án số 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Toà án đã cho ly hôn giữa bà N T và ông Đ H. Tuy nhiên, ngày 20/11/2019 ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có đơn yêu cầu huỷ quyết định tuyên bố ông đã chết. Bà N T (vợ ông Đ H) cũng thừa nhận ông Đ H vẫn còn sống và đồng ý với yêu cầu huỷ quyết định tuyên bố ông đã chết. Sau khi suy xét, nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên họp, ý kiến đương sự và đại diện Việt kiểm sát tại phiên họp, Toà án nhân dân huyện C nhận định về tố tụng và về nội dung việc huỷ bỏ yêu cầu tuyên bố đã chết của ông C là có căn cứ, đúng pháp luật. Câu 1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết. Giống nhau: Đều là theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích hoặc chết. Khác nhau: Cơ sở pháp lí

Khái niệm

Điều kiện tuyên bố

Tuyên bố mất tích Điều 68, 69, 70 Bộ luật Dân sự 2015 Mất tích là sự thừa nhận của Tòa án về tình trạng biệt tích của một cá nhân. Dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan

Tuyên bố chết Điều 71, 72, 73 BLDS2015

Tuyên bố chết là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết đối với một cá nhân. Khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan Căn cứ: Điều 68 BLDS Căn cứ: Điều 71 BLDS 6 / 13

2015 - Một người biệt tích 02 năm liền trở lên; - Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng - Vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết Lưu ý: Thời hạn 02 năm được hiểu là: - Ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; - Không xác định được ngày thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; - Không xác định được ngày, tháng thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Hậu quả pháp lí

- Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích (không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ) - Tài sản người bị tuyên bố mất tích sẽ được chuyển sang quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích (Điều 65, 66, 67 và 69 BLDS 2015) - Vợ/chồng của người bị

2015 Đáp ứng đủ điều kiện tại 1 trong 04 trường hợp sau: - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tuyên bố mất tích - Chấm dứt tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà người đó tham gia với tư cách chủ thể - Tài sản của người tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật về thừa kế (Điều 72 BLDS 2015)1

1 Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với cá nhân, Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với cá nhân - Chuyên trang tư vấn pháp luật, Tổng đài hỗ trợ pháp lý, tư vấn luật trực tuyến (diendanphapluat.vn), truy cập ngày 30/3/2022;

7 / 13

mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho phép họ ly hôn (khoản 2 Điều 8 BLDS 2015) Hủy bỏ quyết định và hậu Điều 70 BLDS 2015 quả

Điều 73 BLDS 2015

Câu 2: Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết? Theo khoản 1 Điều 71 BLDS 2015: 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. Câu 3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao? Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh: cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích (ông Trần Văn C) từ 01/01/1986. Vì cuối năm 1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, gia đình có đi tìm nhưng không có tin tức, 26/10/2017 Toà án nhân dân Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết (tức ông C) nhưng vẫn không có tin tức. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do vậy, ngày chết của ông được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ông C được xác định ngày chết là ngày 01/01/1986 Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích (chị Quản Thị K) ngày 19/11/2018 Vì dựa theo đoạn văn sau: “Chị Quản Thị K là chị gái anh Quản Bá Đ….Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là chị K còn sống” Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội tuyên bố cá nhân chết biệt tích từ 01/05/1997. Vì dựa theo đoạn: “Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nêu trên thấy phù hợp với trình bày của bà K và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…căn cứ vào quy định nêu trên, có cơ sở xác định cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/05/1997”. 8 / 13

Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ. Ngày chết của một cá nhân được xác định theo ngày chết của một người không chỉ ảnh hưởng mang tính chất quyết định đối với các quyền, lợi ích của người đó mà còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người khác. Do đó, chỉ khi có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho từng trường hợp tại khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì mới được xác định là đã chết; thời điểm chết phải được xác định là thời điểm ngay sau khi có đầy đủ các điều kiện để Toà án tuyên bố. Ví dụ: ông Nguyễn Văn A được xác định đi khỏi nhà và không có tin tức gì đến nay từ ngày 14/04/1975, khi có yêu cầu tuyên bố ông A là đã chết thì ngày chết của ông A được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp theo, sau 05 năm kể từ ngày ông A ra khỏi nhà tức là ngày chết của ông A được xác định là ngày 14/04/1980. Theo điểm d khoản 1 Điều 71 của BLDS 2015. Câu 5: Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào? Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả lời? Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố chết (ông Trần Văn C) là ngày 01/01/1986. Đoạn cho thấy ở: “1. Chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị T…01/01/1986” Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ 19/11/2018 xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố chết (chị Quản Thị K – sinh 1969) là ngày 19/11/2018. Đoạn cho thấy ở: “Chấp nhận đơn yêu cầu của anh Quản Bá Đ;…19/11/2018.” Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội xác định ngày chết của cá nhân bị tuyên bố chết (cụ Phạm Văn C) là ngày 01/05/1997 Đoạn cho thấy ở: “2. Tuyên bố cụ Phạm Văn C, sinh năm 1927…đã chết kể từ ngày 01/5/1997.” Câu 6: Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ? Câu 7: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019). Suy nghĩ của tôi về việc Toà án xác định ngày chết trong các Quyết định trên (quyế...


Similar Free PDFs