Min buon vi tim minh dau minh buon vi ai thau PDF

Title Min buon vi tim minh dau minh buon vi ai thau
Author Thanh Nguyễn
Course Định giá tài sản
Institution Học viện Tài chính
Pages 19
File Size 268.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 19
Total Views 145

Summary

khong co gi nhieu dung quan tam nhe bo di ma lam nguoi ban a oi oi u anh co yeu toi dau ma sao phai tiec...


Description

Lời cảm ơn Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Lao động và Xã hội đã đưa môn học Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy……… đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

I. MỞ ĐẦU Đàm phán là một công việc rất quan trọng trước khi ký kết công việc và cũng như trong cuộc sống hiện nay. Với tình hình kinh tế phát triển càng ngày càng nhanh chóng, kỹ năng đàm phán là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với mỗi người trong chúng ta. Chúng ta phải biết được những bước, kỹ năng, những việc cần chuẩn bị để bước vào một phiên đàm phán hiệu quả. Đàm phán thành công giúp chúng ta có được những quyền lợi nhất định trong hợp đồng, quá trình làm việc hay thậm chí trong cuộc sống hàng ngày. Khái niệm hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác không còn quá xa lạ với mọi người trong đời sống kinh tế xã hội phát triển hiện nay. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp thiếu hiểu biết về hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác gây ra những thiệt hại đáng kể đặc biệt là cho người mua, bán chuyển nhược quyền sử dụng đất và những cá nhân đoàn thể hợp tác. Hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác có vai rò rất quan trọng. Thông qua hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác, quyền và nghĩa vụ giữa người mua, được chuyển nhượng đất, người được hơp tác và người bán, chuyển nhượng, hợp tác được thiết lập, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp (nếu có). Ngoài ra hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác cũng là một trong những hình thức pháp lí nhất để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình, Nhà nước dựa vào hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác để quản lý đất đai, các hình thức, thể loại hợp tác . Để mang lại lợi ích nhiều hơn cho người được hưởng lợi từ hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác cần hiểu rõ về kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng lao động. Xuất phát từ vai trò quan trọng về kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng lao động, em lựa chọn đề tài: “Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác” để tìm hiểu và nghiên cứu để có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác.

II. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng lao động, hợp đồng hợp tác 1.1 Tổng quan về đàm phán 1.1.1 Khái niệm đàm phán. Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng. Thương lượng là quá trình mà mọi người cùng chỉ ra những quyết định mà họ cùng chấp nhận và cùng thống nhất về những việc làm trong tương lai cũng như cách thức tiến hành những việc đó”. Ngoài ra còn có rất nhiều những khái niệm về đàm phán được các nhân vật nổi tiếng, các tác giả trên thế giới đưa ra như: “Đàm phán thông thường tiến hành giữa cá nhân, họ hoặc vì bản thân mình, hoặc thay mặt cho đoàn thể có tổ chức, vì thế có thể coi đàm phán là bộ phận cấu thành của hành vi nhân loại, lịch sử đàm phán của nhân loại cũng lâu dài như lịch sử văn minh nhân loại.” Gerald I. Nierenberg - The Art of Negotiating–Nghệ thuật đàm phán. “Đàm phán là phương tiện để đạt được điều chúng ta mong muốn từ người khác. Đó là sự trao đổi ý kiến qua lại nhằm đạt được thỏa thuận trong khi bạn và phía bên kia có một số lợi ích chung và một số lợi ích đối kháng”. Như vậy đàm phán là hành vi và quá trình mà người ta muốn điều hòa quan hệ giữa hai bên, thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. 1.1.2 Đặc điềm của đàm phán - Đàm phán kinh doanh không phải là thỏa mãn lợi ích của một bên không hạn chế, mà là có giới hạn lợi ích nhất định. - Khi chúng ta muốn đạt được 1 điều gì đó hoặc có được 1 vật gì đó từ người khác để thoả mãn nhu cầu của mình

- Và chúng ta bắt đầu nghĩ xem mình sẽ mang cái gì mình có để đổi lấy điều đó hoặc vật đó. 1.1.3 Bản chất của đàm phán. Bất cứ khi nào người ta trao đổi ý kiến nhằm thay đổi mối quan hệ, khi con người bàn bạc để đi đến thống nhất, họ đều phải đàm phán với nhau. Đàm phán có 5 bản chất: - Một là quá trình 2 hoặc nhiều bên làm việc với nhau để đạt được thoả thuận. - Hai là quá trình giải quyết các xung đột mâu thuẫn một cách hoà bình. - Ba là bàn bạc để tìm ra một giải pháp khả thi cho những sự khác biệt. - Bốn là thống nhất phương thức trao đổi: cho tôi cái mà tôi muốn, đổi lại anh sẽ được cái mà anh cần. - Năm là quá trình 2 hoặc nhiều bên có những lợi ích chung và lợi ích xung đột, cùng nhau tìm ra và thống nhất 1 giải pháp để giải quyết vấn đề. 1.2. Khái niệm về soạn thảo hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác. 1.2.1 Hợp đồng về quyền sử dụng đất Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định: “Điều 500: Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.” 1.2.2 Hợp đồng về hợp tác Trong sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh, cá nhân, pháp nhân có thể có thể hợp tác, liên kết với nhau bằng một hợp động bằng văn bản hợp tác để cùng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.

Khi hợp tác kinh doanh hoặc cùng thực hiện một công việc nhất định, các chủ thể cần giao kết một hợp đồng bằng văn bản theo quy định tại Điều 504 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. 2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.” 1.3 Kết luận chương 1 Từ những tìm hiểu trên ta đã hiểu được thế nào là đàm phán, các đặc điểm của đàm phán và các khái niệm chung về các hợp đồng quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác. Đàm phán là hành vi và quá trình mà người ta muốn điều hòa quan hệ giữa hai bên, thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. Hợp đồng về quyền sử dụng đất đơn giản là một hợp đồng dân sự có sự thỏa thuận, đàm phán giữa các bên về các việc cơ bản như chuyển đồi, chuyển nhượng, cho thuê, mua bán, trao đổi, thế chấp. Và các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ theo như những điều đã nêu trong hợp đồng. Hợp đồng về hợp tác là giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Để hiểu rõ hơn về cách thức đàm phán và nội dung hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác. Ta bước tới chương 2: Thực trạng về kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác.

Chương 2: Thực trạng về kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác 2.1 Kỹ năng đàm phán 2.1.1 Các nguyên tắc của một cuộc đàm phán sáng tạo Để có được một cuộc đàm phán sáng tạo và thành công chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: • Xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan. • Tìm ra lợi ích đằng sau lập trường của các bên. • Làm chiếc bánh to ra nhờ sự sáng tạo. • Đưa ra những lựa chọn hợp lý; Xây dựng cam kết dựa trên tính hợp tình hợp lý. • Thoả thuận đạt được phải tốt hơn BATNA (Phương án dự phòng). 2.1.2 Nội dung của cuộc đàm phán Kết quả một cuộc đàm phán được coi là lý tưởng khi cả hai bên cảm thấy hài lòng với thoả thuận đạt được. Tất nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng đạt được kết quả này và đôi khi không đạt được thoả thuận lại là kết quả tốt đẹp vì nếu "ép" để đạt được thoả thuận lại là ngòi nổ cho những tranh chấp sau này. Dù tình huống nào xảy ra thì một nguyên tắc quan trọng là cả hai bên không nên để cuộc đàm phán bị phá vỡ hoàn toàn. Điều này đòi hỏi cả hai bên phải chú trọng một số nội dung cơ bản của đàm phán. Nội dung cuộc đàm phán: • Xây dựng 1 tầm nhìn • Khám phá mục tiêu và lợi ích của phía bên kia • Tìm hiểu đối tác đàm phán, tìm ra các lợi ích chung, lợi ích tương hợp và lợi ích đối lập • Lập nên danh sách các vấn đề • Chấp nhận những đề xuất khả thi, tạo nên gói thỏa thuận.

2.1.3 Quy trình đàm phán Đàm phán bao gồm có 5 quy trình: • Chuẩn bị • Bài phát biểu khai mạc • Khám phá • Tập trung • Thỏa thuận • Đánh giá * Chuẩn bị đàm phán • Lòng tin, những khúc mắc chưa được giải quyết • Lợi ích và nhu cầu (tìm ra các lợi ích) • Làm chiếc bánh to hơn • Tập hợp các vấn đề (tìm ra vấn đề được mất) • Chỉ thị và BATNA • Kiểm chứng không chính thức • Tham khảo ý kiến • Chuẩn bị chuyên môn • Chuẩn bị chung BATNA: Phương án thay thế tốt nhất trong tiếng Anh được gọi là Best alternative to a negotiated agreement. Phương án thay thế tốt nhất cho một cuộc đàm phán là giải pháp thoả mãn nhu cầu tốt nhất mà một bên đàm phán có thể có được dù không tham gia cuộc đàm phán đó. * Tuyên bố mở màn • Diễn giải rõ ràng về các vấn đề, các trở ngại và bối cảnh tình hình • Kiên định và rành rọt đối với vấn đề lợi ích, linh hoạt trước những giải pháp • Quan tâm đặc biệt tới những lợi ích của bên kia • Thể hiện sự hào hứng, mục đích và cảm nhận của bản thân • Ghi nhận sự chênh lệch, thấu hiểu hoàn cảnh các bên

• Đề cập đến những mục tiêu cao hơn cần đạt được, sự cam kết và những bước đi sau này • Hiểu lý do tại sao phải đảm phán. • Lưu ý: Chúng ta hoàn toàn có quyền rút các đề nghị trước khi có thỏa thuận * Tìm hiểu, khám phá • Thực hiện giao tiếp tốt, cởi mở • Chuyển từ lập trường sang lợi ích • Chuyển từ chỉ tranh sang chú ý nhu cầu • Chuyển từ đánh giá chủ quan sang đánh giá phản hồi (không kết tội mà giờ giải quyết) • Chuyển từ quá khứ sang tương lai • Chuyển từ hoài nghi sang tin tưởng • Chuyển từ thiếu tôn trọng sang tôn trọng • Chuyển từ luật pháp sang thực tiễn • Chuyển từ suy nghĩ về vấn đề sang suy nghĩ về khả năng * Tập trung • Liệu công tác khám phá đã đủ bao quát chưa • Trình bày sự cần thiết của mỗi bên trong việc hướng tới một thỏa thuận • Hãy cố gắng thống nhất với nhau về các tiêu chí • Kiểm soát sai sót • Đề xuất những khả năng, những tình huấn giả định khác nhau để tìm giải pháp * Thỏa thuận • Gói thỏa thuận có phù hợp với chỉ thị không • Nó có phù hợp với tầm nhìn không • Có phù hợp mục tiêu không • Cần kiểm tra – Tất cả các bên có đạt lợi ích của mình không – Thỏa thuận có được viết thành văn bản không

– Chúng ta đã lên kế hoạch thực hiện và đồng ý với phân công trách nhiệm chưa – Xử lý những vấn đề chưa giải quyết ra sao – Làm thế nào để truyền tải thỏa thuận này – Liệu thỏa thuận có giá trị không 2.1.4 Các kiểu và hình thức đàm phán * Các kiểu đàm phán - Đàm phán kiểu mềm (Soft Negotiation):

 1.Coi đối tác như bạn bè thân hữu, cố gắng tránh xung đột,  2.Dễ dàng chịu nhượng bộ nhằm đạt được thỏa thuận.  3.Tin cậy đối tác, cố gắng giữ gìn mối quan hệ thân thiết. - Đàm phán kiểu cứng (Hard Negotiation):

 1.Đưa ra lập trường hết sức cứng rắn, tìm mọi cách bảo vệ lập trường  2.Cương quyết không chịu nhượng bộ - Đàm phán kiểu nguyên tắc (Principled Negotiation):

   

1.Đối với người thì ôn hòa, đối với việc thì nguyên tắc. 2.Tập trung vào lợi ích chứ không giữ lập trường cá nhân. 3.Đưa ra nhiều phương án lựa chọn . 4.Sự thỏa thuận dựa trên các tiêu chuẩn khách quan.

* Hình thức đàm phán - Qua thư tín, văn bản - Qua điện thoại. - Qua trực tiếp. 2.2 Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về quyền sử dụng đất và hợp đồng hợp tác 2.2.1 Một số kỹ năng khi soạn thảo hợp đồng Thông thường, trước khi bắt đầu bắt tay vào việc soạn thảo hợp đồng, chúng ta phải đi qua bước đàm phán. Sau khi bước đàm phán được thực hiện, hợp đồng sẽ dựa trên kết quả đàm phán để xây dựng nội dung và quy chuẩn soạn thảo. Trước hết, phải nhấn mạnh rằng, soạn thảo hợp đồng không phải đơn

giản như việc soạn thảo một văn bản thuần túy. Trong đó, người soạn thảo cần nằm lòng được các nguyên tắc cụ thể, đảm bảo hợp đồng chính thức thể hiện tính logic và chuyên nghiệp. * Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt tuân thủ luật pháp Tuân thủ pháp luật hay chính xác hơn đó chính là phương diện về mặt luật học. Tuy nhiên ở nguyên tắc đầu tiên này, người soạn thảo hợp đồng không chỉ dừng lại ở việc học lòng các điều khoản, quy định của pháp luật. Mà các yếu tố luật học còn thể hiện ở chỗ cá nhân đó phải nắm vững các vấn đề lý luật, sở hữu tư duy pháp lý hoàn thiện. Chẳng hạn như, bạn cần xác định rõ mối quan hệ trong hợp đồng trước khi soạn thảo chúng, tránh gặp phải các sự cố về việc nhầm lẫn quan hệ hợp đồng. Ví dụ: nhầm lẫn giữa quan hệ thuê và mua, nhẫm lẫn giữa quan hệ nhượng và bán,... Hoặc thực hiện việc điều chỉnh nội dung hợp đồng qua việc áp dụng thứ tự hiệu lực văn bản. Chẳng hạn nên áp dụng văn bản nào giữa luật kinh doanh nhà ở và bất động sản nếu có mâu thuẫn. * Kỹ năng soạn thảo hợp đồng về mặt ngôn ngữ Cũng là một loại văn bản được soạn thảo đơn thuần, nhưng người ta lại thấy ở các hợp đồng một văn phong, ngôn ngữ hết sức khác biệt, thậm chí thông qua ngôn ngữ, người ta có thể phân biệt đâu là hợp đồng và đâu là văn bản thuần túy. Do đó, cách sử dụng ngôn ngữ là một trong những kỹ năng soạn thảo hợp đồng vô cùng quan trọng. Theo đó, ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng cần rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, ngôn từ mang tính phổ thông để các bên tham gia trong hợp đồng ai cũng có thể hiểu được những gì hợp đồng truyền tải. Điều đó cũng đồng thời nhắc nhớ người soạn thảo hợp đồng, không nên sử dụng quá nhiều ngôn từ, văn phong mang tính chuyên ngành, viết tắt các từ ngữ,... khiến các bên tham gia hợp đồng cảm thấy khó hiểu, hoặc đôi khi là hiểu sai ý nghĩa. Có thể nói, soạn thảo hợp đồng cần kết hợp nhiều kỹ năng, vận dụng từng kỹ năng một cách khéo léo. Như vậy hợp đồng chính thức mới có thể toàn diện và hạn chế những sai sót nhất có thể. * Tham khảo ý kiến của luật sư về soạn thảo hợp đồng Luật sư luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng từ xưa cho đến nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư càng cho thấy vai trò của mình hơn nữa. Do đó, tham khảo ý kiến hỗ trợ của luật sư từ khâu soạn thảo hợp đồng cho đến khâu ký kết là một giải pháp đáng được ưu tiên.

Là người am hiểu thuần thục về pháp lý, có nghiệp vụ và chuyên môn về pháp luật. Điều đó cho thấy luật sư sẽ là người giúp đỡ bạn trong việc vận dụng các kiến thức về quy định, quy chế, pháp luật nhằm hướng dẫn cho bạn cách soạn thảo hợp đồng đúng hình thức, đúng chủ thể, đúng quy chuẩn,... Điều còn lại bạn cần cẩn trọng đó là xem xét luật sư đáng tin cậy để lựa chọn mà thôi. Thực tế như đã nói, các giao dịch đa khía cạnh đang ngày càng phát triển một cách phức tạp và đa dạng. Rủi ro trong việc giao kết những mối quan hệ hợp tác trên văn bản hợp đồng xảy ra thường xuyên nếu bạn không kịp đề phòng. Một khi chúng xảy ra, dường như thiệt hại sẽ tính theo tài sản, ngân sách, thậm chí là chịu các hình phạt về pháp lý. Nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể trụ vững chỉ vì một sai lầm nhỏ trong hoạt động soạn thảo và ký kết hợp đồng. 2.2.2 Soạn thảo hợp đồng hợp tác Dựa vào nội dung của hợp đồng hợp tác, có thể xác định quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. Nhóm hợp tác không có tư cách pháp nhân, cho nên để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ dân sự thì các thành viên có thể cử một thành viên khác làm người đại diện hoặc tất cả thành viên cùng tham gia giao dịch. * Đặc điểm của hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác có nhiều bên tham gia, các chủ thể làm một công việc hoặc sản xuất, kinh doanh. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, cho nên hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghãi vụ các bên tham gia, cho nên sau khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ pháp sinh từ hợp đồng hợp tác. Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thảo thuận và do pháp luật quy định. Ngoài ra, hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, bởi lẽ sau khi giao kết hợp đồng, các bên phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho ác thành viên theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngược lại nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình. * Nội dung của hợp đồng hợp tác.

Tại Điều 505 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác như sau: -

Mục đích, thời hạn hợp tác; Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; Tài sản đóng góp, nếu có; Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; Điều kiện chấm dứt hợp tác.

2.2.3 Hợp đồng về quyền sử dụng đất *Về hình thức Theo quy định tại Điều 502 Bộ Luật Dân sự thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phự hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. Hình thức của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định các bên đã tham gia vào hợp đồng. Thông qua đó, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, xác định trách nhiệm của người - vi phạm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể hơn về vấn đề công chứng, chứng thực như sau: “Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyến nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyển sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia

giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hanh nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại uỷ ban nhân dân cấp xã.”

* Về nội dung Điều 501 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyển, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. ” Như vậy, nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đ...


Similar Free PDFs