MKT424 Khách Pháp 4 - Hành Vi Tiêu Dùng Trong Du Lịch - Báo cáo nhóm - Nhóm khách Pháp PDF

Title MKT424 Khách Pháp 4 - Hành Vi Tiêu Dùng Trong Du Lịch - Báo cáo nhóm - Nhóm khách Pháp
Author GiaLinh Lâm
Course Hành Vi Tiêu Dùng Trong Du Lịch
Institution Duy Tan University
Pages 13
File Size 449.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 319
Total Views 568

Summary

Download MKT424 Khách Pháp 4 - Hành Vi Tiêu Dùng Trong Du Lịch - Báo cáo nhóm - Nhóm khách Pháp PDF


Description

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH ----------

Hành Vi Tiêu Dùng Trong Du Lịch ĐỀ TÀI: Phân tích hành vi tiêu dùng trong du lịch của khách Pháp và các chính sách Marketing để thu hút thị trường khách tại Mường Thanh Bài tập Nhóm số 4 Giảng viên: Phạm Thị Mỹ Linh Lớp: MKT 424 SE

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 07 năm 2021

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

TÊN THÀNH VIÊN

MSSV

Nguyễn Văn Vĩnh Phúc (NT) Nguyễn Hải Âu Nguyễn Văn Trường Nguyễn Thị Diệu Quỳnh Trần Thị Mỹ Hạnh Đặng Quang Bảo Nguyễn Hằng Ni Nguyễn Như Ngọc Quỳnh Nguyễn Thị Huyền Quách Thị Mỹ Hằng Trần Quốc Cường

4218 4805 5935 0527 4980 4163 8533 6911 6212 5732 5124

ĐÁNH GIÁ 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

NỘI DUNG: I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp du lịch: 1.1 Vi trí, thương hiệu. 1.2 Hệ thống sản phẩm, dịch vụ. II. Phân tích hành vi tiêu dùng du lịch của khách Pháp: 2.1 Mục đích chuyến đi. 2.2 Thời gian chuyến đi 2.3 Hình thức chuyến đi. 2.4 Khả năng chi tiêu cho du lịch. 2.5 Yêu cầu về các dịch vụ trong chuyến đi (lưu trú, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí khác,...). III. Các chính sách Marketing để thu hút khách Pháp tại doanh nghiệp: 3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu (theo độ tuổi, nghề nghiệp, khả năng chi tiêu,...). 3.2 Giải pháp về các chính sách Marketing. TRÌNH BÀY

Khách Sạn Mường Thanh Luxury I. Giới thiệu chung về khách sạn Mường Thanh Luxury : - Là “chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương” và hướng tới vị thế “thương hiệu đại diện ngành lưu trú Việt Nam”, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới với mong muốn khắc họa những giá trị con người Việt cùng tinh hoa văn hóa dân tộc vào chính những thiết kế của mình để giới thiệu đến với bạn bè, du khách trong nước và quôc tế đồng thời định hình rõ 4 phân khúc khách sạn của tập Đoàn. - Mường Thanh Luxury phân khúc sang trọng nhất của tập đoàn Mường Thanh, chọn kim cương và cảm hứng từ họa tiết lục năng trong hoa văn thổ cẩm để kiến tạo nên họa tiết đồ họa cho phân khúc.

1.1 Vị trí, Thương hiệu: + Vị trí -Hình thành: khai trương vào tháng 5/2017, Khách sạn Luxury Mường Thanh Đà Nẵng là khách sạn thứ 2 được Tập Đoàn Mường Thanh tại thành phố Đà Nẵng và nằm trong chuổi 53 khách sạn với tiêu chuẩn 5 sao.

-Tọa lạc tại điểm trên đường võ nguyên giáp. Khách sạn Đà Nẵng Mường Thanh Luxury cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5km, nằm ngay sát bãi biển Mỹ Khê - một trong 6 bãi biển được mệnh danh là đẹp nhất hành tinh. -Địa chỉ: 270, đường Võ Nguyên Giáp, Bắc Mỹ Phú, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. + Thương hiệu: Là thương hiệu duy nhất vẫn kiên định với việc giữ gìn hình ảnh thuần Việt, lấy cơ sở những giá trị con ngườ i Việt làm định vị phát triển thương hiệu. Bộ nhận diện Mường Thanh thể hiện rõ cá tính và sự tự hào giá trị Việt: uống nước nhớ nguồn, hội nhập, thân thiện từ tâm… những giá trị đó được hiện thực hóa trong hệ thống dịch vụ tại các khách sạn thuộc tập đoàn. Khi nhớ đến Mường Thanh, du khách sẽ nhớ đến màu sắc thuần Việt, tạo nên bởi sự giao thoa giữa văn hóa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc và dịch vụ chân thành, hồn hậu của con người Việt Nam.

1.2. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ: - Sản phẩm: -Dịch vụ lưu trú: 41 tầng, 583 phòng nghỉ. Được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn của khách sạn quốc tế. Tất cả các phòng đều được trang bị các tiện nghi như truy cập wifi miễn phí, máy lạnh, minibar, TV màn hình phẳng, két an toàn, phòng tắm riêng đi kèm máy sấy, bồn tắm, vòi sen và đồ vệ sinh cá nhân miễn phí.

• Grand Suite: Diện tích 72 m2, hướng ra phố hoặc ra biển • Presidential Suite: Diện tích 405 m2 , hướng ra biển, phòng nằm ở vị trí đặc biệt nhất tòa nhà với góc nhìn đẹp , không gian mở , thiết kế sáng tạo • Deluxe Ocean: Diện tích 30-33m2 , hướng ra biển với nội thất sang trọng ấm cúng. • Superior Twin: Diện tích 35m2 , hướng biển hoặc thành phố , nội thất sang trọng ấm cúng trang nhã. • Deluxe: Diện tích 33m2-35m2 , hướng ra thành phố , nội thất sang trọng ấm cúng

-Dịch vụ ăn uống: • Nhà hàng Kim Sơn : phục vụ buffet sáng, các bữa ăn trưa, tối với thực đơn Âu- Á đa dạng, phong phú. • Phòng tiệc Mộc Sơn : Phòng tiệc sang trọng, trang bị hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại nhất, là không gian lý tưởng cho những sự kiện quy mô lớn hoặc nhỏ như gala, dạ tiệc, tiệc cưới. • Phòng ăn VIP : phục vụ theo yêu cầu riêng của Quý khách với đầu bếp chuyên nghiệp, đẳng cấp.

• Rooftop Bar Nằm tại tầng 40, Rooftop Bar là địa điểm lý tưởng để thưởng thức nhịp sống sôi động, sảng khoái của thành phố Đà Nẵng cũng như toàn cảnh các lễ hội pháo hoa thường niên được tổ chức tại thành phố này. • Non nước bar : trong tiền sảnh khách sạn - Ngoài dịch vụ lưu trú, ăn uống khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng còn cung cấp các dịch vụ hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp như: Hệ thống phòng hội thảo trang thiết bị màn hình led, âm thanh ánh sáng hiện đại chứa từ 70 - 700 khách hàng - Dịch vụ khác: • • • •

Bể bơi Phòng hát karaoke Phòng gym Phòng spa

II. Phân tích hành vi tiêu dùng du lịch của khách Pháp: 2.1 Mục đích chuyến đi: - Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của các dân tộc. Vì vậy, họ thường chọn những điểm đến có sự kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên và yếu tố con người hoặc các thành phố nổi tiếng về nghệ thuật và bảo tàng. Việt Nam là một trong những điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách Pháp bởi có nhiều tinh hoa văn hóa đặc sắc và giá trị lịch sử hào hùng. Các điểm du lịch được khách Pháp đến nhiều nhất là Hạ Long, Sa Pa, Hội An, Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

2.2 Thời gian du lịch của khách Pháp: - Du khách Pháp thường đi du lịch vào dịp nghỉ lễ và nghỉ hè. Trong những dịp nghỉ ngắn ngày, nếu đi outbound, họ thường đi du lịch trong nội khối. Các kỳ nghỉ dài ngày như Giáng sinh, nghỉ hè, họ thường đi các nước ở các châu lục khác. Thời gian trung bình một chuyến đi outbound của khách Pháp khoảng 3-5 ngày...

2.3 Hình thức chuyến đi: - Người pháp có lối sống thích chinh phục và tư duy vì vậy họ thường thích đi theo dạng tự túc khám phá và thích những hoạt động sôi nổi, đam mê dịch chuyển không thích cuộc sống tĩnh lặng. - Họ thường đi theo gia đình , bạn bè, họ là những con người năng động là có lối sống tự lập nên họ thích đi du lịch và tự tìm tòi về văn hóa nơi mà họ đến.

2.4 Khả năng chi tiêu cho du lịch:

- Hiện nay GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Pháp là 38.625 USD/người vào năm 2020 tức là 888.375 triệu VNĐ. Chính vì thu nhập của họ cao cộng thêm đời sống cao chính vì thế họ luôn chọn du lịch tự túc và khả chi tiêu của họ cũng ở mức cho phép và tiết kiệm khi đi du lịch . - Khách pháp được mệnh danh là khách hàng khó tính nhất trong việc chi tiêu chích vị sự khó khăn trong chi tiêu những dịch vụ của họ chọn (ví dụ. Khách sạn, nhà hàng) đòi hỏi nhân viên phục vụ một các chu đáo nhất họ mới cảm thấy hài lòng.

2.5 Yêu cầu về các dịch vụ trong chuyến đi (lưu trú, vận chuyển, ăn uống, vui chơi giải trí khác,…) Dịch vụ lưu trú: Dịch vụ lưu trú họ yêu cầu chất lượng phục vụ cao, thích nghỉ tại các khách sạn 4 – 5 sao. Bởi chỉ có ở đây họ mới có cảm giác an toàn , và các nhà nghỉ đơn giản trong các khu sinh thái như: nhà sàn, lều, hoặc cắm trại. Họ rất thích đến các địa điểm có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, Những du khách người Pháp được mệnh danh là những vị khách khó tính nhất, cầu kỳ trong mọi chi tiết và chi tiêu căn cơ bậc nhất. Người Pháp kiểu cách và thường xem trọng hình thức nên đòi hỏi nhân viên trong khách sạn, nhà hàng phải phục vụ cực kỳ tận tụy và chu đáo mới có thể làm hài lòng khách hàng.

• Khu vực đại sảnh:

Thông thường thì người Pháp không giỏi tiếng Anh và tâm lý khách du lịch Pháp tự hào về ngôn ngữ của mình cho nên tại khu vực đại sảnh khi có du khách Pháp nên cử những nhân viên lễ tân có thể nói được tiếng Pháp. Nếu khách sạn của anh/chị có nhân viên biết nói tiếng Pháp thì đây sẽ là một điểm cộng lớn đối với du khách, có thể họ sẽ cảm thấy thoải mái và giới thiệu cho bạn bè đến khi đến Việt Nam. Nên in những tờ rơi hướng dẫn bằng tiếng Pháp để du khách có thể dễ dàng đọc hiểu khi cần đi đâu đó hay tránh bị lạc mà lại không gặp những nhân viên biết tiếng Pháp để hỏi đường

• Khu vực buồng phòng:

Khu vực buồng phòng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng khi lưu trú tại khách sạn. Du khách Pháp thường đòi hỏi cao về mặt hình thức chính vì vậy phòng ngủ lúc nào cũng cần phải sạch sẽ, gọn gàng và không có mùi ẩm mốc. Họ thường chú trọng đến sự riêng tư vì vậy nếu như họ không yêu cầu thì không được dọn dẹp phòng hay tự tiện di chuyển đồ đạc cá nhân của họ khi chưa xin phép. Người Pháp có thói quen tắm bồn để ngâm mình thư giãn nên phòng tắm cần phải có lỗ thoát nước phòng tránh khi nước tràn ra bên ngoài.

• Khu vực nhà hàng:

Trong ẩm thực tâm lý khách du lịch Pháp thường rất kỹ tính từ không gian nhà hàng cho đến cách thức phục vụ món ăn. Họ thường sẽ dùng cafe, một ít bơ và mứt với những lát bánh mì cho bữa sáng của mình.

Dịch vụ vận chuyển: Dịch vụ vận chuyển: ngoài máy bay thì ngườ i Pháp thường thích sử dụng các phương tiện vận chuyển cá nhân năng động như: ô tô, xe đạp trong các hoạt động trong khuôn khổ chuyến du lịch của mình để có thể dễ dàng tiếp cận được với cảnh vật và con người xung quanh.Phương tiện vận chuyển đảm bảo chất lượng tốt, nhanh và hòa với khung cảnh thiên nhiên. Có nhiều khách du lịch Pháp khi sag Việt Nam đã thuê những xe xích lô để có thể mình khám phá nét đẹp những con phố con người.

Dịch vụ ăn uống, ẩm thực: Người Pháp rất quan tâm đến vấn đề ẩm thực. Đối với họ, ăn uống cũng là một nghệ thuật. Nên khi nhắc đến nước Pháp không thể bỏ qua phong cách ẩm thực của đất nước này. Món ăn Pháp ngon và được coi là nổi tiếng nhất châu Âu. Người Pháp yêu thích chính những món ăn của đất nước họ nhưng các món ăn dân tộc cũng rất thu hút. Khi thưởng thức một món ăn nào đó, họ thường ăn “tất tần tật” để khám phá hương vị của nó. Mỗi bữa ăn của người Pháp có thể kéo dài đến 3-4 tiếng. Họ cho rằng, như thế mới đủ để hiểu hết cái đặc sắc của món ăn. Ăn hết thức ăn được coi là lời cảm ơn chân thành nhất và cũng là lời khen ngợi tài năng của người đầu bếp, có nghĩa là sự tôn trọng đối với người nấu. Người Pháp không có thói quen “tip” giống như một số quốc gia khác. Đối với họ, khi hài lòng với sự phục vụ của một nhân viên nào đó, người Pháp thường tặng một món quà nhỏ để bày tỏ sự cảm ơn. Việc đưa tiền cho một người phục vụ cũng bị coi như là một hành động xúc phạm người đó. Bởi tiền bạc là một trong những vấn đề tế nhị và riêng tư đối với họ. Khi hiểu được những nét văn hoá và thói quen khi đi du lịch của người Pháp. Khẩu vị: Khách Pháp thích uống cà phê, rượu vang, thích các món nướng, rán, các món nấu nhừ, ăn súp vào buổi tối, tráng miệng bằng các loại hoa quả, bánh ngọt. Người Pháp không thích ăn cùng với người lạ, thấy khó tiếp xúc, không tự nhiên khi ăn và nói chuyện, mà thường thích phục vụ ăn uống ngay tại phòng. Người Pháp không coi bữa ăn là dịp để tạo quan hệ xã hội. Bởi vậy, họ không thích được làm quen bất ngờ trong khi ăn hoặc người ăn cùng mang theo một người khác mà họ không hề biết và không được báo trước. Họ tuyệt đối không chụp ảnh đồ ăn trong nhà hàng, trừ khi là một nhà báo chuyên viết về ẩm thực.

III. Các chính sách Marketing để thu hút khách Pháp tại doanh nghiệp :

3.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu thu hút khách Pháp tại khách sạn ( theo độ tuổi, nghề nghiệp, khả năng chi tiêu,…) •

Độ tuổi:

+ Dưới 18 tuổi + Từ 18 - 25 tuổi + Từ 25 - 35 tuổi + Từ 35 – 50 tuổi Tùy theo từng độ tuổi mà khách du lịch có thể lựa chọn dịch vụ. -

-

-

-

Dưới 18 tuổi: Với độ tuổi này thường thì khách Pháp sẽ đi du lịch nước ngoài cùng bố mẹ, gia đình và rất ít khi đi du lịch xa với bạn bè. Ở độ tuổi này thường hiếu động và thích liều lĩnh. Vì vây, những khách sạn có các dịch vụ và chính sách an toàn và có nhân viên khéo léo, có kinh nghiệm thì khách Pháp sẽ thường chọn để đảm bảo an toàn cho con của họ Độ tuổi 18-25: Ở độ tuổi này thường vẫn có thu nhập ổn định và khách Pháp ở nhóm tuổi này thường có xu hướng thích đi du lịch nước ngoài với bạn bè hơn là gia đình. Độ tuổi này là độ tuổi đa số đều dễ giao tiếp, hoà đồng và cũng dễ hài lòng với nhân viên phục vụ hơn, và thường sẽ chọn những khách sạn có nhiều view và nhiều góc “sống ảo” được nhiều người biết đến và đăng tải lên các trang mạng xã hội ở nước họ. Độ tuổi 25-35: Đây là độ tuổi đi du lịch với ít nổi vướng bận nhất và thường đi du lịch nước ngoài. Họ thường chọn nơi lưu trú theo khả năng tài chính của họ và thường sẽ là những khách sạn và resorts cao cấp có chất lượng dịch vụ tốt, khung cảnh đẹp và lãng mạn vì người Pháp rất yêu cái đẹp và sự lãng mạn. Người Pháp trong nhóm này thường kiểu cách và xem trọng hình thức nên đòi hỏi nhân viên trong khách sạn, nhà hàng phải phục vụ cực kỳ tận tụy và chu đáo mới có thể làm hài lòng khách hàng Độ tuổi 35-50: Đây là độ tuổi đa số đều thích yên tĩnh, không thích ồn ào. Thường đi du lịch để nghỉ dưỡng hoặc là tôn giáo tín ngưỡng. Tuổi này nghiêng về giá trị thực tế, tính tiện dụng, thái độ phục vụ hơn là hình thức. Và sẽ thường chọn nơi lưu trú gần trung tâm và những địa điểm muốn đi tham quan bởi vì điều kiện sức khoẻ không tốt cho việc di chuyển nhiều. Đối với độ tuổi này thì thườ ng yêu cầu khắt khe vì vậy khách sạn cần chú ý về bàn ghế, nội thất và cách phục vụ.



Nghề nghiệp : Là một trong những khía cạnh để nắm bắt tâm lý khách hàng. Mỗi

nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm, hành vi và thói quen riêng, khách sạn có thể dựa vào những đặc điểm đó để đưa ra những chiến lược tiếp thị phù hợp. -

Nhóm người kinh doanh: Đây là nhóm rất năng động, thích nơi đông người để có thể giao lưu và mở rộng mối quan hệ. Và đây cũng là nhóm nghề nghiệp có tài chính vững

-

-

-

-

vàng vì thế họ yêu cầu chất lượng khách sạn cũng rất cao. Đặc biệt ở Pháp nhóm khách hàng này thường tin và chọn những con số đẹp nên việc số phòng cũng rất quan trọng. Thường thì người Pháp bữa ăn vẫn là nơi và là dịp đàm phán thương thảo hợp đồng thuận tiên và được ưa chuộng nhất nên các khách sạn có cả dịch vụ nhà hàng thì nên chú trọng. Nhóm tầng lớp tri thức: Đây chính là nhóm mà có trình độ học thức, sự hiểu biết và văn hoá ứng xử cao vì thế nên họ thường đặt sự lịch sự và nhã nhặn lên hàng đầu khi chọn nơi lưu trú. Và vốn dĩ người Pháp trong nhóm khách này cư xử rất lịch sự, hài hoà nên khi chào hỏi bình thường chỉ cần bắt tay nhẹ, nhưng nếu lần đầu gặp thì tuyệt đối không được phép thực hiện điều này. Nhân viên cũng nên chú ý rằng trong giao tiếp khi mắc sai lầm và tự nhận mình mắc lỗi thường được đánh giá cao vì người Pháp coi đó là một phẩm hạnh tốt Nhóm khách du lịch là công nhân: Nhóm khách hàng này dễ hoà đồng vì có lối sống bình dị quen thuộc nên thường chọn những nơi chủ yếu chỉ để đáp ứng nhu cầu lưu trú của họ. Sự thoải mái luôn đem lại ấn tượng tốt cho họ. Tuy nhiên, đối với người Pháp nói chung và nhóm khách này nói riêng thời gian là một khái niệm có tính giãn nở vì vậy mà các hoạt động ít khi bắt đầu đúng giờ nhưng đối với công việc tuyệt đối phải tuân thủ đúng giờ giấc đã quy định. Nhóm nghệ sĩ, có ảnh hưởng đến truyền thông: Nhóm này thường chọn loại hình du lịch nghỉ dưỡng để tạo cảm giác thư giản và tạo cảm hứng cho những sản phẩm của họ. Để phục vụ lưu trú cho nhóm khách hàng này thì thường là những nơi có “view” đẹp, nội thất sang trọng và cách phục vụ nhiệt tình của nhân viên. Du khách Pháp trong nhóm này thường đòi hỏi cao về mặt hình thức chính vì vậy phòng ngủ lúc nào cũng cần phải sạch sẽ, gọn gàng và không có mùi ẩm mốc. Họ thường chú trọng đến sự riêng tư vì vậy nếu như họ không yêu cầu thì không được dọn dẹp phòng hay tự tiện di chuyển đồ đạc cá nhân của họ khi chưa xin phép. Nhóm sinh viên: Nhóm khách Pháp này đi du lịch ở nước ngoài chủ yếu là khám phá, tìm hiểu và chụp hình. Thường sẽ chọn những nơi lưu trú được giới trẻ nước họ đi trước giới thiệu. Và có những góc “check in” nổi tiếng thì mới thu hút được nhóm đối tượ ng này.



Khả năng chi tiêu : Người Pháp đi du lịch outbound chủ yếu thuộc nhóm người

có thu nhập ở mức trung bình trở lên. -

-

Dưới 2000$/tháng: Đây là nhóm đối tượng không đi du lịch nhiều. Vì khả năng tài chính chưa cao nên thường chỉ chọn những nơi có mức giá thoải mái và không đòi hỏi chất lượng cao. Tuy nhiên nhóm khách này sẽ tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng nơi lưu trú. Từ 2000$ - 3500$/tháng: Nhóm khách hàng là nhóm khách hàng cũng sẽ không đòi hỏi chất lượng quá cao từ nơi lưu trú. Những khách sạn được đánh giá tốt nhưng giá cũng không quá “chát” thườ ng là sự lựa chọn của họ. Nhưng du khách người Pháp ở nhóm này được xem là rất cầu kỳ trong mọi chi tiết và chi tiêu căn cơ bậc nhất.

- Trên 3500$/ tháng: Với nhóm này thì chủ yếu là những người thường xuyên đi du lịch vào các thời gian lễ, tết,…Và yêu cầu của họ khá cao từ phong cách của khách sạn, chất lượng và cách phục vụ. Thường họ sẽ chọn những nơi có “tiếng” và có nhiều dịch vụ đi kèm vd như golf, spa, gym,…Ngoài ra, Người Pháp thường cầu kỳ trong cách ăn uống, những món ăn không chỉ cần ngon mà bề ngoài cần phải bắt mắt nên khách sạn khi phục vụ nhóm khách này cần chú trọng đến việc ăn uống của khách.



Mục đích chuyến đi :Các yếu tố người Pháp thường cân nhắc và quan tâm khi

lựa chọn điểm đến là cảnh quan đẹp, giá cả hợp lý, an ninh đảm bảo, sự thân thiện của con người và dịch vụ tốt. Mục đích đi du lịch của người Pháp là nghỉ ngơi và mở mang tri thức cho bản thân. Họ thích khám phá những danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.

- Thích sự hiện đại và cái đẹp: Tính thẩm mỹ là một trong những giá trị sâu sắc nhất của Pháp. Vẻ đẹp, sự sang trọng và quyến rũ là một nỗi ám ảnh của người dân ở nơi này. Mọi thứ phải đẹp để được đánh giá cao ở Pháp vì thế các cơ sở lưu trú muốn thu hút khách Pháp thì nên đầu tư về quy mô thiết kế, bày trí, phong cách tại cơ sở lưu trú của mình sao cho đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao. -

-

Muốn tìm sự mới mẻ và độc đáo: Người Pháp ưu tiên thiết kế hơn tính thực dụng. Họ thích đổi mới vì mục đích sáng tạo, ngay cả khi không có nhu cầu thiết thực về nó. Với phong cách Tây, Châu Âu vốn có của người Pháp thì việc họ đến với một nước Châu Á cũng là muốn tìm một sự độc đáo khác biệt nào đó. Vì thế những nơi lưu trú có phong cách “cổ xưa” như theo phong cách của “Hà Nội xưa”, “Phố cổ Hội An” cũng là một nét thu hút. Tham quan, học hỏi, trải nghiệm văn hoá: Nhóm này thường chủ yếu sẽ tìm những nơi mạng đậm nét văn hoá của đất nước mình đến để có thể tìm hiểu kỹ hơn. Và nước Pháp cũng là nơi có rất nhiều lễ hội, người Pháp rất thích tiệc tùng, liên hoan, dạ hội và hoá trang cho nên những nơi lưu trú thường có những nét văn hoá địa phương đặc trưng hay các chương trình về nền văn hoá nước nhà cũng là một nét đặc biệt hấp dẫn. => Khách Pháp thường có thói quen đi du lịch từ tháng 6 – 10 hàng năm. Khách hàng chính của khách sạn là lượng khách du lịch Pháp, khách sạn luôn đẩy mạnh việc nhận biết nhu cầu, tính tiêu dùng của khách để nâng cao chất lượng sản phẩm và vị trí của khách sạn =>Vị thế thương hiệu của Mường Thanh tại thị trường Pháp rất tốt. Hầu như tất cả các đại lý du lịch lớn của nước bạn đều biết đến Mường Thanh và đã gửi khách sang hệ thống

khách sạn. T ại Việt Nam, Khách sạn Mường Thanh tự tin về tầm giá và chất lượ ng dịch vụ với việc tiếp đón và phục vụ du khách ”.

3.2 Các chính sách Marketing để thu hút khách Pháp tại khách sạn Mường Thanh Luxury : • -

-

-



Chính sách sản phẩm: Để hoàn thiện hệ thống dịch vụ với mục tiêu tạo ra tính hấp dẫn đối với khách du lịch, khách sạn đã và đang thực hiện phương châm ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách ngày một tốt hơn. Doanh nghiệp cũng sẽ quảng cáo ẩm thực của người Pháp trong nhà hàng, khiến khách Pháp cảm thấy quen th...


Similar Free PDFs