[NCKH] Nhận thức về việc giáo dục giới tính của n hững bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên PDF

Title [NCKH] Nhận thức về việc giáo dục giới tính của n hững bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên
Author Linh Thảo
Course Tâm lý học
Institution Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Pages 57
File Size 930.2 KB
File Type PDF
Total Downloads 52
Total Views 222

Summary

Nhận thức về việc giáo dục giới tính của n hững bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên công trình NHẬN THỨC VỀ VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CỦA NHỮNG BẬC CHA MẸ CÓ CON Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ( điểm cứu tại 11, Đoàn Kết, P.Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm: Thành viên:

LÊ THỊ THU HIỀN HUỲNH THỊ PHẤN YA POR YBON

1256150036 1256150072 1256150008

Người hướng dẫn: Ths. CAO VĂN QUANG – KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TP. HỒ CHÍ MINH tháng 10 năm 2014

MỤC LỤC

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH............................................................................................1 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 2 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................2 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................................5 3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:............................................8 Lý do chọn đề tài:................................................................................................... 8 Mục tiêu của đề tài:..............................................................................................10 Nhiệm vụ của đề tài:.............................................................................................10 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:........................................................11 4.1. Cơ sở lý luận của đề tài:................................................................................11 4.2.Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:.....................................15 5.1.Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................15 5.2.Phạm vi nghiên cứu........................................................................................15 5.3.Khách thể nghiên cứu.....................................................................................15 5.4. Giới hạn của đề tài........................................................................................15 6. Đóng góp mới của đề tài:...................................................................................15 7. Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn:.....................................................................16 7.1.Ý nghĩa lý luận................................................................................................16 7.2.Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................16 8. Kết cấu của đề tài:..............................................................................................17 CHƯƠNG I.................................................................................................................18 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................18 1.1. Các khái niệm liên quan....................................................................................18 1.1.1. Giáo dục giới tính.......................................................................................18 1.1.2. Nhận thức...................................................................................................18 1.1.3. Vị thành niên..............................................................................................20 1.2. Giả thiết nghiên cứu..........................................................................................21 1.3. Khung nghiên cứu.............................................................................................22 CHƯƠNG II................................................................................................................ 23 GIÁO DỤC GIỚI TÍNH LÀ THỰC SỰ CẦN THIẾT................................................23 2.1. Những nhìn nhận về vấn đề giáo dục giới tính..............................................23 2.2. Nội dung của vấn đề giáo dục giới tính..........................................................25 2.3. Vai trò của giáo dục giới tính đối với trẻ vị thành niên...................................26 2.3.1.Trong gia đình.............................................................................................26 2.3.2.Trong nhà trường.........................................................................................28 2.3.3.Xã hội..........................................................................................................30 2.4. Những nguyên nhân và tác hại khi trẻ vị thành niên thiếu kiến thức về giáo dục giới tính.............................................................................................................30 2.4.1. Nguyên nhân...............................................................................................30 2.4.2 Tác hại........................................................................................................32 2.5. Mẫu nghiên cứu.............................................................................................33 CHƯƠNG III............................................................................................................... 34 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA.................................................................................................34

3.1. Nhận thức của các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính.................34 3.2. Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của GDGT trong gia đình.............35 3.3. Những yếu tố tác động đến nhận thức của những bậc cha mẹ về vấn đề giáo dục giới tính ............................................................................................................39 KẾT LUẬN.................................................................................................................42 KHUYẾN NGHỊ.........................................................................................................45 Đối với nhà trường:..................................................................................................45 Đối với gia đình.......................................................................................................46 Xã hội.......................................................................................................................48 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN...................................................................................49

DANH MỤC VIẾT TẮT GDGT.................................................................. Giáo dục giới tính HCM.................................................................... Hồ Chí Minh P........................................................................... Phường PGS/TS …........................................................... Phó giáo sư/ Tiến sĩ Q.......................................................................... Quận RHIYA …………………………………………. Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên . Châu Á SKSS/TD …........................................................ Sức khỏe sinh sản/tình dục Tp......................................................................... Thành phố Ths ….................................................................. Thạc sĩ VN........................................................................ Việt Nam VTN..................................................................... Vị thành niên

1

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Công trình nghiên cứu được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và khuyến nghị. Phần 1: Mở đầu, phần này nhóm tác giả nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lí luận, phương pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài, đóng góp mới và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Phần 2: Nhóm tác giả chia ra làm 3 chương. -

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài. Nhóm đã tìm hiểu những khái niệm từ nhiều nguồn khác nhau liên quan tới công trình để người đọc hiểu được những thuật ngữ khó từ đó hiểu sâu hơn về đề tài. Trình bày còn có giả thiết nghiên cứu và khung nghiên cứu.

-

Chương II: Nhóm đã chứng minh được việc giáo dục giới tính là cần thiết. Sự khác nhau về suy nghĩ cũng như cách thức giảng dạy, bày tỏ về vấn đề giới tính tình dục của các nước trên thế giới và nhất là ở Việt Nam. Những nội dung cơ bản cũng như vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội tới việc giáo dục giới tính cho trẻ ở tuổi vị thành niên là hết sức cần thiết. Nhóm tác giả cũng nêu ra được những nguyên nhân cũng như tác hại sẽ xảy ra nếu trẻ không được giáo dục về giới tính một cách đúng đắn và logic.

-

Chương III: Nhóm đã phát phiếu khảo sát tới các bậc phụ huynh ở Việt Nam mà địa bàn khảo sát là trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân tại phường Bình Thọ - Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề nhận thức về việc giáo dục giới tính của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi Vị thành niên. Phân tích và xử lý số liệu một cách hoàn chỉnh và đúng phương pháp.

Phần kết luận và khuyến nghị: nhóm tác giả đã đưa ra những kết luận sau khi nghiên cứu công trình và có một số khuyến nghị giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn toàn diện cũng như đúng đắn về việc giáo dục giới tính cho con cái một cách tốt nhất tránh nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra.

2

M ỞĐẦẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh). Thiếu hụt kiến thức về giới tính và kỹ năng sống là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số lượng mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên. Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, bình quân mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo phá thai ở độ tuổi 15-19 trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên cao nhất so với các nước Đông Nam Á và thứ 5 thế giới, và tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm. Việc mang thai ở tuổi vị thành niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ, thể chất và tinh thần chưa phát triển để sẵn sàng làm mẹ. Giáo dục giới tính dường như vẫn là một khái niệm mới trong xã hội Việt Nam. Giáo dục giới tính, hiểu một cách đầy đủ là sự giáo dục về sinh lý cơ thể, vệ sinh thân thể, sức khỏe sinh sản và tình dục. Thế nhưng ở nhiều gia đình, các bà mẹ không giải thích được cho con những điều căn bản nhất về việc giáo dục giới tính cho con cái. Cha mẹ cũng chưa hiểu được rằng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của con cái là điều tự nhiên, cần thiết và tất yếu nên họ không giáo dục cho con về vấn đề này, nhiều người hiểu vấn đề nhưng vì ngại nên không muốn nói ra. Ở nước ta, giáo dục giới tính không được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Gia đình Việt Nam ngày nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và bởi vậy, việc giáo dục giới tính hạn chế trong những lời răn dạy về đạo đức. Hoạt động giáo dục giới tính phổ biến trong các gia đình chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục tình dục hầu như chưa bao giờ được đặt ra. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp các em nam phạm tội hiếp dâm, các em nữ có thai ở tuổi vị thành niên. Nhiều trẻ ở lứa tuổi 14-15, còn cắp sách đến trường, chưa có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình nhưng đã phải làm cha mẹ do thiếu hiểu biết về tình dục. Đây là vấn đề làm đau đầu người lớn và người ta cho rằng nguyên nhân là do tác động từ kinh tế thị trường, sự du nhập của văn hóa ngoại lai, chạy theo lối sống ăn chơi, suy đồi về mặt đạo đức. Vì vậy “Giáo dục giới tính” là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo

3

dục về giải phẫu sinh dục, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, biện pháp tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng. Thế nhưng được biết trong một cuộc khảo sát gần 4700 thanh niên chỉ có 2,6% cho biết kiến thức về giới tính được bố mẹ giáo dục. Trung tâm nghiên cứu tâm lý và sự phát triển nhanh của thanh thiếu niên giải thích: “Các bậc phụ huynh luôn cho rằng những vấn đề liên quan tới giới tính rất tế nhị. Mặt khác, con mình còn quá nhỏ để tìm hiểu về những vấn đề ấy. Có khi chính phụ huynh cũng không nắm rõ kiến thức về giới tính để diễn đạt cho con mình hiểu”. Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra như: Con mắc bệnh thủ dâm, quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành, biến đổi giới tính… Bố mẹ thường tránh né, ngại ngùng khi trẻ hỏi về chuyện tình dục. Chính vì các quan niệm sai lầm đó của các bậc phụ huynh mà không ít lần người lớn “đỏ mặt” trước các thắc mắc của trẻ. Một phụ huynh đã chia sẻ rằng: “Dạo này, cô con gái 5 tuổi của chị hay hỏi rất nhiều chuyện liên quan đến giới tính, sinh sản. Cháu hỏi tại sao gái đi tè phải ngồi, con trai lại đứng, con sinh ra ở đâu… làm chị phải lôi ngay chuyện khác để đánh lạc hướng con. Thế nhưng cháu vẫn đeo mẹ để hỏi bằng được “Con sinh ra ở đâu?”. Bí quá chị trả lời: “Con sinh ra ở bệnh viện Từ Dũ”.” Một phu huynh khác chia sẻ lâu nay, tôi vẫn vòng vo nói với cậu con trai 8 tuổi là cháu sinh ra từ nách, từ rốn mẹ. Lần đó, hai mẹ con đến dự một chương trình tư vấn giới tính, khi được chuyên gia hỏi: “Con biết mình được sinh ra từ đâu không?” tôi ngỡ ngàng khi cháu đáp: “Con sinh ra từ “cái ấy” của mẹ”. Hóa ra cháu biết nhiều hơn mình tưởng mà mình cứ né tránh. Về phía nhà trường hiện nay những trường hợp nữ học sinh trở thành mẹ hay những cái chết thương tâm bởi bản thân vướng vào con đường tình yêu, tình dục quá sớm… không còn xa lạ. Đó là hệ quả tất yếu từ việc “xem nhẹ” chương trình giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trường học hiện nay. Chương trình giáo dục giới tính hay bị bố mẹ né tránh cho rằng giáo dục giới tính là việc của nhà trường. Nhưng thực tế hiện nay ở trường học, việc giáo dục giới tính chưa được thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu như ở cấp tiểu học học sinh học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp Trung học cơ sở, phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học như cơ quan sinh dục

4

nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã bước vào tuổi trưởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ được dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học. Theo cô giáo Nguyễn Thị Phương, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, giáo dục giới tính bắt đầu được Bộ GD-ĐT đưa vào giảng dạy cho học sinh từ lớp 5. Cụ thể, trong sách Khoa học lớp 5, các em đã được học về “sinh sản", phân biệt giới tính "nam hay nữ", "Cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?". Tuy nhiên, đúng là cách tiếp cận vấn đề giới tính hiện chưa hấp dẫn và vẫn mang nặng kiến thức khoa học nhiều hơn là tâm lý. Vì thế, học sinh càng học thì càng tò mò. Chẳng hạn sau khi cô giáo dạy “quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử", đa phần các em thắc mắc tiếp… “làm thế nào để tinh trùng gặp được trứng?”. Theo cô Phương, học sinh tiểu học cần kiến thức khoa học nhưng chỉ vừa phải. Quan trọng hơn là phải giúp các em sẵn sàng với biến đổi cơ thể, biết tôn trọng bạn khác giới, đặc biệt là có kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục. Tiếc rằng, những điều này sách giáo khoa không hề nhắc tới. Vì vậy cha mẹ phải quan tâm đến con cái ở lứa tuổi này để nhận biết đúng sự thay đổi của con cái để có sự uốn nắn kịp thời . Để cho các em ít hoang mang lo lắng trước sự thay đổi của bản thân, bởi vậy việc giáo dục giới tính cho các em là hết sức cần thiết, và các bậc cha mẹ cũng không nên hiểu rằng giáo dục giới tính là chỉ cho trẻ hiểu biết những cơ sở của lối sống tình dục. Giáo dục giới tính, như nhà nghiên cứu V.Vladi- D.CapuXtin trong cuốn Giáo dục giới tính tuổi thơ đã chỉ rõ: “Giáo dục giới tính là bộ phận không thể tách rời của giáo dục đạo đức, gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục học và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu biết được vai trò của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ, tiếp đó là phải hiểu vai trò của người đàn ông hoặc người đàn bà, cả vai trò của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội…” Cũng như giáo dục nói chung, giáo dục giới tính phải được tiến hành có phân hoá tuỳ theo từng lứa tuổi, có khối lượng và hình thức phù hợp để đứa trẻ có thể nhận thức được. Muốn giáo dục đúng thì các bậc cha mẹ phải nắm bắt được và biết tất cả các giai đoạn phát triển thông thường và những dấu hiệu không bình thường. Để cho đứa trẻ sớm có những hiểu biết về giới tính của mình thì ngay từ lúc đang còn nhỏ.

5

2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Liên quan đến đề tài, đã có những bài viết, công trình nghiên cứu sau: Bài nghiên cứu '' Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam '' nằm trong chương trình điều tra ban đầu của RHIYA ( Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên châu Á ) do PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng, ThS Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra những sai lầm trong kiến thức về giới tính nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đề tài được thực hiện vào năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-20. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các kiến thức hợp về sức khỏe sinh sản-tình dục, tránh thai và các bệnh liên quan đến đường tình dục chỉ được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ có 21% thanh thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này. Trong đó, kiến thức về sinh sản và phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về sức khỏe sinh sản, chỉ có 46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản. Kiến thức về bệnh liên quan đến đường tình dục là kém thứ hai chỉ có 1/3 thanh thiếu niên được hỏi nêu được tên ba loại bệnh trở lên, rất ít trong số đó biết được cách chữa trị và nơi chữa trị. Kiến thức về về sử dụng biện pháp tránh thai được đánh giá là kém thứ ba. Từ những kết quả nghiên cứu cứu này, đề tài đã cho chúng ta một bức tranh tổng quát về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản. Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi Vị thành niên” của trang cẩm nang sức khỏe1 cũng đã có bài viết nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh rằng việc giáo dục kiến thức giới tính ở độ tuổi VTN là rất quan trọng. Trong bài viết này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%, năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% năm 2010, 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012.” Những số liệu cụ thể cũng đã phần nào minh chứng cho việc giáo dục giới tính ở trẻ VTN là rất quan trọng và cần thiết.Giúp các em trong bị đầy đủ các kiến thức cơ bản nhất về vấn đề giới tính chính là một cách phòng tránh cho các em những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bài viết “Người lớn là rào cản...khi giáo dục giới tính” 2 của tác giả Lê Hiền 1

http://nhatkybe.vn/cam-nang/suc-khoe/tai-sao-can-giao-duc-gioi-tinh-cho-lua-tuoi-vi-thanh-nien.html

2 http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/nguoi-lon-la-rao-can-khi-giao-duc-gioi-tinh-44839.html

6

đăng trên báo Thanhnien online, bằng việc những số liệu nghiên cứu của Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số tác giả đã chứng minh việc thiếu hụt kiến thức về giới tính ở độ tuổi vị thành niên là rất lớn, đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm trong quan niệm của cha mẹ và thầy cô trong việc giáo dục giới tính. Theo tác giả việc giáo dục giới tính trong nhà trường còn mang tính hàn lâm, khô cứng, không thiết thực, khiến cho nó trở nên nhàm chán không thu hút được sự quan tâm và hứng thú của học sinh. Vì thế, ...


Similar Free PDFs