NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM PDF

Title NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Author Anh Tuan
Course Quốc Phòng
Institution Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Pages 22
File Size 478.4 KB
File Type PDF
Total Downloads 114
Total Views 726

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG---o0o---TIỂU LUẬNNGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA –MỘT TÀISẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAMHỌC PHẦN: 2021MILI270128 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ ANNINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMThành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 20...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ---o0o---

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

HỌC PHẦN: 2021MILI270128 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG ---o0o---

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA –MỘT TÀI SẢN TINH THẦN VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

HỌC PHẦN: 2021MILI270128 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Họ và tên: Nguyễn Đức Tuấn Anh Mã số sinh viên: 46.01.101.006 Lớp học phần: 2021MILI270128

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Minh Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA ............................. 2 1.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử .............................................................................. 2 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc .......................... 2 1.2.1. Địa lý ................................................................................................................ 2 1.2.2. Kinh tế .............................................................................................................. 3 1.2.3. Chính trị, văn hóa - xã hội ................................................................................ 3 1.3. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược ......................................... 5 1.3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên ...................................................... 5 1.3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X ...................................................... 5 1.3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X đến TK XVIII ............. 6 CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA .................................. 9 2.1. Tư tưởng đánh giặc. ................................................................................................. 9 2.2. Kế sách đánh giặc .................................................................................................. 10 2.2.1. Kế sách đánh giặc của dân tộc ta rất mềm dẻo khôn khéo. ............................ 10 2.2.2. Kế sách đánh giặc được vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. .......................................................................................... 11 2.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc ............................................ 12 2.3.1. Cơ sở thực hiện............................................................................................... 12 2.3.2. Nội dung cơ bản của chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc được thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên. ............................................................................ 13 2.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.................... 15 2.5. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận ................................................................................................................................ 15 2.6. Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn ............................................... 16 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 18

MỞ ĐẦ U Từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam ta đã có hơn 4000 năm lịch sử vẻ vang. Đất nước Việt Nam đã có hàng mấy chục thế kỷ lịch sử đấu tranh anh dũng, quật cường và bất khuất. Đó là lịch sử của một dân tộc anh hùng mà sự sống còn, phát triển luôn gắn liền với lịch sử của những cuộc đấu tranh lâu dài chống kẻ thù xâm lượ c. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Đặc biệt từ 1930 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhân dân cả nước đã viết ra những trang sử huy hoàng nhất của tổ quốc. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng “Tất cả những gì là vĩ đại nhất và đáng tự hào nhất của dân tộc đã kết tinh lại trong hơn 70 thể kỷ qua”. Đây chính là thờ i kỳ mà nhân dân ta trong trào lưu chung của loài người tiến bộ, vươn mình lên với sức sống mãnh liệt của thời đại mới. Với tất cả truyền thống vẻ vang của dân tộc và ý thức đầy đủ về vận mệnh và tương lai của mình. Điều đó ngày nay cả thế giới công nhận bằng thực tế lịch sử của dân tộc ta đã chứng minh một cách sinh động. Việc nghiên cứu, học tập phát huy truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc luôn là một đòi hỏi khách quan, một nhiệm vụ quan trọng đối với quân và dân ta. Vì vậy, em chọn đề tài: “Nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta –một tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam” để làm tiểu luận.

CHƯƠNG 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA 1.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử Cách đây mấy nghìn năm, từ khi các Vua Hùng mở nước Văn Lang, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng nước và giữ nước. Do yêu cầu tự vệ trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu làm thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của nhà nước trong buổi đầu lịch sử. Nhà nướ c Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước ta, có lãnh thổ khá rộng và vị trí địa lí quan trọng, bao gồm vùng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay, nằm trên đầu mối những đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á. Nền văn minh sông Hồng còn gọi là văn minh Văn Lang, mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn rực rỡ, thành quả đáng tự hào của thời đại Hùng Vương. Do có vị trí địa lí thuận lợi, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó. Sự xuất hiện các thế lực thù địch và âm mưu thôn tính mở rộng lãnh thổ của chúng là nguy cơ trực tiếp đe doạ vận mệnh đất nước ta. Do vậy, yêu cầu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập và cuộc sống đã sớm xuất hiện trong lịch sử dân tộc ta. Người Việt muốn tồn tại, bảo vệ cuộc sống và nền văn hoá của mình chỉ có con đường duy nhất là đoàn kết đứng lên đánh giặc, giữ nước. 1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc 1.2.1. Địa lý Nước Việt Nam nằm ở miền Đông nam châu á. Ven biển Thái Bình Dương. Với địa hình đa dạng, phức tạp. Hệ thống giao thông thuận tiện nên nước ta có một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. Từ hàng chục vạn năm nay, người Việt Nam đã sinh sống trên khoảng đất đai gồm phần lớn miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đến thế kỷ thứ XVII đất nước Việt Nam đã gồm hai phần cả miền Nam Trung B ộ và Nam Bộ ngày nay. Đến thế kỷ 15 nước Chăm Pa bị phân chia làm ba nước nhỏ và những cuộc tranh chấp giữa các phe phái phong kiến làm cho thế nước càng ngày càng suy yếu. Trong thế kỷ 17, họ Nguyễn nhân đấy, lấn chiếm dần đất Chăm Pa. Cũng vào thế kỷ 17, một số quan lại, tướng tá nhà Minh sau khi chống Thanh thất bại, phải chốn ra nước ngoài, họ Nguyễn đã cho trên 5 nghìn Hoa kiều do Dương Ngạn Định và Trần Thượng Xuyên cầm đầu vào khai khẩn vùng Mỹ Tho, Biên Hoà. Một nhóm Hoa kiều khác do Mạc Cửu cầm đầu khai khẩn vùng Hà Tiên. Do dân cư còn thưa thớt họ tổ chức những đội gồm 6 người một chia làm 3 ra Bắc bắt trẻ con. Nên có sự tích doạ trẻ con (Ông ba bồ chín quai mười hai con mắt chuyên bắt trẻ con).

Từ đó đến nay, lãnh thổ thống nhất của nước ta đi từ cực Bắc là chòm Lũng Cú trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), đến điểm cực Nam là xóm Rạch Tầu trên mũi Cà Mau. Diện tích 334.334 km2 3.260 km đường bờ biển. Trên lãnh thổ thống nhất đó đã sinh sống phát triển các dân tộc hợp thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Cùng chung một lịch sử, một nền văn hóa, dân số hiện nay trên 80 triệu người. Vì ở một vị trí chiến lược quan trọng khu vực nên từ xa xưa nước ta thường xuyên bị các thế lực nước ngoài đe dọa, xâm lược. Đồng thời cũng từ đó tổ tiên ta đã triệt để lợi dụng yếu tố “Địa lợi” để lập thế trận giữ nước. 1.2.2. Kinh tế Đất nước ta có núi rừng trùng điệp, có sông ngòi dài rộng, có biển cả bao la, có đồng bằng bát ngát, khối lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, thổ nhưỡng đỏ và vàng ở vùng đồi núi nhất là đất đỏ ba dan, phù sa các châu thổ nhất là sông Cửu Long và sông Hồng. Nguồn nước ngọt dồi dào vì có vùng lưới sông ngòi dầy đặc (dọc bờ biển khoảng 20 km) lại gặp một cửa sông. Giới sinh vật, động vật phong phú… chưa kể các khoáng sản quý hiện đang ẩn náu trong thềm lục địa. Mặc dù vậy nhưng vẫn là nước lấy sản xuất nông nghiệp là chủ yếu với hình thức tự cung tự cấp trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, tính chất phân tán. Quá tình phát triển dân tộc ta đã kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước với chăm lo củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước vừa phát triển phồn thịnh vừa sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ chiến tranh xảy ra. 1.2.3. Chính trị, văn hóa - xã hội 1.2.3.1. Chính trị

• Các dân tộc Việt Nam chung sống hoà thuận, yêu quê hương đất nước. Do phát triển địa lý ngã ba đường khu vực Đông Nam Á và những biến động lịch sử liên tục diễn ra nên Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thành phần dân tộc khác nhau, do đó Việt Nam là quốc gia thống nhất đa dân tộc. Hiện nay là 54 thành phần dân tộc, tộc người. + Người Việt Kinh là 87 % các dân tộc thiểu số bằng 13%. + Có 6 dân tộc có dân số trên dưới 1 triệu người là Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ Me, Nùng. + 11 dân tộc có dân số xấp sỉ 10 vạn đến 50 vạn là HơMông, Dao, Gia Lai, Eđê, Bana, Sán Chay, Chăm, Sơ đăng, Sán dìu, Hrê, Cơ Ho.

+ 17 dân tộc có dân số từ 1 vạn đến 10 vạn là Ralai, Mơnông, Thổ, Xtiêng, Khơ Mú, Bru, Vân Kiều, Giáy, Kơtu, Giá riêng, Tà ôi, Mạ, Co, Choro, Hà Nhì, Xinh, Mun, Churu, Lào. + 14 dân tộc có dân số từ hơn 1000 đến 1 vạn là Phà Then, Lô Lô, Chứt, Mang, Cơ lao, Bố Y, La Ha, Cống, Ngái. + 5 dân tộc có dân số từ 100 đến 500 người là Sida, Pu Péo, Brâu, Rơ Măm, Ơ đu. + Mật độ dân cư giữa các vùng miền phân bố không đồng đều nhau nhưng đã sớm biết gắn quyền lợi đất nước, tổ quốc với quyền lợi gia đình với bản thân, gắn bó nước với nhà làng với nước trong quan hệ keo sơn bền chặt.

• Sớm xây dựng nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra các luật lệ, phép tắc để quản lý bảo vệ và xây dựng đất nước. Từ khi có lịch sử dân tộc, mở đầu bằng quốc gia Văn Lang, hơn 40 thế kỷ đã trôi qua, hơn 4000 năm lịch sử dân tộc ta đấu tranh anh hùng kiên cường, liên tục, bền bỉ, chinh phục thiên nhiên hà khắc và chống sự xâm lược nước ngoài để sống còn và phát triển. Thế kỷ thứ III trước công nguyên An Dương Vương thành lập nước Âu Lạc đóng đô tại Phong Khê (Cổ Loa thuộc Hà Nội ngày nay). Năm 218 trước công nguyên 50 vạn quân Tần xuống xâm lược. Năm 180 trước công nguyên Triệu Đà một tướng nhà Hán tiến quân đánh Âu Lạc, quân và dân ta đều anh dũng chống lại nhưng rồi lại rơi vào ách thống trị. Dân tộc ta mất nền độc lập từ đó. Trong gần 12 thế kỷ từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến thế kỷ X dân tộc ta đã hàng trăm lần anh dũng nổi dậy lật đổ ách thống trị nước ngoài. Khôi phục chủ quyền. Năm 40 khởi nghĩa hai bà Trưng; 160 Chu Đạt; 178 Lương Long; 218 Bà Triệu; 541 Lý Bôn; 722 Mai Thúc Loan; 905 Khúc Thừa Dụ; 931 Dương Diên Nghệ; 938 Ngô Quyền… Trong 12 thế kỷ trên dân tộc ta luôn tỏ ra kiên cường bất khuất anh dũng vùng lên. Nhưng do thiếu kinh nghiệm nên tạm thời thất bại. Năm 981 Lê Hoàn chống quân Tống; 1075 – 1077 Lý Thường Kiệt; 1258 – 1285 - 1288 nhà Trần đánh quân Nguyên. Năm 1407 – 1427 Nguyễn Huệ quật đổ chế độ phong kiến phản động Nguyễn – Trịnh – Lê. Đánh tan 20 vạn quân Mãn Thanh. Đến thế kỷ 19: 1858 Thực dân Pháp xâm lược.

Khởi nghĩa Trương Định; Phan Đình Phùng – Hoàng Hoa Thám. Tóm lại, mỗi khi có giặc ngoại xâm nhân dân ta lại đoàn kết vùng lên đấu tranh, chống lại sự thống trị giành chủ quyền dân tộc, quá trình đó đã tạo ra nhiều cách đánh khôn khéo, mềm dẻo, mưu trí, linh hoạt, hiệu quả. 1.2.3.2. Văn hóa - xã hội “Lịch sử nước ta đã khẳng định sự trường tồn của đất nước bắt nguồn từ sức sống của nền văn hóa dân tộc là yêu thương đùm bọc”. - Nước ta có nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm. Ngay từ thời tiền sử, với kết cấu vững chắc: Nước có nhà, có làng bản, nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi làng, xã, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng. - Nước Văn Lang xuất hiện với một tổ chức chính trị xã hội đã phát triển với một nền văn hoá tương đối cao. Là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm trước đó của nền văn minh Sông Hồng. - Do sự phân bố tương đối của các dân tộc Việt Nam theo nơi cư trú, phong tục, tập quán, lối sống nên mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng. Nhưng tất cả 54 dân tộc đều có nét chung về truyền thống văn hoá, tinh thần đoàn kết yêu nước. Tinh thần kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm, tinh thần lao động cần cù sáng tạo luôn được xây dựng, phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng trực tiếp, có tính quyết định đến sự hình thành, phát triển nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta. 1.3. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược 1.3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên Cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại là cuộc kháng chiến chống quân Tần. Đó là cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, từ năm 214 đến 208 TCN của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của vua Hùng và Thục Phán. Sau cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống chiến tranh xâm lược của Triệu Đà, từ năm 184 đến 179 trước công nguyên, nhưng bị thất bại. Từ đây, đất nước ta rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc). 1.3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ thứ X Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 đã giành được độc lập. Nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong ba năm.

Năm 248, Triệu Thị Trinh phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân của ngườ i con gái núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá) làm cho quân thù nhiều phen kinh hồn, bạt vía. Sau gần nửa năm chiến đấu khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động. Mặc dù bà Triệu cùng nghĩa quân chiến đấu rất anh dũng, nhưng kẻ thù có sức mạnh vượt trội và đàn áp rất khốc liệt, nên khởi nghĩa bị thất bại. Mùa xuân năm 542, phong trào yêu nước của người Việt lại bùng lên mạnh mẽ, rầm rộ. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Lý Bôn, anh hùng hào kiệt bốn phương cùng toàn dân vùng lên lật đổ chính quyền của nhà Lương. Sau đó, nghĩa quân liên tiếp đánh thắng hai cuộc phản công của kẻ thù. Đầu năm 544, Lý Bôn lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến năm 687. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đ ế) năm 722. Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 đến 791. Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân Nam Hán, Ngô Quyền là một danh tướng của Dương Đình Nghệ đã đứng lên lãnh đạo quân dân ta, kiên quyết đánh giặc, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền cùng quân và dân ta đã nhấn chìm toàn bộ đoàn thuyền của quân Nam Hán, khiến Hoàng Thao phải bỏ mạng, vua Nam Hán phải bãi binh, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên của độc lập, tự chủ. 1.3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ TK X đến TK XVIII

• Kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 của nhà Tiền Lê. Thời nhà Đinh, công cuộc xây dựng đất nước đang được xúc tiến thì năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước thừa dịp âm mưu lật đổ và thôn tính. Lúc bấy giờ, ở Trung Quốc, nhà Tống đã thành lập và đang phát triển. So với Nam Hán, thì nhà Tống là một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất châu Á đương thời. Nhân dịp suy yếu của nhà Đinh, nhà Tống quyết định phát động cuộc chiến tranh xâm lược Đại C ồ Việt (quốc hiệu của nước ta lúc đó). Trong khi vua Đinh còn trẻ, chưa đủ khả năng và uy tín tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến, vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, triều thần và quân sĩ đã suy tôn Lê Hoàn, người đang giữ chức thập đạo tướng quân lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi, lập nên triều đại nhà Tiền Lê và đảm nhiệm sứ mạng lịch sử, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Tống.

• Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 2 (1075 - 1077) của nhà Lý

Tuy bị đại bại trong lần xâm lược năm 981, nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta. Khoảng giữa thế kỉ XI, vua Tống Thần Tông ra lệnh chuẩn bị lực lượng đánh Đại Việt lần nữa, nhằm giành thắng lợi ở Đại Việt để tạo thế uy hiếp nước Liêu, nước Hạ. Trước nguy cơ xâm lượ c của nhà Tống, Lý Thường Kiệt, lúc đó nắm giữ binh quyền trực tiếp lãnh đạo kháng chiến, nhận thấy không thể để bị động đối phó, đợi quân giặc tiến công sang, mà phải chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Với chủ trương thực hiện "tiên phát chế nhân", "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của chúng", Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân tiến công sang đất Tống tiêu diệt lực lượng ở các căn cứ xuất phát của kẻ thù, rồi rút về phòng thủ đất nước. Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục thù, Lý Thường Kiệt đã cho khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chặn giặc ; đồng thời, triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống giặc ngoại xâm. Trận phản công Như Nguyệt (tháng 3/1077), quân và dân Đại Việt đã quét sạch quân xâm lược Tống ra khỏi biên cương của Tổ quốc.

• Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của nhà Trần ở thế kỉ XIII Từ năm 1225, nhà Trần thay thế nhà Lý đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ nước (1226 - 1400), đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét đặc sắc vào nền nghệ thuật quân sự Việt Nam. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn quân Nguyên – Mông. Cuộc kháng chiến lần thứ hai vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn quân Nguyên – Mông. Cuộc kháng chiến lần thứ ba vào năm 1287 - 1288, quân và dân ta đã đánh thắng 50 vạn quân Nguyên – Mông. Trong vòng 30 năm (1258 - 1288), dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên chống xâm lược. Kháng chiến chống quân Nguyên – Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và quân xâm lược Nguyên Mông.

• Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo. Vào cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần từng bước suy tàn, Hồ Quý Ly là một quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Trần, lập ra vương triều mới, triều đại nhà Hồ. Tháng

5/1406, dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh đã đưa quân xâm lược nước ta. Trong tác chiến, nhà H ồ quá thiên về phòng thủ, coi đó là phương thức cơ bản, dẫn đến sai lầm về chỉ đạo chiến lược. Mặt khác, không phát động được được toàn dân đánh giặc, tổ chức phản công chiến lược không đúng thời cơ, bị tổn thất nặng, nên bị thất bại. Đất nước ta một lần nữa bị phong kiến phương Bắc đô hộ.

• Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo. Mặc dù chiếm được Đại Việt, nhưng giặc Minh không khuất phục được dân tộc ta, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước vẫn liên tiếp nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi vĩ đại đó chứng tỏ nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng của ông cha ta đã đạt đến đỉnh cao và để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.

• Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 - 1785, kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 - 1789....


Similar Free PDFs