Nguyen Doan Hieu 2017 2546 Thighiem MMT 2020-2 PDF

Title Nguyen Doan Hieu 2017 2546 Thighiem MMT 2020-2
Author Nguyễn Doãn Hiếu
Course Mạng máy tính
Institution Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Pages 59
File Size 3.2 MB
File Type PDF
Total Downloads 90
Total Views 944

Summary

Download Nguyen Doan Hieu 2017 2546 Thighiem MMT 2020-2 PDF


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG -----------------

BÀI THÍ NGHIỆM MÔN HỌC

MẠNG MÁY TÍNH (ET4070)

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Doãn Hiếu Lớp

: ĐTVT.07 – K62

Mã số SV

: 20172546

Nhóm thí nghiệm

: 706831

Ngày nộp báo cáo

: 05/10/2021

Hà Nội, 2021

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÀI THÍ NGHIỆM Mục đích:  Tìm hiểu và thiết lập một mạng máy tính đơn giản, nắm được các bộ giao thức trong mạng.  Thực hiện mô phỏng thiết lập và cấu hình mạng trên phần mềm.  So sánh các kết quả mô phỏng được với lý thuyết, để chứng minh sự đúng đắn và nắm rõ hơn về lý thuyết. Nội dung:  Bài 1: Tìm hiểu kết nối mạng LAN cơ bản, kỹ thuật bấm cáp chuẩn Ethernet  Bài 2: Tìm hiểu giao thức kết nối mạng (ARP, ICMP)  Bài 3: Tìm hiểu cấu hình Topo mạng, tính toán địa chỉ  Bài 4: Phân tích gói tin của các bộ giao thức, tính toán băng thông và tốc độ đường truyển Yêu cầu:  Sinh viên chuẩn bị kiến thức về mạng máy tính : Các topology, thiết bị mạng, đường truyền mạng, các giao thức mạng (TCP, UDP, IP, ICMP, ARP, HTTP, FTP ....) Chú ý:  Sinh viên đọc nội quy phòng thí nghiệm ở phía cuối tập tài liệu.  Sinh viên sau khi làm xong các bài thí nghiệm, làm báo cáo thí nghiệm theo hướng dẫn ở phần cuối tài liệu.

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

1

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

BÀI THÍ NGHIỆM

1

LÀM QUEN VỚI CÁC THÀNH PHẦN MẠNG MÁY TÍNH I.

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM Bài thí nghiệm này giúp sinh viên làm quen với các thành phần của mạng máy tính như cáp, đầu nối và thực hiện các thao tác cơ bản nhất nhằm thiết lập và quản trị một mạng máy tính.

II.

THẢO LUẬN Ngày nay mặc dù mạng máy tính trở thành một trong những chủ đề thông dụng của người làm trong lĩnh vực ICT, phần lớn sinh viên nghành ĐTVT và CNTT của các trường ĐH KT tại Việt Nam còn rất kém kỹ năng thực hành. Đặc biệt các kỹ năng liên quan đến các thành phần vật lý của mạng như: cáp mạng, đầu nối, thiết bị mạng, vv… cũng như các thao tác kỹ thuật có thể làm với chúng. Cáp mạng: Hiện mạng máy tính có thể sử dụng rất nhiều loại cáp mạng khác nhau như cáp đồng trục béo (thick cable), cáp đồng trục gầy (thin cable), cáp xoắn không bọc (UTP), cáp xoắn có bọc (STP), cáp quang đơn mốt, cáp quang đa mốt vvv… Mỗi loại cáp có đặc tính và bang thông truyền dẫn khác nhau, việc lựa chọn loại cáp phù hợp cho các ứng dụng mạng máy tính khác nhau là một trong những kiến thức và kỹ năng mà SV nghành ĐTVT cần có sau khi học môn MMT. Đầu nối:

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

2

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

Giống như cáp mạng hiện có rất nhiều loại đầu nối khác nhau sử dụng trong các mạng máy tính như đầu nối chữ T dùng với cáp đồng trục, đầu nối RJ-45 dùng với cáp xoắn UTP, đầu nối nối tiếp (serial) như DB-9, DB-24 hay V.35 dùng cho các kết nối mạng diện rộng và thậm chí hiện nay khái niệm SFP (Small Form Factor) đã trở nên phổ biến khi mà cáp quang được sử dụng rộng rãi trong mạng máy tính. Việc nắm bắt được đặc tính, cấu tạo cũng như ứng dụng của các loại đầu nối khác nhau cũng là kỹ năng bắt buộc phải có của SV nghành ĐTVT. Thiết bị mạng: Các thiết bị mạng máy tính cũng rất phong phú và một SV nghành ĐTVT nếu không tìm hiểu và thực nghiệm cũng không thể hiểu và phân biệt được cấu tạo, chức năng và phương thức hoạt động cũng như ứng dụng của các thiết bị mạng khác nhau như bộ lặp hay HUB, thiết bị cầu dẫn hay SWITCH, thiết bị tìm đường hay Router, thiết bị cổng hay GATEWAY (như firewall), vv… Bài thí nghiệm này được thiết kế nhằm phần nào trang bị các kỹ năng và hiểu biết như thế cho SV nghành ĐTVT sau khi học xong môn MMT có thể thực hành và thiết kế các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng cho các thành phần của một mạng máy tính vật lý. III.

IV.

YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ MÔ TẢ THIẾT BỊ

KÝ HIỆU

Cáp xoắn không bọc UTP Cat.5

10 cable x 2m

Đầu nối RJ-45

20 cái

Kìm bấm cáp

01 cái

HUB/SWITCH

01 cái

TRÌNH TỰ THÍ NGHIÊM Trong bài thí nghiệm này, sinh viên sẽ chủ yếu thực hành trên các thiết bị và vật thể thực tế và trả lời các câu hỏi tương ứng.  1. Làm quen với đầu nối RJ-45

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

3

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính 

2.

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

Quan sát các mẫu vật và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Làm quen với cáp mạng UTP 

Quan sát các đoạn cáp mạng được cung cấp và trả lời các câu hỏi tương ứng.

3.

Thực hành việc thiết lập một cáp mạng hoàn chỉnh - Bước 1: dùng kìm bấm cáp để bấm các đầu nối RJ-45 vào các đoạn cáp UTP được cung cấp (chia làm hai nhóm, một nhóm làm cáp thẳng, một nhóm làm cáp chéo) - Bước 2 : nhóm cáp thẳng nối hai máy tính vào thiết bị HUB/SW như sơ đồ dưới đây

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

4

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

Nhóm cáp chéo sử dụng cáp nối trực tiếp hai máy tính với nhau.

-

Bước 3: quan sát và ghi lại đèn báo trên các NIC của máy tính và cổng tương ứng trên HUB/SW: kết quả phải đạt là GREEN

-

Bước 4: cả hai nhóm tín hành bật cả hai máy tính và SW và tín hành thực hiện lệnh PING giữa hai máy tính với nhau. Để biết địa chỉ ip hiện tại của các máy tính cần ping cần sử dụng câu lệnh ipconfig ở cửa sổ command (có thể gán địa chỉ IP bất kỳ cho hai máy tính). Kết quả cần đạt được là lệnh PING trả về các giá trị RTT (RTT) như hình dưới đây.

V.

KẾT LUẬN Qua bài thí nghiệm này, sinh viên đã làm quen với các thành phần vật lý cấu thành mạng máy tính, học cách sử dụng một số thao tác cơ bản thiết lập một mạng máy tính đơn giản.

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

5

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính VI.

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

CÂU HỎI KIỂM TRA 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi?

Trả lời

Giải thích mầu của các dây và chân tín hiệu khác nhau trong cáp UTP?

Giải thích khái niệm cáp thẳng (Straight-throught)?

Là kiểu bấm cáp mà 2 đầu cáp được nối theo cùng 1 chuẩn, ví dụ như A – A hoặc B – B, dùng để kết nối từ máy tính đến hub/switch, nối switch đến router, nối switch/hub đến PC hoặc server (kết nối giữa các thiết bị khác loại với nhau).

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

6

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

Giải thích khái niệm cáp chéo

(cross-over)?

Cáp

này được dùng kết nối giữa các thiết bị nào?

Là kiểu bấm cáp có 1 đầu được nối theo chuẩn A, 1 đầu được nối theo chuẩn B, dùng

để nối 2 máy tính lại với nhau mà không dùng hub/switch, nối switch đến switch, nối switch đến hub, nối hub đến hub, nối router đến rounter, nối PC đến PC, nối router đến PC… (kết nối giữa các thiết bị cùng loại)

2. Thiết bị Repeater/HUB hoạt động ở lớp nào? Nêu chức năng và nhiệm vụ của nó trong mạng? -

Hoạt đô†ng ở lớp 1: lớp vâ†t lý

-

Vai trò của bô† lă†p (Repeater) là sao chép, khuếch đại và phục hồi tín hiê†u mang thông tin trên đường truyền. Hai phần của mạng có thể liên kết với nhau qua bô † lăp † được gọi là các đoạn mạng (segment), chúng ta phải giống hoàn toàn cả về tất cả các lớp giao thức và kể cả đường truyền vâ†t lý.

-

Hub sở hữu nhiều cổng từ 4 lên tới 24 cổng, và được coi như là một Repeater nhiều cổng. Khi thông tin được truyền tín hiệu vào một cổng của Hub, các cổng khác cũng sẽ nhận được thông tin ngay lập tức. Hiện nay có 2 loại Hub phổ biến là Active Hub và Smart Hub.

3. Thiết bị Brigde/SW hoạt động ở lớp nào? Nêu chức năng và nhiệm vụ ? Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

7

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

-

Hoạt đô†ng ở lớp 2: lớp liên kết dữ liê†u

-

Bridge được sử dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phổ biến để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet. Bridge quan sát các gói tin (packet) trên mọi mạng. Khi thấy một gói tin từ một máy tính thuộc mạng này chuyển tới một máy tính trên mạng khác, Bridge sẽ sao chép và gửi gói tin này tới mạng đích. Nhược điểm của Bridge là chỉ kết nối những mạng cùng loại và sử dụng Bridge cho những mạng tốc độ cao sẽ khó khăn nếu chúng không nằm gần nhau về mă†t vâ†t lí.

-

Switch có thể được xem là một Bridge có nhiều cổng. Switch có thể liên kết được nhiều Segment lại với nhau. Số lượng Segment tuỳ thuộc vào số cổng (Port) trên Switch. Tương tự như cách hoạt động của Bridge, Switch cũng sao chép các gói tin mà nó nhận được từ các máy trong mạng, sau đó, Switch tổng hợp các gói tin này lên bảng Switch, bảng này có vai trò cung cấp thông tin nhằm giúp các gói tin được gởi đến đúng địa chỉ trong hệ thống mạng.

4. Thiết bị Router hoạt động ở lớp nào? Nêu chức năng và nhiệm vụ? -

Hoạt đô†ng ở lớp 3: lớp mạng

-

Router hay còn gọi là thiết bị định tuyến hoặc bộ định tuyến, là thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối, thông qua một tiến trình được gọi là định tuyến. Router kết nối các loại mạng khác nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại đường dài có tốc độ chậm. Nhưng khả năng làm việc của Router chậm hơn Bridge, do cần phải tính toán để tìm ra đường đi cho các gói tín hiệu, đặc biệt khi kết nối với các mạng không cùng tốc độ thì lại càng phải cần làm việc nhiều hơn.

5. Thiết bị Gateway hoạt động ở lớp nào? Nêu chức năng và nhiệm vụ? -

Hoạt đô†ng ở tất cả các lớp.

-

Gateway có thể chuyển đổi giao thức của một mạng thành một giao thức khác, thông qua đó, kết nối các mạng có giao thức khác nhau lại với nhau. Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

8

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

khác nhau có thể dễ dàng "nói chuyện" được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách ta chuyển thư điện tử từ mạng này sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa... 6. Nêu cấu trúc và đặc điểm cơ bản để kết nối mạng (Topology)? Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian của mạng LAN. Thực chất nó là cách bố trí các phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thuờng mạng Topology có 3 dạng cấu trúc là: - Mạng dạng hình sao (Star Topology): Tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích của tín hiệu. Thiết bị trung tâm có thể là Hub, Switch, Router. Vai trò của thiết bị trung tâm là thực hiện việc “bắt tay” giữa các trạm cần trao đổi thông tin với nhau, thiết lập các liên kết điểm - điểm giữa chúng. - Mạng dạng vòng (Ring Topology): Mạng dạng này được bố trí theo dạng xoay vòng. Đường dây cáp của mạng dạng vòng được thiết kế làm thành một vòng khép kín. Tín hiệu chạy quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Khi dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận. - Mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology): Máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối với nhau trên một trục đường dây cáp chính (Bus) để chuyển tín hiệu. Phía hai đầu Bus được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Khi một trạm truyền dữ liệu thì tín hiệu được quảng bá trên 2 chiều của Bus (tất cả các trạm khác đều có thể nhận tín hiệu) Ngoài 3 dạng cấu hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ 3 dạng này như mạng dạng cây, mạng dạng hình sao – vòng, mạng hỗn hợp…

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

9

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

7. Vẽ sơ đồ mạng lõi dùng cho Doanh nghiệp có kết nối mạng internet và triển khai các dịch vụ mạng như website, email, data.

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

10

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

BÀI THÍ NGHIỆM

2

TÌM HIỂU GIAO THỨC PHÂN GIẢI ĐỊA CHỈ (ARP) I.

MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM Bài thí nghiệm này giúp sinh viên làm quen với giao thức phân giải địa chỉ trong mạng Internet - ARP (Adress Resolution Protocol). Qua bài thí nghiệm chúng ta tiến hành bắt và phân tích các gói tin ARP đươc trao đổi giữa các máy tính để hiểu rõ hơn về hoạt động của giao thức ARP.

II.

THẢO LUẬN Mặc dù mọi thiết bị trên mạng Internet đều có một địa chỉ IP (hoặc nhiều hơn), những địa chỉ này không thể được sử dụng để gửi các gói tin bởi vì phần cứng lớp liên kết dữ liệu không hiểu địa chỉ IP. Ngày nay, hầu hết các máy tính tại các công ty và trường đại học được kết nối với nhau thông qua mạng nội bộ (mạng LAN) bằng một card mạng cái mà chỉ hiểu địa chỉ vật lý (LAN address). Ví dụ: mọi card mạng Ethernet đã từng được sản xuất đều đi kèm với một địa chỉ có độ dài 48 bit (Ethernet address). Các nhà sản xuất card mạng Ethernet yêu cầu một dải địa chỉ từ một tổ chức quản lý để đảm bảo rằng không có 2 thiết bị nào có cùng địa chỉ (để tránh xung đột giữa hai card mạng đã từng xuất hiện trong cùng một mạng LAN). Họ hoàn toàn không biết gì về 32-bit địa chỉ IP. Câu hỏi bây giờ đặt ra: Làm thế nào để ánh xạ địa chỉ IP lên địa chỉ ở lớp liên kết dữa liệu, như Ethernet? Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem ví dụ sau, trong đó một trường đại học nhỏ với một vài mạng lớp C (bây giờ được gọi là /24) được minh họa. Ở đây chúng ta có hai mạng Ethernet, một trong khoa Khoa học máy tính (Computer Science Dept.), có địa chỉ IP là 192.31.65.0 và một trong khoa Điện tử (Electrical Engineering), có địa chỉ IP 192.31.63.0. Các mạng này được nối với nhau bằng một mạng Campus backbone ring (ví dị FDDI) với địa chỉ IP

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

11

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

192.31.60.0. Mỗi máy tính trong mạng Ethernet có một địa chỉ Ethernet duy nhất, được kí hiệu từ E1 đến E6 và mỗi máy trong mạng FDDI ring có một địa chỉ FDDI ring được dán nhãn từ F1 đến F3.

Chúng ta hãy cùng bắt đầu bằng việc tìm hiểu xem một người sử dụng trên máy 1 gửi một gói tin tới một người sử dụng trên máy 2 như thế nào. Chúng ta hãy giả sử rằng người gửi biết địa chỉ IP của người nhận. Các phần mềm ở lớp trên của máy 1 bây giờ sẽ xây dựng một gói tin với 192.31.65.5 trong trường địa chỉ đích và gửi nó cho phần mềm IP để gửi đi. Phần mềm IP có thể nhìn vào địa chỉ này và nhận ra rằng máy đích nằm trong cùng mạng với nó, nhưng nó cần một số cách để tìm địa chỉ Ethernet của máy đích. Một giải pháp là phải có một flie cấu hình ở đâu đó trong hệ thống cái mà ánh xạ địa chỉ IP lên địa chỉ Ethernet. Trong khi giải pháp này là chắc chắn khả thi, đối với những tổ chức có hàng ngàn máy tính (Ví dụ: Trường Bách Khoa có khoảng 3000 máy tính), việc giữ cho tất cả những file này luôn cập nhật là một công việc dễ bị lỗi và tốn thời gian. Một giải pháp tốt hơn là để cho máy 1 phát ra một gói tin quảng bá lên mạng Ethernet hỏi: Ai có địa chỉ IP là 192.31.65.5? Gói tin quảng bá sau đó sẽ đi tới tất cả các máy trong mạng Ethernet 192.31.65.0 và mỗi máy khi nhận được gói tin sẽ kiểm tra địa chỉ IP của gói tin đó. Chỉ có một mình máy 2 sẽ phản hồi lại với địa chỉ Ethernet E2. Giao thức được sử dụng để hỏi địa chỉ và nhận trả lời được gọi là ARP (Address Resolution Protocol). Tất cả các máy tính trên Internet đều chạy giao thức này. ARP được định nghĩa trong RFC 826.

Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

12

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

Ưu điểm của việc sử dụng ARP so với các file cấu hình là tính đơn giản. Người quản lý hệ thống không cần phải làm gì nhiều ngoại trừ gán cho mỗi máy một địa chỉ IP và quyết định về subnest mask. ARP sẽ thực hiện công việc còn lại. Nhiều sự tối ưu có thể làm cho ARP hoạt động hiệu quả hơn. Đầu tiên sau khi một máy vừa chạy ARP, nó lưu lại kết quả trong trường hợp nó cần liên hệ với chính máy đó trong một thời gian ngắn. Lần tiếp theo, nó sẽ tìm ánh xạ trong bộ đệm của chính nó, do đó sẽ không cần phải quảng bá lần thứ 2. Trong rất nhiều trường hợp, máy 2 sẽ cần gửi lại một câu trả lời, tự nó cũng chạy ARP để xác định địa chỉ Ethernet của máy gửi. Việc quảng bá gói tin ARP có thể tránh bằng cách tích hợp thông tin ánh xạ giữa địa chỉ IP và địa chỉ Ethernet vào trong gói tin ARP. Khi gói tin ARP quảng bá đi tới máy 2, cặp (192.31.65.7, E1) được nhập vào bộ đệm của máy 2 để sử dụng trong tương lai. Trong thực tế, tất cả các máy trên mạng Internet đều có thể nhập thông tin vào bảng ARP của nó. Một sự tối ưu khác là để cho tất cả các máy quảng bá ánh xạ của nó khi khởi động. Những quảng bá này thông thường được thực hiện dưới dạng một ARP cái mà tìm kiếm địa chỉ IP của chính nó. Sẽ không nên có phản hồi, nhưng một tác dụng của quảng bá này là tạo ra một hàng trong bảng ARP của tất cả các máy. Nếu một phản hồi (một cách không mong muốn) đi tới, nghĩa là hai máy đã được gán cùng một địa chỉ IP. Máy mới hơn nên thông báo cho người quản lý hệ thống về lỗi này và dừng khởi đông. Để cho phép việc ánh xạ có thể thay đổi, ví dụ, khi một card mạng Ethernet bị hỏng và được thay bằng một cái mới (và do đó một địa chỉ Ethernet mới), các thông tin trong bảng ARP nên được xóa đi trong một vài phút. Bây giờ chúng ta hãy cùng nhìn lại ví dụ trên, khi máy 1 muốn gửi một gói tin cho máy 4 (192.31.63.8). Sử dụng ARP lúc này sẽ thất bại bởi vì máy 4 không nhìn thấy các bản tin do máy 1 quảng bá (do các bộ định tuyến không chuyển tiếp các gói tin quảng bá ở mức Ethernet). Có hai giải pháp. Thứ nhất, bộ định tuyến CS có thể được cấu hình để trả lời các ARP request cho mạng 192.31.63.0 (và có thể các mạng nội bộ khác). Trong trường hợp này, máy 1 sẽ tạo một hàng (192.31.63.8, E3) trong bảng ARP và gửi tất cả dữ liệu máy 4 tới bộ định tuyến địa phương (local router). Cách này được gọi là proxy ARP. Các thứ hai là để máy 1 ngay lập tức nhận ra máy đích nằm ở một mạng bên ngoài và chỉ gửi tất cả dữ liệu đến một địa Nguyễn Doãn Hiếu - 20172546

13

Bài thí nghiệm môn học Mạng máy tính

Viện Điện tử - Viễn thông – Đại học BKHN

chỉ Ethernet mặc định cái mà xử lý tất cả dữ liệu trao đổi với bên ngoài mạng, trong trường hợp này là E3. Giải pháp này không yêu cầu phải cho CS router biết về các mạng bên ngoài mà nó đang phục vụ. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, những gì xảy ra là máy 1 đóng gói gói tin IP vào trường payload của một Ethernet frame được gán địa chỉ là E3. Khi CS router nhận được khung dữ liệu này, nó sẽ tách lấy gói tin IP từ trường payload và nhìn vào địa chỉ IP trong bảng định tuyến của nó. Nó nhận ra gói tin này được gửi tới mạng 192.31.63.0 sẽ phải đi tới router 192.31.60.7. Nếu nó chưa biết địa chỉ FDDI của 192.31.60.7, nó sẽ quảng bá một gói tin ARP vào mạng ring và học được rằng địa chỉ ring của 192.31.60.7 là F3. Nó sau đó sẽ chèn một gói tin vào trường payload của một khung FDDI được gán địa chỉ là F3 và đẩy nó vào ring. Tại EE router, FDDI driver sẽ tách gói tin ra khỏi trường payload và đưa nó cho phần mềm IP, cái nhận thấy rằng nó cần phải gửi gói tin này cho 192.31.63.8. Nếu địa chỉ IP này không có trong bảng ARP của nó, nó sẽ quảng bá một ARP request và học đư...


Similar Free PDFs