Nguyễn Ngọc Linh 15 - Tài liệu cực hay và đầy đủ xem lẹ lẹ mọi người ơi PDF

Title Nguyễn Ngọc Linh 15 - Tài liệu cực hay và đầy đủ xem lẹ lẹ mọi người ơi
Course Kế toán Tài chính 2
Institution Học viện Tài chính
Pages 14
File Size 252.3 KB
File Type PDF
Total Downloads 19
Total Views 184

Summary

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Linh Mã sinh viên : 2073402011261 Lớp : 15 STT : 21KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN : TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Hình thức : Tiểu luậnTên đề tài: Giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-BÀI LÀMDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTNSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NSĐP Ngân sách đ...


Description

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Linh Lớp: 15.2LT1

Mã sinh viên: 2073402011261 STT: 21

KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN: TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Hình thức: Tiểu luận Tên đề tài: Giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 BÀI LÀM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSNN NSTW NSĐP

Ngân sách nhà nước Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19............................................................................................................................. 1 1.1. Tổng quan về tài chính công ................................................................................................. 1 1.1.1. Khái niệm tài chính công ............................................................................................... 1 1.1.2. Đặc điểm của tài chính công .......................................................................................... 1 1.1.3. Vai trò của tài chính công .............................................................................................. 2 1.2. Thu ngân sách nhà nước ....................................................................................................... 2 1.2.1. Thuế ................................................................................................................................ 2 1.2.2. Phí và lệ phí .................................................................................................................... 2 1.2.3. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước......................................................................... 3 1.2.4. Các khoản viện trợ ......................................................................................................... 3 1.3. Chi ngân sách nhà nước ........................................................................................................ 3 1.3.1. Chi thường xuyên ........................................................................................................... 3 1.3.2. Chi đầu tư phát triển...................................................................................................... 3 1.3.3. Chi trả nợ và chi viện trợ ............................................................................................... 4 1.3.4. Nhóm chi dự trữ ............................................................................................................. 4 1.4. Bội chi ngân sách nhà nước .................................................................................................. 4 1.4.1. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước.............................................................. 4 1.4.2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước .................................................................. 4 1.5. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19................................................................................. 5 1.5.1. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến chủ thể của nền kinh tế ............................ 5 1.5.2. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu, chi ngân sách nhà nước .................... 6 PHẦN II: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM............................................................................................................ 7 2.1. Thực trạng giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam ..... 7 2.1.1. Thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19....................................... 7 2.1.2. Chi ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ....................................... 9 2.2. Giải pháp của Chính phủ...................................................................................................... 9 2.3. Nhận định cá nhân .............................................................................................................. 11 KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 12

1

MỞ ĐẦU Tài chính công giữ vai trò vô cùng quan tr ọng, vừa là nguồn lực để nhà nướ c thực hiện tốt chức năng của mình vừa là công cụ để thực hiện các dịch vụ công chi phối, xử lý những vấn đề mang tính thời s ự, cấp bách. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, COVID-19 đang đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ và ảnh hưởng sâu sắc toàn diện tới tất cả những vấn đề của một quốc gia bao gồm: chính trị quốc phòng – an ninh; vấn đề về kinh tế: thu nhập, thất nghiệp; các vấn đề về xã hội như: an sinh xã hội, tỉ lệ nghèo, cuộc sống khó khăn,… Bối cảnh đại dịch trên đã tạo ra vấn đề lớn mang tính lý thuyết chưa được nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, vấn đề này cũng mang tính thời sự vì tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với nó. Trước tình hình đó, Nhà nướ c cần phải sử dụng tài chính công để thực hiện nhiệm vụ và phát huy vai trò của mình, đứng ra chỉ đạo giải quyết các vấn đề. Xuất phát từ những lí dó trên, bài tiểu luận “Giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19” sẽ tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể về lý luận và thực trạng giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện nay. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận chia thành hai phần với nội dung cụ thể như sau: Phần I: Lý luận chung về giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID19 Phần II: Thực trang giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện nay. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 1.1. Tổng quan về tài chính công 1.1.1. Khái niệm tài chính công Tài chính công là phương thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước tiến hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kì. 1.1.2. Đặc điểm của tài chính công Tài chính công gắn liền với hoạt động của khu vực công, liên quan đến mọi lĩnh vực và tác động đến mọi chủ thể trong xã hội để phục vụ cho cộng đồng, đó chính là các nhân tố quyết định tới các đặc điểm của tài chính công. Tài chính công có các đặc điểm sau:

2

 Về sở hữu: Tài chính công gắn liền với sở hữu Nhà nước và cơ bản chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công.  Về chủ thể: Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ hay cơ quan công quyền được ủy quyền) là chủ thể duy nhất quyết định hoạt động thu, chi tài chính công.  Về mục đích: Mục đích cơ bản của tài chính công là luôn vì lợi ích của cộng đồng, phục vụ cho những hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.  Phạm vi hoạt động rộng: Tài chính công gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội,… trong việc cung cấp hàng hóa công.  Hiệu quả của hoạt động tài chính công thường khó định lượng. 1.1.3. Vai trò của tài chính công   triển  

Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước Thực hiện các mục tiêu của kinh tế vĩ mô và khuyến khích kinh tế vi mô phát Tái phân phối thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội Vai trò của tài chính công trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân

1.2. Thu ngân sách nhà nước Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia, hình thành quỹ NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. 1.2.1. Thuế Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các pháp nhân và thể nhân cho nhà nước theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đặc điểm của thuế:  Tính bắt buộc: đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc thực hiện thông qua công cụ quyền lực dựa trên hệ thống pháp luật. Đối tượng nộp thuế không có quyền từ chối mà chỉ có quyền chấp hành.  Tính không hoàn trả trực tiếp cho người nộp mà được hưởng các hàng hóa công mà Nhà nước cung cấp.  Tính pháp lí cao: Được quy định trước thông qua các luật thuế: đối tượng nộp thuế, chịu thuế; mức thuế phải nộp; những chế tài mang tính cưỡng chế khác,... 1.2.2. Phí và lệ phí Phí là khoản nộp cho nhà nước khi thụ hưởng những công trình, dịch vụ công cộng cho nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp. Lệ phí: là khoản tiền phải nộp cho nhà nước khi hưởng dịch vụ hành chính pháp lý do cơ quan hành chính nhà nước cung cấp.

3

1.2.3. Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước là các khoản thu từ lợi tức của các cơ sở kinh tế của Nhà nước; thu từ lợi tức liên doanh kinh tế, lợi tức cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước tại các công ty cổ phần. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước tham gia vào các hoạt động kinh tế bằng việc xây dựng doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư vốn dưới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công tu liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần. 1.2.4. Các khoản viện trợ Viện trợ quốc tế không hoàn lại là nguồn vốn phát triển của các Chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế cấp cho Chính phủ một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Viện trợ không hoàn lại có thể là song song hoặc đa phương do các Chính phủ hoặc tổ chức quốc tế cấp. Các hình thức viện trợ không hoàn lại:  Viện trợ của các Chính phủ: Là viện trợ song phương giữa các quốc gia có thỏa thuận tay đôi với nhau.  Viện trợ của các tổ chức quốc tế: Là viện trợ đa phương giữa các quốc gia được thực hiện thông qua một tổ chức quốc tế nào đó. Ví dụ: Chương trình phát triển của liên hợp quốc (UNDP) …  Viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ: là viện trợ do các tổ chức phi Chính phủ thực hiện. Ngoài ra, thu NSNN còn bao gồm các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 1.3. Chi ngân sách nhà nước Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN, nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Nội dung chi NSNN bao gồm: chi đầu tư phát triển; chi sự nghiệp kinh tế; chi y tế; chi giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học; chi xã hội, thể dục, thể thao; chi xã hội; chi quốc phòng, an ninh; chi trả nợ, viện trợ. 1.3.1. Chi thường xuyên Chi thường xuyên là các khoản chi có thời hạn ngắn dưới 1 năm chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên của nhà nước. Nội dung chi thường xuyên: chi cho các cơ quan nhà nước; chi quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; chi sự nghiệp; chi bảo đảm xã hội. 1.3.2. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển là các khoản chi dài hạn nhằm tăng cơ sở vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

4

Nội dung chi đầu tư phát triển bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế; chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước; chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào doanh nghiệp; chi thực hiện các mục tiêu chương trình quốc gia. 1.3.3. Chi trả nợ và chi viện trợ Nội dung chi trả nợ và viện trợ bao gồm: vay vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu; vay vốn qua vay nợ; viện trợ của nước ngoài; vay vốn thông qua việc đi vay các quỹ; vay thông qua nguồn vốn nhận ủy thác các tổ chức trong và ngoài nước. 1.3.4. Nhóm chi dự trữ Dự trữ Nhà nước được hình thành bằng nguồn tài chính từ NSNN và sử dụng để điều chỉnh các hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu tiền, ngoại tệ và một số mặt hàng chiến lược cũng như giải quyết kịp thời các tổn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế - xã hội. Chi dự trữ Nhà nước góp phần đảm bảo sự hoạt động ổn định và sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế. Ngoài các khoản chi trên, chi NSNN còn các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.4. Bội chi ngân sách nhà nước Bội chi NSNN là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu NSNN trong một khoảng thời gian nhất định. Bội chi ngân sách có thể xảy ra do sự thay đổi chính sách thu – chi của Nhà nước được gọi là bội chi cơ cấu; do sự biến động của chu kỳ kinh tế được gọi là bội chi chu kỳ. 1.4.1. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước Bội chi NSNN biểu hiện cho sự thiếu hụt nguồn tài chính so với nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nguyên nhân có thể là do Nhà nước không sắp xếp được nhu cầu chi tiêu phù hợp với khả năng; cơ cấu chi NSNN không hợp lý; lãng phí, thất thoát kinh phí; không có biện pháp hiệu quả đủ nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu hoặc do kinh tế suy thoái hay ảnh hưởng bởi thiên tai, chiến tranh làm nguồn thu NSNN giảm sút. 1.4.2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước Giải pháp mang tính chiến lược lâu dài là phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế và phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Mặt khác, Nhà nước cần điều chỉnh các quan hệ phân phối nguồn lực tài chính thông qua biện pháp tăng thuế, giảm chi tiêu, phát hành tiền, vay nợ. Cụ thể là:

5

Tăng thuế, giảm chi tiêu Tăng thuế và giảm chi tiêu đều góp phần cải thiện tình trạng bội chi NSNN. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng được thực hiện một cách không giới hạn. Trong bối cảnh mức tăng GDP chưa lớn, tăng thuế sẽ giảm làm giảm sút tiết kiệm của doanh nghiệp và dân cư, đẩy lùi khả năng đầu tư và tiêu dùng của khu vực này, làm giảm động lực phát triển kinh tế. Giảm chi công chỉ có tác dụng khi Nhà nước thực hiện biện pháp xã hội hóa đầu tư; thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; rà soát, cắt giảm các khoản chi bao cấp; tăng cường, kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực tài chính từ NSNN. Phát hành tiền Phát hành tiền là biện pháp giúp Chính phủ huy động nhanh nguồn vốn để cân đối NSNN mà không tốn kém nhiều chi phí. Nếu phát hành tiền ở mức hợp lý và sử dụng tiền phát hành hiệu quả sẽ không làm tăng lạm phát và thúc đẩy kinh tế phát triển. Vay nợ Vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài có thể tránh được phát hành tiền. Nhưng vay nợ thì phải trả nợ, càng vay nợ thì càng gia tăng gánh nặng nợ của Chính phủ. Do vậy vấn đề quan trọng được đặt ra là vay nợ đến mức nào để đảm bảo sự an toàn, tránh được nguy cơ khủng hoảng nợ và nhất là vay nợ phải sử dụng có hiệu quả để có khả năng trả nợ đúng hạn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 1.5. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 1.5.1. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến chủ thể của nền kinh tế Đối với người dân Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng thể hiện tập trung ở hai yếu tố chính là cung và cầu. Dịch bệnh COVID-19 cùng với việc thực hiện biện pháp giãn cách xã hội cần thiết làm tiêu dùng trong nướ c sụt giảm mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng giảm. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm. Lĩnh vực du lịch lữ hành chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.

6

Ngoài ra, COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh t ế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Đối với doanh nghiệp Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động. Nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng đượ c kết nối trở lại, các doanh nghiệp mới quay trở lại hoạt động. Đa số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nướ c ngoài chịu tác động nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị thiếu. Chi phí sử dụng lao động trong thời kỳ này cũng cao hơn khi các doanh nghiệp phải đầu tư thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động để tránh lây nhiễm vi-rút. 1.5.2. Sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu, chi ngân sách nhà nước Dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nghiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và thu, chi NSNN. Tác động đến thu NSNN Dịch Covid-19 đang có những diễn biến khó lường và phức tạp. Do đó, số thu NSNN dự kiến giảm ở cả ba khu vực: Thu nội địa, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu và thu từ dầu thô. Cụ thể: Đối với thu nội địa từ hoạt động kinh doanh: Một số ngành, lĩnh vực như du lịch, kinh doanh vận tải, dịch vụ thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa… sẽ bị tác động mạnh nhất do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Khi hoạt sản xuất - kinh doanh của các ngành này gặp khó khăn thì doanh thu/lợi nhuận giảm, dẫn đến số thuế nộp NSNN giảm. Dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến lĩnh vực du lịch khi số lượng khách quốc tế giảm mạnh. Sự sụt giảm lượng khách du lịch kéo theo sự sụt giảm các dịch vụ hỗ trợ vận tải, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ vận tải ngành hàng không (dịch vụ quản lý bay, dịch vụ cảng hàng không bị ảnh hưởng…). Đối với số thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu: Kim ngạch xuất - nhập khẩu với các nước giảm sẽ dẫn đến số thu thuế xuất - nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu đều giảm. Đối với số thu từ dầu thô: Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tăng trưởng nhu cầu về dầu trên toàn cầu sẽ giảm do diễn biến dịch bệnh phức tạp, qua đó giá dầu có xu hướng giảm và gây ảnh hưởng đến số thu từ dầu thô.

7

Tác động đến chi NSNN Để thực hiện phòng, chống, kiểm soát cũng như dập dịch bệnh thì NSNN buộc phải tăng chi cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường và các hoạt động hỗ trợ kiểm soát dịch. Thậm chí Nhà nước cũng phải thực hiện tăng chi ngân sách cho các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội khi dịch bệnh làm cho tình hình sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, gây tác động đến lao động và việc làm (đặc biệt là lao động trong khu vực du lịch, dịch vụ, kinh doanh ăn uống…), dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, trường hợp dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế và đời sống nhân dân thì có thể phải áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế, tăng cường đầu tư và tiêu dùng để duy trì đà tăng trưởng như hiện nay, khi đó sẽ buộc phải tăng chi NSNN để thực hiện các biện pháp này. Như vậy, nếu tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng và khó lường thì thâm hụt NSNN sẽ tăng lên do sụt giảm nguồn thu và nhu cầu tăng chi NSNN. PHẦN II: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng giải pháp tài chính công trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nền cho nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Mọi hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại, tài chính của Việt Nam đều bị tác động tiêu cực bở i dịch bệnh, ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu NSNN. Thu giảm nhưng chi NSNN lại tăng do công tác phòng, chống dịch được thực hiện trên quy mô lớn. Vì vậy, vừa đảm bảo nguồn thu trên nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh, vừa điều tiết các khoản chi để không gây áp l ực quá lớn lên NSNN; đồng thời đáp ứng kịp thời cho các hoạt động chi theo dự đoán là nhiệm vụ kép vô cùng khó khăn của ngành tài chính. Tuy nhiên đến nay, ngành tài chính đang vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. 2.1.1. Thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Năm 2020, kết quả thực hiện thu NSNN cả năm đạt 1.507,8 nghìn tỷ đồng, tăng 158 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, bằng 98% so dự toán, giảm 2,79% so với thực hiện năm 2019; tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 24%GDP, riêng động viên từ thuế và phí đạt 19,1%GDP; trong đó:

8

 Thu nội địa: dự toán thu là 1.290,77 nghìn tỷ đồng, thực hiện đạt 1.290,9 nghìn tỷ đồng, vượt 117 tỷ đồng so dự toán, tăng 1,3% so thực hiện năm 2019. Do ảnh hưởng quá lớn của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế, đặc biệt là đối với các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải hàng không, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may, da giày, kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, lưu trú,... làm giảm nguồn thu NSNN. Đồng thời, trong năm đã thực hiện nhiều giải pháp miễn, giảm, giãn thuế và các khoản thu NSNN nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Vì vậy, không kể số thu tiền sử dụng đất, thu hồi vốn NSNN đầu tư tại...


Similar Free PDFs