NHÓM-1-K58CLC3 KTPT SLIDE PDF

Title NHÓM-1-K58CLC3 KTPT SLIDE
Author Ngọc Duy Phạm
Course Environmental Economics
Institution Trường Đại học Ngoại thương
Pages 27
File Size 586.9 KB
File Type PDF
Total Downloads 636
Total Views 821

Summary

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGCƠ SỞ II – TP. HỒ CHÍ MINH---------***---------ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT MAMCHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAOGIAI ĐOẠN 1945 – 1946Thành viên – nhóm 1: 1. Chu Hải Dương - 1911115095 2. Văn Bội Hân - 1911115133 3. Trần Gia Huy - 1911115189 4. Phu Minh Khan...


Description

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II – TP. HỒ CHÍ MINH ---------***---------

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT MAM

CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 Thành viên – nhóm 1: 1. Chu Hải Dương - 1911115095 2. Văn Bội Hân - 1911115133 3. Trần Gia Huy - 1911115189 4. Phu Minh Khang - 1911115200 5. Vũ Nhật Khanh - 1911115205 6. Đinh Ngọc Khánh - 1911115206 7. Lê Kim Khánh - 1911115207 8. Nguyễn Triều Nguyên - 1911115337 9. Vũ Uyển Nhi - 1911115364 10. Đỗ Thị Hồng Nhung – 1911115377

Giảng viên : Thạc sỹ Tô Ngọc Hằng TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 9 năm 2021

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945-1946 ................................................................................................................ 6 1.1.

Giai đoạn 2/9/1945 - 6/3/1946 ............................................................................... 6

1.2.

Giai đoạn 6/3/1946 - 19/12/1946 ........................................................................... 7

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945-1946 8 2.1.

Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” và quyết sách “hòa để tiến” .......... 8

2.1.1.

Ý nghĩa phương châm ...................................................................................... 8

2.1.2.

Quá trình thực hiện .......................................................................................... 9

2.1.3.

Kết quả ........................................................................................................... 12

2.2.

Phương châm “thêm bạn bớt thù” .................................................................... 12

2.2.1.

Ý nghĩa phương châm .................................................................................... 12

2.2.2.

Quá trình thực hiện ........................................................................................ 13

2.2.3.

Kết quả ........................................................................................................... 14

CHƯƠNG 3. LIÊN HỆ TỚI VIỆC VẬN DỤNG CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 TRONG XÂY DỰNG ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO HIỆN NAY .................................................................................................................................... 16 3.1.

Bối cảnh hiện nay ................................................................................................ 16

3.1.1.

Quốc tế ........................................................................................................... 16

3.1.2.

Trong nước ..................................................................................................... 17

3.2. Sự vận dụng chủ trương ngoại giao hòa bình giai đoạn 1945-1946 trong xây dựng đường lối ngoại giao hiện nay............................................................................. 18 3.2.1. Thắt chặt mối quan hệ ngoại giao khu vực và quốc tế, song phương và đa phương hiệu quả, chủ động và linh hoạt ..................................................................... 19 3.2.2.

Nguyên tắc đối ngoại là cần phục vụ lợi ích của quốc gia, dân tộc .............. 20

3.2.3. mạnh

Học hỏi trau dồi phát triển đường lối ngoại giao ngày càng hiệu quả, vững 21

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 22 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 24

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, hoạt động đối ngoại luôn đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm giữ yên bờ cõi, gìn giữ nền độc lập, chủ quyền của đất nước. Trong quan hệ chính trị quốc tế, ngoại giao là một vấn đề quan trọng bậc nhất, là cơ sở phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...của mỗi quốc gia. Chính sách ngoại giao vững mạnh sẽ thúc đẩy được mọi mặt đời sống xã hội phát triển, hợp tác, giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Ba mục tiêu cơ bản trong chính sách ngoại giao mà mọi quốc gia đều hướng tới, đó là góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước và nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Việt Nam chúng ta cũng dựa trên những mục tiêu này và đạt được thành tựu nhất định trên chính trường quốc tế. Trong quá trình kháng chiến và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn thể hiện được bản lĩnh, trí tuệ của mình trong việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Ngoại giao Việt Nam đã đóng vai trò tích cực trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp cho dân tộc ta giành thắng lợi cuối cùng. Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, một bộ phận không thể tách rời của cách mạng Việt Nam, luôn sát cánh cùng mặt trận quân sự ở tuyến đầu cuộc đấu tranh cách mạng. Đặc biệt trong giai đoạn 1945-1946, ngoại giao đã đi trước mở đường, bảo vệ chính quyền cách mạng trước thế trận “ngàn cân treo sợi tóc”, từng bước giải quyết khó khăn, đưa đất nước thoát khỏi vòng vây của kẻ thù. Với những lý do cấp thiết trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Chủ trương ngoại giao giai đoạn 1945-1946” làm tiểu luận, nhằm mục đích làm rõ tính đúng đắn trong đường lối ngoại giao của Đảng, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, và thành công bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao hòa bình Hồ Chí Minh cả về mặt khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam huy động nguồn lực từ bên ngoài kết hợp với

1

nguồn lực nội sinh của dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Những công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng ngoại giao của Đảng ta nói riêng đã được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn từ những năm 90 đến nay. Thực tiễn minh chứng cho thấy, các vấn đề ngoại giao là đề tài rất được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu một cách cẩn thận, nghiêm túc. Tiêu biểu như các công trình khoa học sau: •

"Đảng lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1945 - 1946" của Nguyễn Thị Kim Dung không chỉ phân tích, luận giải về đường lối đối ngoại của Đảng mà còn làm rõ tư tưởng, nghệ thuật chỉ đạo, chiến lược, sách lược ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như là “lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù”, “thêm bạn bớt thù”, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”... góp phần giữ vững chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng, trong những năm đầu mới thành lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.



Luận án “Ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946: Tiếp cận chính trị học quốc tế” của Nguyễn Thanh Tùng đã làm rõ những thành tựu đạt được và những vấn đề của thế giới và Việt Nam ảnh hưởng tới ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946, làm rõ tư tưởng và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh năm 1945 1946(dưới góc nhìn chính trị học quốc tế hiện đại); đồng thời, khái quát, phân tích những kết quả thực tiễn và kinh nghiệm ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946.



Luận án “Sách lược hòa hoãn của Đảng để giữ vững chính quyền thời kỳ 1945 – 1946” của Vũ Như Khôi đã trình bày, phân tích đường lối chiến lược ngoại giao đúng đắn, sách lược linh hoạt, nghệ thuật tài giỏi của Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm của việc thực hiện sách lược ngoại giao, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam hiện nay.



Sách "Ngoại giao Việt Nam 1945-2000" của Nguyễn Đình Bin là công trình nghiên cứu về ngoại giao khá toàn diện. Các tác giả đã phác họa được những nét chính của 2

hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm, từ năm 1945 đến năm 2000, một thời kỳ đầy những biến động và những thay đổi ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc thu thập tài liệu và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tiểu luận tạo cơ sở để xác định nhiệm vụ nghiên cứu và cung cấp nguồn tư liệu quan trọng để sinh viên chúng em tiếp thu, kế thừa và phát triển, phục vụ cho việc nghiên cứu, hoàn thành tiểu luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.

Mục đích nghiên cứu

Vận dụng vào việc xây dựng đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đáp ứng được yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dựa trên cơ sở những nội dung cơ bản của đường lối ngoại giao hòa bình của Đảng giai đoạn 1945 – 1946. 3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu



Luận giải khái niệm cơ bản của đề tài.



Nghiên cứu làm rõ nội dung đường lối ngoại giao hòa bình của Việt Nam.



Phân tích hoàn cảnh ra đời, diễn biến, nguyên nhân và kết quả trong đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam .



Đưa ra nhận xét, bình luận về những cơ hội và thách thức trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.



Đề xuất giải pháp tiếp tục vận dụng sáng tạo phương pháp ngoại giao trong xây dựng và thực hiện đường lối chính sách và chỉ đạo hoạt động ngoại giao để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giai đoạn hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946. 4.2. •

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài bắt đầu tính từ ngày 2/9/1945 đến

ngày 19/12/1946. •

Về nội dung: Trọng tâm nghiên cứu đề tài đặt vào đường lối, chủ trương, chính sách ngoại giao

của Đảng và chính phủ Việt Nam trong những vấn đề giữ vững nền độc lập và hòa bình của dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946 bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn từ 2/9/1945 đến 6/3/1946 và giai đoạn từ 6/3/1946 đến 19/12/1946. Các nội dung nhằm khái quát đường lối ngoại giao của Việt Nam đặc biệt là đường lối ngoại giao hòa bình trong giai đoạn 1945-1946 cũng như đưa ra những nhận xét, đề xuất ứng dụng của đường lời ngoại giao này đối với bối cảnh đất nước hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.

Cơ sở lý luận

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân cũng như những quan điểm về vấn đề này trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về độc lập dân tộc. 5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp thống kê… để giải quyết các vấn đề đặt ra dựa trên nền tảng là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 4



Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài từ đó có thể tổng hợp, khái quát những đóng góp cũng như hạn chế của các công trình để làm sáng tỏ nhiệm vụ của mục, tiểu mục và chương trong đề tài. Đối với, phương pháp tổng hợp đóng vai trò làm rõ những nhiệm vụ đặt ra đối với từng chương và toàn bộ luận văn. Việc kết hợp sử dụng các phương pháp này, có thể khẳng định chủ trương ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954 không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử cụ thể, mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc Việt Nam hiện nay.



Phương pháp logic – lịch sử: là phương pháp nhằm xâu chuỗi, hệ thống hóa, sắp xếp một cách khoa học và logic chuỗi kiện lịch sử thuộc phạm vi thời gian của đề tài. Từ đó, khái quát được sự hình thành mô hình nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tạo tiền đề cho sự tìm hiểu về đường lối ngoại giao hòa bình của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.



Phương pháp thống kê: là phương pháp được sử dụng để tập hợp, sắp xếp, phân loại các chủ trương trong giai đoạn này theo trình tự thời gian, đồng thời phân tích những chính sách, chủ trương tương ứng với hoàn cảnh lịch sử.

Ngoài ra, đề tài cũng được áp dụng phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp hệ thống hóa, ở mục tổng quan tình hình nghiên cứu, để khái quát và tổng hợp các kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: “Chủ trương ngoại giao giai đoạn 1945-1946”.

5

CHƯƠNG 1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945-1946 1.1.

Giai đoạn 2/9/1945 - 6/3/1946

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngay khi vừa giành lại độc lập, đất nước phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách. Theo thỏa thuận giữa các nước đồng minh thắng trận, quân đội Tưởng Giới Thạch vào đóng tại miền Bắc, quân Anh (theo sau là quân Pháp) vào đóng tại miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới), nhưng đều nuôi dưỡng ý đồ tiêu diệt lực lượng cách mạng và Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập chính quyền phản động tay sai. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước rơi vào khủng hoảng trầm trọng: sản xuất trì trệ, ngân khố quốc gia trống rỗng, nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết chưa khắc phục xong, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn rất phổ biến, các thế lực phản động ra sức hoạt động chống phá... Vận mệnh dân tộc nguy nan như “ngàn cân treo sợi tóc”. Sau khi chiếm đóng ở Nam Bộ, thực dân Pháp tiếp tục có dã tâm tiến quân ra miền Bắc để xâm lược toàn bộ nước ta. Để thực hiện ý đồ trên, ngày 28/2/1946, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và kí bản Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Theo đó, Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản. Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước hai sự lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù, tranh thủ thời gian chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp về sau. 6

Trước tình hình trên, ngày 3/3/1946, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã chọn giải pháp “hòa để tiến”, cùng ra sức thực hiện những nỗ lực ngoại giao hòa bình thông qua nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi và đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ Pháp. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ với nhiều nội dung có lợi cho Pháp, theo đó thì hai bên ngừng mọi xung đột ở Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này. 1.2.

Giai đoạn 6/3/1946 - 19/12/1946

Sau Hiệp định Sơ bộ, Việt nam tiếp tục đấu tranh ngoại giao với Pháp để đi đến ký kết một hiệp định chính thức. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp đã được tổ chức ở Phong-ten-nơ-blô. Tuy nhiên, cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp không chịu công nhận nền độc lập và thống nhất của nước ta. Ngày 1/6/1946, Cao ủy Đác-giăng-li-ơ cho ra đời Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị nhằm tách biệt Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Không những không chịu đình chỉ chiến sự, Đác-giăng-li-ơ tiếp tục cho đánh chiếm Tây Nguyên và Phủ toàn quyền cũ, hắn coi Hiệp định Sơ bộ như cái cớ để kéo quân ra miền Bắc Việt Nam. Trước tình hình nguy cấp này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946. Tạm ước ngày 14/09/1946 là sự nhượng bộ cuối cùng của đất nước ta để cứu vãn nền hoà bình mỏng manh, nhưng sự nhượng bộ chắc chắn phải có điểm dừng. Chúng ta chỉ chấp nhận hòa hoãn, hợp tác để đi lên, phấn đấu theo mục tiêu của cách mạng chứ quyết không đánh đổi hoà bình của đất nước/dân tộc. Nước ta chủ trương hoà bình hoá trong cuộc chiến chống lại quân Tưởng và Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng khước từ kiên quyết trước những yêu sách ngang ngược của chúng. Đây là sự hoà hoãn có nguyên tắc, là nước đi đúng đắn, chủ trương sáng suốt của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

7

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHỦ TRƯƠNG NGOẠI GIAO GIAI ĐOẠN 1945-1946 Cách mạng tháng Tám 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại, có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với mặt trận đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Thời khắc lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm vững mạnh thêm lập luận "nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập". Dân tộc Việt Nam bước vào cuộc hồi sinh vĩ đại, xóa bỏ 80 năm ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, xây dựng cuộc sống mới trên tư thế và địa vị của người làm chủ. Lúc này, lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, tự do; nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân là bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ. Trên tinh thần các mặt đối nội và đối ngoại phải cấp bách được gắn kết chặt chẽ, thống nhất, nhằm tạo lập thế và lực cho đất nước, Đảng chủ trương: "Củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, vũ khí cần thiết, đến dùng quân sự để giữ vững nền độc lập". Như vậy, nhằm hiện thực hóa chủ trương kết hợp chặt chẽ ba vấn đề tiên quyết là chính trị, quân sự và ngoại giao, biến ngoại giao trở thành cánh tay đắc lực để phát triển hai vấn đề còn lại, ngày 3/10/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chính thức ra Thông cáo về chính sách ngoại giao. Thông cáo chỉ rõ mục tiêu bất di, bất dịch các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là "đưa nước nhà đến sự độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn". Để thực hiện mục tiêu ấy, "tất cả chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự tranh đấu ấy thắng lợi bằng mọi phương pháp êm dịu hay kiên quyết". Có thể thấy, trong cơn "nước sôi, lửa bỏng", Đảng đã đánh giá đúng điều kiện khách quan, chủ quan để đưa ra phương pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp, trong đó, đối thoại, thương lượng hòa bình cần được đặt lên hàng đầu. 2.1.

Phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” và quyết sách “hòa để tiến”

2.1.1. Ý nghĩa phương châm Từ những chủ trương đúng đắn, sách lược linh hoạt, mềm dẻo mà Đảng, Chính phủ ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện để củng cố, giữ vững nền độc lập dân tộc ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và những tháng đầu năm 1946 cho thấy, nội dung cốt lõi 8

trong tư tưởng Hồ Chí Minh về “dĩ bất biến, ứng vạn biến” có nghĩa là, độc lập dân tộc là cái “bất biến” phải giữ vững, không được thay đổi, còn sách lược để giữ vững độc lập dân tộc phải linh hoạt, mềm dẻo là cái “vạn biến”. Nói một cách tổng quát, tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ giữa đường lối cách mạng (cái bất biến) và phương pháp cách mạng (cái vạn biến). Để thực hiện được đường lối cách mạng (cái bất biến), thì phương pháp cách mạng trong từng thời kỳ cụ thể phải mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt (cái vạn biến). Đồng thời, tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh còn có nghĩa là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi); ứng phó với cái vạn biến nhưng không xa rời, vứt bỏ, đánh mất cái bất biến. Trong suốt quá trình cách mạng ...


Similar Free PDFs